Máy tính lên màn hình nhưng không chạy

Tình trạng máy tính mở nguồn không lên màn hình khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính lên nguồn nhưng không lên màn hình trong bài viết dưới đây để có thể tự khắc phục nhanh chóng nhé! 

Nguyên nhân máy tính lên nguồn nhưng không lên màn hình

Khi gặp lỗi máy tính này, việc đầu tiên người dùng cần làm chính là các định chính xác nguyên nhân lỗi để áp dụng cách khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất. Các nguyên nhân gây lỗi máy tính bật lên nguồn nhưng không lên màn hình khá đa dạng. 

  • Máy tính bật nguồn không lên màn hình có thể do card màn hình đã bị hư hỏng, dù case máy vẫn chạy bình thường. 

Nguyên nhân laptop không lên màn hình có thể là do card màn hình đã bị hư hỏng

  • Laptop lên đèn nguồn nhưng không lên màn hình nguyên nhân do RAM máy tính bị lỏng khiến các thiết bị ngoại vi như màn hình, bàn phím, chuột không nhận được tín hiệu hoạt động dù đèn tín hiệu máy tính vẫn sáng.  
  • Do dây cáp nối màn hình máy tính bị hỏng hoặc cổng kết nối từ CPU đến màn hình bị lỏng, hay hư hỏng, dẫn đến không nhận được tín hiệu. 
  • Do dây nguồn màn hình máy tính bị hỏng hoặc người dùng chưa bật màn hình lên. Do đó, bạn cần kiểm tra lại dây nguồn máy tính và xem đã bật màn hình lên chưa. 
  • Do dây cáp kết nối bàn phím với màn hình bị hư hỏng khiến màn hình không nhận và truyền được tín hiệu.
  • Lỗi máy tính lên nguồn nhưng không lên màn hình xảy ra cũng có thể do máy tính đang gặp lỗi khởi động lại màn hình liên tục. 

Cách khắc phục lỗi máy tính lên nguồn nhưng không lên màn hình

Sau khi bạn đã xác định được nguyên nhân gây lỗi laptop bật nguồn không lên màn hình, người dùng cần tìm cách khắc phục lỗi thông qua một số gợi sau:

1. Tắt máy tính hoàn toàn và khởi động lại 

Khi gặp lỗi laptop mở nguồn không lên màn hình, bạn hãy thử tắt máy tính hoàn bằng cách nhấn giữ nút Nguồn [Power] khoảng 5 – 7 giây. Sau khi máy tắt hoàn toàn, bạn đợi khoảng vài phút rồi mở lại máy xem lỗi màn hình không lên được khắc phục hay chưa. 

2. Kiểm tra CPU của máy tính

Nếu lỗi màn hình do CPU không tiếp xúc với main cũng có thể gây lỗi màn hình máy tính không hiển thị. Để sửa lỗi này, bạn cần tháo CPU máy tính ra rồi vệ sinh sạch sẽ rồi lắp lại. Trường hợp CPU đã bị hỏng thì cần phải thay thế CPU. Người dùng không quá rành về công nghệ thì không nên tự sửa lỗi liên quan đến CPU tại nhà, mà hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia để tránh gây hư hỏng các bộ phận khác. 

XEM THÊM:

3. Lắp lại khe RAM

Khi khe RAM bị sai lệch vị trí do ngoại lực bên ngoài hoặc do bụi bẩn có thể khiến laptop khởi động không lên màn hình. Để sửa lỗi này, bạn cần tắt hoàn toàn máy tính rồi rút dây nguồn khỏi thiết bị. 

Tắt máy và thử lắp lại khe RAM trên máy tính xem

Sau đó bạn tháo bộ nguồn và kiểm tra lại vị trí RAM đã chính xác chưa. Nếu bạn hiểu biết về công nghệ thì có thể tháo hẳn RAM ra rồi vệ sinh và lắp lại khe RAM trên máy tính về vị trí chính xác. 

>> XEM THÊM: Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh linh kiện máy tính bằng 4 bước đơn giản

4. Kiểm tra cáp kết nối màn hình 

Một trong những nguyên nhân khiến máy tính lên nguồn nhưng không lên màn có thể do dây cáp bị lỏng. Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách tháo cáp kết nối và cắm lại trên máy tính PC. Với máy tính laptop thì cách này rất khó tự thực hiện, nên bạn cần đến sự trợ giúp của các chuyên viên kỹ thuật.  

