Liên hệ Việt Nam về công nghiệp điện tử tin học

Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Đầu tư công nghiệp điện tử” doTạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài [VAFIE], Invest Global tổ chức mới đây, nói về tiềm năng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, Nhà báo Đào Quang Bính, Tổng Giám đốc - Tổng Thư ký tòa soạn, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, đã nhấn mạnh tới mục tiêu chiến lược của Việt Nam là xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.

Theo quy hoạch công nghiệp điện tử của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng của ngành trong giai đoạn này là 23,8%/năm; tầm nhìn đến năm 2030 đạt 19-21%/năm...

MỘT THỊ TRƯỜNG ĐẦY HỨA HẸN

Theo quy hoạch trên, trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành điện tử Việt Nam tập trung phát triển linh kiện điện – điện tử cơ bản, các loại bản mạch in điện tử, mạch vi điện tử cho điện thoại di động, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp ôtô [thiết bị điện, chiếu sáng, điều khiển...].

Trong giai đoạn năm 2020 – 2025 sẽ ưu tiên phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực như thiết bị tự động hóa, máy tính, điện thoại. Sau năm 2025, ưu tiên phát triển phần mềm, nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế...

Nhà báo Đào Quang Bính, Tổng Giám đốc, Tổng Thư ký tòa soạn, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy .

 "Việt Nam đang trở thành công xưởng của thế giới, điều đó đúng, nhưng có lẽ cần thêm một hoặc mấy chữ, là chúng ta phải thành công xưởng công nghệ cao của thế giới. Nếu chỉ dừng lại công xưởng về may mặc, giá trị gia tăng thấp, thâm dụng lao động cao, ảnh hưởng đến môi trường thì cũng không có nhiều giá trị và không đưa đất nước phát triển nhanh được".

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam cũng xác định những ưu tiên cho phát triển kinh tế số và sản xuất. Một trong những mục tiêu đặt ra là phải đưa sản xuất công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất và chế biến đạt ít nhất 45% vào năm 2030.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện đang chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và linh kiện... Tại Việt Nam, hiện đã có mặt hầu hết các tên tuổi lớn hàng đầu thế giới về điện tử và công nghệ như: Samsung, Intel, LG, Foxconn, Canon, Panasonic, Electronics, Nokia, Meiko, Apple, Microsoft, Qualcomm…

Trong số này, đặc biệt phải kể đến Samsung của Hàn Quốc, tính đến cuối năm 2021 số vốn mà tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam đạt gần 18 tỷ USD. Một tập đoàn lớn khác cũng của Hàn Quốc là LG đến nay cũng đã đầu tư gần 5 tỷ USD vào Việt Nam. Intel của Mỹ cũng đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD; hay Amkor Technology cũng của Mỹ mới đây cũng chọn Bắc Ninh để mở rộng nhà máy với khoản đầu tư lên tới 1,6 tỷ USD từ nay đến năm 2035…

Với hàng loạt các tên tuổi trong lĩnh vực chế tạo, công nghệ hàng đầu của thế giới như trên cho thấy Việt Nam đang nổi lên với vai trò như một trung tâm sản xuất mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Đào Quang Bính cho biết thêm, CSIS nhận định Việt Nam còn là một trung tâm của khu vực về nghiên cứu và phát triển gia công phần mềm cho Cisco, Alcatel-Lucent, Toshiba Hitachi, và Jupiter Networks cùng nhiều công ty khác.

“Theo CSIS, Việt Nam hiện đang áp dụng nhiều chính sách gồm cả các ưu đãi về thuế, tạo môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư công nghệ. Là nền kinh tế đang phát triển, thị trường kỹ thuật số của Việt Nam có tiềm năng to lớn và đầy hứa hẹn”, ông Đào Quang Bính cho biết và khẳng định điều này cho thấy tiềm năng của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam như “miền đất hứa” với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực điện tử và công nghệ cao.

NHIỀU CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ LĨNH VỰC ƯU TIÊN

Tại tọa đàm, nhiều chuyên gia nhìn nhận ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển khi Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia vào các hiệp định thương mại tự do [FTAs].

Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu nguồn lao động dồi dào và được đánh giá là học hỏi nhanh trong khai thác, sử dụng và lắp ráp các thiết bị điện tử, kể cả các thiết bị điện tử hiện đại. Chi phí nhân công lao động tương đối thấp tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp so với các doanh nghiệp trong khu vực…

Việt Nam cũng là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật liệu điện tử như: quặng sắt, đất hiếm, titan, rutin, barit, ilmenit... Nhưng điểm đặc biệt phải kể đến, đó là Việt Nam là quốc gia có an ninh chính trị ổn định. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất với bất kỳ doanh nghiệp nào đi đầu tư nước ngoài. Điều này đã và đang tạo lòng tin cho các nhà đầu tư về một môi trường đầu tư an toàn.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch, Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài [VAFIE].

"Các tập đoàn/công ty trong lĩnh vực công nghiệp điện tử về công nghệ của Ấn Độ nói riêng và trên thế giới nói chung chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội và thành công khi đầu tư tại Việt Nam. Việc đầu tư có thể thực hiện theo hình thức liên doanh, mua lại cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam hay đầu tư 100% vốn nước ngoài và không có bất cứ quy định hạn chế hay điều kiện đầu tư với lĩnh vực công nghiệp điện tử [các điều kiện đầu tư chủ yếu liên quan đến dự án dịch vụ]".

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch VAFIE, đối với lĩnh vực công nghiệp điện tử, khi đầu tư sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế suất xuất khẩu [hầu hết ở mức 0%] khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường của nước tham gia ký kết FTA với Việt Nam, đặc biệt là thị trường EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN... Với các linh kiện, bộ phận mua của các nước tham gia FTA với Việt Nam cũng được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%, và xem là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam khi xác định nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu.

Mặt khác, theo ông Toàn, phát triển công nghiệp phụ trợ, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu. Do vậy đây cũng được xem là mảnh đất tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu ra khu vực và thế giới. Đây cũng là lĩnh vực Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển. Các dự án nghiên cứu phát triển [R&D] đang được ưu đãi đặc biệt và có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam khi Việt Nam có đủ khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này. Thành công của Trung tâm R&D của Samsung Việt Nam là một ví dụ cho nhận định này.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang tạo rất nhiều ưu đãi cho đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Cụ thể, ưu đãi thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo cùng nhiều chính sách ưu đãi khác. Việt Nam cũng đặc biệt ưu tiên cho các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Ông Nguyễn Lương Phương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Smarttech Việt Nam - doanh nghiệp đã ký kết thỏa thuận hợp tác [MOU] với Tập đoàn công nghệ INDIC của Ấn Độ ngay tại tọa đàm, cho biết hiện nền tảng của Smarttech có thể sản xuất được các thiết bị bo mạch hoặc phối hợp với các đơn vị làm layout [thiết kế] nếu các doanh nghiệp có nhu cầu. Smarttech đã làm việc với INDIC về mặt chủ trương, định hướng, góp vốn và sẵn sàng góp vốn 50-50 nếu INDIC có kế hoạch phát triển ở thị trường Việt Nam cũng như một số doanh nghiệp cùng định hướng góp vốn đầu tư chung.

“Chúng tôi mong muốn hợp tác với INDIC để phát triển nhà máy có quy mô với những sản phẩm đang được các công ty khoa học công nghệ, sản xuất dịch vụ, sản xuất về thiết bị viễn thông, thiết bị mạng… quan tâm và sử dụng”, Chủ tịch Smarttech Nguyễn Lương Phương tiết lộ.

