Nếu chọn màu sắc để miêu ta cuộc sống của mình bạn sẽ chọn màu gì tại sao

Để bước vào thế giới của nhiếp ảnh cũng như bất kỳ lĩnh vực mang tính nghệ thuật nào, trước tiên bạn cần phải nắm rõ nguyên lý cơ bản về màu sắc. Hiểu rõ những nguyên lý này không chỉ giúp bạn thưởng thức trọn vẹn các tác phẩm nghệ thuật mà còn nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo cho bản thân hiệu quả.

Ánh sáng và màu sắc

Nếu bạn muốn học cách làm chủ về màu sắc và sáng tạo với nó, trước tiên bạn cần hiểu bản chất màu sắc là gì?

Màu sắc là thuộc tính của cả vật thể và ánh sáng, nó bắt nguồn từ mắt hoặc não của người quan sát. Nói cách khác, màu sắc là sự kết hợp của ba yếu tố nguồn sáng, vật thể và người quan sát. 

Trong khi đó, ánh sáng là một phần của quang phổ điện từ và mắt người chỉ nhạy cảm với một dải bước sóng nhỏ gần giữa quang phổ. Khi bức xạ trong phần quang phổ nhìn thấy được này chiếu vào mắt, não sẽ cảm nhận được ánh sáng và màu sắc đó.

Nếu chọn màu sắc để miêu ta cuộc sống của mình bạn sẽ chọn màu gì tại sao

Hầu hết các cảm biến của máy ảnh và máy quay phim đều được sản xuất với cùng một phạm vi sóng mà mắt người có thể nhìn thấy. Nên để tận dụng tốt nhất khả năng biểu đạt của màu sắc, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của màu sắc và sự tác động của nó.

Vòng thuần sắc và các hệ màu 

Tất cả các màu liệu có thể được tạo ra bằng cách trộn ba màu cơ bản?

Những màu cơ bản là những màu sắc khi kết hợp với nhau theo các tỷ lệ nhất định sẽ tạo ra một màu sắc mới, các màu này nằm trong dải ánh sáng mà mắt người nhìn thấy được. RGB và CMYK là hai hệ màu được tạo nên từ những màu sắc cơ bản khác nhau.

RGB là hệ màu được tạo nên từ 3 màu cơ bản bao gồm: màu đỏ, xanh lục và xanh lam. Ba màu này sẽ được kết hợp theo các tỷ lệ khác nhau để tạo ra các màu sắc mà bạn nhìn thấy trên màn hình máy tính, ti vi hoặc trên các thiết bị điện tử khác như camera…

CMYK là hệ màu trừ, chúng được tạo nên từ việc hấp thụ một phần ánh sáng. Bản chất màu sắc mà chúng ta nhìn thấy được không phải là tự vật thể đó phát ra ánh sáng mà là sự phản xạ ánh sáng từ các nguồn sáng khác chiếu tới. Vì vậy, khi ánh sáng bị hấp thụ chúng ta sẽ không thể nhìn được phần ánh sáng đó. Với cơ chế tạo màu này, CMYK thường được sử dụng nhiều trong in ấn.

Nếu chọn màu sắc để miêu ta cuộc sống của mình bạn sẽ chọn màu gì tại sao

CMYK không thể tái tạo tất cả màu sắc giống như RGB, đó là lý do tại sao người dùng cần lưu ý chỉnh hệ màu ngay từ ban đầu để tối ưu nhất cho từng mục đích sử dụng, tránh trường hợp hình ảnh hiển thị trên màn hình và khi in ra không giống nhau.

Mối quan hệ của hệ màu với quang phổ 

Bạn có tự hỏi tại sao RGB và CMYK luôn được viết theo thứ tự này (mà không phải là GRB hoặc YCKM). Đó là vì:

  • Các màu của quang phổ thường được liệt kê theo thứ tự tần số tăng dần: đỏ, cam, vàng, lục, lam và tím - ROYGBV;
  • Phổ màu này gần như được chia thành ba phần tương ứng với màu đỏ, xanh lục và xanh lam. Do đó từ ROYGBV chúng ta có RGB.
  • Hệ màu trừ được viết theo thứ tự các màu trừ là các màu đối lập của chúng, do đó RGB sẽ dẫn đến CMY (K = đen).

