May áo sơ mi cần bao nhiêu mét vải

Cách tính vải may quần áo hữu ích đối với những ai làm việc liên quan đến may mặc, đặc biệt là những người mới học may. Tuy nhiên, để tính vải may quần áo chính xác, không thừa không thiếu thì bạn cần trải qua một khoảng thời gian học tập và thực hành. Để hiểu rõ hơn về cách tính này, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Vua Nệm nhé.

1. Tại sao cần tính vải may quần áo?

Không phải tự nhiên mà những người mới học may đều phải tìm hiểu về cách tính vải may quần áo. Không chỉ với tiệm may cá nhân mà các công xưởng lớn cũng cần chú trọng đến điều này.

Tính vải may quần áo sẽ hạn chế tình trạng thừa thiếu vải khi may

Dưới đây là một số lý do giúp bạn biết được tại sao công việc này lại quan trọng đến như vậy:

  • Tránh lãng phí vải và tận dụng vải thừa: Nếu tính vải may quần áo chuẩn, bạn sẽ chọn được khổ vải có kích thước phù hợp nhất với bộ quần áo bạn sắp may, không để xảy ra tình trạng thừa vải gây lãng phí, lúc này tiền lãi mà bạn kiếm được sẽ rất ít, thậm chí còn có thể bị lỗ. Bên cạnh đó, tính vải may quần áo chuẩn xác cũng giúp bạn tận dụng được vải thừa một cách hiệu quả, hạn chế tình trạng vải thừa gây ô nhiễm môi trường.
  • Rèn luyện tính linh hoạt: Nếu bạn đã thông thạo cách tính vải may quần áo thì chỉ cần nhìn vào bản vẽ hoặc số đo của khách hàng là bạn đã nhẩm tính được khổ vải mà mình cần dùng, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, sản xuất được nhiều sản phẩm hơn. Quá trình này diễn ra càng chuyên nghiệp thì tiệm may/xưởng sản xuất của bạn sẽ ngày càng được khách hàng tin tưởng hơn.

2. Cách lấy số đo trước khi thực hiện cách tính vải may quần áo

Một trong những bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua trước khi thực hiện cách tính vải may quần áo là lấy số đo của người mặc. Để lấy số đo, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như: thước dây, quyển sổ ghi chú hoặc bất kỳ một đồ vật nào đó có thể giúp bạn ghi chép như điện thoại, máy tính bảng.

Lấy số đo là cơ sở quan trọng để bạn tính vải may quần áo

Cách lấy số đo sẽ căn cứ vào từng bộ phận trên cơ thể như sau:

  • A là Chiều cao: Chiều cao của một người được đo từ trên đỉnh đầu xuống đến sàn nhà, đây cũng chính là cách đo chiều cao chuẩn.
  • B – Vòng cổ: Số đo cổ được đo bằng cách dùng thước đo vòng quanh hõm cổ, đây là phần lớn nhất ở vùng cổ.
  • C – Chiều rộng vai: Để đo chiều rộng vai chuẩn xác, người được đo cần phải đứng thẳng, bạn sẽ lấy thước đo từ đầu vai bên này sang đến đầu vai bên kia. Bạn có thể xác định đầu vai chính là vị trí giao nhau giữa cánh tay và vai.
  • D – Vòng ngực: Để lấy số đo vòng ngực, người được đo cần mặc áo ngực rồi mới tiến hành đo. Khi đo, bạn cần đo quanh đỉnh ngực, tránh đo ở vị trí bên trên hoặc dưới sẽ khiến cho trang phục bị chật sau khi hoàn thành.
  • E – Từ cổ đến eo: Người được đo cần đứng thả lỏng, sau đó bạn sẽ dùng dây đo ở phía trước của người được đo, bắt đầu từ chân cổ xuống đỉnh ngực rồi đến eo.
  • F – Hạ ngực: Số đo phần hạ ngực được đo từ phần chân cổ xuống đỉnh ngực ở cùng bên.
  • H – Vòng eo: Dùng thước dây vòng quanh đoạn hẹp nhất của eo, ngay vị trí bên trên rốn khoảng 5cm.
  • I – Vòng hông: Vòng thước dây quanh đoạn có số đo lớn nhất của hông để tránh tình trạng trang phục bị chật sau khi hoàn thành.
  • J – Vòng mông: Vòng thước dây quanh đoạn lớn nhất ở mông.
  • K – Vòng nách: Đo xung quanh vùng nách
  • L – Dài tay: Để đo chiều dài tay, bạn đặt một đầu thước ở đỉnh vai rồi kéo dọc đến vị trí mà bạn muốn may trang phục. Chiều dài tay cần căn cứ vào trang phục mà bạn sẽ làm là ngắn tay hoặc dài tay, tay lỡ…
  • M – Vòng bắp tay: Lấy thước dây đo vòng quanh vùng lớn nhất của bắp tay để lấy số đo vùng này.
  • P – Vòng đáy: Dùng thước đo từ giữa đường eo trước rồi vòng qua háng đến giữa đường eo sau lưng.
  • Q – Vòng đùi: Số đo tại vị trí lớn nhất của đùi chính là số đo vòng đùi.
  • R – Dài quần: Chiều dài quần được đo từ eo xuống đến sàn hoặc bên dưới mắt cá chân tùy theo yêu cầu của người mặc.
  • S – Dài đầm hoặc áo: Bạn đo từ vùng đỉnh vai đi qua ngực rồi dừng ở độ dài của áo mà bạn mong muốn.