Học phần: Địa lí kinh tế - xã hội đại cương IIĐề Tài: ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌCGVHD: ThS. Trương Văn CảnhSVTH: Nguyễn Văn Dũng Phạm Văn ThiệnCấu trúc bài báo cáoMở đầuNội dungKết luận1. Khái niệm2. Đặc trưng ngành Điện Tử3. Vai trò4. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật5. Phân loại6. Tình hình phát triển và phân bố trên thế giới7. Tình hình phát triển và phân bố ở Việt NamMỞ ĐẦUCông nghiệp điện tử - tin học là một nghành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một nghành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỷ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.Công nghiệp điện tử- tin học giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống công nghiệp hiện đại nhằm đưa xã hội thông tin đang được hình thành và phát triển lên một trình độ cao mới. Các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử- tin học đã góp phần làm cho nền kinh tế thế giới tạo ra bước ngoặt lịch sử trong việc chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Với sự phát triển lớn mạnh như vũ bão hiện nay công nghiệp điện tử - tin học ngày càng khẳng định vị trí, tầm quan trọng của nó trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.NỘI DUNG1. Khái niệm Điện tử-Tin học là 2 lĩnh vực công nghiệp riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau và thường được nghiên cứu đánh giá như một ngành công nghiệp chung – Công nghiệp Điện tử2. Đặc trưng ngành Điện tử 2.1. Về sản xuất và phân phối• Sản xuất mang tính toàn cầu, thị trường cũng mang tính toàn cầu. Các công ty đa quốc gia chi phối các mạng sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới.• Thị trường tiêu thụ có sự cạnh tranh gay gắt trong việc phân chia, chiếm lĩnh thị trường, đồng thời lại phải liên kết, hợp tác với nhau để lập lên mạng sản xuất kinh doanh toàn cầu.• Có hàm lượng chất xám cao, cơ cấu sản phẩm luôn thay đổi, trong đó dịch vụ và công nghệ phần mềm chiếm tỷ trọng cao.• Vòng đời của các sản phẩm điện tử - Tin học rất ngắn, các sản phẩm nhanh chóng được thay đổi, hoàn thiện bằng các sản phẩm mới. 2.2. Về công nghệ• Công tác nghiên cứu và triển khai là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của các hãng lớn, ở đây khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.• Phát triển công nghệ tích hợp cao cả về linh kiện và thiết bị.• Công nghệ thông tin và máy tính ngày càng tác động lớn đến sản xuất-kinh doanh, cách làm việc và lối sống xã hội.• Ngành công nghiệp điện tử cần lượng vốn đầu tư lớn để đầu tư cho sản xuất, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu – triển khai, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Đồng thời do đặc tính kế thừa và tính bảo mật cao trong sản xuất và nghiên cứu nên việc chuyển giao công nghệ rất hạn chế.3. Vai tròCông nghiệp điện tửCông nghiệp điện tửNền kinh tế quốc dânNền kinh tế quốc dânTrật tự an toàn xã hộiTrật tự an toàn xã hộiAn ninh quốc phòngAn ninh quốc phòngMáy bayRa ĐaTên Lửa S300Xe tăngTi Vi IphoneVệ TinhGIS4. Đặc điểm kinh tế - kỷ thuậtKhác với nhiều ngành công nghiệp [ như luyện kim, hóa chất, dệt vv ], công nghiệp điện tử - tin học không gây ô nhiểm môi trường. Ngành này cũng không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, song lại yêu cầu lao động nhanh nhạy, có trình độ chuyên môn kỷ thuật cao, cơ sở hạ tầng và vật chất kỷ thuật phát triển và vốn đầu tư nhiều5. Phân loạiPHÂN LOẠIPHÂN LOẠIMáy tínhMáy tínhThiết bị viễn thôngThiết bị viễn thôngThiết bị điện tửThiết bị điện tửĐiện tử dân dụngĐiện tử dân dụngThiết bị công nghệ phần mềmThiết bị công nghệ phần mềmLinh kiện điện tử, vi mạch, tụ điện…Linh kiện điện tử, vi mạch, tụ điện…TV, catset, đầu đĩa…TV, catset, đầu đĩa…Máy fax, điện thoại….Máy fax, điện thoại….6. Tình hình phát triển và phân bố trên thế giới 6.1. Phân bốBẢN ĐỒ PHÂN BỐ NGÀNH ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI6.2 Tình hình phát triển.Công nghiệp điện tử là một nghành công nghiệp trẻ, nhưng có sự phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây giá trị sản xuất liên tục tăng, tuy nhiên có sự phân hóa giữa các khu vực và quốc gia trên thế giới. Nó tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, nơi có nền kinh tế và trình độ khoa học – kỹ thuật và công nghệ phát triển.Khu vực 2006 2007 2008 2009Châu Âu220.4 247.5 279.1285.8Châu Mỹ317.6 314.1 334.3341.9Nhật162.4 180.2 197.8202.3Châu Á - TBD343.1 386.9 448.8492.7Phần còn lại của TG13.2 14.3 15.716.2Thế Giới1,056.8 1,143.0 1,275.61,338.9Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp điện tử toàn cầu từ 2006 -2009Nguồn: Reed nghiên cứuĐơn vị: Tỷ USD2006 2007 2008 200902004006008001,0001,2001,4001,6001056.81,1431,2761,339Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp điện tử toàn cầu giai đoạn 2006 -2009 NămTỷ USD1995 2000 2005 2010010203040506070807567534225334758Địa điểm chí phí caoĐịa điểm chi phí thấpBiểu đồ thể hiện xu hướng di chuyển của các trung tâm sản xuất trên thế giới%Năm6.3. Tình hình xuất, nhập khẩu. 6.3.1. Xuất khẩu.a.Thiết bị viễn thông và văn phòngTrong xu thế phát triển hiện nay của điện tử, các thiết bị viễn thông ngày càng thể hiện được vị trí quan trong của nó. Với việc sử dụng các thiết bị viễn thông cho phép truyền các thông tin điện tử đi các khoảng xa trên Trái Đất. Nhờ có nó mà con người từ các vùng miền khác nhau trên thế giới có thể liên lạc với nhau dễ dàng. Các thiết bị viễn thông như: Điện thoại, máy tính, radio…. Bảng giá trị xuất khẩu thiết bị viễn thông và văn phòng của các khu vực năm 2011Thế giới Châu Á Bắc Mỹ Châu Âu Nam và Trung MỹChâu Phi Trung ĐôngCIS1056 556 230 211 20 19 10 10Đơn vị: Triệu USDNguồn: Wto.org.52.721.8201.91.80.90.9Châu ÁBắc MỹChâu ÂuTrung và Nam MỹTrung ĐôngChâu PhiCISBiểu đồ giá trị xuất khẩu thiết bị viễn thông và văn phòng năm 2011STT Quốc gia Giá trị xuất khẩu[ Tỷ USD ]Tỷ trọng trong giá trị xuất khẩu trên thế giới[ % ]1 Trung quốc 497 29,62 Eu 379 22,53 Hồng kông 190 11,44 Hoa kỳ 141 8,45 Singapore 124 7,46 Hàn quốc 96 5,77 Nhật bản 87 5,2Một số quốc gia và vùng lảnh thổ dẫn đầu về xuất khẩu thiết bị viễn thông và văn phòng năm 2011Nguồn: Wto.org.b. Linh kiện điện tử• Nhu cầu chuyển dịch sản xuất các loại linh kiện từ Mỹ và Nhật Bản sang khu vực có chi phí sản xuất thấp cũng như các chính sách khuyến khích nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tự sản xuất linh kiện ở các nước khác thuộc Châu Á-Thái Bình Dương đã tạo điều kiện cho khu vực này phát triển nhanh chóng.•Một bộ phận cơ bản của thị trường linh kiện điện tử là linh kiện bán dẫn. Có thể nói, linh kiện bán dẫn là nền tảng của công nghiệp điện tử với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị thiết bị điện tử [khoảng 50% trị giá linh kiện điện tử nói chung]. Năm 2010, doanh thu chất bán dẫn có mức tăng trưởng hàng năm là 13,8%, đạt 246 tỷ USD. Thu nhập từ chip sẽ tiếp tục tăng, có thể đạt tổng cộng 282,7 tỷ USD trong năm 2012 [cao hơn mức đỉnh 273,4 tỷ đô la Mỹ của năm 2007].

