Mổ ung thư vú nằm viện bao lâu

Ung thư vú là một trong hai ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nước ta, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của phụ nữ ở nhiều nước trên thế giới. Đa số bệnh xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi nhưng ở những phụ nữ trẻ hơn vẫn có thể mắc bệnh. Nếu bạn sờ thấy có một khối bất thường ở vú hoặc kích thước vú thay đổi so với bình thường hoặc tiết dịch bất thường ở núm vú, bạn nên đi khám ngay. Nếu ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi bệnh rất cao.Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp [phẫu thuật, hóa trị, xạ trị].
Đối với những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật, việc chăm sóc sau phẫu thuật là rất quan trọng để vết thương và cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Sau đây là một số điểm cần lưu ý sau khi bạn xuất viện:

1. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
– Mặc quần áo rộng rãi, sạch sẽ.
– Bạn nên mặc một chiếc áo ngực hỗ trợ, áo lót hoặc áo ngực thể thao.
– Đi bộ hàng ngày và chú tâm vào việc giữ lưng càng thẳng càng tốt. Tăng dần khoảng cách đi bộ.
– Tiếp tục các bài tập hít thở và tập ho.
– Sinh hoạt tình dục bình thường.
– Cảm giác khó chịu đôi chút sau khi phẫu thuật là bình thường. Sử dụng thuốc giảm đau theo đơn thuốc để làm giảm sự khó chịu.
– Nếu có ống thoát dịch bạn không nên lái xe cho đến khi đã được tháo ống.
– Không nên nâng bất cứ thứ gì nặng quá [bao gồm cả trẻ em, đồ tạp hóa và thú cưng] cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Một khi vết thương lành lại, tăng dần mức trọng lượng nâng. Tránh nâng nhiều lần [có nghĩa là, không nâng một đứa trẻ hay một vật nhiều lần liên tiếp].
2. Chăm sóc vết mổ và việc tắm rửa
– Chăm sóc vết mổ theo hưỡng dẫn của nhân viên y tế sau khi ra viện.
– Thực hiện theo các hướng dẫn mà bạn nhận được về việc chăm sóc bản thân và ống thoát dịch của bạn.
– Thường có thể tắm vòi sen vào ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật nếu có đặt ống thoát dịch.
3. Các triệu chứng cần báo ngay cho bác sỹ
Kiểm tra vết mổ hàng ngày để xem có các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng hay không.
Báo ngay cho bác sỹ khi xuất hiện một trong các triệu chứng sau:
– Sưng nề nặng hơn tại bên phẫu thuật. Sau khi ống thoát dịch đã được gỡ bỏ, bạn có thể bị sưng dưới nách hoặc tại nơi mà ống được gắn vào.
– Sưng bàn tay hoặc cánh tay của bạn ở phía bên được phẫu thuật
– Đỏ hoặc nóng hơn.
– Nhiều dịch tiết ra hơn.
– Có mùi hôi.
– Đau hơn hoặc đau khi chạm vào hơn.
– Nhiệt độ 38.5°C hoặc cao hơn. Đo nhiệt độ ít nhất 1lần/ ngày.
– Rất đau khi tập thể dục.
4. Giấc ngủ
Giấc ngủ là cần thiết để phục hồi, bạn nên ngủ đủ giấc [6-8 tiếng/ ngày ] để cơ thể được phục hồi tốt nhất. Không nên ngủ quá ít hoặc quá nhiều và tránh dùng các chất kích thích.
5. Chế độ dinh dưỡng
Trong quá trình hồi phục này nên có chế độ ăn cân bằng giữa các chất, ăn nhiều rau và trái cây, đủ chất đạm, ít chất béo động vật.
Các thực phẩm bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, gạo, khoai tây và khoai lang… cũng rất cần thiết cho người bệnh.

Trái cây, rau củ là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống

Uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón có thể là do các tác dụng phụ của thuốc giảm đau gây ra.
Không nên qua kiêng cữ trong ăn uống sẽ làm thiếu chất và cũng không tốt cho sức khỏe. Thịt bò hay các loại thịt đỏ thường bị cho là kiêng ăn nhưng thực chất là chỉ hạn chế ở mức 300g/tuần vì thịt bò cung cấp nhiều chất mà trong các thực phẩm khác ít có.
Nên tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa các chất bảo quản, chất tạo màu, thực phẩm muối lên men, ướp muối mặn. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao, thực phẩm xào rán nhiều lần.
6. Tập thể dục
Tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng và phục hồi sức khỏe. Sau phẫu thuật bệnh nhân thường mệt mỏi, đặc biệt khi kết hợp xạ trị và hóa trị. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng năng lượng, giảm mệt mỏi, và giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Các bài tập thể dục phải an toàn, và phù hợp với tình trạng sức khỏe. Những người sau phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết dưới cánh tay có thể gây ra tình trạng sưng cánh tay, hay phù bạch huyết. Do đó, người bệnh cần bảo vệ cánh tay khỏi bị tổn thương và phải tránh những bài tập thể dục như tennis, chạy, hay một số bài tập yoga sử dụng tới cánh tay. Bạn nên:
– Hãy hít thở sâu và tập ho để giữ cho phổi của bạn được giãn nở hết. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa viêm phổi và sự hình thành các cục máu đông.
– Đi bộ càng nhiều càng tốt.
– Bắt đầu tập thể dục cánh tay khi người bạn đang có ống thoát. Bắt đầu luyện tập từ từ và dừng lại nếu bạn bị đau nặng.
– Sau khi ống được gỡ bỏ, bắt đầu nhóm bài tập tiếp theo mà bạn đã nhận được trong tờ “Các bài tập sau khi phẫu thuật vú: Không có ống thoát dịch.”
Việc tập thể dục đúng cách kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp quá trình hồi phục tốt hơn sau điều trị.

Nguồn tham khảo: //yhoccongdong.com

Bác sĩ đã gợi ý phẫu thuật để điều trị bệnh ung thư vú của bạn. Bạn có thể có các lo ngại và thắc mắc. Bạn sẽ cảm thấy thế nào sau cuộc phẫu thuật? Bạn trông sẽ ra sao? Bao lâu thì bạn sẽ bình phục? Tờ thông tin này giải đáp một số thắc mắc đó. Những thông tin trong bài này cũng có thể giúp bạn bớt lo và cho biết những gì sẽ xảy ra.

Sau khi phẫu thuật vú

Mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Vì vậy mỗi người sẽ có cảm giác không giống nhau ở vùng vú sau khi phẫu thuật. Trong quá trình phục hồi, triệu chứng đau hay khó chịu đôi chút sau phẫu thuật là bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài từ sáu tới tám tuần. Bạn có thể có cảm giác đau ở nách hoặc ở chỗ vết mổ trong vú ngay sau khi phẫu thuật. Bạn sẽ được kê toa thuốc giảm đau. Hãy hỏi về cách làm giảm đau hay giảm khó chịu.

Bạn có thể có cảm giác tê, ngứa ran như kiến bò, kéo căng, hay bị thắt chặt ở vùng vú và dưới cánh tay bên phía đã phẫu thuật. Khu vực này có thể cảm giác như bị sưng nhưng thực sự là bị tê. Những cảm giác này có thể tồn tại trong một thời gian dài sau phẫu thuật, nhưng thường sẽ giảm bớt theo thời gian. Một số bệnh nhân làm phẫu thuật cắt bỏ vú cũng vẫn còn cảm giác ở vú ngay cả khi nó không còn tồn tại nữa. Cảm giác này được gọi là cảm giác ảo tưởng ở vú. Tất cả những cảm giác ở trên là bình thường.

Những thay đổi sẽ xảy ra

Bạn có thể bị sưng ở xung quanh chỗ phẫu thuật ở vú hoặc ở nách. Đây là do chất lỏng tích tụ. Tùy thuộc từng loại và mức độ phẫu thuật, bệnh nhân có thể được gắn ống dẫn lưu dịch dẻo và mềm ở chỗ mổ trong vài ngày sau ca phẫu thuật. Nếu bạn được gắn ống này, bạn sẽ được chỉ dẫn cách bảo dưỡng ống ở nhà. Ống này sẽ được tháo ra trong một trong các buổi tái khám tại bệnh viện sau ca phẫu thuật.

Sau khi tháo ống dẫn lưu dịch, bạn có thể bị sưng [vì chất lỏng tích tụ]. Bạn có thể bị sưng ở dưới nách hay ở chỗ ống được gắn vào. Tình trạng này được gọi là một tụ dịch. Nếu bạn bị sưng, gọi cho nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn biết. Hoặc gọi cho y tá trực ở bệnh viện.

