Mổ u bã đậu bao lâu thì lành

1. Bóc u là gì? – Bóc u là thủ thuật lấy bỏ toàn bộ tổ chức khối u đi kèm với lớp vỏ bao bên ngoài ra khỏi bề mặt da.

– U phần mềm vùng hàm mặt đa phần là dạng u lành tính, một số u ngoài da thường gặp như: U bã đậu, u mỡ.

2. Những trường hợp được chỉ định bóc u?
2.1. U bã đậu – U nổi gồ trên bề mặt da, sờ mềm, có vỏ bọc, bên trong là tổ chức bã mềm như bã đậu, có màu vàng nhạt hoặc trắng trục. – U thường không gây cảm giác đau, không thoái hóa ác tính. – Nguyên nhân hình thành do tuyến bã nhờn ở lỗ chân lông hoạt động kém, khiến chất thải không thoát ra được, tích tụ lâu ngày tạo thành các cục u bã.

– U hay xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, nhiều dầu, nhiều chất bã như ở vùng mặt, vai, lưng, ngực,…

2.2. U mỡ – U có dạng hình tròn nằm dưới da, có ranh giới và vỏ bọc rõ, màu sắc da trên u bình thường và không gây đau đớn. – U có cấu tạo gồm 2 lớp: Bên ngoài là lớp màng mỏng bao bọc, bên trong là các tế bào mỡ, các mạch máu nuôi dưỡng. – Khi ấn nhẹ, u mềm, có thể dịch chuyển sang bên dễ dàng. – Kích thước u đa dạng từ vài mm đến vài chục cm.

– Nguyên nhân tạo thành do sự tập trung quá mức tế bào mỡ tại một vùng cơ thể.

3. Những trường hợp chống chỉ định bóc u tương đối?
3.1. Tại chỗ – Đang trong tình trạng nhiễm trùng cấp tính, cần điều trị nội khoa trước.

– Đang có bệnh lý cấp tính vùng hàm mặt kèm theo, cần điều trị trước.

3.2. Bệnh lý toàn thân – Bệnh nhân trong tình trạng đói bụng. – Thể trạng mệt mỏi, tâm lý yếu.

– Rối loạn về máu, bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, động kinh, tâm thần,… cần có hội chẩn của bác sỹ chuyên khoa.

4. Những trường hợp chống chỉ định bóc u tuyệt đối? – Bệnh nhân có sức khỏe thể trạng quá yếu, suy kiệt. – Bệnh nhân có các bệnh lý mãn tính mà không thể điều trị ổn định được: Máu khó đông, huyết áp cao, tiểu đường tiến triển.

– Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

5. Thời gian thực hiện bóc u?
– Tùy vào bản chất, vị trí, kích thước của từng khối u mà thời gian thực hiện thủ thuật dao động từ 30 phút – 1 tiếng.

6. Phương pháp thực hiện bóc u?
6.1. Điều trị nội khoa

Cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ

– Nâng cao thể trạng cơ thể bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng. – Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

– Dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau điều trị nhiễm khuẩn bổ trợ trước khi phẫu thuật.

6.2. Điều trị ngoại khoa – Sát trùng khối u bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%, dung dịch povidin 12%. – Gây tê tại chỗ hoặc trường hợp u mỡ có kích thước lớn [>5cm], chèn ép lên thần kinh và mạch máu lớn thì bệnh nhân được gây mê. – Dùng dao tạo đường phù hợp với kích thước khối u. – Cắt bỏ toàn bộ khối u và vỏ bọc. – Cầm máu và khâu đóng tổn thương. – Sát khuẩn, băng ép bên ngoài tổn thương.

– Bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau.

7. Những biến chứng nào xảy ra nếu không điều trị?

– U phát triển nhanh về kích thước sẽ cản trở vận động và chức năng của vùng cơ thể liên quan hoặc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. – Đặc biệt nếu u tạo thành ổ viêm, sẽ gây sưng, nóng, đỏ, đau,… dẫn tới hoại tử, chảy mủ.

