Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai ký

Tăng huyết áp khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến các bà mẹ cũng như nhai nhi. Vậy thế nào là tăng huyết áp thai kỳ? Dưới đây là những thông tin mà AVAKids chia sẻ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như các hạn chế.

1 Các thể tăng huyết áp thai kỳ

Rối loạn tăng áp huyết áp trong thai kỳ (Hypertensive disorders of pregnancy – HDP) được phân thành các loại gồm:

  • Tăng huyết áp mạn tính: Người mẹ bị huyết áp cao trước khi mang thai hoặc 20 tuần của thai kỳ. Điều đó gây nguy cơ bị tiền sản giật trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: Là huyết áp cao khi mang thai được xử lý sau 20 tuần tuổi thai. Mặc dù điều đó có thể giải quyết sau khi mang thai, nhưng tăng huyết áp thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ huyết áp mãn tính trong tương lai.
  • Tiền sản giật là tăng huyết áp mởi khởi phát, hoặc diễn biến bệnh nặng thêm với protein niệu sau 20 tuần của thai kỳ. Bất kỳ rối loạn tăng huyết áp nào cũng có thể tạo ra tiền sản giật.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai ký

Rối loạn tăng áp huyết áp trong thai kỳ có nhiều loại. Nguồn ảnh: canva

2 Dấu hiệu và triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp khi mang thai là một triệu chứng thường gặp. Một số dấu hiệu liên quan đến chứng cao huyết áp trong thai kỳ gồm:

  • Đau đầu liên miên
  • Sưng (phù nề) tay chân
  • Thay đổi thị lực như nhìn mờ
  • Nôn ói
  • Tăng cân đột ngột
  • Nước tiểu ít
  • Đau ở phía trên bên phải và xung quanh bụng

Lưu ý rằng các dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ mang thai.

3 Nguyên nhân và những nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ

Nguyên nhân chính của tăng huyết áp do mang thai vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao trong thai kỳ

  • Cao huyết áp từ trước (tăng huyết áp mãn tính)
  • Tăng huyết áp trong những lần mang thai trước
  • Thai phụ mắc bệnh thận
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Mang đa thai, chẳng hạn như sinh đôi và sinh ba
  • Tuổi mẹ dưới 20 hoặc trên 40
  • Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp thai kỳ
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch
  • Thừa cân

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai ký

Có nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ. Nguồn ảnh: canva

Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ làm thụ tinh trong ống nghiệm thông qua chuyển phôi đông lạnh (cả người cho và noãn tự thân) và chuyển phôi tươi của người hiến tặng có nguy cơ cao bị rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ. 

4 Tại sao tăng huyết áp thai kỳ cần được quan tâm?

Khi huyết áp tăng thì sức cản trong mạch máu cũng tăng lên. Điều này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu chảy vào các hệ thống cơ quan khác nhau ở phụ nữ mang thai như: Thận, não, gan, tử cung và nhau thai.

Ngoài ra, các biến chứng khác của tăng huyết áp thai kỳ có thể bao gồm:

  • Nhau bong non: sự tách rời sớm của nhau thai khỏi thành tử cung
  • Thai nhi phát triển kém, tăng trưởng của thai nhi hạn chế trong tử cung
  • Thai chết lưu
  • Sản giật
  • Sinh non
  • Tăng nguy cơ tăng huyết áp trong tương lai

Tăng huyết áp thai kỳ nặng không được điều trị (huyết áp hơn 160/110mmhg) có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát huyết áp trong thai kỳ và tránh những biến chứng có thể xảy ra.

5 Trường hợp tăng huyết áp thai kỳ cần gặp bác sĩ

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh huyết áp cao khi đang mang thai thì đừng quên gọi điện hoặc đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám. Các triệu chứng như nhức đầu dai dẳng, thay đổi thị lực, sưng phù và ít nước tiểu đều cần được xem xét và đánh giá.

Tuy nhiên, các triệu chứng mang thai đôi khi có thể che lấp các triệu chứng tăng huyết áp. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ là những người đưa ra chẩn đoán chính xác nhất rằng liệu bạn có đang bị tăng huyết áp thai kỳ hay không.