Hoạt động bình thường

Hỏi bác sĩ của bạn để biết bạn có thể dùng cánh tay bên phía mổ sau khi phẫu thuật ở mức độ nào. Họ có thể nói cho bạn biết mức độ hoạt động bao nhiêu là đủ hoặc quá nhiều. Điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ bình phục của bạn và những gì là bình thường đối với bạn.

Tốt nhất là hạn chế các hoạt động có liên quan đến cánh tay bên phía được phẫu thuật. Không nên nâng những vật nặng trên 4,5 kg [kể cả trẻ em, đồ đi chợ, thú nuôi v.v…] cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.

Khi đi tháo ống dẫn lưu dịch hoặc lúc khám lại vết thương, hãy hỏi bác sĩ về mức hoạt động như thế nào là tốt nhất cho bạn. Hỏi về điều này ở mỗi giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật. Đừng quên hỏi khi nào là tốt nhất để lái xe, tập thể dục, nâng và thực hiện các hoạt động khác.

Bác sĩ của bạn có thể nói là bạn có thể tắm vòi sen được khi ống dẫn lưu dịch còn gắn trên người. Tuy nhiên, đừng tắm bồn hay đi bơi. Sau khi tháo ống dẫn lưu dịch, bạn có thể bắt đầu hoạt động nhẹ ở cánh tay bên phía đã phẫu thuật vú. Bắt đầu với những cử động nhẹ nhàng để gia tăng sự dẻo dai và giang tay được xa hơn [bạn có thể di chuyển và giang tay bao xa]. Hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về những bài tập thể dục dành riêng cho dạng phẫu thuật và tình trạng phục hồi của bạn.

Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đi vật lý trị liệu để được khám đánh giá, điều trị hay/và cho được chỉ dẫn về các bài tập ở nhà.

Nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn cũng có thể hướng dẫn bạn cách tập bàn tay và cánh tay [ở bên phía phẫu thuật vú]. Những hoạt động tưởng như đơn giản, chẳng hạn như lái xe, có thể cần thời gian để làm quen trở lại. Tốt nhất là nên từ từ tăng mức độ hoạt động của bạn. Làm ở mức độ mà bạn cảm thấy thoải mái và bác sĩ cho phép.

Kiểm tra vết mổ của bạn

Những ai đã phẫu thuật vú nên khám vết mổ và vùng xung quanh. Đề nghị hướng dẫn cách kiểm tra sau khi làm phẫu thuật cắt bỏ vú. Nếu bạn đã từng cắt bỏ khối u, hãy hỏi cách tự khám vú. Nếu bạn cảm thấy có sự thay đổi trong khi khám, hãy nói cho nhóm chăm sóc sức khỏe biết.

Phục hồi sau khi Phẫu thuật Tạo hình

Tùy thuộc vào cách tạo hình vú, mức độ đau và thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ bàn về vấn đề này chi tiết hơn với bạn. Hỏi bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ về việc trở lại hoạt động bình thường sau khi phẫu hình. Nếu bạn có thắc mắc về tạo hình vú của bạn, hãy nhận sự tư vấn của bác sĩ điều trị chính của bạn.

Những lưu ý đề phòng

Tất cả những gợi ý ở trên được áp dụng cho trường hợp phẫu thuật cắt bỏ hai bên vú [cắt bỏ cả hai vú]. Nếu bạn được cắt bỏ các hạch bạch huyết ở cả hai bên nách nên hỏi bác sĩ xem tốt nhất nên dùng tay nào để lấy máu, đo huyết áp hay những thủ thuật y khoa khác.

Các buổi khám theo dõi tiếp

Bác sĩ sẽ xếp hẹn tái khám cho bạn để theo dõi quá trình phục hồi của bạn. Thường thì bệnh nhân được tái khám thường xuyên trong vòng 5 năm đầu tiên sau khi phẫu thuật. Sau khoảng 5 năm, bệnh nhân được tái khám 1 năm 1 lần. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân mà lịch hẹn tái khám sẽ khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải giữ tất cả các buổi hẹn tái khám. Hãy nói cho bác sĩ hay y tá biết nếu bạn gặp khó khăn hay có thắc mắc.

Tài liệu tham khảo

//www.mdanderson.org/patient-education/Breast/Breast-Surgery-[BrS10]-[Vietnamese]_docx_pe.pdf

Video liên quan

Chủ Đề