Lợi ích của việc học trực tuyến trong mùa dịch

Hiện nay nhiều trường học dần chuyển sang hình thức dạy học online. Với tình hình hiện nay thì học trực tuyến mang đến rất nhiều lợi ích vượt trội. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Có. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc học trực tuyến có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người tiếp cận với công nghệ.

Một trong những lợi ích đầu tiên của việc học online đó chính là sự tiện lợi. Thay vì phải tìm kiếm một địa điểm học và giảng dạy thì bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Giáo viên và học sinh hoàn toàn có thể tương tác trên máy tính bảng hoặc là máy tính xách tay đều được. Đồng thời địa điểm học của bạn có thể là bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.

Việc học online còn giúp tiết kiệm được thời gian cho cả giáo viên học sinh. Đặc biệt, các phụ huynh không mất thời gian di chuyển, đưa đón con và không cần phải lo lắng quá nhiều về việc không thể quản lý con cái.

Với số lượng lớp học quá đông thì có một số học sinh không thể nhìn rõ được chữ trên bảng của cô giáo. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập và tiếp thu của học sinh. Trong khi đó việc lựa chọn đọc online sẽ giúp cho tất cả lớp theo dõi toàn bộ quá trình giải bài, và nhìn rõ tất cả nội dung.

Việc học trực tuyến sẽ làm tăng tính linh hoạt trọng quá trình dạy và học. Đôi bên có thể ghi lại hình của buổi học ngày hôm đó và xem xét lại nếu cần thiết. Điều này giúp giáo viên rút kinh nghiệm cho những bài giảng sau. Song song đó, bạn cũng có thể xem lại bài giảng bất cứ lúc nào.

Lợi ích của việc học trực tuyến còn thể hiện ở điểm, cả học sinh và giáo viên đều có thể truy cập tìm kiếm tài liệu mở rộng mà không bị giới hạn bên trong giáo trình. Điều này sẽ giúp cho các dẫn chứng trở nên phong phú, tăng khả năng tư duy và giải quyết vấn đề cho học sinh.

Chi phí cũng là một trong những vấn đề khiến cho nhiều người lựa chọn việc học online. Hầu hết các chương trình trực tuyến đều sẽ có mức giá thành phải chăng hơn so với việc lựa chọn học truyền thống. Bên cạnh đó, bạn còn tiết kiệm được chi phí đi lại hay là chi phí xăng xe.

Chỉ cần sở hữu một chiếc máy tính có kết nối internet thì bạn có thể học tập thoải mái tại nhà. Các học sinh có thể thảo luận mà không cần phải ở cùng trong một phòng.

Mỗi một học sinh, sinh viên đều sẽ có mức độ tập trung khác nhau. Chính sự khác biệt này sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều đến động lực của những người học kém hơn. Chính vì thế cần phải có sự hỗ trợ đặc biệt lớn từ phía giáo viên để cải thiện tình trạng này.

Ngược lại với việc học online thì học sinh, sinh viên có thể học với tốc độ phù hợp theo đúng khả năng của mình. Một số những nền tảng có chức năng ghi lại bài giảng sẽ giúp cho học sinh, sinh viên xem lại buổi học và vẫn đảm bảo đúng tiến trình học tập.

Để cho các buổi học không bị quá nhàm chán thì giáo viên luôn cần có sự linh hoạt trong các bài giảng. Với hình thức học tập online thì giáo viên hoàn toàn có thể mời một số các khách mời vào lớp học học để chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm. Các khách mời chỉ cần bỏ ra một khoảng thời gian nhỏ để tham gia vào nhóm học mà không phải bận tâm đến việc dành ra hẳn một ngày để lên lớp.

Một trong những lợi ích của việc học online là giúp học sinh nhút nhát, hướng nội có khả năng tương tác với giáo viên nhiều hơn so với việc học trực tiếp trên lớp. Bạn có cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình và tham gia quá trình thảo luận trên lớp.

Có rất nhiều những học sinh cho biết rằng họ cảm thấy tự tin hơn và thoải mái hơn khi bày tỏ quan điểm trong một không gian riêng. Lúc này họ không cần phải lo lắng đến thái độ của những người xung quanh. Bên cạnh đó việc học trực tuyến này cũng sẽ có lợi cho giáo viên bởi họ có thể đánh giá từng học sinh một cách khách quan nhất.

Với phương pháp học truyền thống thì bắt buộc các bạn cần phải có thời gian biểu cố định cho việc học. Điều này đôi khi gây nên sự bất tiện, đặc biệt là với những người vừa học vừa làm để kiếm thêm thu nhập. Chính vì thế lựa chọn học online chính là một trong những sự lựa chọn lý tưởng và tuyệt vời nhất.

Thông qua mạng internet, quá trình học tập sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Tất cả chúng ta đều có thể học mọi lúc, mọi nơi, tranh thủ những khoảng thời gian rảnh để học tập. Có một số người còn kết hợp cả thời gian làm và thời gian học. Chính quyền chủ động trong học tập này sẽ giúp thu lại được kết quả tốt hơn.

Trước kia với quy trình học tập truyền thống bắt buộc bạn phải tới trường hoặc là tới trung tâm khiến bạn cảm thấy nhàm chán. Việc không cố định nơi học tập sẽ giúp cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất, dễ chịu nhất. Khi bạn ngồi học trong không gian lý tưởng, bạn sẽ có tâm trạng tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng học tập.

