Nguyên nhân hoang mạc mở rộng

Câu hỏi : Nguyên nhân chủ yếu làm mở rộng diện tích hoang mạc của châu Phi trong giai đoạn hiện nay?

A. Đặc điểm vị trí địa lí.

B. Khai thác từng quá mức.

C. Khí hậu khô nóng, mưa ít.        

D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa.  

Trả lời:

Đáp án: B

   Nguyên nhân chủ yếu làm mở rộng diện tích hoang mạc của châu Phi trong giai đoạn hiện nay là do tình trạng khai thác từng quá mức.

Nguyên nhân hoang mạc mở rộng

Cùng Top lời giải tìm hiểu về châu Phi nhé!

1. Vị trí

   Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.

   Bị Địa Trung Hải ngăn cách với châu Âu, đại lục này nối liền với châu Á về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez (bị cắt ngang bởi kênh đào Suez) có bề rộng 130 km (80 dặm). Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm về phía đông kênh đào Suez (thông thường cũng được coi như là thuộc châu Phi). Từ điểm xa nhất về phía bắc là Ras ben Sakka ở Tunisia, nằm về phía tây mũi Blanc, ở vĩ độ 37°21' bắc, tới điểm xa nhất về phía nam là mũi Agulhas ở Nam Phi, 34°51′15″ nam, có khoảng cách khoảng 8.000 km (5.000 dặm); từ Cabo Verde, 17°33′22″ tây, tức điểm xa nhất về phía tây tới Ras Hafun ở Somalia, 51°27′52″ đông, có khoảng cách xấp xỉ 7.400 km (4.600 dặm). Độ dài của bờ biển là 26.000 km (16.100 dặm). Sự thiếu vắng các chỗ lõm sâu dọc theo bờ biển được so sánh thể hiện theo thực tế bằng tầm cỡ châu Âu, nơi có diện tích chỉ 9.700.000 km² (3.760.000 ml2) nhưng lại có đường bờ biển tới 32.000 km (19.800 dặm).

    Các đường cấu trúc chính của châu lục này được thể hiện theo cả hai hướng tây-đông (ít nhất là ở phần bán cầu bắc) của những phần nằm về phía bắc nhiều hơn và hướng bắc-nam ở các bán đảo miền nam. châu Phi vì thế có thể coi là tổ hợp của hai phần vuông góc với nhau, phần phía bắc chạy theo hướng từ đông sang tây, phần phía nam chạy theo hướng bắc-nam.

2. Khí hậu

- Phần lớn lãnh thổ Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền

- Châu Phi có khí hậu nóng, khô nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, thời tiết ổn định.

- Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển.

- Xa-ha-ra là hoang mạc có diện tích lớn nhất trên thế giới.

Khí hậu Châu Phi nóng và khô nhất thế giới vì:

- Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng.

- Châu Phi nằm ở Xích Đạo là nơi được ánh sáng Mặt trời chiếu nhiều nhất.

- Diện tích Châu Phi rất rộng, hầu hết là hoang mạc.

- Đường bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.

- Vị trí nằm chắn phía Bắc và Đông Nam gây ra hiện tượng khô.

- Có dòng biển lạnh, nước không bốc hơi lên được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức.

3. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

- Các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua đường xích đạo.

Gồm :

- Môi trường xích đạo ẩm: thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

- Hai môi trường nhiệt đới: càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi; nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ, ăn thịt

- Hai môi trường hoang mạc: gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở phía Bắc và hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở phía Nam. Động thực vật nghèo nàn

- Hai môi trường Địa Trung Hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.

* Đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và xa-van của châu Phi.

- Hoang mạc Xa-ha-ra:

+ Là hoang mạc lớn nhất thế giới, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá khô khốc, những biển cát mênh mông.

+ Nhiệt độ ban ngày có khi lên tới hơn 50 độ C, ban đêm có thể xuống tới 0 độ C.

+ Sông hồ rất ít và hiếm nước.

– Xa-van châu Phi:

+ Là những nơi mưa ít, xuất hiện đồng cỏ núi cao, cây bụi. Thỉnh thoảng nổi lên một vài cây keo hoặc cây bao báp.

+ Động vật phong phú như động vật ăn cỏ (ngựa vằn, hươu cao cổ, voi,...) và động vật ăn thịt (báo, sư tư, linh cẩu,...).

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 12 hay nhất