Nguyên nhân phân biệt chủng tộc

Nói chuyện với trẻ về phân biệt chủng tộc

Cách để bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện quan trọng này.

UNICEF

Nguyên nhân phân biệt chủng tộc

Adobe Stock/Rawpixel.com

  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

20 Tháng 10 2021

Nói chuyện với trẻ về phân biệt chủng tộc là một việc rất khó khăn. Một số cha mẹ lo lắng khi để con cái tiếp xúc với các vấn đề như phân biệt chủng tộc hay phân biệt đối xử ngay từ khi còn nhỏ. Một số khác sẽ tránh nói về những điều mà bản thân họ có thể không thực sự hiểu hoặc không cảm thấy thoải mái khi thảo luận. Tuy nhiên cũng có người, đặc biệt là những người có trải nghiệm về phân biệt chủng tộc, không còn lựa chọn nào khác ngoài trao đổi với trẻ.

Những cuộc trò chuyện về phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử sẽ khác nhau theo từng gia đình. Mặc dù không có phương pháp tiếp cận phù hợp với tất cả, nhưng khoa học đã chứng minh: cha mẹ nên bắt đầu trò chuyện với con mình về vấn đề này càng sớm càng tốt.

Trẻ nhỏ có thể nhận thấy những khác biệt thể chất, bao gồm cả màu da từ rất sớm khi mới 6 tháng tuổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi lên 5 tuổi, trẻ em có thể có dấu hiệu định kiến về chủng tộc, chẳng hạn như đối xử với những người thuộc nhóm chủng tộc này tốt hơn nhóm chủng tộc khác. Việc thờ ơ hay lảng tránh vấn đề này không hề giúp bảo vệ trẻ, mà chỉ khiến cho trẻ tiếp xúc với những định kiến tồn tại ở khắp mọi nơi. Những đứa trẻ bị phân biệt chủng tộc có thể cảm thấy mất phương hướng khi không hiểu tại sao các em bị đối xử như vậy. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và hạnh phúc của các em.

Không thể chọn cách im lặng.

Cách trao đổi với trẻ về phân biệt chủng tộc

Cách nhìn nhận của trẻ về thế giới sẽ dần phát triển khi trẻ lớn lên, nhưng không bao giờ là quá muộn để trao đổi với trẻ về chủ đề bình đẳng và phân biệt chủng tộc. Dưới đây là một số cách phù hợp với lứa tuổi để bắt đầu cuộc trò chuyện và giải thích cho trẻ rằng phân biệt chủng tộc không bao giờ là đúng:

Trẻ dưới 5 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ có thể nhận biết và chỉ ra sự khác biệt giữa những người mà trẻ nhìn thấy xung quanh mình. Là cha mẹ, bạn có cơ hội xây dựng nền móng cho thế giới quan của con mình một cách từ tốn. Hãy sử dụng ngôn từ dễ hiểu và phù hợp với lứa tuổi khi nói chuyện với con.

  1. Nhận ra và tôn vinh sự khác biệt - Nếu con bạn hỏi về màu da của ai đó, bạn có thể coi đó như một cơ hội để công nhận rằng mọi người thực sự trông khác nhau, nhưng cốt là để chỉ ra những điểm chung mà chúng ta đều có. Bạn có thể nói: “Chúng ta đều là con người, nhưng mỗi người một khác. Hay quá con nhỉ?” 
  2. Cởi mở - Nói rõ là bạn luôn cởi mở với các câu hỏi của con và khuyến khích con tìm đến bạn. Nếu con bạn chỉ ra những người có vẻ ngoài khác biệt - do trẻ nhỏ hay hành động theo sự hiếu kỳ - không nên bắt con im lặng vì con có thể sẽ nghĩ rằng đó là một chủ đề cấm kị.
  3. Công bằng - Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ khoảng 5 tuổi, có xu hướng hiểu khái niệm công bằng. Hãy cùng thảo luận về nạn phân biệt chủng tộc như một hiện tượng bất công và không thể chấp nhận được, và đó là lý do tại sao chúng ta cần chung tay để cải thiện vấn đề này.