Nếu chọn màu sắc để miêu ta cuộc sống của mình bạn sẽ chọn màu gì tại sao

Phản xạ của mắt người với màu sắc

Cũng giống như các thiết bị thu nhận hình ảnh khác, mắt người có thể nhận biết và phân biệt được các màu sắc khác nhau nhờ cấu tạo từ 3 loại tế bào nhạy sáng với 3 gam màu cơ bản: Đỏ - Xanh lục - Xanh lam (RGB).

Mắt người có nhiều thành phần quang đa dạng, trong đó chịu trách nhiệm chính cho khả năng khúc xạ toàn bộ của mắt là võng mạc. Võng mạc có cấu tạo gồm nhiều lớp, với hai loại tế bào cảm nhận được ánh sáng là hình nón và hình que. Trong đó, tế bào hình que có chức năng nhận biết được hình dạng và độ sáng của vật trong điều kiện ánh sáng yếu nhưng không phân biệt được màu. Ngược lại, các tế bào hình nón cho khả năng cảm màu tốt trong điều kiện nhiều ánh sáng. 

Mặt khác, não bộ con người luôn coi Local color (màu sắc cục bộ) và tone (sắc thái) là ổn định và không đổi. Giải thích cho điều này, khi chiếu các ánh sáng có màu sắc khác nhau vào vật thể mắt người vẫn sẽ nhìn thấy màu sắc ban đầu của vật thể đó. Ví dụ dễ hiểu như khi chiếu ánh sáng màu xanh và màu vàng vào một chiếc áo màu đỏ, con người vẫn nhận định chiếc áo đó có màu đỏ. Tuy nhiên, nếu đặt các nguồn sáng này cạnh nhau và cùng dọi vào hai chiếc áo màu giống nhau thì khi đó màu sắc của 2 chiếc áo này sẽ khác nhau đó.

Một ví dụ nữa thể hiện sự khác biệt của phản ứng mắt người với màu sắc là nghiên cứu của giáo sư Edward H. Adelson - Học viện MIT. Thí nghiệm này ông đánh dấu 2 ô A và B, hai ô này thực chất có cùng một mức độ xám (thật khó tin phải không). Nhìn vào hình đầu tiên, do mắt chúng ta cố xác định vùng đổ bóng và tự bù trừ nên sẽ nhìn thấy 2 ô này có 2 màu khác nhau. Tuy nhiên, khi cô lập hai ô này ra khỏi vùng khác, chúng ta sẽ thấy một sự thật là chúng có cùng một mức độ xám. 

Nếu chọn màu sắc để miêu ta cuộc sống của mình bạn sẽ chọn màu gì tại sao

Vì vậy, chúng ta có thể tìm cách loại bỏ những ngữ cảnh bên ngoài để nhìn thấy màu sắc thực của chúng. Để làm được điều này, trước tiên, chúng ta cần nhận thức được những phỏng đoán xảy ra trong nền nhận thức thị giác của mình, sau đó học cách cô lập những màu sắc mà chúng ta muốn đánh giá.

Đặc tính của màu sắc

Hệ màu chia tất cả các màu thành ba phép đo: Hue, Value và Saturation.

  • Hue: được coi là yếu tố căn bản của màu sắc và có thể chuyển hóa thành màu mới với 3 dạng: Tint; Tone; Shade (Tint: màu gốc pha với màu trắng; Shade: màu gốc pha với màu đen; Tone: màu gốc pha với cả màu trắng và đen).
  • Value: Đặc tính này cho biết mức độ sáng và tối của một màu (Value càng cao tông màu sẽ càng trắng).
  • Saturation: Thể hiện mức độ đậm, nhạt của màu sắc trong các điều kiện ánh sáng mạnh, yếu khác nhau.

Cân bằng trắng và nhiệt độ màu

Màu sắc chính xác của một bức ảnh là sự kết hợp giữa nhiệt độ màu của ánh sáng trên chủ thể và cân bằng trắng trong máy ảnh. Cân bằng trắng thực chất là sự điều chỉnh về cường độ màu sắc trong một bức ảnh. Nó sẽ giúp bức ảnh của bạn hiển thị chính xác các màu cụ thể, đặc biệt là các màu trung tính và dễ chịu với mắt nhìn hơn. 

Trong khi đó, nhiệt độ màu được quy ước bằng đơn vị Kelvin (K). Nhiệt độ Kelvin càng cao sẽ cho màu sắc càng lạnh hơn, ngược lại nhiệt độ Kelvin càng thấp sẽ cho màu sắc càng ấm hơn. Nhiệt độ màu trên 5.000K được gọi là màu lạnh (trắng xanh); nhiệt độ màu thấp hơn (2.700–3.000K) được gọi là màu ấm (từ trắng vàng đến đỏ).

Nếu chọn màu sắc để miêu ta cuộc sống của mình bạn sẽ chọn màu gì tại sao

Nếu cài đặt cân bằng trắng trên máy ảnh không chính xác tại thời điểm chụp ảnh, bạn sẽ nhận ra khung hình sẽ có tín hiệu màu nhẹ hoặc mạnh (thường là xanh lam hoặc vàng). Tuy nhiên bạn vẫn có thể lưu hình ảnh nếu chụp ở định dạng RAW và sau đó điều chỉnh lại cân bằng trắng trong quá trình hậu kỳ theo ý muốn. 

Kết luận

Màu sắc hiện hữu quanh cuộc sống của chúng ta hàng ngày, hãy thử tưởng tượng một thế giới không có màu sắc sẽ ảm đạm, tẻ nhạt đến nhường nào. Màu sắc giúp chúng ta biểu đạt cảm xúc, nhận thức rõ ràng qua từng khung hình. Vì vậy, để chinh phục được thị giác người nhìn cũng như truyền đạt tốt nhất ý đồ qua mỗi bức ảnh chắc chắn bạn cần hiểu rõ về màu sắc và cả những nguyên tắc phối màu của nó. Hãy thực hành ngay những lý thuyết trên để sớm trở thành master trong ngành nhiếp ảnh bạn nhé!

Để việc sử dụng ví lâu dài và cảm xúc yêu thích bền bỉ đối với chiếc ví mình mua, việc lựa ra màu sắc mong muốn để phù hợp với tính cách của mình trở thành một mối quan tâm không nhỏ. 

Vì vậy, Leonardo xin được đưa ra gợi ý nho nhỏ để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc quyết định màu sắc cho chiếc ví của mình!

Nếu chọn màu sắc để miêu ta cuộc sống của mình bạn sẽ chọn màu gì tại sao

1. Màu đen

Được đánh giá là một trong những màu ấn tượng nhất. Tuy nhiên, màu này lại là màu sắc của chi tiết, và vì thế những người ưa màu đen trên thực tế là người rất thích giải quyết mọi vấn đề một cách chi tiết, triệt để. Là người làm việc trong các ngành như thống kê, sổ sách, tuýp người này tỏ ra có ích nhất trong xã hội khi tham gia các công việc mang tính chất tỉ mỉ, cặn kẽ. Tuy nhiên, điểm yếu của họ là không tự quyết, thường phải có lãnh đạo chỉ dẫn để có thể biết việc mình phải làm.

Dưới sự hướng dẫn tận tình, họ sẽ thể hiện trọn vẹn năng lực và giải quyết mọi rắc rối một cách xuất sắc bất ngờ. Không những thế, những người ưa màu đen là đối tượng hay tìm kiếm những sai lầm của người khác, và nếu là người tích cực, họ sẽ xông xáo xắn tay giúp bạn giải quyết những điều đó.

Nội tâm của những người thích màu đen thường là phong phú, họ giấu kỹ suy nghĩ và không muốn những mối quan hệ giao tiếp quá rộng, cũng như không muốn bị ai đọc được cảm nhận của mình. Thế giới quan của người ưa màu này luôn bó hẹp, họ tự dựng những rào cản để bản thân khó vươn ra ngoài, và chính họ cũng không hào hứng với việc tìm đến người xung quanh.

2. Màu xanh da trời

Đây là sắc màu của những xúc cảm. Vì thế, người thích tông màu này thường sống hướng nội và không thích giãy bày chân thành những cảm xúc của mình với những người xung quanh. Thay vì thể hiện, họ ngồi một chỗ, vờ nhìn nhận thế quan bằng con mắt của người thờ ơ, tuy nhiên thực chất lại đánh giá tất cả bằng cái đầu nhiều suy tưởng. Không quá hướng tới tính logic, thực tiễn của vấn đề, người ưa màu xanh thường đưa ra quyết định dựa trên chính cảm nhận của mình. Không chỉ có vậy, tuýp người này còn rất dễ bị dao động bởi suy nghĩ của những người xung quanh mình.