Với công nghệ tiên tiến và hiện đại như ngày nay, quá trình học online đã trở nên hoàn thiện hơn, giúp cho bạn có thể tương tác với giáo viên và bạn học khác một cách tốt nhất. Bạn hoàn toàn có thể học tập nhóm online và cùng nhau trao đổi để giải quyết vấn đề.

Khi họp nhóm online, bạn hoàn toàn có thể đưa ra quan điểm mà không lo lắng người khác phàn nàn hay là đánh giá mình. Đồng thời, việc học tập nhóm online bắt buộc mỗi một thành viên phải nêu lên quan điểm thay vì chây ì, ỷ lại vào người khác.

Xem thêm: Cung cấp bản quyền Zoom Webinar chính hãng có VAT

Đại dịch COVID-19 cho thấy vai trò không thể thay thế của hình thức học trực tiếp  

  Hà Nội [TTXVN 3/10]--


  Các lớp học trực tuyến [online] đã trở nên phổ biến trong bối cảnh đại dịch COVID-19, công nghệ cũng mang lại nhiều lợi ích đối với giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, nhưng hình thức học tập này không thể thay thế cho hình thức học trực tiếp.

Đây là khẳng định của giới học giả Nhật Bản và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong [Trung Quốc] tại một hội thảo trực tuyến về tương lai của ngành giáo dục do Liên đoàn Thanh niên Awaji của Nhật Bản tổ chức. Phát biểu tại hội thảo, ông Oussouby Sacko - Hiệu trưởng Đại học Kyoto Seika nhấn mạnh: “Việc học không chỉ diễn ra trong lớp học mà còn diễn ra bên ngoài lớp học, trong khuôn viên trường, nơi sinh viên có thể tương tác với nhau và với các giáo viên”. Ông Sacko cho biết các giáo sư tại trường Đại học Kyoto Seika ở miền Tây Nhật Bản gặp khó khăn khi giảng dạy, nhất là các khóa học online liên quan đến nghệ thuật, trong khi sinh viên cũng không còn hào hứng tham gia các lớp học.
Để tạo động lực cho sinh viên, ông Sacko đã giới thiệu một hệ thống kết hợp giữa các buổi tương tác trực tiếp giữa giáo viên và sinh viên mỗi tuần một lần và các lớp học trực tuyến vào những ngày khác. Thừa nhận những thách thức mà giáo viên phải đối mặt khi tổ chức các lớp học trực tuyến, ông cho rằng cần phải xây dựng một chương trình cho giảng viên để đào tạo họ quen với phong cách giảng dạy mới.
  Một cuộc khảo sát trực tuyến tiến hành vào tháng 7 năm nay đã chỉ ra rằng 44,7% sinh viên thấy cuộc sống tẻ nhạt giữa đại dịch, và một nguyên nhân dẫn tới tâm lý này là do những hạn chế của việc học trực tuyến. 
Phó Giáo sư Baniel Cheung tại Khoa Kinh tế và doanh nghiệp của Đại học Hong Kong [Trung Quốc] nhất trí với quan điểm của Hiệu trưởng Sacko về lợi ích của việc học trực tiếp, ngay cả khi ông thừa nhận lợi ích chia sẻ thông tin và kiến thức nhanh chóng thông qua các lớp học trực tuyến. 
Phó Giáo sư Cheung nhấn mạnh: “Rất khó để giảng dạy khi không nhìn thấy gương mặt và ngôn ngữ hình thể của sinh viên...”. Ông cũng cho biết thêm rằng trong khi việc giảng dạy có thể có những hình thức "tích hợp" thời kỳ hậu COVID-19, thì "kỹ thuật số không thể thay thế con người".
Về phần mình, Hiệu trưởng Sacko cho rằng trong đại dịch, sinh viên có thể dễ dàng giao tiếp với nhau thông qua ứng dụng nhắn tin Line và l những sinh viên rụt rè đang tích cực tham gia các lớp học hơn trước. Trong khi đó, ông Cheung cho hay đang sử dụng nền tảng nhắn tin WhatsApp để liên lạc với sinh viên, tạo ra các nhóm khác nhau cho các mục đích khác nhau. Trong tương lai, ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của công nghệ đối với sự hợp tác giữa các trường đại học. Ông nhận định hợp tác trực tuyến giữa các trường đại học đã trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ đại dịch và kêu gọi tiếp tục những nỗ lực như vậy, đặc biệt là giữa các trường đại học ở châu Á. Ông đánh giá: "Sinh viên đang ngày càng cạnh tranh hơn trong thời kỳ đại dịch và muốn học hỏi nhiều kĩ năng để sinh tồn trong các công ty, vì vậy cần tổ chức các hoạt động giao lưu trong châu Á".
  Đại diện cho tiếng nói của sinh viên, Fuka Chida, sinh viên năm thứ hai tại Đại học Chiba, nhấn mạnh đại dịch đã cho thấy tầm quan trọng của việc học tập tại trường. Theo Chida, đại học không chỉ để học, đây là nơi để sinh viên hiểu hơn về chính bản thân mình thông qua tương tác với người khác và phát triển hơn nữa./.

Minh Tâm
 

Video liên quan

Chủ Đề