Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng tiêu biểu của Quốc gia nào

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Lỗ Tấn [1881 – 1936], tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc

- Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề với những mục đích khác nhau [hàng hải, khai mỏ, y, văn nghệ]

2. Sự nghiệp văn học

a. Mục đich sáng tác

    Dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” và kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chữa chạy, không được “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

b. Quan điểm sáng tác

     Phê phán những căn bệnh tinh thần khiến quốc dân mê muội, tự thỏa mãn, "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ".

c. Tác phẩm chính

      Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại, AQ chính truyện,...

Sơ đồ tư duy - Lỗ Tấn

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt

    Vợ chồng lão Hoa, chủ một quán trà, có thằng con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Được lão Cả Khang mách, vợ chồng lão Hoa dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu từ mờ sáng để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con ăn. Buổi sáng, khi thằng Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ thì quán trà cũng dần đông khách, mọi người râm ran khẳng định thằng Thuyên sẽ khỏi bệnh rồi bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Ai nấy đều cho Hạ Du là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con” và “điên thật rồi”. Cuối cùng, chiếc bánh tẩm máu người cũng không cứu được thằng Thuyên. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ “Thế là thế nào nhỉ?”. Truyện kết thúc với tiếng quạ kêu và hình ảnh con quạ nhún mình bay vút về phía trời xa.

2. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Thuốc được viết vào năm 1919, đúng lúc phong trào Ngũ Tứ bùng nổ. Tác phẩm được in trong tập Gào thét.

- Năm 1919, đây là giai đoạn đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Quốc biến thành xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn mà những người cách mạng hoàn toàn xa lạ với nhân dân.

b. Bố cục

- Phần I [Mua thuốc]: Thuyên mắc bệnh lao được lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu người về cho ăn.

- Phần II [Ăn thuốc]: Vợ chồng Hoa Thuyên cho con ăn bánh bao tẩm máu người nhưng con vẫn ho dữ dội.

- Phần III [Bàn về thuốc]: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và tên “giặc” Hạ Du.

- Phần IV [Hậu quả của thuốc]: Nghĩa địa vào tiết Thanh minh, mẹ của Hạ Du và Thuyên bắt gặp nhau và bàng hoàng khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.

3. Phân tích chi tiết

a. Ý nghĩa nhan đề và hình tượng “chiếc bánh bao tẩm máu người"

    Nhan đề Thuốc ở đây chính là để chỉ “chiếc bánh bao tẩm máu người” mà lão Hoa đã mua về cho con trai ăn để chữa bệnh lao. Nhan đề này có nhiều tầng ý nghĩa:

+ Tầng ý nghĩa 1 [nghĩa đen]: Chỉ phương thuốc cổ hủ, lạc hậu của nhiều người dân Trung Hoa lúc bấy giờ.

+ Tầng nghĩa thứ 2 [nghĩa bóng]: Đây là nghĩa hàm ẩn: Chỉ phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần u mê, lạc hậu của người Trung Quốc; Bi kịch của người cách mạng tiên phong và mối quan hệ xa rời giữa quần chúng và cách mạng.

b. Các nhân vật

* Hình ảnh đám đông quần chúng

- Lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu từ sáng sớm, bị đám đông chen lấn, xô đẩy suýt ngã. Đám đông đó đi xem hành hình chiến sĩ Hạ Du. Điều đó khiến ta liên tưởng tới đám đông đi xem quân Nhật hành hình một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga.

- Khi trời sáng, quán trà của lão Hoa đông khách hẳn. Mọi người bàn tán về chiến sĩ Hạ Du với thái độ miệt thị: “thằng khốn nạn”, “hắn điên thật rồi”,...

* Hình tượng người cách mạng Hạ Du

- Hạ Du: người chiến sĩ tiên phong dám xả thân vì lý tưởng cách mạng, yêu nước, trung thành với cách mạng dù bị hiểu lầm, bị tra tấn, và hành hình.

- Bi kịch của Hạ Du: chiến đấu vì lý tưởng giành lại độc lập dân tộc nhưng không được ai thấu hiểu và đồng hành; bị người thân bán đứng [cụ Ba đưa Hạ Du ra đầu thú để lấy bạc]; bị người mẹ thấy xấu hổ, bị quần chúng dùng máu để mua bán và tẩm bánh bao chữa bệnh.

- Xuất hiện gián tiếp qua cuộc trò chuyện ở quán trà, Hạ Du bị quần chúng đánh giá là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con”, là kẻ “điên thật rồi”. Qua đó, Lỗ Tấn muốn chỉ ra thực trạng:

+ Mối quan hệ giữa Hạ Du [người làm cách mạng] và quần chúng nhân dân vô cùng lạc lõng, xa lạ và không chút thấu hiểu nhau.

+ Giải pháp cấp bách lúc bấy giờ là phải tìm một phương thuốc thực sự làm nhân dân giác ngộ cách mạng và làm cách mạng gắn bó với quần chúng.

c. Cảnh hai bà mẹ đi thăm mộ con

- Thời gian nghệ thuật thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả: Thời gian chuyển từ mùa thu năm trước [khi Hạ Du bị hành hình] đến mùa xuân năm sau [vào tiết Thanh minh].

