Mở thêm tài khoản ngân hàng có phải đăng ký với sở kế hoạch đầu tư không

Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở KHĐT

Theo quy định trước đây doanh nghiệp, tổ chức có nghĩa vụ thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế? Theo quy định hiện hành có nhiều thay đổi. Vậy các thay đổi này như thế nào?

Hồ sơ cần chuẩn bị để mở tài khoản ngân hàng

Trước khi thực hiện thông báo tài khoản ngân hàng thì việc đầu tiên là cần đăng ký tài khoản của ngân hàng. Nhiều khách hàng thắc mắc hồ sơ cần chuẩn bị tại ngân hàng gồm những tài liệu gì? Để tránh đi lại mất thời gian AZLAW khuyến cáo khách hàng cần chuẩn bị những tài liệu sau trước khi liên hệ ngân hàng để mở tài khoản: – Bản sao đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập

– Mẫu dấu của tổ chức [Doanh nghiệp hiện nay không có mẫu dấu]

– Điều lệ công ty

– Quyết định bổ nhiệm kế toán, giám đốc công ty


Lưu ý: Khi tiến hành đăng ký tài khoản doanh nghiệp nên xin thêm mẫu tờ khai của ngân hàng để khai phục vụ việc đăng ký nộp thuế điện tử sau này, tránh mất thời gian đi lại

Thông báo tài khoản ngân hàng với sở KHĐT

Theo quy định cũ, doanh nghiệp phải thông báo tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp không cần thông báo tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư hay cơ quan thuế [từ ngày 01/05/2021]

Xem thêm: Từ 01/05/2021 doanh nghiệp không cần thông báo số tài khoản

Thông báo tài khoản ngân hàng với thuế

Đối với các đơn vị không hoạt động theo luật doanh nghiệp [như công ty luật, văn phòng công chứng, tổ chức khác…] đăng ký mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế, trước đây việc thông báo tài khoản ngân hàng sử dụng mẫu 08-MST theo thông tư 95/2016/TT-BTC. Tuy nhiên, hiện nay theo thông tư 105/2020/TT-BTC [hiệu lực từ 17/01/2021] tại biểu mẫu đăng ký thuế 01-ĐK-TCT cũng như mẫu 08-MST tại thông tư này cũng không thể hiện thông tin tài khoản ngân hàng. Do vậy, hiện nay không cần nộp thông báo tài khoản ngân hàng theo mẫu 08-MST.

Bắt buộc thông báo tài khoản ngân hàng không?

– Trước đây thì bắt buộc do nếu không đăng ký tài khoản ngân hàng với thuế các khoản thanh toán trên 20 triệu qua ngân hàng sẽ không được tính chi phí theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.
– Từ 15/12/2016 tại khoản 3 điều 1 thông tư 173/2016/TT-BTC thì các tài khoản mang tên công ty đã có thể được tính chi phí do vậy không bắt cần thiết phải làm thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng nếu muốn tính chi phí.

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại [ví điện tử] và các hình thức thanh toán khác theo quy định [bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán].

Hiện nay, đối với doanh nghiệp thông tin tài khoản ngân hàng không phải thông tin đăng ký thuế. Do vậy, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thông báo tài khoản ngân hàng. Các tổ chức không phải doanh nghiệp thông báo tài khoản ngân hàng trực tiếp tại cơ quan thuế.

Mức phạt khi không thông báo tài khoản ngân hàng

Trước đây, thông tin tài khoản ngân hàng thuộc phần thông tin về đăng ký thuế nên nếu không thông báo sẽ bị phạt theo điều 11 nghị định 125/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay thông tin tài khoản ngân hàng không thuộc phần thông tin đăng ký thuế nên nếu không thông báo cũng sẽ không bị phạt.

Xem thêm: Thay đổi nội dung đăng ký thuế

Hỏi đáp về thông báo tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp có cần phải thông báo tài khoản ngân hàng?

Theo quy định hiện nay, thông tin tài khoản ngân hàng không phải là thông tin đăng ký thuế. Do vậy, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thông báo tài khoản ngân hàng. Thực tế, một số cơ quan thuế nhận mẫu 08-MST của doanh nghiệp nhưng việc thông báo là không cần thiết. Cơ quan thuế cũng không có cơ sở để xử phạt doanh nghiệp nếu không thông báo số tài khoản

Đối tượng nào phải thông báo tài khoản ngân hàng?

Các đơn vị, tổ chức không phải là doanh nghiệp [không hoạt động theo luật doanh nghiệp 2020] thực hiện đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế [Ví dụ: CÔNG TY LUẬT, VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI….và các tổ chức có tư cách pháp nhân và mã số thuế khác] trước đây phải đăng ký tài khoản ngân hàng nhưng từ 17/01/2021 cũng không cần thông báo tài khoản ngân hàng do tài khoản ngân hàng không còn nằm trong trường thông tin về thuế

Doanh nghiệp nộp mẫu 08-MST tại cơ quan thuế có được không?

Một số cơ quan thuế vẫn nhận mẫu 08-MST của doanh nghiệp, tuy nhiên việc nộp thông báo tài khoản của doanh nghiệp là không cần thiết và tốn thời gian cũng như không có biểu mẫu cho việc thông báo tài khoản ngân hàng tại mẫu 08-MST

Nếu có bất cứ vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ theo tổng đài tư vấn 19006165 để được hướng dẫn. Nếu chưa hiểu các bạn có thể tải phần mềm hỗ trợ điều khiển máy tính ultraview để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Bài viết liên quan

Thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư hiện nay Không ít các bạn thắc mắc và ngỡ ngàng khi đăng ký bổ sung hay đăng ký mới tài khoản ngân hàng tại sở kế hoạch đầu tư là khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp đã có 1 tài khoản ngân hàng, mở thêm tài khoản ngân hàng mới thì phải nộp hồ sơ bổ sung thông tin đăng ký thuế tại sở kế hoạch đầu tư.Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký thông báo tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư qua mạng điện tử theo luật mới nhất hiện nay. Không phải nộp mẫu 08/MST cho cơ quan thuế như trước. 

Theo điều 53 nghị định 78/2015/NĐ-CP

Phần 1: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng:

- Bước 1: Tải mẫu đăng ký mở tài khoản doanh trên web của ngân hàng bạn muốn đăng ký mở tài khoản [hoặc có thể tới trực tiếp chi nhánh – phòng giao dịch của ngân hàng đó để xin]- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng [ký đóng dấu]- Bước 3: Mang hồ sơ đến nộp tại Ngân hàng:+ Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng [Đã ký và đóng dấu]+ CMND của người đại diện [bản sao công chứng]+ Giấy phép đăng ký kinh doanh [bản sao công chứng]+ Giấy đăng ký mẫu dấu [bản sao công chứng]

Chú ý: Một số ngân hàng còn yêu cầu thêm: Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng...

Phần 2: Đăng ký / Thông báo tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư:

Quy định: tại Điều 9 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế như sau:

“Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có thay đổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 [mười] ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này.”

Nếu nộp chậm sau 10 ngày kể từ ngày được cấp tài khoản ngân hàng sẽ bị phạt hành chính theo Thông tư 166/2013/TT-BTC tại Điều 7. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định:

- Chậm từ 1 đến 10 ngày: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ

- Chậm từ 1 đến 30 ngày: Phạt từ 400.000 – 1.000.000

- Chậm quá 30 ngày trở lên: Phạt 800.000 đến 2.000.000

Nhưng hiện nay, CQT đã ngừng tiếp nhận mẫu số 08-MST khi đăng ký bổ sung tài khoản ngân hàngMà doanh nghiệp thực hiện đăng ký thông báo TKNH với sở kế hoạch đầu tư theo Nghị Định Số: 78/2015/NĐ –CPDựa vào quy định này mà cơ quan thuế và sở kế hoạch đầu tư đã thống nhất việc sở kế hoạch đầu tư sẽ nhận thay đổi thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Quy trình thực hiện đăng ký bổ sung tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:+ Phụ lục II-1 thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp [theo thông tư 20/2015/TT-BKHĐT] [Mẫu xem chi tiết cuối bài viết]+ Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng + Giấy ủy quyền hoặc Giấy giới thiệu người đi làm thủ tục [Mẫu xem chi tiết cuối bài viết]+ Chứng minh thư photo của người được ủy quyền.

- Bước 2: Scan toàn bộ hồ sơ ở bước 1 [Để gửi qua mạng]


- Bước 3: Truy cập vào Website: dangkykinhdoanh.gov.vn [Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia]+ Đăng ký tài khoản+ Gửi các H/S đã Scan ở bước 2 qua mạng

- Bước 4: Kiểm tra mail xem việc Tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đã thành công chưa [nếu chưa thì làm lại]


- Bước 5: In giấy biên nhận - Hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử đã hợp lệ trên web dangkykinhdoanh.gov.vn [ký đóng dấu phần người nhận kết quả] [đóng dấu giáp lai vì có 2 tờ]
- Bước 6: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ghi trên thông báo Hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ DN mang toàn bộ Hồ sơ ở bước 1 lên sở kế hoạch đầu tư để nộp
[Lưu ý: người được ủy quyền đi làm phải mang theo cả CMT gốc để đối chiếu, bản “Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng” mang theo 1 bản photo [để nộp] 1 bản gốc [để đối chiếu rồi mang về lưu trữ tại DN]

Sau khi các bạn làm xong 6 bước trên thì chúng ta sẽ nhận được một giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

=> Vậy là việc đăng ký bổ sung tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư đã hoàn tất.

Các mẫu biểu tham khảo:
1. Mẫu Phụ lục II-1 thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp [theo thông tư 20/2015/TT-BKHĐT]
2. Mẫu Giấy ủy quyền đi làm thủ tục

Download mẫu tại đây: Chat trực tiếp với tư vấn viên góc bên phải để lấy link nhé

Phần 3: Quy định xử phạt không đăng ký bổ sung tài khoản ngân hàng tại sở kế hoạch đầu tư

Quy định xử phạt không đăng ký bổ sung tài khoản ngân hàng tại sở kế hoạch đầu tư  đối với việc không nộp hay chậm nộp tài khoản ngân hàng đến sở kế hoạch đầu tư.

Theo quy định mới thì các bạn phải đăng ký bổ sung tài khoản ngân hàng tại sở kế hoạch đầu tư thay vì tại cơ quan thuế như trước đây. Rất nhiều bạn kế toán bở ngỡ với quy định mới này. 

Các quy định xử phạt không đăng ký bổ sung tài khoản ngân hàng tại sở kế hoạch đầu tư.Các trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được hướng dẫn từ Điều 49 đến Điều 54 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Vi phạm thời hạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ Điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP:

“Điều 31. Vi phạm quy định về về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

+ Đối với trường hợp đăng ký thay đổi nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật doanh nghiệp 2014:

“2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.”Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được hướng dẫn từ Điều 40 đến Điều 48 và Điều 56 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Vi phạm thời hạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ Điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP:

“Điều 25. Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Các mẫu biểu tham khảo:


1. Mẫu Phụ lục II-1 thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp [theo thông tư 20/2015/TT-BKHĐT]
2. Mẫu Giấy ủy quyền đi làm thủ tục

Tải mẫu tại đây: Chat trực tiếp với tư vấn viên để lấy link download nhé

Mời bạn xem thêm khóa kế toán thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2017 theo TT 200

Tham gia khóa học bạn sẽ được làm thực tế:

 1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop [Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc ]4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,+ Làm sổ sách kế toán+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học

7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học

Mời bạn xem thêm khóa kế toán thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2015 theo TT 200

Tham gia khóa học bạn sẽ được làm thực tế:

 1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop [Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc ]
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học

Video liên quan

Chủ Đề