Người câm điếc gọi là gì

Đình Cao

Đối với người không may bị mất một phần thân thể hoặc bị hỏng liệt một giác quan nào đó thì từ ngữ mà cộng đồng xã hội dùng gọi họ có tác động rất lớn đến tâm lí, tư tưởng , tình cảm và đời sống tinh thần của họ. Từ đó nảy sinh một vấn đề là: Có nên gọi những người bị tật nguyền bằng những từ ngữ lâu nay ta quen dùng hay cần thay thế bằng những từ ngữ tế nhị, dễ chấp nhận hơn? Đài Phát thanh T.N.VN  vừa nêu vấn đề thảo luận là: "Nên dùng từ tàn tật hay khuyết tật, dùng từ người mù, người câm điếc hay người khiếm thị, người khiếm thính? Chúng tôi xin được góp bàn mấy ý kiến sau đây:

1. Có nên thay từ tàn tật bằng từ khuyết tật?
Hai từ tàn tật và khuyết tật đều là từ song tiết gốc Hán, giống nhau ở vế sau, đó là chữ tật, nghĩa là "hỏng liệt một bộ phận của cơ thể hoặc một giác quan nào đó bị huỷ hoại". Sự khác biệt căn bản giữa hai từ tập trung ở vế đầu. Trong từ tàn tật - hiện dùng phổ biến - đó là chữ tàn. Tàn gợi ấn tượng về sự héo mòn, suy sụp, tàn phế. Nghe hai chữ tàn tật, những người được định danh - vốn mang nặng mặc cảm tự ti - dễ rơi vào trạng thái bi quan, chán nản, đau khổ. Trái lại, chữ khuyết - trong khuyết tật - không gợi ra cảm giác đó. Khuyết chỉ có nghĩa "thiếu vắng một bộ phận nào đó của cơ thể". Đây là cách nói tránh, nói giảm nhằm dịu phần nào nỗi đau của những người gặp cảnh ngộ bất hạnh. Thiếu [hoặc mất] có nghĩa là còn có thể bù đắp bằng các phương tiện bổ trợ [như nạng gỗ, xe lăn, chữ nổi, máy trợ thính v.v... ]. Tóm lại, từ khuyết tật không gợi tự tưởng bi quan, yếm thế, vẫn có hướng đi lên. Vì những lí do đã nêu, tôi nghĩ rất nên thay thế từ tàn tật bằng từ khuyết tật.

2. Gọi người mù, người câm điếc hay thay bằng từ người khiếm thị, ngưòi khiếm thính?

Khác trường hợp cặp từ tàn tật/khuyết tật, các từ mù, câm, điếc và khiếm thị, khiếm thính có nguồn gốc khác nhau, do đó có những đặc điểm và sắc thái đối lập nhau. Mù, câm, điếc là ba từ thuần Việt, nghe quen thuộc, nôm na, dễ hiểu. Chúng biểu hiện ý nghĩa sự vật cụ thể, sống động [ở đây là nhân vật], gợi liên tưởng, gợi hình ảnh trực quan về  tật nguyền. Hơn nữa, ba từ này còn xuất hiện trong những lời nói bất nhã [Ví dụ: Mắt mù à? Đồ điếc lác, Câm mồm!] nên dễ gợi đến sắc thái dung tục.

Trái lại khiếm thị, khiếm thính thuộc lớp từ  Hán - Việt. Đặc điểm chung của từ Hán - Việt là không gợi hình ảnh hiển hiện về sự vật mà chỉ gợi ra ý niệm. Khiếm thị nghĩa là "thiếu giác quan nhìn", khiếm thính nghĩa là "thiếu giác quan nghe". Đặc điểm thứ hai của của từ Hán - Việt là nội dung nghĩa khôn hiển lộ, chỉ thấp thoáng mơ hồ, không diện mạo, không vận động. Bởi vì trong thực tế cuộc sống ta chỉ gặp người mù, người điếc câm chứ không thấy khiếm, không thấy thị, không thấy thính ở đâu. Nhưng chính cái vẻ thấp thoáng mơ hồ trong trường hợp này lại trở thành lợi thế, vì nó làm cho nhược điểm - cũng là nỗi đau tật nguyền của những người không may bị mù, bị câm điếc - dường như được làm mờ nhạt, làm dịu bớt nhờ cách định danh giảm nhẹ, đúng hơn, nhờ hình thức nhã ngữ [dùng từ ngữ nhã nhặn thay cho từ thô]. Tóm lại, chúng tôi thấy tên gọi người khiếm thị, người khiếm thính có ưu thế hơn hẳn cách gọi cũ là người mù, người câm điếc. Chúng tôi đề nghị cần chính thức dùng hai từ người khiếm thị, người khiếm thính thay cho những từ cũ [người mù, người câm điếc] trước hết trong các văn bản của Nhà nước, chỉnh sửa tên của các hội, các trưòng học, các làng dành cho người khuyết tật, rồi quảng bá cách gọi mới này trong cộng đồng xã hội.

[Báo Văn nghệ, số 37, 16/9/2006]

Page 2

Điếc tai là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên như bẩm sinh, bị tổn thương trong quá trình trưởng thành, hoặc mắc một căn bệnh nào đó ảnh hưởng đến trung khu thính giác ở não, hoặc thần kinh thính giác, điếc bẩm sinh.

Nguyên nhân điếc tai thường gặp

Bệnh câm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, với biểu hiện rõ nhất là trạng thái không nói được. Vậy “Tại sao người câm thường bị điếc?”. Hãy cùng Heargo tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Lý giải hiện tượng người câm bị điếc

Để hiểu rõ về trường hợp người câm thường bị điếc có đúng hay không? Trước tiên, bạn cần biết được bệnh câm là gì? Và dấu hiệu của chúng ra sao?

Bệnh câm là trạng thái không nói được. Hầu hết những người bị câm là do bị điếc từ nhỏ. Tuy không gây hại trực tiếp đến sức khoẻ, nhưng nếu không phát hiện ngay và có phương pháp điều trị đúng cách, bệnh có thể ngày càng nghiêm trọng.

Dấu hiệu của bệnh câm điếc:

- Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Khi gặp tiếng động lớn, không có phản ứng như khóc, giật mình,...

- Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Không phân biệt được các âm thanh như tiếng nói của bố mẹ, tiếng động,… không xác định được hướng giọng nói

- Trẻ từ 5-9 tháng tuổi: Không hiểu được ý người lớn đưa ra, vì vậy không có phản ứng làm theo.

- Trẻ từ 10-12 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé bắt đầu học nói, tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh.

Theo dõi quá trình phát triển của trẻ để kịp thời phát hiện bệnh câm điếc

Thực tế, con người có thể nói chuyện được với nhau là hoàn toàn nhờ việc học nói. Đây là một quá trình phức tạp trong quá trình nhận biết từ khi mới sinh ra. Phần lớn trẻ em nói được đều nhờ việc giao tiếp với mọi người xung quanh từ cha mẹ, người thân cho đến bạn bè, thầy cô. Chúng bắt chước người lớn để rồi dần dần biết nói.

Nếu như không may, một em nhỏ từ lúc mới sinh ra đã mất khả năng nghe, hoặc bị điếc thì lúc này đứa trẻ đó không thể tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài để làm theo. Điều này dẫn đến trẻ cũng không thể học nói được, có chăng trẻ chỉ có thể phát ra một số âm đơn điệu và thường gọi đó là bệnh câm điếc.

Còn đối với người câm thì không hoàn toàn gây nên bệnh điếc vì nó không có tính liên quan bắt buộc nào. Cơ quan phát âm là thanh đới, bộ phận này tách biệt với thính giác ở người. Tuy vậy, khi bị câm thì người bệnh dù nghe được nhiều hay ít thì cũng khó trò chuyện trực tiếp được qua lời nói với mọi người xung quanh. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc người câm không còn nhận biết được những gì bản thân nghe thấy. Lâu dần gây ra hiện tượng ù tai và bị điếc.

Vậy nên điếc tai không hoàn toàn do bị câm tạo nên, nhưng câm lại là một trong những nguyên nhân khiến họ mất khả năng nghe. Và vẫn còn một số nguyên nhân khác khiến một người bị điếc.

2. Nguyên nhân bị điếc tai

Điếc tai là tình trạng một người bị giảm khả năng nghe âm thanh, tiếng động, lời nói từ môi trường xung quanh. Nó xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: bệnh bẩm sinh, nơi ở, tổn thương thính giác do ngoại lực tác động hay phát sinh từ các bệnh liên quan gây nên. Điếc tai được chia thành 3 nhóm chính gồm mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Đối với người bị điếc nặng, họ sẽ gặp khó khăn trong hiểu lời nói, thậm chí phải giao tiếp bằng ký hiệu.

Nguyên nhân gây điếc tai 

Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh điếc tai, nhưng có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:

a. Điếc tai do bệnh bẩm sinh: điếc bẩm sinh là trường hợp hiếm gặp và chủ yếu do cơ quan thính giác của trẻ không phát triển bình thường và bị khuyết tật.

b. Điếc tai do tổn thương tai trong: cơ quan thính giác bị lão hóa và tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể gây ra sự hao mòn trên lông hoặc các tế bào thần kinh trong ốc tai, làm giảm khả năng gửi tín hiệu âm thanh đến não. Khi các thành phần này bị hư hỏng hoặc biến mất, tín hiệu điện không được truyền đi một cách hiệu quả, sau đó gây mất thính giác.

Tai bị tổn thương trong là một trong những nguyên nhân gây điếc tai

c. Tai bị tổn thương do ngoại lực: điều này có thể xảy ra do người bệnh phải nghe những tiếng ồn trong một khoảng thời gian dài, hoặc đột ngột nhận một động lớn làm giảm khả năng nghe.

d. Ráy tai tích tụ quá lâu: ráy tai nhiều sẽ chặn ống tai, nó chặn quá trình truyền sóng âm thanh gây ra điếc tai.

e. Điếc tai do người bệnh có các bệnh nền liên quan: viêm tai giữa, nhiễm trùng tai, viêm màng não, sốt mắt đỏ, đậu mùa, bạch hầu, thương hàn, quai bị, cảm cúm,... đều là những bệnh hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng cho dây thần kinh thính giác.

f. Bị điếc do tác dụng phụ của một số loại thuốc: một số thuốc trị bệnh tim, ung thư có các tác dụng phụ gây mất thính giác hoặc giảm chức năng tiếp nhận âm thanh.

Kết luận: Như vậy đến đây, bạn đã có thể giải đáp cho câu hỏi “Tại sao người câm thường bị điếc” hay “Người điếc thường bị câm có đúng không”. Người điếc không hẳn đã là người câm, nhưng hầu hết những người câm thường là người điếc.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này, lại do chính bố mẹ mất niềm tin vào đứa con bị điếc, cho rằng trẻ không có khả năng giao tiếp, nên ít hoặc không tương tác, trò chuyện với trẻ, dẫn đến một số bé không nói được do rối loạn trầm cảm. Và trở nên bị điếc hoàn toàn. Những trường hợp này thường rất đáng tiếc, vậy nên, các bậc cha mẹ hãy luôn chú ý, quan tâm, dành tình cảm thật nhiều hơn nữa cho các bé.

Luôn quan tâm, chăm sóc và yêu thương trẻ

Nếu phát hiện sớm và đưa ra các biện pháp điều trị điếc tai thích hợp, kịp thời thì hoàn toàn có điều trị được. Đừng quá lo lắng mà hãy tìm hiểu liệu trình đúng đắn để chữa trị căn bệnh này.

Trên đây là những thông tin về câu hỏi “Tại sao người câm thường bị điếc” và nguyên nhân gây bệnh điếc tai mà Heargo chia sẻ tới các bạn. Hy vọng, sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này, để kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị đúng cách.

Video liên quan

Chủ Đề