Nguyên nhân bị bệnh chân tay miệng

Nội dung bài viết / Table of Contents

  • Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?
  • Những ai thường mắc phải bệnh tay chân miệng?
  • Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?
    • Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
  • Nguyên nhân bệnh tay chân miệng là gì?
  • Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng?
  • Điều trị
    • Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tay chân miệng?
    • Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tay chân miệng?
  • Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tay chân miệng?

This post is also available in: English (English)

Những năm gần đây, cùng với sốt xuất huyết và cúm, bệnh tay chân miệng đã gây nhiều trận dịch khiến nhiều bé tử vong. Điều này làm cho các bậc cha mẹ vô cùng lo ngại.

Tay chân miệng lây lan rất nhanh qua đường tiếp xúc, đặc điểm này làm cho dịch dễ bùng phát trong môi trường nhà trẻ, mẫu giáo. Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống virus, tuy nhiên may mắn thay đa số các trường hợp đều nhẹ và có thể theo dõi tại nhà.

Nguyên nhân bị bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh thông thường do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em; có các triệu chứng đặc trưng như sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước.

Bệnh thường không nghiêm trọng, không cần điều trị đặc hiệu, và thường tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên trong một trường hợp hiếm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, bại liệt thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Những ai thường mắc phải bệnh tay chân miệng?

Bệnh thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh và dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn hơn và người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường bắt đầu trong vòng một tuần sau khi nhiễm virus như:

  • Sốt;
  • Đau họng;
  • Chán ăn;
  • Đau đầu;
  • Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông;
  • Lở loét có thể xuất hiện trong họng, miệng lưỡi, nướu và bên trong má vài ngày sau khi bắt đầu sốt.

Nguyên nhân bị bệnh chân tay miệng

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Liên hệ cho bác sĩ nếu bé:

  • Khó nuốt.
  • Sốt cao và vẫn không giảm sau khi dùng acetaminophen.
  • Đau họng đến nỗi khiến con bạn không thể tự uống nước.
  • Triệu chứng kể trên trở nên nặng hơn và không cải thiện trong vòng 2 tuần.

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tay chân miệng là do virus coxsackie A16 và đôi khi là do virus Entero 71 hoặc một số loại virus khác. Các virus này có thể được tìm thấy trong ruột (phân) và chất dịch ở mũi và cổ họng. Chúng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua sự tiếp xúc với chất dịch của người đã bị nhiễm bệnh.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng?

Các yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng bao gồm:

  • Độ tuổi: bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Thường xuyên ở nơi công cộng: vì bệnh tay chân mệnh là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan giữa người với người nên càng tiếp xúc với nhiều người trong thời gian dài trẻ càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Ít vệ sinh cá nhân: điều này sẽ giúp virus có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bé không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tay chân miệng?

Hiện không phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm giảm các triệu chứng và chờ đến khi bệnh tự khỏi bằng những phương pháp sau:

  • Dùng các loại thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể hạ sốt và giúp giảm đau.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm (cho ½ muỗng muối vào 1 cốc nước ấm).
  • Uống thuốc kháng acid, và sử dụng gel bôi gây tê có thể làm giảm đau từ các vết loét miệng.
  • Uống nhiều chất lỏng. Chất lỏng rất cần thiết khi con bạn bị sốt. Các chất lỏng tốt nhất là các sản phẩm sữa. Không uống nước trái cây hoặc nước ngọt có gas bởi vì hàm lượng axit của chúng có thể gây ra đau rát ở vết loét.

Để tránh lây lan bệnh, hãy sử dụng đồ dùng ăn uống riêng biệt. Đun sôi núm vú sau khi sử dụng. Cách ly trẻ bị bệnh xa khỏi các trẻ khác để tránh lây lan

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tay chân miệng?

Các bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách kiểm tra các triệu chứng, tiền sử bệnh và xem xét vết phát ban và lở loét. Các bác sĩ có thể lấy mẫu phân hoặc các chất dịch từ cổ họng để xét nghiệm tìm loại virus gây bệnh.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tay chân miệng?

Những việc bạn nên làm để giúp hạn chế diễn tiến và phòng tránh bệnh tay chân miệng:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi thay tã lót.
  • Giặt sạch quần áo bẩn.
  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn và không có dấu hiệu phục hồi trong vòng 2 tuần.
  • Cách ly trẻ bị bệnh xa khỏi các trẻ khác để tránh lây lan.
  • Sử dụng acetaminophen hoặc miếng bọt biển ấm tắm khi sốt.
  • Không dùng aspirin để giảm sốt.
  • Đun sôi núm vú bình sữa và đồ dùng ăn uống sau khi sử dụng.
  • Cho con bạn dùng nước muối để súc miệng.
  • Để trẻ nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt.
  • Cho con bạn uống nhiều nước và ăn thức ăn mềm.
  • Gọi cho bác sĩ nếu con bạn sốt cao hoặc gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.

Nguyên nhân bị bệnh chân tay miệng

Các biện pháp vệ sinh các nhân và đồ đạc xung quanh rất hiệu quả trong việc phòng bệnh. Khi con bạn bị bệnh tay chân miệng, bạn nên cho bé nghỉ học tại nhà đồng thời thông báo cho nhà trường để họ kịp thời làm vệ sinh trường học, ngăn ngừa mầm bệnh lây lan tiếp cho các bé khác.

Một số trường hợp bệnh nặng có biến chứng thần kinh cần nhập viện cấp cứu và sử dụng một loại thuốc truyền tĩnh mạch khá đắt tiền gọi là IVIG. Hy vọng các thông tin trên đây giúp bạn có thêm kiến thức về phòng tránh bệnh, vấn đề chăm sóc và chẩn đoán bệnh chi tiết hơn xin vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Pacific Cross Việt Nam chuyên cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch. Dịch vụ của chúng tôi có nhiều sự lựa chọn, phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân, gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ, tư vấn tận tâm để đảm bảo rằng bạn tìm được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .


Nguồn tham khảo

  • Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 103
  • Hand Foot and Mouth Disease | Prevention and Treatment. http://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/prevention-treatment.html. Ngày truy cập 17/9/2015
  • Hand, Foot & Mouth Disease. http://www.cdc.gov/features/handfootmouthdisease/index.html. Ngày truy cập 17/9/2015
  • Hand-foot-and-mouth Disease Treatments and Drugs. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/basics/treatment/con-20032747. Ngày truy cập 17/9/2015
  • Hand-foot-mouth Disease. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000965.htm. Ngày truy cập 17/9/2015