Mỗ ngón tay lò xo bao lâu hết sưng tấy

VIÊM GÂN GẤP NGÓN TAY [NGÓN TAY LÒ XO]

VIÊM GÂN GẤP NGÓN TAY [NGÓN TAY LÒ XO]

1.        ĐỊNHNGHĨA

Ngón tay lò xo [Trigger finger] là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện hạt xơ, làm di động của gân gấp qua vị trí hạt xơ bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay    rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo. Vì vậy bệnh có tên là ngón tay   lòxo.

2.        NGUYÊNNHÂN

-               Một số nghề nghiệp có nhiều nguy cơ mắc bệnh: Nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủcông...

-     Chấnthương.

-               Hậu  quả  của  một  số  bệnh:  Viêm  khớp  dạng  thấp,  đái  tháo  đường,     viêm khớp vảy nến,gút....

3.        CHẨNĐOÁN

3.1.Chẩn đoán xácđịnh

-               Dựa vào triệu chứng lâm sàng tạichỗ.

-Đau ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm và tại hạt xơ, khó cử động ngóntay.

-Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gấp vào lòng bàn tay hoặc duỗithẳng.

-Khám ngón tay có thể cósưng.

-               Có thể sờ thấy hạt xơ trên gân gấp ngón tay ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay. Hạt xơ di động khi gấp duỗi ngóntay.

-               Ngoài ra, sử dụng siêu âm với đầu dò tần số > 7,5-20MHz có thể thấy gân, bao gân dày lên và có dịch bao quanh. Có thể thấy hình ảnh hạt xơ baogân.

-               Không cần thiết phải làm xét nghiệm máu đặc biệt cũng như không cần chụp Xquang. Tuy nhiên cần phải làm xét nghiệm cơ bản trước khi cho thuốc hay trước khi tiêm corticoid, đặc biệt là các xét nghiệm đường máu, chức năng ganthận.

3.2.Chẩn đoán phânbiệt

Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến, gút: là những bệnh có thể có biểu hiện sưng đau các khớp ở bàn tay. Có thể phân biệt dựa vào các triệu chứng lâm sàng kèm theo và dựa vào siêuâm.

4.        ĐIỀUTRỊ

4.1.Nguyên tắc điềutrị

-               Kết hợp nhiều biện pháp điều trị: Không dùng thuốc, dùng thuốc, tiêm  corticoid tại chỗ, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoạikhoa.

-               Cần tích cực dự phòng bệnh tái phát bằng chế độ lao động, sinh hoạt nhẹ nhàng, hợp lý, kết hợp với dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chứcnăng.

4.2.Điều trị cụ thể [nội khoa, ngoạikhoa]

4.2.1.   Các phương pháp  không dùngthuốc

-     Hạn chế vận động gân bị tổnthương.

-     Chườm lạnh nếu có sưng nóng đỏ, chiếu tia hồngngoại

4.2.2.   Thuốc

-               Thuốcgiảmđau:Cótácdụnghỗtrợgiảmđau,chỉđịnhmộttrongcácthuốcsau:

+   Floctafenine 200mg x 2viên/24h.

+         Acetaminophen 0,5g x 2-4 viên/24h

+         Paracetamol/dextropropoxiphen 400mg/30mg x 2 viên/24h

+         Paracetamol/tramadol x 3viên/24h

-  Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ hoặc đường toàn thân: chỉ định một trong các thuốcsau:

+         Diclofenac 50mg x 2viên/24h

+         Piroxicam 20mg x 1viên/24h

+         Meloxicam 7,5mg x 1-2viên/24h

+         Celecoxib 200 mg x 1 - 2viên/24h

+         Etoricoxib 60 mg x 1 - 2viên/24h

-               Tiêm corticoid tại chỗ: Chỉ tiêm với điều kiện có bác sĩ chuyên khoa và phải  có phòng tiêm vô trùng. Khi tiến hành tiêm corticoid tại chỗ phải đảm bảo vô trùng  tuyệt đối. Các chếphẩm:

+   Methyl prednisolon acetat [1ml = 40mg] là loại tác dụng kéo dài. Liều cho  một lần tiêm trong bao gân từ 8 - 20mg/1 lần [0,2 - 0,5ml/1 lần] tuỳ thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá bađợt.

+   Betamethasone [1ml = 5mg Betamethasone dipropionate + 2mg Betamethasone sodium phosphate] là loại tác dụng kéo dài.  Liều  cho  một  lần  tiêm  cạnh  khớp  từ  0,8 - 2mg/1 lần [0,2 - 0,5ml/1 lần] tuỳ thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá bađợt.

+   Chống chỉ định tuyệt đối tiêm corticoid tại chỗ: Các tổn thương do nhiễm khuẩn, nấm hoặc chưa loại trừ được nhiễm khuẩn; tổn thương nhiễm trùng trên hoặc  gần vị trítiêm.

+   Chống chỉ định tương đối tiêm corticoid tại chỗ [bao gồm các chống chỉ định của corticoid]: Cao huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng [phải điều trị và theo dõi trước và sau khi tiêm], bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông hoặc có rối  loạn đôngmáu.

+   Các tác dụng ngoại ý sau tiêm cortioid tại chỗ: Đau sau tiêm vài giờ, có thể kéo dài một vài ngày, thường hay gặp sau tiêm mũi đầu tiên; teo da tại chỗ hoặc mảng sắc tố da do tiêm quá nông, tình trạng này sẽ hết trong vài tháng đến hai năm; nhiễm trùng.

-     Điều trị nguyên nhân kèm theo nếucó.

4.2.3.        Điều trị ngoạikhoa

Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ nếu điều trị nội khoa thất bại.

5.        THEO DÕI VÀ QUẢNLÝ

Tránh các yếu tố nguy cơ: Tránh các vi chấn thương. Phát hiện và điều trị đúng các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, gút, thoái hoá khớp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn. Chỉnh các dị tật gây lệch trục của chi. Thận trọng khi sử dụng thuốc nhóm Quinolon và phát hiện sớm khi có triệu chứng gợiý.

Bệnh lý viêm bao gân gấp ngón tay thường gặp ở chi trên hơn chi dưới. Bệnh tuy không nguy hiểm tới tính mạng cũng như tình trạng toàn thân nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới vận động của bàn tay, hạn chế khả năng lao động và các chức năng của chi trên.

1. Bệnh viêm gân gấp ngón tay là gì?

Bệnh viêm bao gân gấp ngón tay [hay còn gọi là ngón tay lò xo] xảy ra do tình trạng viêm bao gân của các gân gấp ngón tay, hậu quả gây chít hẹp bao gân. Một số trường hợp xuất hiện hạt xơ trong bao gân, làm di động gân qua vị trí hạt xơ bị cản trở. Vì vậy, mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn và hạn chế, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu lò xo. Do đó, bệnh còn có tên gọi khác là ngón tay lò xo hay ngón tay cò súng.

Viêm bao gân gấp ngón tay gây khó khăn cho việc gấp hay duỗi ngón tay

Trong nhiều trường hợp, người bệnh viêm bao gân gấp ngón tay không do nguyên nhân cụ thể nào, tuy nhiên cũng có trường hợp là do:

  • Nghề nghiệp có sử dụng độ linh hoạt của ngón tay một cách thường xuyên
  • Một số bệnh lý toàn thân như đái tháo đường tuýp 2, viêm khớp dạng thấp, gout, vẩy nến
  • Người bệnh bị chấn thương do tai nạn

2. Chẩn đoán xác định bệnh viêm bao gân gấp ngón tay

Chẩn đoán xác định bệnh viêm bao gân gấp ngón tay dựa trên triệu chứng ở người bệnh thông qua thăm khám lâm sàng như

  • Biểu hiện bệnh có thể có sốt, nhưng không sốt cao, thường 38 – 38.5 độ C
  • Đau phía gân tay, dọc theo trục của các ngón tay
  • Có thể có hạch phản ứng ở vùng khuỷu phía trong
  • Khó khăn khi thực hiện các động tác đơn thuần [như cầm nắm và gấp duỗi]. Hay gặp ở các ngón dài [ngón có 3 đốt xương]
  • Nếu thấy có biểu hiện tái đi tái lại, cơn đau ngày càng mau thì cần phải tới bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời

Qua thăm khám lâm sàng, nếu nghi ngờ mắc bệnh ngón tay lò xo, các bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để rõ hơn về tình trạng bệnh như:

  • Siêu âm với đầu dò tần số > 7.5 – 20MHz có thể thấy gân, bao gân dày lên và có dịch bao quanh. Có thể thấy hình ảnh hạt xơ trong bao gân.
  • X - quang thường không có dấu hiệu gì đặc biệt.
  • Chụp MRI [cộng hưởng từ] có thể phát hiện chất tiết, tràn dịch hoặc sưng tấy của bao gân, cấu trúc và chất lượng của gân có thể thay đổi.
  • Xét nghiệm máu cho kết quả bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao.

3. Phân loại mức độ bệnh viêm bao gân gấp ngón tay

  • Độ I: Người bệnh bị đau ở gốc ngón tay nhưng còn di chuyển được
  • Độ II: Ngón tay người bệnh bị giữ lại, gân còn di chuyển được nhưng bị bật hoặc phải dùng sự trợ giúp của tay đối diện
  • Độ III: Ngón tay người bệnh bị kẹt ở tư thế cò súng.

Ở mức độ nặng ngón tay người bệnh bị kẹt ở tư thế cò súng

4. Điều trị bệnh viêm bao gân gấp ngón tay

Viêm bao gân gấp ngón tay là một bệnh lý không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng đến tính mạng. Có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng.

Bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa với phác đồ tương ứng:

  • Hạn chế vận động ngón tay bị tổn thương, có thể dùng nẹp ngón tay để cố định, chườm lạnh hoặc chiếu tia hồng ngoại.
  • Dùng thuốc kháng viêm, giảm đau bằng đường uống, tiêm hoặc tiêm corticoid tại chỗ.
  • Dùng kháng sinh khi có viêm nhiễm và khi toàn thân có biểu hiện nhiễm trùng.
  • Bổ sung vitamin [chủ yếu vitamin C].

Trong trường hợp điều trị nội khoa theo liệu trình mà không thấy bệnh thuyên giảm thì cần được thăm khám bởi các bác sĩ ngoại khoa để điều trị bằng phẫu thuật nếu cần thiết. Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ là bước sau cùng sau khi các phương pháp điều trị nội khoa cho bệnh nhân viêm bao gân gấp ngón tay. Để đảm bảo an toàn thì chỉ định phẫu thuật phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật bàn tay.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề