Lợi thế so sánh tương đối của david ricardo

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Lý thuyết về những lợi thế so sánh [Comparative advantage] xác định những cái lợi của thương mại bằng cách chứng minh rằng trao đổi, với những sự chuyên môn hóa mà nó tạo nên,đem lại lợi ích cho tất cả những người cùng trao đổi với nhau.

Mỗi nền kinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hóa trong một hay một số khu vực có một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay rẻ tiền, hay là tài nguyên khoáng sản và các tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu mỏ, …

David Ricardo [1772 – 1823]

David Ricardo là con thứ 3 trong số 17 người con, trong gia đình rất thành đạt. Cha ông là người làm ngân hàng giàu có. Lúc đầu ở Hà-Lan, sau chuyển tới London. David học không nhiều và đi làm cho cha khi 14 tuổi. Khi 21, ông cưới vợ trái ý gia đình và bị tước thừa kế, ông lập công ty môi giới chứng khoán. Ricardo thành công như một hiện tượng và ông về hưu tuổi 42, tập trung viết lách và chính trị; đóng góp nhiều cho lý thuyết kinh tế; là bạn của nhiều nhà kinh tế học cổ điển Thomas Malthus và Jean-Baptiste Say. Cùng với Malthus ông mang quan điểm bi quan về tương lai lâu dài của xã hội. Tuy vậy, phần lớn tư tưởng học thuyết Ricardo ngày nay vẫn còn giá trị lớn và được giảng dạy rộng rãi. Các ấn phẩm của Ricardo đương thời không bán chạy lắm, nhưng qua thời gian loài người đã nhận thức đúng giá trị to lớn của chúng. Phần lớn các lý thuyết của ông tập trung vào lĩnh vực thị trường tiền tệ, và chứng khoán, bao gồm:

– Giá vàng cao, một bằng chứng xuống giá của giấy nợ ngân hàng [1810];

– Trả lời các quan sát của Bosanquet về báo cáo của Bullion Committee [1811];

– Đề xuất về đồng tiền an toàn và tiết kiệm [1816]

Tác phẩm quan trọng về kinh tế học thị trường:

– Luận văn về ảnh hưởng của giá ngô thấp và lợi nhuận của cổ phiếu [1815];

– Các nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá [1817].

Lý thuyết về lợi thế so sánh

Một học thuyết chủ đạo mà Ricardo đã phát triển ngày nay vẫn là những nền tảng quan trọng là lý thuyết thương mại quốc tế [lợi thế so sánh]: Ricardo tập trung phân tích chi phí so sánh và tìm hiểu bằng cách nào để một quốc gia thu lợi được từ thương mại khi chi phí thấp hơn tương đối. Ví dụ: thương mại rượu vang và vải giữa Anh và Bồ đào nha. Ricardo chỉ ra rằng nếu một quốc gia sản xuất hàng hoá ở chi phí cơ hội thấp hơn, thì nên chuyên môn hoá vào đó. Và tham gia trao đổi hàng hoá quốc tế với quốc gia chuyên môn hoá ngành hàng khác. Chẳng mấy khó khăn để nhận ra Bồ đào nha thì nên chuyên môn hoá ngành gì trong lựa chọn Rượu vang hay vải! Lý thuyết này vẫn đúng ngày nay. Nếu tất cả các quốc gia đều chuyên môn hoá vào các lĩnh vực họ có lợi thế so sánh, mức phúc lợi toàn cầu sẽ tăng lên đáng kể.

Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trungchuyên môn hoá sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.

Thí dụ điển hình về lợi thế so sánh của Ricardo là thí dụ về trao đổi bông/rượu Porto giữa Bồ Đào Nha và Anh. Nếu Bồ Đào Nha không thể sản xuất vải trong những điều kiện thuận lợi như ở Anh, nghĩa là nếu họ phải dành nhiều thời gian và lao động hơn Anh, thì họ lại có lợi thế trong việc sản xuất rượu vang và họ dùng làm phương tiện trao đổi để mua vải bông ở Anh, nước này lại không thể sản xuất rượu vang trong những điều kiện thuận lợi như ở Bồ Đào Nha.