- Hai bà mẹ đã bước qua ranh giới con đường mòn [con đường của những tập quán xấu] để thông cảm và thấu hiểu cho nhau. Thể hiện niềm hi vọng về sự thấu hiểu và gắn kết giữa cách mạng và quần chúng nhân dân.

- Chi tiết vòng hoa trắng trên mộ Hạ Du: Câu hỏi “thế này là thế nào?” thể hiện niềm vui của bà mẹ và hé mở đã có người thấu hiểu lý tưởng của Hạ Du, tri ân và tưởng nhớ đến anh; dấu hiệu lạc quan về con đường của cách mạng ở phía trước. Đồng thời bày tỏ sự trân trọng, tiếc thương của Lỗ Tấn đối với người cách mạng tiên phong.

d. Giá trị nội dung

    Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn: ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

e. Giá trị nghệ thuật

- Truyện có lối viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: chiếc bánh bao tẩm máu người, vòng hoa trắng, con đường mòn,...

- Cách xây dựng nhân vật đặc biệt: Không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí trung tâm mà đặt sau các nhân vật quần chúng, nhằm nhấn mạnh vào chủ đề tư tưởng: Thức tỉnh quần chúng.

- Cách kể truyện theo ngôi thứ ba nhưng nhiều đoạn lại chuyển điểm nhìn sang trần thuật nhân vật làm cho truyện sinh động hơn.

Sơ đồ tư duy - Thuốc

Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn [ l ớ p 1 1 b 1 ]1 1 / 2 8 / 2 0 1 2Tiểu sửLỗ Tấn [25/9/1881 – 19/10/1936] là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, ông cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Là nhà văn của nhân dân lao động Trung Quốc dưới ách áp bức bốc lột của chế dộ phong kiến.Lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân, bút danh là Lỗ Tấn. Quê ở phủ Thiệu Hưng, tình Chiết Giang. Sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút. Thân sinh là Chu Bá Nghi lâm bệnh mất năm Lỗ Tấn 16 tuổi, mẹ là một phụ nữ nông thôn trung hậu nên có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn. Từ lúc còn trẻ, ông dã từ giã gia đình đi tìm con đường lập thân mới. Ông lần lượt theo học các ngành hàng hải, địa chất rồi y học và sau đó chuyển sang hoạt động văn học vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để biến đổi tinh thần dân chúng đang ở tình trạng ngu muội và hèn nhát .Ông để lại công trình nghiên cứu và các tác phẩm văn chương đồ sộ. Từ năm [1920 – 1925] Lỗ Tấn là giáo sư Trường Đại học Bắc Kinh và trở thành lãnh tụ tư tưởng của thanh niên Trung Quốc. Từ 10/1927, ông tổ chức và lãnh đạo phong trào văn học cách mạng. Năm 1982, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa. CÁC TÁC PHẨM: - Năm 1918: Nhật kí người điên - Từ [1918 – 1927]: truyện ngắn Khổng ất kỉ, tố hương, AQ chính truyện,cầu phúc - Tập văn có 7 tập. - Giai đoạn từ 1928 đến khi mất, ông viết tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại [gồm 8 truyện] và 9 tập tạp văn.Gào thétBàng hoàngChuyện cũ viết lại[1928-1936]Bộ truyện ngắn - Ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học thế giới ra tiếng Trung. Cỏ dạiNhật kí người điênAQ Chính quyềnTác phẩm tiêu biểu - Truyện ngắn Cố hương [trong truyện ngắn tuyển tập của Lỗ Tấn,theo bản dịch của Trương Chính, NXB văn học Hà Nội ,1977] trang 207 SGK Ngữ Văn 9.- Tóm tắt nội dung:Kể về chuyến đi của nhân vật “tôi” trở về quê nhà sau nhiều năm xa cách một phần thăm lại quê hương nơi mình sinh ra, một phần cũng là để tính đến chuyện dọn nhà đến một nơi ở mới cùng với người mẹ. Thông qua công việc dọn nhà tác giả một phần nào khắc họa thực trạng của cuộc sống đáng buồn nơi nhân vật đã từng sinh sống bằng sự đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại . Đó là sự ngột ngạt, buồn đau thất vọng và đau sót trước sự sa sút của những người ở quê điển hình là hình ảnh nhân vật Thuận Thô từ một người mang đầy sức sồng tuổi trẻ theo thời gian dưới sự tác động của xã hội đã trở nên tàn tạ, thấp hèn, cuộc đời xuống dốc sa sút. qua cái nhìn của nhân vật Tôi trong truyện. Tố cáo xã hội, lên án các thế lực tạo nên thực trạng đáng buồn là gánh nặng tinh thần của người dân. Từ đó ông đặt ra vấn đề con đường đi của những người nông thôn và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm. Cùng với ước mơ vào niềm tin vào sự thay đổi xã hội, tìm thấy đường đi mới cho người dân- Giá trị nghệ thuật : Bằng viêc miêu tả cảnh vật và nội tâm nhân vật sâu sắc, sự kết hợp biểu cảm miêu tả thật tài tình đã xây dựng tính cách của mỗi nhân vật trong truyện môt cách chân thực nhất

Video liên quan

Chủ Đề