3. Khổ vải là gì?

Nắm rõ các loại khổ vải sẽ giúp bạn tính vải may quần áo chuẩn hơn

Để hiểu rõ hơn về cách tính vải may quần áo, bạn nên dành chút thời gian để tìm hiểu kĩ hơn về khổ vải. Đây là một khái niệm rất thân thuộc trong ngành may mặc, những ai có liên quan đến ngành này đều cần biết khổ vải là gì.

Thực chất khổ vải chính là độ dài chiều rộng của một cuộn vải tính từ hai đầu. Bạn có thể hình dung như sau: một cuộn vải có chiều rộng là 1,15 mét thì sẽ được gọi là khổ 1 mét.

Khổ vải được tính bằng đơn vị đo là mét hoặc inch [1inch = 2,545cm]. Hiện nay, trên thị trường có nhiều khổ vải khác nhau, đáp ứng nhu cầu cho việc may đo nhiều loại trang phục như: 0,9m; 1,15m; 1m20; 1m50; 1,60m, …

Khổ vải là yếu tố rất quan trọng trong cắt may, nắm được khổ vải bạn sẽ biết cách cắt may để tiết kiệm vải và tận dụng vải thừa hiệu quả nhất. Trong trường hợp không nắm rõ về khổ vải, bạn có thể dùng thừa vải gây lãng phí vải, không tận dụng vải được như mong muốn.

Khi may áo, quần hoặc váy sẽ có những loại khổ vải khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn được khổ phù hợp. Bạn có thể áp dụng cách chọn khổ vải với từng trang phục như sau:

3.1. Vải bông

  • Áo sơ mi: 75, 80, 85, 90, 115
  • Comple: 100, 120, 130, 140, 150

3.2. Vải lanh

  • Áo sơ mi, comple: 80, 90, 120, 130, 140

3.3. Vải len, vải pha len

Khi may áo, quần hoặc váy sẽ có những loại khổ vải khác nhau.

  • Áo sơ mi: 80, 85, 140, 150
  • Comple, măng tô, quần âu:
  • 120 – 140

3.4. Vải lụa

  • Váy, áo sơ mi: 80, 85, 140, 150
  • Măng tô: 120 – 160

4. Cách tính vải may quần áo chính xác đến từng centimet

Cách tính vải may quần áo sẽ căn cứ vào việc trang phục bạn may là áo, quần hay váy, khổ vải mà bạn chọn là khổ nào, mỗi loại sẽ có cách tính riêng như sau:

4.1. Cách tính vải may áo

  • Với khổ 1.1m, 90cm: Mua gấp đôi vải có độ dài áo và độ dài tay áo thêm 10cm.
  • Với khổ từ 1.2m hoặc 1.3m: Độ dài áo và dài tay áo sẽ tăng thêm 10cm.
  • Khổ 1.5m, 1.6m: Nếu bạn may áo ngắn tay thì chỉ cần mua 1m vải, nếu may áo dài tay thì nên mua 1,2m sẽ vừa vặn nhất.
  • Với khổ vải từ 1.8m – 2m: Trong trường hợp khổ vải là vải cotton thì bạn có thể mua 80cm là đủ.
    Mỗi khổ vải khác nhau cần chọn chiều dài khác biệt để may áo

4.2. Cách tính vải may quần

  • Khổ vải từ 1.2m hoặc 1.3m: Nếu muốn may quần vừa vặn thì bạn nên mua 1.5m vải.
  • Khổ từ 1.5m – 1.6m: Bạn nên mua 1.1m vải là thích hợp. Trong trường hợp độ dài quần ngắn hơn 85cm thì chỉ cần mua khoảng 1 mét là đủ cho chiếc quần của bạn.
  • Khổ 1,15m thì nên mua 2 mét vải
  • Khổ vải 0,9m thì nên mua khoảng 4,4 – 4,6 mét là hợp lý.

4.3. Cách tính vải may đầm – váy liền

  • Với khổ vải 1.5m và 1.6m, bạn nên mua khoảng 1,5 mét là phù hợp.
  • Với khổ vải nhỏ hơn 1,5 và 1,6m thì bạn nên mua khoảng 2m.

4.4. Tính vải may chân váy

  • Với những khổ vải từ 90cm: Chọn chiều dài vải cần gấp đôi so với chiều dài váy và + thêm 30cm.
  • Khổ vải 1.1m, 1.2m, 1.3m: Chọn độ dài vải phải gấp đôi so với độ dài váy.
  • Với khổ từ 1.5m, 1.6m: Độ dài vải cần thiết là 80cm.
  • Với khổ vải 1.8m và 2m thì chỉ cần chọn chiều dài 80cm nếu như đó là vải cotton.
    Cách tính vải may chân váy

4.5. Tính vải may áo dài

  • Với khổ vải 1,6m: Cần mua khoảng 2,3m vải
  • Với khổ vải 1m: Cần mua khoảng 3m vải là hợp lý.
  • Với khổ vải 1,5m: Cần mua vải có chiều dài từ 2-2,5m.
  • Với khổ 90cm: Chiều dài vải cần thiết là 4-4,5m.

5. Một số lưu ý khi tính vải may quần áo

Tính vải may quần áo có cách tính chuẩn xác để cho ra kết quả, áp dụng với hầu hết các sản phẩm may mặc. Tuy nhiên, những công thức này chỉ phù hợp với những trang phục cơ bản, nếu trang phục có thiết kế khác biệt bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Nếu bạn muốn may những trang phục có nhiều bèo nhún, nhiều chi tiết như nơ, đai thắt… thì bạn nên mua thêm khoảng 1m vải nữa để hạn chế tình trạng thiếu vải.
  • Nếu may xéo vải, bạn cần mua gấp đôi hoặc gấp 1,5 lần so với công thức tính bên trên, điều này còn cần căn cứ vào thực tế khi may thì trang phục cần xéo ở mức độ nhiều hay ít.
    Tính vải may quần áo có cách tính chuẩn xác để cho ra kết quả

Trên đây là cách tính vải may quần áo mà Vua Nệm đã gửi đến bạn. Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chọn khổ vải, chiều dài vải cần mua, từ đó giúp tiết kiệm vải và tận dụng vải nếu cần thiết. Chúc bạn có một bộ trang phục đẹp và phù hợp.

May áo sơ mi nữ cần bao nhiêu mét vải?

Về giá vải để may 1 áo sơ mi dài tay, trung bình sẽ dao động từ 80.000đ/áo đến 300.000đ/áo. Nó phụ thuộc vào vải thường hay vải sang trọng. Trung bình vải kate Mỹ [để may đồng phục công sở, mà đa phần các nhà may đều sử dụng] có giá khoảng 150.000đ/áo. Việc mua vải này các bạn thường đến các chợ vải để mua.

1 cái áo sơ mi cần bao nhiêu mét vải?

Thông thường một sản phẩm áo sơ mi từ vải poplin thường tốn khoảng 1.0-1.3 m2. Vải này được dùng để may áo sơ mi phổ biến trên thị trường với chất liệu phẳng, mịn, không có hoa văn. Các sản phẩm vải may áo sơ mi không nhăn giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái, tự nhiên và dễ chịu nhất khi mặc.

May một chiếc áo cần bao nhiêu mét vải?

Để may áo dài học sinh hoàn chỉnh thì cần 2,2m vải [loại khổ 1,6m] hoặc 3m vải [loại khổ 1m]. Nếu như tại nơi bán không có loại vải 1m6 hoặc 1m thì bạn có thể mua khổ vải 1,5m với chiều dài vải từ 2 – 2,5m. Còn nếu như chỉ có khổ vải 90cm thì chiều dài vải cần mua sẽ là 4 – 4,5m.

Bao nhiêu vải để may áo sơ mi nam?

Bước chọn vải may áo sơ mi nam chỉ là một bước rất nhỏ trong khâu chuẩn bị may áo. + Với khổ vải 1.1m, 90cm thì bạn nên mua thêm gấp 2 lần vải có độ dài áo và độ dài tay áo thêm 10cm. + Với khổ vải từ 1.2m hoặc 1.3m thì độ dài áo và dài tay phải tăng thêm 10cm.

Chủ Đề