6 Làm thế nào để chẩn đoán chứng tăng huyết áp thai kỳ?

Tăng huyết áp thai kỳ có thể được chẩn đoán bằng cách đo huyết áp trong thai kỳ. Chỉ số huyết áp sẽ được đọc trong 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Các triệu chứng lâm sàng sẽ không được áp dụng để chẩn đoán bệnh mà phải dựa vào các xét nghiệm trên phụ nữ mang thai:

  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm đạm niệu (protein niệu)
  • Đánh giá phù nề
  • Đo trọng lượng
  • Kiểm tra chức năng gan và thận
  • Xét nghiệm đông máu

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai ký

Tăng huyết áp thai kỳ có thể được chẩn đoán bằng cách đo huyết áp. Nguồn ảnh: canva

Xét nghiệm huyết áp, máu và nước tiểu sẽ được thực hiện thường xuyên hơn ở phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ. Ngoài ra, việc siêu âm thai, bao gồm các xét nghiệm lý sinh, chuyển động cũng được thực hiện để đảm bảo sức khỏe của thai nhi.

Bài viết liên quan: Mẹ bầu cần chú ý gì trong tam cá nguyệt đầu tiên?

7 Điều trị tăng huyết áp thai kỳ

Điều trị tăng huyết áp phụ thuộc vào các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, giai đoạn của thai kỳ và tình trạng sức khỏe của thai phụ. Việc điều trị nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng xấu đi và các biến chứng có thể xảy ra.

  • Đối với phụ nữ mang thai có huyết áp từ 140/90 đến 159/109mmhg: Sử dụng thuốc chống tăng huyết áp để hạ huyết áp xuống 135/85mmhg. Thai phụ có thể nhập viện hoặc không. Huyết áp được đo một hoặc hai lần một tuần. Các xét nghiệm khác được thực hiện hàng tuần và theo dõi thai nhi được thực hiện sau hai đến bốn tuần.
  • Đối với phụ nữ có thai bị huyết áp cao 160/110mmhg: Đây là trường hợp tăng huyết áp nặng. Thai phụ sẽ cần nhập viện và điều trị hạ huyết áp. Bác sĩ tiến hành theo dõi huyết áp sau mỗi 15 - 30 phút cho đến khi hạ huyết áp. Các xét nghiệm khác được thực hiện hàng ngày và theo dõi thai nhi hai tuần một lần cho đến khi huyết áp được kiểm soát.

Nhóm thuốc labetalol thường được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp tăng huyết áp thai kỳ. Nhóm nifedipine được kê đơn cho những người có vấn đề khi sử dụng labetalol. Ngoài ra, các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng bệnh cụ thể nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến thai nhi và hạn chế tác dụng phụ.

8 Làm thế nào để sinh con an toàn khi bị tăng huyết áp thai kỳ?

Những biện pháp sau đây có thể giúp các bà mẹ bị cao huyết áp trong thai kỳ sinh con an toàn và khỏe mạnh:

  • Uống thuốc tăng huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tham gia các buổi khám trước khi sinh theo khuyến nghị
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Thực hiện các bài tập và các hoạt động nhẹ nhàng theo lời khuyên của bác sĩ
  • Lập kế hoạch cho việc sinh sớm nếu được bác sĩ chỉ định

Phụ nữ có huyết áp trên 160/110mmhg được khuyến cáo sinh sớm tùy theo tình trạng bệnh.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai ký

Nhiều biện pháp được áp dụng để giúp sinh con an toàn khi tăng huyết áp thai kỳ. Nguồn ảnh: canva

Bài viết liên quan: Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai. Trong đó có một món uống quen mặt mà mẹ nào cũng thích

9 Phụ nữ sau sinh có nguy cơ bị cao huyết áp

Trong hầu hết các trường hợp, tăng huyết áp thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn tiếp tục bị cao huyết áp. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để kiểm soát huyết áp.

Các bác sĩ có thể thay đổi một số loại thuốc và yêu cầu tiếp tục chế độ điều trị như cũ cho đến khi huyết áp trở lại bình thường. Bệnh tăng huyết áp mãn tính không biến mất sau khi sinh và phải tiếp tục dùng thuốc theo khuyến cáo.

10 Lưu ý để ngăn ngừa tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, các phương pháp sau có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh:

  • Duy trì cân nặng hợp lý trước khi thụ thai
  • Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên
  • Kiểm soát tăng huyết áp mãn tính trước khi mang thai và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Thuốc dị ứng cho bà bầu: Loại nào hiệu quả mà không gây tác dụng phụ cho thai nhi
  • Uống aspirin khi mang thai có được không? Liều lượng an toàn mà mẹ bầu cần ghi nhớ
  • Bà bầu bị hôi miệng - Chuyên gia gợi ý liệu pháp thiên nhiên an toàn cho mẹ bầu và thai nhi

11 Kết luận

Tăng huyết áp thai kỳ thực sự rất nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Hi vọng những thông tin mà AVAKids mang đến đã giúp các bạn hiểu được cách hạn chế và xử lý căn bệnh này.

Thu Phương tổng hợp từ momjunction