Người lãnh đạo nền chuyên chính dân chủ gia-cô-banh là ai

Chọn đáp ánC

Thời kỳ chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

câu 1

Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng:

- Những biện pháp của chính quyền Giacôbanh:

+ Ra sắc lệnh xoá bỏ hoàn toàn nghĩa vụ PK đối với nông dân

+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.

+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.

+ Ban hành sắc lệnh "Tổng động viên toàn quốc".

+ Xoá nạn đầu cơ tích trữ…

=> Cách mạng đến đỉnh cao.

câu 2

Nhân dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng. Đó là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thắng lợi của CM. Điều đó được thể hiện qua 3 sự kiện:

Ngày 14 — 7 - 1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti. mở đầu cho cuộc cách mạng.

Ngày 10 — 8 — 1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.

Ngày 2 - 6 - 1793, trước tình trạng Tổ quốc lâm nguy, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

câu 3

Về cách mạng Anh và Pháp. Hai cuộc cách mạng này có một số điểm chung đó là chúng được lãnh đạo bởi giai cấp tư sản [đối với cách mang Anh thì có thêm một số bộ phận của giai cấp địa chủ và quý tộc], lật đổ quyền chuyên chính của 2 vua Anh, Pháp, mang lại quyền lợi về chính trị cho giai cấp tư sản ở hai nước, và đánh dấu bước đầu của nền dân chủ tư sản ở Anh và Pháp.

Ngoài ra 2 cuộc cách mạng này còn rất nhiều điểm tương đồng, nhưng không quan trọng bằng các điểm nói trên. Ví dụ: cả hai đều bắt đầu bằng việc vua cần tiền đắp vào ngân khố nên mới triệu tập quốc hội --> quốc hội nổi loạn lật đổ nền quân chủ chuyên chế [C-harles Đệ nhất của Anh và Louis Thập lục của Pháp], thành lập chế độ quân chủ nghị viện [lập hiến] --> vua tìm cách giành lại quyền lực nhưng thất bại, bị xử tử, chế độ cộng hòa được thành lập --> nền cộng hòa bị thao túng bởi một cá nhân và trở thành 1 nền độc tài [Oliver Cromwell ở Anh và Napoleon Bonaparte ở Pháp] --> nền độc tài cộng hòa sụp đổ, và chế độ quân chủ chuyên chế quay trở lại [C-harles Đệ nhị và Louis Thập bát] mặc dù thế lực đã yếu hơn xưa rất nhiều và chỉ chờ ngày sụp đổ tiếp theo --> cả 2 nước đều cần những cuộc cách mạng tiếp theo để trở thành những nền dân chủ tư sản như ta thấy hiện nay [đối với Anh là cuộc Cách mạng Vinh quang, và Pháp là những cuộc cách má ng 1830, 1848, và Pháp-Phổ chiến tranh].

Điểm khác nhau chính của 2 cuộc cách mạng Anh và Pháp là ở mức độ có liên quan của giai cập quý tộc và hậu quả của nó. Nên nhớ, vua chỉ là 1 trong 3 thế lực cai trị của chủ nghĩa phong kiến. Hai thế lực kia là quý tộc và tăng lữ.

Nhiều sử gia cho rằng cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc nội chiến hơn là cách mạng giai cấp. Trong phe nghị viện của Anh, có rất nhiều người thuộc tầng lớp quý tộc. Những người này cũng căm ghét sự độc đoán của C-harles như giới tư sản. Do vậy khi chiến tranh nổ ra, một số đông quý tộc đứng về phía nghị viện và giữ nhiều vai trò lãnh đạo quan trọng. Kết quả là khi phe nghị viện thắng, chỉ có một số quý tộc đứng về phe bảo hoàng là mất hết quyền lợi. Trong khi quyền lợi [chính trị và kinh tế] của giới quý tộc trong phe nghị viện vẫn còn nguyên vẹn. Cho đến ngày nay, giới quý tộc Anh vẫn tồn tại trên danh nghĩa. Cuộc cách mạng thực sự đánh dấu chấm hết cho tầng lớp quý tộc Anh [trên thực tế] không là là cuộc cách mạng này, mà là cuộc cách mạng công nghiệp. Sol không rõ vai trò và ảnh hưởng của giới tăng lữ Anh như thế nào trong cuộc cách mạng này.

Cách mạng Pháp thì khác. Trong CM Pháp, giới tư sản [1/3 nghị viện] lãnh đạo quần chúng lật đổ không phải chỉ quyền lực của vua Pháp, mà còn toàn bộ quyền lợi của giới quý tộc và tăng lữ Pháp.

Còn nữa:

So sánh cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp.

*Giống nhau:

-Đều lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho CNTB phát triển.

-Động lực cách mạng là quần chúng nhân dân.

-Đều có ảnh hưởng sâu rộng và có ý nghĩa quốc tế to lớn.

*Khác nhau:

-Hình thức cách mạng:

CMTS Anh là nội chiến.

CMTS pháp vừa nội chiến vừa chống ngoại xâm.

-Giai cấp lãnh đạo:

CMTS Anh là liên minh tư sản và quý tộc mới.

CMTS Pháp chỉ có giai cấp tư sản

-Diễn biến :

Trong CMTS Anh không có bầu quốc hội, không ban hành hiến pháp.

CMTS Pháp có tiến hành bầu cử, có Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, có ban hành hiến pháp 1791, 1793.

-Tính chất:

CMTS Anh chưa triệt để: còn tàn dư của chế độ phong kiến, vấn đề ruộng đất của nhân dân chưa được giải quyết.