Không có câu trả lời cho mọi câu hỏi cũng không sao

Trẻ từ 6-11 tuổi

Trẻ em ở lứa tuổi này có thể chia sẻ về cảm xúc của mình tốt hơn và luôn nóng lòng nhận được câu trả lời. Trẻ cũng được tiếp xúc nhiều hơn với những thông tin mà các em cảm thấy khó hiểu. Hãy bắt đầu bằng tìm hiểu những gì trẻ biết.

  1. Tò mò - Lắng nghe và đặt câu hỏi chính là bước đầu tiên. Ví dụ, bạn có thể hỏi về những gì trẻ nghe được ở trường, trên ti vi hoặc trên các phương tiện truyền thông xã hội.
  2. Cùng nhau thảo luận về truyền thông - Mạng xã hội và Internet có thể là nguồn thông tin chính của trẻ. Hãy quan tâm đến những gì trẻ đang đọc và những cuộc trò chuyện của trẻ trên môi trường trực tuyến. Tìm cơ hội để khám phá các ví dụ về những định kiến và thành kiến về chủng tộc trên các phương tiện truyền thông, chẳng hạn như “Tại sao một số người được miêu tả là nhân vật phản diện trong khi một số người khác thì không?”.
  3. Trò chuyện cởi mở - Việc thảo luận một cách trung thực và cởi mở về phân biệt chủng tộc, sự đa dạng và hòa nhập sẽ xây dựng lòng tin với trẻ. Điều đó sẽ thôi thúc trẻ đến với bạn để trải lòng và đưa ra các câu hỏi. Nếu trẻ coi bạn là nguồn tư vấn đáng tin cậy, khả năng cao trẻ sẽ tham gia trò chuyện với bạn về chủ đề này nhiều hơn.
Trẻ từ 12 tuổi trở lên

Trẻ vị thành niên có thể hiểu các khái niệm trừu tượng rõ ràng hơn và thể hiện quan điểm của mình. Trẻ có thể biết nhiều hơn bạn nghĩ và có cảm xúc mạnh mẽ về chủ đề này. Cố gắng hiểu cảm giác của trẻ và những gì trẻ biết, đồng thời duy trì cuộc trò chuyện về chủ đề này.

  1. Tìm hiểu những gì trẻ biết - Tìm hiểu về những gì con bạn biết về phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử. Con đã nghe được những gì trên các trang tin tức, ở trường, từ bạn bè?
  2. Đặt câu hỏi - Tìm cơ hội, như sử dụng các sự kiện trên tin tức để trò chuyện với con về phân biệt chủng tộc. Hỏi xem con có suy nghĩ như thế nào và giới thiệu cho con những quan điểm khác nhau để giúp con mở rộng hiểu biết của mình.
  1. Khuyến khích hành động - Tích cực hoạt động trên các phương tiện truyền thông xã hội là một điều quan trọng đối với trẻ vị thành niên. Một số trẻ có thể đã bắt đầu nghĩ đến việc tham gia hoạt động xã hội trực tuyến. Khuyến khích trẻ tham gia như một cách chủ động để phản hồi và tham gia vào các vấn đề chủng tộc.

Tôn vinh sự đa dạng

Cố gắng tìm cách giới thiệu con bạn với các nền văn hóa đa dạng và những người thuộc các chủng tộc và sắc tộc khác nhau. Những tương tác tích cực với các nhóm xã hội và chủng tộc khác ngay từ sớm như vậy sẽ giúp khắc phục định kiến và khuyến khích xây dựng tình bạn giữa các nhóm xã hội nhiều hơn. 

Bạn cũng có thể mang thế giới bên ngoài về chính ngôi nhà của minh bằng cách khám phá ẩm thực từ các nền văn hóa khác, đọc những tác phẩm truyện và xem các bộ phim của họ. 