Bảng giá trị xuất khẩu các mạch tích hợp và các linh kiện điện tử khu vực năm 2011Thế giới Châu Á Bắc Mỹ Châu Âu Nam và Trung MỹChâu Phi Trung ĐôngCIS1520 668 101 488 187 37 19 20Đơn vị: Triệu USDNguồn: Wto.org.43.96.732.212.32.41.21.3Biểu đồ xuất khẩu các mạch ch hợp và các linh kiện điện tử của các khu vực năm 2011Châu ÁBắc MỹChâu ÂuNam và Trung MỹChâu PhiTrung ĐôngCISSTT Quốc gia Giá trị xuất khẩu[ Tỷ USD ]Tỷ trọng trong giá trị xuất khẩu trên thế giới[ % ]1 Singapore 83 16.92 Trung Quốc 70 14.13 Hồng kông 69 13.64 Eu 66 13.35 Hàn Quốc 45 9.16 Nhật Bản 45 9.17 Hoa Kỳ 44 9Một số quốc gia và vùng lảnh thổ dẫn đầu về xuất khẩu các mạch tích hợp và linh kiện điện tử năm 2011Nguồn: Wto.org. Bảng giá trị nhập khẩu thiết bị viễn thông và văn phòng của các khu vực năm 2011Thế giới Châu Á Bắc Mỹ Châu Âu Nam và Trung MỹChâu Phi Trung ĐôngCIS297288 228457 49332 11542 6575 1191 163 29Đơn vị: Triệu USD6.3.2 Nhập khẩua. Thiết bị viễn thôngNguồn: Wto.org.

Video liên quan

Chủ Đề