Như vậy lý thuyết này đối lập với lý thuyết về tự cung tự cấp. Như John Stuart Mill đã viết:

“ Nếu hai nước mua bán với nhau tìm cách tập trung cả kảh năng vật chất của mình để sản xuất ra những thứ mà họ hiện đang nhập của nhau, thì nhân công và tư bản hai nước sẽ không được sử dụng có hiệu quả, cả hai nước gộp lại sẽ không thể thu được từ nền công nghiệp của mình một lượng hàng hóa lớn như khi mỗi nước tìm cách sản xuất, cả cho bản thân mình cunx như cho nước kia, những của cải mà nhân công sản xuất của mính thành thạo hơn. Số của cải sản xuất trội ra của hai nước kết hợp với nhau tạo thành cái lợi của thương mại.”

Nói chung có thể hiểu là sản xuất trong nước cái mà nước khác có khả năng sản xuất với giá rẻ hơn thì sẽ là hoàn toàn không hợp lý.

Tuy nhiên lại đặt ra vấn đề là giải quyết lao động, bảo hộ nền công nghiệp, cán cân thương mại XNK . . .

Nói kỹ hơn, giả thiết về sự ngang nhau của các lợi thế và sự đảm bảo phát triển mà lợi thế so sánh và thương mại tạo ra có thể dễ dàng bị bác bỏ, chủ yếu bởi vì những người trao đổi với nhau không bao giờ ngang nhau, không dùng chung một công nghệ, không cùng một năng lực đầu tư, vận hành, không có những cơ cấu chính trị xã hội và kinh tế giống nhau, thậm chí đơn giản vì vị trí địa lý khác nhau.

Người ta biết cuộc tranh luận gay gắt mà Canada phải trải qua trong cả năm 1988 về thỏa ước tự do trao đổi với Mỹ. Dù cho Canada và Mỹ là hai nước có ngang nhau đi nữa, thì sự tự do hóa hoàn toàn việc trao đổi thương mại thì hiển nhiên là có vấn đề và nhiều nỗi lo ngại; liệu Canada có phải từ bỏ những chương trình xã hội của mình là những cái làm giảm sức cạnh tranh của họ hay không? Có những ngành sản xuất lớn liệu có phải bỏ đi hết không vì không tồn tại tình trạng thi đua giữa hai bên ngang nhau. Và nói chung là có rất nhiều vấn đề. . .

Thế nhưng vấn đề đặt ra ở đây là:

  1. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu vẫn chỉ là một nước luôn có được tất cả các lợi thế so sánh?
  2. Tình hình sẽ ra sao nếu một nước dễ dàng xóa đi lợi thế so sánh của các nước khác?
  3. Giữa nước X và nước Y sẽ xảy ra chuyện gì đối với kẻ không có hay không còn có một lợi thế so sánh nào?
  4. Sự giảm sút các điều kiện trao đổi sẽ dẫn tới những hiện tượng gì?

Phân tích đến cùng, chính cái giá trị gia tăng là cái cho phép đánh giá xem việc trao đổi đó là lý tưởng hay không, nó có biểu hiện một sự bất bình đẳng trong phát triển và một sự chuyên môn hóa làm nghèo đi hay không? Chính điều này theo Ricardo đã tác động bất lợi cho Bồ Đào Nha. Nước này, một là đã chuyên môn hóa trong một ngành mà có giá trị gia tăng thấp và hai là không tăng trưởng được. Còn nước Anh thì ngược lại. Nếu thực là như vậy thì đó là những tiền đề làm trì trệ kinh tế Bồ Đào Nha và ngược lại là những điều kiện tăng tiến cho nền kinh tế Anh.

Tuy nhiên đây chỉ là một khía cạnh trong thương mại. Còn rất nhiều vấn đề khác cần nghiên cứu.

Theo SAGA

Tags: Kinh tế học, David Ricardo

mậu dịch sẽ nằm ở chỗ nào? Hay lại áp dụng chính sách “Bế quan toả cảng”? Ngày nay, đặc biệt mậu dịch giữa các nước phát triển với nhau nếu dùng lýthuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thì khơng thể giải thích nổi. Để làm được điều này phải nhờ tới quy luật lợi thế so sánh của Ricardo