Hãy lưu ý đến định kiến chủng tộc trong sách báo và phim ảnh, và hãy tìm kiếm những tác phẩm miêu tả những người thuộc các nhóm chủng tộc và dân tộc khác nhau mang những vai trò khác nhau. Cân nhắc những câu chuyện có các diễn viên là người dân tộc thiểu số đóng vai các nhân vật chính hoặc nhân vật có đời sống phức tạp. Điều này có thể có tác động đến con một cách lâu dài trong việc đối mặt với những định kiến về chủng tộc và phân biệt đối xử.

Nếu con bạn đang đi học, hãy hỏi giáo viên của con về cách phân biệt chủng tộc được phản ánh trong các nội quy và quy định của lớp và trường học để phòng chống vấn nạn này. Tham gia các nhóm dành cho phụ huynh để chia sẻ tài nguyên và quan ngại với giáo viên và ban lãnh đạo nhà trường.

Cùng nhau tìm hiểu về quá khứ để hiểu rõ hơn về hiện tại. Các sự kiện lịch sử như sự kết thúc của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ và các phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng khác trên toàn thế giới vẫn là biểu tượng của một quá khứ đau thương mà các xã hội vẫn đang khắc phục. Việc am hiểu những điều đó cùng nhau có thể giúp chúng ta thấy được chặng đường chúng ta đã đi, cũng như chặng đường phải đi phía trước. Những kinh nghiệm chung này có thể giúp con bạn xây dựng lòng tin và cởi mở hơn đối với những quan điểm khác nhau.

Dù đến những dân tộc khác nhau nhưng chúng ta đều là con người.

Bạn chính là tấm gương để con noi theo

Cha mẹ chính là những người đưa con đến với thế giới. Những gì bạn làm mà con nhìn thấy đều quan trọng như những gì bạn nói mà con nghe được.

Giống như ngôn ngữ, định kiến được hình thành qua thời gian. Để giúp con bạn nhận ra và đối mặt với định kiến về chủng tộc, trước tiên bạn nên xem xét chính mình – liệu vòng tròn bạn bè của bạn hoặc những người mà bạn làm việc cùng có thể hiện tính đa dạng và hòa nhập không?

Tận dụng mọi cơ hội để thách thức nạn phân biệt chủng tộc, thể hiện lòng tử tế và bảo vệ quyền được đối xử công bằng và tôn trọng của mọi người.

Nguyên nhân dẫn đến phân biệt chủng tộc là gì?

Nguyên nhân của phân biệt chủng tộc Có một hiện tượng đáng chú ý khi một nhóm người bị khinh miệt, chính họ lại có nguy cơ gia tăng lòng phân biệt chủng tộc đối với các nhóm thấp kém hơn, như một cách tự nâng mình lên để giải toả sự ẩn ức.

Thế nào là chế đó phân biệt chủng tộc?

Phân biệt chủng tộc được biết đến là đối xử phân biệt các loại người theo màu da, dòng dõi hay nguồn gốc dân tộc, nhằm mục đích hủy bỏ hay gây tổn hại cho việc thừa nhận, hưởng thụ, thực hiện quyền con người một cách bình đằng trong các lĩnh vực.

Bao nhiêu loại chủng tộc khác nhau?

Theo ông, có thể chia nhân loại thành 4 chủng tộc: – Chủng tộc cư trú ở châu Âu, Bắc Phi, Tiền Á, Ấn Độ. – Chủng tộc cư trí ở phần còn lại của châu Phi. – Chủng tộc cư trú ở Đông Á Nam Á.

Phân biệt chủng tộc diễn ra ở đâu?

Apartheid (tiếng Hà Lan: Apartheid, tiếng Afrikaan: ɐˈpartɦɛit, phiên âm tiếng Việt: A-pác-thai) là một từ Afrikaan, nghĩa là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành Nam Phi, từ Apartheid trong tiếng Hà Lan dùng châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số ...