Nếu chọn màu sắc để miêu ta cuộc sống của mình bạn sẽ chọn màu gì tại sao

3. Màu xanh lá cây

Đây là màu của sự hàn gắn, và do vậy những người ưa màu này luôn thể hiện tính cách chân thành, ưa giúp đỡ, thích quan tâm và trợ giúp cho người xung quanh. Là người hợp với các lĩnh vực như y tế, từ thiện… tuýp người này không ưa mạo hiểm trong các nghề như kinh doanh, môi giới. Với tính cách thích giữ bí mật cho riêng mình và biết tôn trọng sự riêng tư của người xung quanh, những người này hài lòng với việc trở thành người lắng nghe, chia sẻ. Người ưa màu xanh lá cây thường rất được mọi người tin tưởng và yêu quý bởi chính sự chân tình của họ. Không chỉ có vậy, họ cố dành thời gian quan tâm tới tất cả mọi người, đồng thời đóng vai trò là vị quan tòa tuyệt vời trong mọi cuộc cãi vã. Tóm lại, đó là một ngưòi bạn hoàn hảo.

4. Màu cam

Màu cam là sắc màu của tự nhiên, và do đó những ngưòi ưa màu này, về bản chất đã là những hướng ngoại, ưa hòa mình vào thế giới xung quanh để cảm nhận và khám phá. Thay vì ngồi một mình trong nhà, thưởng thức sự tĩnh lặng, họ tìm đến thế giới tự nhiên và tạo sự thư thái cho chính bản thân. Nếu chẳng may bị bắt ép ở nhà, họ có thể sẽ phát bệnh lên mất.

Với bản tính của mình, những người ưa màu cam đặc biệt thích động vật, du lịch và… làm nông nghiệp. Ngoài ra, người ưa màu cam không phải tuýp người có thể thù giận lâu, họ dễ dàng tha thứ nếu bạn biết nhận lỗi. Họ còn sẵn sàng chìa tay ra giúp bạn, nếu bạn gặp khó khăn và cần đến sự giúp đỡ.

Với tính cách của mình, tuýp người này đặc biệt ưa mạo hiểm, tuy nhiên trong một chừng mực nào đó, họ luôn cố gắng nắm bắt những gì đang diễn ra với cuộc sống của chính mình. Thế mạnh của tuýp người này là ưa học hỏi, trải nghiệm và khám phá. Ngoài ra, họ đặt nhiều niềm tin vào những điều thần bí và cho rằng, đó là nguồn may mắn cho cuộc sống của chính mình.

Nếu chọn màu sắc để miêu ta cuộc sống của mình bạn sẽ chọn màu gì tại sao

5. Màu hồng

Đây là sắc màu của sự hạnh phúc, hòa bình. Những người ưa màu hồng vì thế thường là người có tâm trạng vui vẻ, phấn khởi, hoặc luôn đi tìm kiếm những niềm vui cho cuộc đời mình. Nhìn nhận thế giới quan với tâm hồn tràn đầy sự háo hức, tuýp người này luôn muốn vẽ sự phấn chấn ấy cho vạn vật quanh.Thậm chí, khi tiếp xúc với bất cứ ai, ngưòi ưa màu hồng cũng luôn cố gắng tìm ở đối tác những điểm tốt đẹp nhất, hoặc giả họ sẽ có sự giải thích hợp lý nhất để bù đắp cho khiếm khuyết của đối phương.

Trong công việc, người ưa màu hồng thường lặng lẽ đi tìm cho mình cách tốt nhất để tiếp cận vấn đề và đưa ra cách giải quyết của riêng mình. Với tính cách này, họ thường bị đánh giá là hơi chậm chạp. Trên thực tế, người ưa màu này thường nhìn đời qua cặp kính hồng, và như thế, họ luôn đăt kỳ vọng vào sự thành công trọn vẹn của mọi thứ diễn ra, dù cho hiện thực có thể không được hoàn hào như vậy. Với những người xung quanh, họ thường tỏ ra nhút nhát, tuy nhiên đằng sau đó là cái đầu khá thông minh và nhạy bén. Tuy nhiên, họ không mấy tự tin với những gì mình làm được và luôn có cảm giác bị soi xét một cách quá kỹ lưỡng. Ở bên tuýp người này, bạn sẽ thấy họ luôn tìm mọi cách để chiều chuộng và khiến bạn phải hài lòng.

6. Màu tím

Người ưa màu tía là tuýp người luôn nỗ lực hết mình để vượt qua những giới hạn của chính bản thân, đặc biệt là mặt tâm hồn, cảm xúc. Để tiếp thu kiến thức, họ thường là một con mọt sách cần mẫn, hết mình, đồng thời không ngần ngại khám phá bản thân cũng như thế giới xung quanh để tìm ra câu trả lời mà mình mong muốn.

Bên cạnh đó, những người ưa màu tía thường có xu hướng thích tìm hiểu về tôn giáo và thông qua điều đó, họ tạo cho bản thân cảm giác như thể mình đã đạt đến một điều gì đó lớn lao, ý nghĩa. Cũng như vậy, người ưa màu tía thích được giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình. Tuy nhiên, nhược điểm của những người này là họ thường phải chật vật đấu tranh và thậm chí là luôn phê phán chính mình để đạt được những thành quả tốt nhất.

7. Màu đỏ

Màu đỏ là màu sắc của những xúc cảm nồng nàn, năng lượng sống dồi dào và sự năng động. Người ưa tuýp màu này thường là những người có hình thức gây ấn tượng, biết tạo sức cuốn hút đặc biệt với người khác phái. Theo lẽ thường, đàn ông thường mê đắm những người đàn bà thích diện màu đỏ, dù cho cô gái ấy không thực sự quá xinh đẹp giữa một rừng nhan sắc. Không chỉ có vậy, tuýp người này tỏ ra thích quyền lực và luôn muốn được nắm trong tay quyền kiểm soát, chỉ đạo. Khi một người lựa chọn trang phục màu này, họ ngấm ngầm nói với bạn về sự tự tin của mình, đồng thời cho bạn thấy sự mạnh mẽ, dũng khí ngập tràn trong ý chí của họ, và lôi cuốn bạn phải đi theo. Đòi hỏi sự điềm đạm ở một người ưa màu đỏ là điều rất khó, tuy nhiên sau những trận cuồng nộ như núi lửa phun trào, họ sẽ sớm dịu lại và trở nên dễ mến đến bất ngờ trong mắt bạn.

8. Màu xanh

Bẩm sinh những người ưa màu vàng đã ẩn chứa trong mình khả năng tính toán, kinh doanh thiên phú. Những người này sẵn sàng cho bạn thấy họ đã thành công như thế nào trên con đường học vấn theo những hướng khác nhau, và nhờ đó đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ, dù cho phải vượt qua những khó khăn không nhỏ. Là nhà lãnh đạo thiên bẩm, tuýp người ưa màu vàng luôn biết cách sắp xếp các suy nghĩ trong đầu óc một cách trật tự, khuôn khổ. Mỗi chi tiết nhỏ đều cần phải được phân tích kỹ càng trước khi được sử dụng, và vì thế, những người này rất thích chơi những trò trí tuệ như cờ tướng, cờ vua…  

9. Màu trắng

Màu của sự tinh khiết, trong lành, gợi suy tưởng về những bông tuyết nhẹ đầu mùa, đem lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, những người ưa màu trắng lại không đơn thuần là những sinh vật “tinh khiết” đến vậy. Nếu để ý, bạn sẽ thấy ẩn giấu sau sự nhút nhát, e thẹn mà họ thể hiện là một tính cách đặc biệt. Họ sẵn sàng chờ đơị một cách kiên nhẫn để được chú ý, sau đó dần dần khiến đối phương phải quan tâm, tìm hiểu mình. Trên thực tế, tuýp người này là những người khá thẳng thắn, và khi đã có cơ hội để trình bày, họ thường không giấu giếm những suy tưởng của bản thân. Không quá quan tâm đến những ý kiến của người khác, tuýp người ưa màu trắng luôn đề cao quan điểm của chính bản thân, và chỉ cần họ thấy đúng, thế là đủ. Tóm lại, đó là những con người luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào chính mình.

Với mỗi màu sắc thường tương ứng với một vài đặc điểm tính cách nhất định, Leonardo hi vọng rằng các bạn có thể tìm được màu sắc đồng điệu với tâm hồn của mình.