1.2. Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo

Ricardo đã đi xa hơn một bước trong việc khám phá ra cơ chế hình thành lợi ích của thương mại. Lý thuyết lợi thế so sánh của ông được trình bày trong tácphẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học”, cho rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể thu được lợi khi tham gia vào quan hệ thương mại với nước ngoài.Học thuyết lợi thế so sánh được xây dựng trên cơ sở khái niệm năng suất lao động, chi phí cơ hội và lợi thế so sánh.Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh của mình Ricardo đã đưa ra một số giả thiết:- Chỉ có hai quốc gia và chỉ có hai loại hàng hố. - Chi phí vận chuyển bằng khơng.- Mậu dịch tự do. - Lao động có thể chuyển dịch hồn tồn chỉ trọng một quốc gia nhưngkhơng có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia. - Chi phí sản xuất là cố định.- Lý thuyết tính giá trị bằng lao động. Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia là “kém nhất” tức là khơng có lợithế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia khác được coi là “tốt nhất” tức là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả haisản phẩm. Và quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao thương. Trong trường hợp này, quốc gia thứ nhất có thế chun mơn hố và xuấtkhẩu sản phẩm họ khơng có lợi thế tuyệt đối so với nước kia, nhưng có lợi thếtuyệt đối lớn hơn giữa hai sản phẩm trong nước tức là họ có lợi thế so sánh hay lợi thế tương đối và nhập khẩu sản phẩm mà lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa haisản phẩm trong nước tức là họ khơng có lợi thế so sánh. Có thể tóm tắt nguyên lý lợi thế tương đối của David Ricardo thông qua vídụ sau: Giả sử 2 quốc gia Nhật Bản và Việt Nam cùng chi ra 100 giờ lao động cho mỗi sản phẩm gạo và than thu được kết quả như sau:Nước GạoThan Kết quả SXTấn Chi phí sảnxuất giờtấn Kết quả SXTấn Chi phí SXgiờtấn Việt Nam100 1400 0.25Nhật Bản 801.25 2000.5 Nội dung nguyên lý lợi thế tương đối được Ricardo phát biểu như sau: cácnước cần lựa chọn mặt hàng để chun mơn hố sản xuất theo cơng thức: Khi chi phí để sản xuất sản phẩm A của nước X so với đối tác nhỏ hơn chi phí sản xuấtsản phẩm B cũng của nước đó so với đối tác thì nước đó thì nước X cần chọn sản phẩm A để chun mơn hố.Theo cơng thức trên, với số liệu ở ví dụ trên Việt Nam cần chọn sản phẩm than để chuyên môn hố vì 0.250.5 11.25 và Nhật Bản nên chọn sản phẩmgạo để chun mơn hố vì 1.251 0.50.25. Nếu Việt Nam dành toàn bộ sức lao động để chuyên sản xuất than, còn Nhật Bản sản xuất gạo, thì sức sản xuấtchung của xã hội sẽ là 160 tấn gạo và 800 tấn than. So với không chuyên mơn hố thì gạo bị hụt đi 20 tấn và than tăng lên 200 tấn. Quy 200 tấn than ra thành gạotheo tỷ lệ trao đổi hiện hành là 160180 thì lượng 200 tấn than đó tương đương với 40 tấn gạo. Tức là sản xuất của xã hội tăng thêm hơn trước 20 tấn gạo.Như vậy quy luật lợi thế tương đối của Ricardo đã đi xa hơn Adam Smith ở chỗ chứng minh rằng tất cả các quốc gia đều có lợi khi giao thương với nhau bấtkể là quốc gia đó có lợi thế tương đối hay không. Tuy nhiên vào thời kỳ đóRicardo đã chưa đưa ra được những bằng chứng xác đáng để biện minh cho lý thuyết của mình, cụ thể là:- Trong chi phí sản xuất chỉ mới tính đến 1 yếu tố duy nhất đó là lao động. Còn các yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai và cả trình độ của người lao độngthì khơng được đề cập đến. Do đó khơng thể tìm ra nguyên nhân tại sao năng suất lao động của nước này lại cao thấp hơn so với năng suất lao động của nướckhác. - Mặc dù học thuyết này có chứng minh được lợi ích của thương mại quốctế, nhưng vẫn không xác định được tỷ lệ giao hoán quốc tế, tức là giá cả quốc tế, căn bản vẫn là hàng đổi hàng.- Mỗi sản phẩm đem trao đổi khơng chỉ phụ thuộc vào chi phí sản xuất ra nó mà còn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó ở trong nước. Ricardo đãkhơng thấy điều này, ông chỉ chú ý đến cung mà không chú ý đến cầu đặc biệt là cầu trong nước. Do đó khơng xác định được giá cả tương đối của sản phẩm dùngđể trao đổi giữa các nước với nhau

Video liên quan

Chủ Đề