– Khi bị bội nhiễm, hoại tử sẽ gây sưng tấy, đau đớn cho bệnh nhân.

8. Những điều cần biết trước khi bóc u?
8.1. Cung cấp thông tin, tiền sử y khoa – Tiền sử bệnh nhân: Đã từng nằm viện dài ngày hay phẫu thuật chưa, thời gian là khi nào. – Bệnh lý toàn thân: Cao huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn, bệnh lý về máu, tim mạch, xạ trị,… – Tiền sử dị ứng: Thuốc, thức ăn,… – Tiền sử gia đình: Cha mẹ, anh chị em ruột. – Thông tin khác: + Đã ăn cách đây bao lâu, hiện tại có đói bụng không. + Đang trong tình trạng: có thai, cho con bú, đang thời kỳ kinh nguyệt hay không [đối với bệnh nhân nữ].

– Lưu ý đối với bệnh nhân nhỏ tuổi hay người lớn tuổi cần có người nhà đi cùng.

8.2. Thông tin về các xét nghiệm cần thực hiện, chi phí và quyền lợi của bệnh nhân – Bác sỹ sẽ chỉ định những xét nghiệm cần thiết, điều dưỡng sẽ thông báo chi phí để bệnh nhân hoặc người nhà tiến hành tạm ứng. – Tùy theo mức độ tổn thương, điều dưỡng sẽ thông báo chi tiết chi phí điều trị sau khi có thuốc, vật tư và thủ thuật bóc u. – Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn làm sinh thiết, siêu âm, MRI hoặc CT Scan trong trường hợp u mỡ ở sâu hơn mô mỡ hoặc có tính chất bất thường cần phân biệt với ung thư tế bào mỡ. – Bác sỹ sẽ thông báo về các yếu tố nguy cơ, tai biến, biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi kết thúc thủ thuật.

– Bệnh nhân hoặc người nhà sẽ ký giấy cam kết trước khi tiến hành bóc u.

9. Những điều cần biết sau khi bóc u? – Thực hiện uống thuốc và chăm sóc tổn thương theo y lệnh của bác sỹ. – Bệnh nhân ăn uống bình thường, không cần kiêng khem. – Vệ sinh tổn thương, thay băng hằng ngày, giữ cho vết thương luôn khô ráo. – Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh chạm mạnh vào vùng hàm mặt mới bóc u. – Vết thương được cắt chỉ sau 5-7 ngày. – Sau khi cắt chỉ có thể sử dụng thuốc ngừa sẹo đối với các khối u ngoài mặt. Ví dụ: Dermatrix Ultra-Gel, Hiru Scar,…

– Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ để kiểm tra vùng phẫu thuật và thay đổi đơn thuốc phù hợp.

10. Những dấu hiệu cần tái khám ngay lập tức – Nếu có dị ứng thuốc cần ngưng sử dụng và tái khám.

– Các dấu hiệu nhiễm trùng:

Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt 38 độ trở lên, cần lập tức tái khám

+ Sốt 38 độ trở lên. + Chỗ vết thương ngày càng đau. + Tấy đỏ hoặc sưng phù lan rộng.

+ Mủ hoặc dịch chảy có mùi hôi từ chỗ khâu.

Với đội ngũ Bác sỹ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, Đơn vị Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng đã và đang chăm sóc sức khỏe răng miệng cho rất nhiều người dân Đà Nẵng và khu vực miền Trung.

Mổ u bã đậu hết bao nhiêu tiền và u bã đậu là gì? Những thắc mắc này đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người hiện nay khi có nhu cầu mổ u bã đậu. Do đó, nếu vẫn chưa biết mổ u bã đậu hết bao nhiêu tiền và một số thông tin về loại u này thì các bạn đừng bỏ lỡ nội dung bài viết dưới đây của Genk STF.

Xem thêm:

1. U bã đậu là gì?

U bã đậu còn có tên gọi khác là bướu nang bã. Đây là một khối u thường xuất hiện ở các khu vực là mặt, tai, vành tai, ngực, lưng nhưng là u lành tính.

U bã đậu có dạng hình tròn với cấu tạo là một lớp vỏ bọc bên ngoài, bên trong có màu vàng nhạt hoặc trắng đục nhìn khá giống bã đậu. Vì thế, người ta mới gọi loại u này là u bã đậu.

U bã đậu là u lành tính nên không gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc

Bản chất của u bã đậu như sau:

  • U bã đậu có bản chất là do tuyến bã ở lỗ chân lông tích tụ mà thành và chúng không thể thoát được ra ngoài. Do đó, bạn có thể hình dung loại u này như trứng cá bọc.
  • U bã đậu có lớp vỏ bọc bên ngoài và bên trong là chất bã mềm, màu vàng đục hoặc vàng nhạt. Khi chạm vào u thường mềm, rất di động nhưng không đau và nổi ngay trên mặt ra.
  • Kích thước u bã đậu sẽ lớn dần nhưng dù có lớn cũng không đau. Thế nhưng, u có kích thước lớn dễ dẫn đến viêm tấy đỏ đau nếu không may bị nhiễm trùng. Hoặc có thể gây cảm giác khó chịu ngay tại chỗ u.

2. U bã đậu hình thành do nguyên nhân nào?

Tuyến bã trong cơ thể có nhiệm vụ bài tiết chất bã. Chất bã sẽ đổ vào nang lông khi đi theo ống tuyến bã và sẽ được loại thải ra ngoài qua lỗ chân lông, giúp da được bôi trơn. Khi ống tuyến bã vì lý do nào đó mà bị tắc thì chất bã sinh ra sẽ tích tụ lại và được được đào thải ra bên ngoài. Lâu dần, chất bã tích tụ sẽ hình thành u bã đậu.

Vị trí xuất hiện u bã đậu thường là ở những khu vực da tiết nhiều mồ hôi dầu. Phổ biến là vai, mông, vành tai, tai, nách, lưng, ngực, mặt, bộ phận sinh dục…

Do đó, bạn cần chú ý giữ làn da sạch sẽ, khô thoáng nhằm đảm bảo lỗ chân lông thông thoáng, giúp việc loại bỏ chất bã ra bên ngoài được dễ dàng hơn. Vì thế, hạn chế và ngăn chặn sự hình thành u bã đậu.

3. U bã đậu nhận biết như thế nào?

Bạn có thể nhận biết u bã đậu qua những dấu hiệu sau đây:

  • Khi kích thước khối u còn nhỏ sẽ rất giống mụn bọc. Đây là lý do khiến nhiều người nghĩ là mụn bọc nên tự ý nặn mụn khiến u bã đậu tái phát nhiều lần.
  • Ban đầu, u không gây khó chịu và cũng không gây cảm giác đau. Thế nhưng, theo thời gian, lượng chất bã tích tụ ngày càng nhiều hơn nên kích thước khối u cũng tăng dần lên.
  • Khối u lớn dần theo thời gian sẽ nổi rõ lên trên mặt da. Bề mặt khối u nhẵn, mềm khi sờ vào. Khối u di động được nếu như chúng ta thực hiện ấn nắn.
  • Khối u càng tăng kích thích sẽ chiếm lĩnh không gian của các tổ chức xung quanh. Lúc này, người mắc sẽ cảm nhận được sự khó chịu và khu vực có khối u gây mất thẩm mỹ.
  • Tổ chức bã đậu trong u là môi trường lý tưởng để vi sinh vật phát triển mạnh mẽ. Nếu không may khối u bị nhiễm trùng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, phát triển sẽ gây sưng nóng, đỏ đau. Nghiêm trọng hơn, khối u còn xuất hiện tình trạng mưng mủ, có vết loét, hoại tử. Đến lúc này việc điều trị vừa tốn kém vừa khó khăn.