5. Thay thế card màn hình mới 

Trường hợp card màn hình máy tính bị hỏng có thể khiến máy tính không lên màn hình. Với nguyên nhân này, chỉ có cách sửa duy nhất chính là thay thế card màn hình mới. 

Trên đây là những gợi ý các nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính lên nguồn nhưng không lên màn hình. Người dùng có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp để nhanh chóng khắc phục lỗi này nhé!

Có những lúc cần làm việc gấp, thì lại gặp tình huống máy tính để bàn không lên màn hình. Hãy bình tĩnh, những loại tình huống này ít khi xảy ra và cũng rất dễ giải quyết.

Những bước sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đơn giản này:

Tại sao máy tính không lên màn hình?

Thật ra có 3 lý do chính để máy tính không lên màn hình đó là: nguồn điện, kết nối máy tính và hư hỏng vật lý.

Xử lý về nguồn điện

Bước 1: Kiểm tra màn hình đã bật hay chưa?

Vấn đề tưởng khó xảy ra nhưng vẫn sẽ gặp thường xuyên nếu bạn sử dụng máy tính ở nhà và có người lớn tuổi ở cùng. Có thể trong lúc dọn dẹp phòng làm việc mà bạn không ở đó, họ thấy màn hình còn bật nên đã tắt màn hình đi để tiết kiệm điện.

Mỗi màn hình đều có một nút nguồn để bật/tắt màn hình. Hầu hết các màn hình đều sử dụng nút bật/tắt là nút cứng, nhưng một số dòng màn hình cao cấp thì sẽ là nút cảm ứng.

Ngoài ra, tùy từng nhà sản xuất hoặc model thì vị trí các nút bật/tắt màn hình có thể là được đặt ở mặt trước, cạnh dưới, cạnh bên hoặc thậm chí đặt sau màn hình.

Bước 2: Kiểm ra dây cắm điện cho màn hình [nếu Bước 1 chưa giải quyết được]

Bước này cũng rất nhiều bạn không để ý và cũng nhiều nguyên nhân dẫn tới việc không có điện để cấp cho màn hình.

Hãy kiểm tra dây cáp nguồn điện sau màn hình và đầu dây còn lại có được cắm vào ổ điện [có thể trên tường hoặc qua ổ điện nối tiếp] chưa? Đặc biệt, ổ điện đã bật công tắc [thường sẽ có đèn màu đỏ] hay chưa?

Xử lý về kết nối máy tính

Bước 3: Kiểm tra dây cáp kết nối với máy tính [nếu Bước 2 chưa giải quyết được]

Thỉnh thoảng, dây cáp tín hiệu nối giữa mình hình và máy tính [Desktop hoặc Laptop] bị lỏng, nên tín hiệu từ máy tính không thể truyền đến màn hình nên dẫn đến tình trạng này. Và màn hình cũng sẽ có thông báo cho bạn biết, vd: “No Signal – Please check your connection” [Không có tín hiệu – Hãy kiểm tra kết nối], …

Bạn hãy tiến hành kiểm tra dây cáp kết nối giữa màn hình và máy tính [Desktop hoặc Laptop]

Có nhiều chuẩn kết nối giữ máy tính và màn hình, hay bạn quen gọi là các cổng [port] màn hình, và các chuẩn này thường được in rõ ngay bên cạnh các cổng ấy, Vd: VGA, DVI, HDMI, DP [DisplayPort], USB-C, … và tương ứng với các chuẩn này sẽ có các loại cáp tương tự.

Bước 4: Kiểm tra máy tính có đang chạy hay không [nếu Bước 3 chưa giải quyết được]

Để biết được máy tính còn đang chạy hay không, bạn hãy nhìn xem đèn Power [có màu cam, xanh hoặc đỏ] có đang sáng hay không?

Nếu đèn sáng nhưng thể hiện chớp tắt từ từ và liên tục, thì máy tính đang ở chế độ “ngủ” [Sleep] để tiết kiệm điện. Lúc này, bạn chỉ cần nhấp chuột hoặc bấm phím bất kỳ trên bàn phím [thường là nút Enter hoặc thanh Spacebar], một số máy thì lại phải bấm nút Power để gọi máy tính “thức dậy” [Wake-up] và màn hình sẽ trở lại bình thường.

Nếu vẫn không giải quyết được thì máy tính có thể đang bị treo do lỗi phần mềm hoặc phần cứng. Lúc này, bạn chỉ cần Bấm nút khởi động lại [Reset] hoặc bấm giữ nút nguồn [Power] 6 giây để máy tính tắt hoàn toàn.

Lưu ý: việc làm này có thể khiến cho các dữ liệu bạn đang làm việc không thể lưu lại được, hoặc tập tin [file] sẽ bị lỗi

Sau khi bật máy tính lên lại, có thể sẽ xuất hiện các màn hình thông báo lựa chọn khi máy tính bị tắt đột ngột [do cúp điện, bấm nút Reset hoặc nút Power].

Tại đây, bạn càng phải bình tĩnh và đọc kỹ các nội dung trên màn hình. Để đảm bảo máy tính tiếp tục chạy ổn định, hãy chọn “Enable VGA Mode” [nếu máy tính của bạn sử dụng hệ điều hành Windows 7 trở về trước] hoặc bấm phím số 3 [“3] Enable low-resolution video” nếu máy tính của bạn đang chạy hệ điều hành Widows 8 trở đi].

Sau khi login vào thì các biểu tượng trên màn hình sẽ rất to hơn so với màn hình bạn làm việc hàng ngày, nhưng bạn cũng không nên bối rồi và thực hiện việc Shutdown hoặc Reset trong Windows để lần khởi động tiếp theo máy sẽ chạy lại bình và màn hình sẽ hiển thị bình thường.

Cảnh báo: Nếu máy tính có các thông báo lựa chọn khác thì tốt nhất là bạn hãy liên hệ với nhân viên IT hoặc đem ra các trung tâm sữa chữa máy tính để họ giúp bạn khắc phục vấn đề này. Vì khả năng là máy tính đã bị lỗi phần cứng hoặc lỗi phần mềm tương đối nặng.

Xử lý về hư hỏng vật lý

Bước 5: Kiểm tra cổng và dây cáp tín hiệu màn hình [nếu Bước 4 chưa giải quyết được]

Nếu màn hình vẫn hiện như ở Bước 3, hãy tiến hành đổi cổng cáp tín hiệu trên máy tính [nếu có nhiều cổng cùng chuẩn] và trên cả màn hình để kiểm tra xem cổng tín hiệu nào đang bị hư.

Nếu vấn đề vẫn không được cải thiện, bạn hãy thử lại với một dây cáp tín hiệu màn hình khác [cùng chuẩn]. Và nếu sau khi thay cáp tín hiệu khác, tình trạng này đã được giải quyết thì dây cáp tín hiệu của bạn đã bị hư hỏng và cần thay mới.

Bước 6: Kiểm tra với với màn hình khác [nếu Bước 5 chưa giải quyết được]

Sau khi bạn thực hiện Bước 5 xong mà vẫn không thể khắc phục được, thì Bước 6 sẽ là bước cuối cùng rồi đấy.

Bạn hãy sử dụng cáp tín hiệu của mình và cáp tín hiệu khác [cùng chuẩn] để kết nối với một màn hình khác [có thể là màn hình máy tính khác, TV hoặc máy chiếu nếu có sẵn]. Nếu tình hình đã được khắc phục thì xác định rằng màn hình của bạn đã bị hư hỏng. Chia buồn cùng bạn!

Việc này có thể là do các cổng tín hiệu hoặc mạch điện tử của màn hình bị hư hỏng, nên chỉ có thể đem đến các trung tâm bảo hành của nhà sản xuất để kiểm tra và bảo hành hoặc thay thế mới.

Tạm kết về mở máy tính không lên màn hình

Dù ít hay nhiều thì tình huống máy tính không lên màn hình cũng sẽ xảy ra khi bạn sử dụng đến máy tính. Quan trọng là bạn phải bình tĩnnh để xử lý tình huống này. Và tôi tin chắc rằng 6 bước mà tôi hướng dẫn bạn ở trên sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải quyết vấn đề ngay tức khắc.

Chúc bạn thành công với thủ thuật máy tính hữu ích này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề