Nghĩa sở chỉ là gì

Nguyễn, Thiện Giáp

Trong nhiều ngôn ngữ có sự song tồn của cặp thuật ngữ mà khi dịch sang tiếng Việt thường được dịch là “nghĩa” hoặc “ý nghĩa” [tiếng Anh: meaning và sense; tiếng Pháp: signification và sens; tiếng Đức: Bedeutung và Sinn; tiếng Nga: значение và смысл]. Trước đây, người ta thường đồng nhất cái được biểu đạt [sở biểu] với nghĩa cho nên những cặp thuật ngữ trên đây có thể được dùng lẫn lộn, thay thế lẫn nhau. Ngôn ngữ học hiện đại phân biệt nghĩa [meaning] và ý nghĩa [sense] của đơn vị ngôn ngữ. Ý nghĩa là cái sở biểu của đơn vị ngôn ngữ, còn nghĩa là mối quan hệ giữa năng biểu và sở biểu. Như thế, nghĩa của từ là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó. Vì từ [cũng như các đơn vị ngôn ngữ khác] có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác cho nên, nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn như nghĩa sở biểu, nghĩa sở thị, nghĩa sở chỉ, nghĩa sở dụng, nghĩa ngữ pháp.

2.2.2 Nghĩa của từ ngữ:

Khái niệm nghĩa của từ vựng:

  1. Nghĩa của từ là bản thể. Gồm có các ý kiến sau:

                     - Nghĩa của từ là đối tượng.

                     - Nghĩa của từ là những hiện tượng tâm lí.

                     - Nghĩa của từ là chức năng.

                     - Nghĩa của từ là sự phản ánh đối với hiện thực.

  1. Nghĩa của từ là quan hệ: Theo khuynh hướng này có các ý kiến đáng chú ý sau:

                       - Nghĩa của từ là quan hệ giữa tín hiệu và đối tượng.

                       - Nghĩa của từ là quan hệ giữa tín hiệu, khái niệm và đối tượng.

Như vậy, có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung tinh thần- chức năng mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống [cấu trúc] của ngôn ngữ.

- Trong tam giác ngữ nghĩa, một đỉnh là từ - ngữ âm [cái biểu hiện], một đỉnh là cái sở chỉ [đối tượng mà từ biểu thị], một đỉnh là cái sở biểu [ý hay ý niệm về đối tượng được phản ánh trong nhận thức con người].

  • Quan hệ giữ từ - ngữ âm và cái sở biểu là quan hệ biểu trưng.
  • Quan hệ giữ cái sở biểu và cái sở chỉ là quan hệ quy chiếu [quan hệ phản ánh]. Mối quan hệ này rấtchặt chẽ: cái sở biểu là sự phản ánh những đặc điểm của cái sở chỉ trong nhận thức của con người. Tuy nhiên mối quan hệ giữa chúng không phải là 1 – 1. Bởi vì một cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ [chẳng hạn cái sở biểu của “chim” ứng với nhiều loại chim khác nhau trong thực tế]. Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào nhiều cái sở biểu [chẳng hạn cũng một người có thể vừa là mẹ vừa là cô giáo]
  • Quan hệ giữa từ - ngữ âm và cái sở chỉ là quan hệ thay thế hay gọi tên. Đây là quan hệ không trực tiếp mà chỉ quan hệ thông qua sở biểu. [Vì vậy nên mới dùng nét đứt để nối từ và cái sở chỉ].
  • Cái sở biểu và cái sở chỉ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau:

+ Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau.

+ Một cái sở chỉ có thể thuộc những cái sở biểu khác nhau.

    1. Phân biệt nghĩa và sở chỉ

a] Nghĩa

Nghĩa của từ là nội dung tinh thần- chức năng mà từ biểu hiện về một loại thực thể bào đó.

Vd: Những đặc điểm “động vật biết bay, có lông vũ, có cánh” là thành nội dung tinh thần- chức năng của “chim”.

b] Sở chỉ: Là đối tượng mà từ biểu thị hay gọi tên. Quan hệ giữa một biểu thức ngôn ngữ với vật sở chỉ được gọi là sở chỉ.

          Vd: Chim cánh cụt là loài chim sống ở Nam Cực. Tuy nó có cánh nhưng nó lại không biết bay. –> nhờ quan hệ giữa vật sở chỉ và biểu thức ngôn ngữ mà ta có thể hiểu ngay được “nó” ở đây là “chim cánh cụt” -> Nó và chim cánh cụt là đồng sở chỉ.

Từ nào cũng có nghĩa, nhưng không phải từ nào cũng có sở chỉ

Vd: từ “hoa” trong từ điển, “hoa là một bộ phận của cây”  thì không hề có sở chỉ. Trong khi “hoa có hình dáng nhỏ, canh có màu trắng, nhụy vàng, có mùi thơm và có thể cao đến 80cm” thì ta biết đó là hoa Thủy Tiên, vậy từ “hoa” ở đây có sở chỉ.

    1. Các thành tố nghĩa của từ ngữ.
  1. Nghĩa sở chỉ:

Ý nghĩa biểu vật còn được gọi là ý nghĩa sự vật hoặc ý nghĩa sở chỉ: là mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị [cái sở chỉ]. Đối tượng mà từ biểu thị lại không phải chỉ là những sự vật mà còn là các quá trình, tính chất, hoặc hiện tượng thực tế nào đó.  Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ.

Đó là quan hệ của từ với ý, tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện. Khái niệm hoặc biểu tượng có quan hệ với từ được gọi là cái sở biểu và quan hệ giữa từ với cái sở biểu được gọi là nghĩa sở biểu. Thuật ngữ ý nghĩa, thích hợp nhất là dùng để chỉ nghĩa sở biểu.

Cái sở biểu là sự phản ánh của đối tượng trong nhận thức của con người.

Đó là quan hệ của từ với người sử dụng [người nói, người viết, người nghe, người đọc]. Người sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn không thờ ơ đối với những  từ ngữ được dùng. Họ có thể bộc lộ thái độ hay cảm xúc của mình với những từ ngữ và qua đó tới cái sở chỉ và cái sở biểu của từ ngữ. Quan hệ của từ với người sử dụng được gọi là nghĩa sử dụng. 

Mỗi từ đều nằm trong một hệ thống từ vựng, có quan hệ đa dạng và phức tạp với những từ khác. Quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống được gọi là nghĩa kết cấu.

Video liên quan

Chủ Đề