4. U bã đậu có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, u bã đậu là loại u lành tính và thường không gây đau nhức, khó chịu. Thế nhưng, khối u theo thời gian sẽ tăng trưởng về kích thước nên có thể gây ra những nguy hiểm tiềm tàng như:

  • Hoại tử tổ chức.
  • Viêm loét khối u.
  • Bội nhiễm vi khuẩn ngoài dẫn đến mưng mủ, tổn thương khối u.

Khi những biến chứng trên xảy ra thì tình trạng khó chịu, đau đớn vẫn sẽ xuất hiện và còn gây mất thẩm mỹ, gia tăng tình trạng tổn thương trên da. Do đó, mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng ta vẫn nên điều trị u bã đậu càng sớm càng tốt.

5. Điều trị u bã đậu bằng cách nào?

Phương pháp điều trị u bã đậu phổ biến và cho hiệu quả cao hiện nay là phẫu thuật. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ hết các tổ chức bên trong u cũng như cạo bỏ phần nhân u. Như vậy, việc điều trị sẽ triệt căn và ngăn ngừa tái phát.

Khi khối u có kích thước nhỏ từ 1 – 2cm thì phẫu thuật sẽ mang lại kết quả tốt. Đặc biệt, phẫu thuật lúc này sẽ giúp điều trị triệt để và sẹo để lại sau phẫu thuật cũng nhỏ.

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến và cho hiệu quả cao để điều trị u bã đậu

Đối với phẫu thuật điều trị u bã đậu chỉ là một tiểu phẫu đơn giản. Do đó, việc thực hiện chỉ mất khoảng 30 – 45 phút là đã hoàn thành mà rất nhẹ nhàng. Cụ thể như sau:

  • Trước khi thực hiện tiểu phẫu, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho bệnh nhân, sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành rạch khối u để loại bỏ chất bã bên trong. 
  • Khi đã loại bỏ hết chất bã, nhân u thì bác sĩ sẽ thực hiện cầm máu, khâu vết rạch lại. Ngay khi thực hiện xong, bệnh nhân không phải nằm viện theo dõi mà được về nhà ngay sau đó.
  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho bệnh nhân về uống để giảm bớt khó chịu, đau đớn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, tình trạng đau sau phẫu thuật vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng của con người và sẽ giảm dần sau vài ngày nên người bệnh không cần quá lo lắng.

6. Mổ u bã đậu hết bao nhiêu tiền?

Phẫu thuật [mổ] là phương pháp điều trị u bã đậu tốt và cho hiệu quả cao nhất hiện nay. Vậy mổ u bã đậu hết bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Chi phí phẫu thuật u bã đậu không lớn vì đây chỉ là tiểu phẫu và thời gian thực hiện nhanh chóng. Thế nhưng, mổ u bã đậu hết bao nhiêu tiền không có định mà có sự chênh lệch nhất định vì còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Kích thích u bã đậu: Kích thước các lớn thì chi phí mổ u bã đậu sẽ càng tăng.
  • Vị trí u bã đậu: U bã đậu tại những vị trí dễ thực hiện tiểu phẫu thì chi phí sẽ thấp hơn những vị trí khó thực hiện.
  • Mức độ nghiêm trọng của u bã đậu: U bã đậu đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hay chưa.
  • Tay nghề, trình độ chuyên môn của bác sĩ thực hiện.
  • Cơ sở y tế, bệnh viện thực hiện tiểu phẫu.

Mổ u bã đậu hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau nên chi phí dao động hiện nay từ khoảng 1.000.000 đồng – 4.000.000 đồng. Thực tế, mức chi phí có thể thấp hoặc cao hơn vì còn phụ thuộc vào việc thăm khám, thuốc sau tiểu phẫu. Do đó, để biết chính xác, bạn hãy đến thăm khám trực tiếp tại cơ sở mình lựa chọn để được cung cấp đầy đủ thông tin.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về u bã đậu cũng như mổ u bã đậu hết bao nhiêu tiền. Để đảm bảo việc mổ u bã đậu cho hiệu quả cao, ngăn ngừa tái phát, bạn nên thực hiện tại những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín và chuyên nghiệp.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI

Video liên quan

Chủ Đề