Chuyên chính dân chủ nhân dân là sự thống trị về chính trị của nhân dân, bao gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và các cá nhân thân sĩ, lấy công nhân, nông dân và trí thức yêu nước làm nền tảng do Đảng Cộng sản, đại diện tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo. Chuyên chính dân chủ nhân dân là thành quả thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Chức năng, nhiệm vụ lịch sử của Chuyên chính dân chủ nhân dân là "chuyên chính dân chủ nhân dân, tức là dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân... nhân dân lao động nắm chính quyền, chuyên chính với bọn bóc lột, tức là số đông nhân dân lao động chuyên chính với số ít bọn bóc lột... khi bên trong không còn giai cấp, không còn người bóc lột người nữa, và trên cơ sở quyền sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất được thực hiện, con người đã được giáo dục có trình độ tiến lên cộng sản chủ nghĩa và bên ngoài không còn đế quốc nữa, lúc đó chuyên chính không còn lý do tồn tại sẽ trở thành vô dụng và tự thủ tiêu đi".[1]

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Những quốc gia áp dụng
    • 2.1 Tại Việt Nam
    • 2.2 Các nước khác
  • 3 Tham khảo
  • 4 Xem thêm

Lịch sửSửa đổi

Lenin là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về sự kết hợp giữa nền dân chủ nhân dân và chuyên chính vô sản. Theo Lenin thì "Chuyên chính vô sản, nghĩa là việc tổ chức đội tiền phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn áp bức, thì không thể giản đơn đóng khung trong việc mở rộng chế độ dân chủ được. Đồng thời với việc mở rộng rất nhiều chế độ dân chủ - lần đầu tiên biến thành chế độ dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn nhà giàu - chuyên chính vô sản còn thực hành một loạt biện pháp hạn chế quyền tự do đối với bọn áp bức, bọn bóc lột, bọn tư bản"[2]. Khái niệm này nổi tiếng nhất và trở thành phổ biến khi được Mao Trạch Đông sử dụng ngày 30 tháng 6 năm 1949, nhân kỷ niệm 28 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, Mao đã diễn giải ý tưởng của mình về chế độ "Chuyên chính dân chủ nhân dân" cũng như bác bỏ những lời chỉ trích và phản bác về những hậu quả mà ông sẽ phải đối mặt.[3]

Những quốc gia áp dụngSửa đổi

Tại Việt NamSửa đổi

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945 là nhà nước Chuyên chính dân chủ nhân dân thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tạo tiền đề đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.[4]

Theo giải thích của Hồ Chí Minh, trong bài viết đăng trên báo Quân đội nhân dân, số 316, ngày 8 tháng 2 năm 1957 thì

"hình thức Nhà nước của nó là dân chủ cộng hòa, nền tảng của nó là liên minh công nông, giai cấp lãnh đạo của nó là giai cấp công nhân và Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo duy nhất của nền chuyên chính dân chủ nhân dân là chính đảng của giai cấp công nhân. Nhiệm vụ của chuyên chính dân chủ nhân dân là tiêu diệt thế lực đế quốc và phong kiến, đấu tranh cho nước nhà được thống nhất, chuẩn bị xây dựng nền tảng của chủ nghĩa xã hội. Hướng tiến lên của nó là thực hiện chủ nghĩa xã hội để tiến đến chủ nghĩa cộng sản, trong đó không còn giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, mọi tư liệu sản xuất đều là của chung của xã hội.[5]

Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam [tháng 2-1951] đã ghi:

"Chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính quyền dân chủ nhân dân nghĩa là công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ [địa chủ] yêu nước tiến bộ; những tầng lớp nhân dân ấy chuyên chính với đế quốc xâm lược và bọn phản quốc, cho nên nội dung chính quyền đó là nhân dân dân chủ chuyên chính. Chính quyền đó dựa vào mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nhân, nông dân lao động, trí thức làm nền tảng, do giai cấp công nhân lãnh đạo".[6]

Các nước khácSửa đổi

Tại Trung Quốc,khái niệm này được đưa vào Hiến pháp. Mao Trạch Đông cho rằng "chuyên chính dân chủ nhân dân" là khái niệm kế thừa chủ nghĩa Mác-Lênin. Năm 1905 Lenin đã từ chối đề xuất phương án "Công nông Cách mạng Dân chủ chuyên chính", áp dụng trên toàn Nga là chế độ Vô sản chuyên chính. Những năm 20-30 của thế kỷ thứ 20 Quốc tế Cộng sản Trung Quốc và một số nước châu Á đã vận dụng kiểm nghiệm chỉ đạo phương châm.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ //vksndtc.gov.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=22D48E3E00E317DB107E3706F225B1CE22F006B7C704FC8B6894F6ABCA85660A&ItemID=8034&webP=portal
  2. ^ Quan điểm của V.I. Lê-nin về nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, 12/6/2007
  3. ^ MacFarquhar, Roderick; Fairbank, John King [1991]. Cambridge History of China: The People's Republic, Part 2: Revolutions Within the Chinese Revolution, 1966-1982. Cambridge University Press. p. 6.
  4. ^ //tuyengiao.vn/theo-guong-bac/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dan-chu-va-yeu-cau-cung-co-moi-quan-he-giua-nha-nuoc-va-nhan-dan-trong-giai-doan-130083
  5. ^ DÂN CHỦ VÀ CHUYÊN CHÍNH[liên kết hỏng], Quân đội nhân dân, số 316, ngày 8 tháng 2 năm 1957
  6. ^ Theo tư liệu Đảng Cộng sản

Xem thêmSửa đổi

  • Chuyên chính vô sản

Video liên quan

Chủ Đề