Nguyên nhân tắc ruột thường gặp ở trẻ em

Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn làm thức ăn hoặc dịch đi qua ruột non hoặc ruột già (đại tràng) bị dừng lại. Nguyên nhân gây tắc ruột có thể bao gồm các dãy sợi của mô trong bụng bị dính sau khi phẫu thuật, viêm ruột (bệnh Crohn), viêm túi thừa, thoát vị và ung thư đại tràng.

Nếu không điều trị kịp thời, phần ruột bị tắc có thể chết, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, với việc chăm sóc y tế thích hợp, tắc ruột thường có thể được điều trị thành công.

Lồng ruột là nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp nhất ở trẻ em dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, nguyên nhân của hầu hết các trường hợp lồng ruột ở trẻ em chưa được biết rõ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh là gì?

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là do lồng ruột, nên các triệu chứng của lồng ruột liên quan mật thiết đến bệnh này. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ sơ sinh khỏe mạnh bị lồng ruột là đột ngột khóc to do đau bụng. Trẻ sơ sinh bị đau bụng có thể kéo đầu gối vào ngực của chúng khi chúng khóc.

Cơn đau lồng ruột thường lặp đi lặp lại, thường mỗi 15-20 phút đầu tiên. Các cơn đau kéo dài và xảy ra thường xuyên hơn theo thời gian. Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuyên khác của lồng ruột bao gồm:

  • Phân trộn lẫn với máu và chất nhầy (đôi khi được gọi là phân”thạch nho” vì bề ngoài trông giống thạch nho);
  • Nôn;
  • Một khối u trong bụng;
  • Ngủ lịm;
  • Tiêu chảy;
  • Sốt.

Không phải tất cả các trường hợp trẻ bị tắc ruột đều có tất cả các triệu chứng trên. Một số trẻ bị đau không rõ ràng và một số trẻ không tiêu phân máu hoặc có một khối u trong ổ bụng. Một số trẻ lớn bị đau nhưng không có các triệu chứng khác.

Lồng ruột là lồng một phần của ruột (phần ruột bị lồng) vào một phần của đoạn ruột liền kề (phần ruột nhận ruột lồng), gây tắc ruột và đôi khi gây thiếu máu ruột cục bộ. Chẩn đoán bằng siêu âm. Điều trị bằng bơm hơi và đôi khi bằng phẫu thuật.

Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, với 65% số trường hợp xảy ra trước 1 tuổi và 80 - 90% số trường hợp xảy ra trước 2 tuổi. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tắc ruột ở lứa tuổi này và xảy ra gần như ngang nhau ở trẻ em nam và nữ < 4 tuổi. Ở trẻ > 4 tuổi, lồng ruột phổ biến hơn nhiều ở nam (8:1).

Đoạn ruột lồng làm tắc ruột và cuối cùng làm giảm lưu lượng máu đến đoạn ruột bị lồng ( xem Hình: Lồng ruột. Lồng ruột.

Nguyên nhân tắc ruột thường gặp ở trẻ em
), gây thiếu máu, hoại tử và thủng.

Lồng ruột.

Nguyên nhân tắc ruột thường gặp ở trẻ em

Căn nguyên của lồng ruột

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, có chiếm ưu thế nhẹ ở nam cũng như thay đổi theo mùa; tỷ lệ mắc cao nhất trùng với mùa viêm ruột do vi rút. Vắc xin rotavirus ngày xưa có liên quan đến sự gia tăng rõ rệt về nguy cơ bị lồng ruột và đã bị loại khỏi thị trường ở Hoa Kỳ. Các loại vắc xin rotavirus mới hơn, được đưa ra theo khuyến cáo về trình tự và thời gian, không liên quan đến bất kỳ sự gia tăng nguy cơ có ý nghĩa nào trên lâm sàng.

Ở khoảng 25% số trẻ bị lồng ruột, đặc biệt là trẻ rất nhỏ và trẻ lớn hơn, một điểm quan trọng (tức là một khối u hoặc một bất thường khác ở ruột) là lồng ruột. Một số ví dụ bao gồm polyp Polyp đại tràng và trực tràng Polyp đường ruột là bất cứ khối tổn thương nào bắt nguồn từ thành ruột lồi vào lòng ruột. Hầu hết không có triệu chứng ngoại trừ chảy máu nhẹ, thường là âm thầm. Vấn đề chính là sự chuyển dạng... đọc thêm

Nguyên nhân tắc ruột thường gặp ở trẻ em
, u lympho Tổng quan về u lympho U lympho là một nhóm bệnh không đồng nhất gồm nhiều loại u khác nhau phát sinh từ hệ thống lưới nội mô và hệ bạch huyết. Các loại chính là u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin (NHL- xem... đọc thêm , túi thừa Mekel Túi thừa Meckel Túi thừa Meckel là một túi thừa thật sự và là dị thường bẩm sinh phổ biến nhất của đường tiêu hoá, xảy ra ở khoảng 2% người dân. Đó là do sự thoái hóa không hoàn toàn của ống noãn hoàng và hình... đọc thêm
Nguyên nhân tắc ruột thường gặp ở trẻ em
, và viêm mạch có liên quan đến globulin miễn dịch A Viêm mạch do Immunoglobulin A (IgAV) Viêm mạch do IgA (thường gọi là xuất huyết Schonlein Henoch) thường ảnh hưởng tới các mạch máu nhỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Các biểu hiện thường gặp bao gồm sẩn xuất huyết, đau khớp, các dấu... đọc thêm
Nguyên nhân tắc ruột thường gặp ở trẻ em
(trước đây gọi là bệnh xuất huyết Schönlein-Henoch) khi ban xuất huyết ở thành ruột. Bệnh xơ nang Xơ nang Xơ nang là một bệnh di truyền của các tuyến ngoại tiết ảnh hưởng chủ yếu đến hệ thống hô hấp và hệ tiêu hóa. Nó dẫn đến bệnh phổi mãn tính, suy tụy ngoại tiết, bệnh gan mật, và bất thường tăng... đọc thêm
Nguyên nhân tắc ruột thường gặp ở trẻ em
cũng là một yếu tố nguy cơ.

Các triệu chứng và dấu hiệu của lồng ruột

Các triệu chứng ban đầu của lồng ruột là khởi phát đột ngột, đau bụng dữ dội từng cơn, các cơn tái phát 15- 20 phút một lần, thường có nôn. Trẻ tương đối ổn giữa các cơn đau bụng. Sau đó, khi có thiếu máu cục bộ ở ruột, cơn đau không thay đổi, trẻ trở nên li bì và xuất huyết niêm mạc làm cho phân dương tính với hem khi khám trực tràng và đôi khi đi ngoài ra phân nhày máu. Tuy nhiên, dấu hiệu sau xảy ra ở giai đoạn muộn và các bác sĩ không nên chờ đợi cho đến khi có triệu chứng này để nghi ngờ là có lồng ruột. Đôi khi khám có thể sờ thấy một khối ở bụng, có hình giống một chiếc xúc xích. Thủng ruột biểu hiện bằng các dấu hiệu của viêm phúc mạc với nhạy cảm đau đáng kể, phản ứng thành bụng và co cứng cơ thành bụng. Xanh tái, nhịp tim nhanh và vã mồ hôi cho thấy sốc.

Khoảng 5 đến 10% số trẻ không có pha đau bụng thành cơn. Thay vào đó, trẻ có biểu hiện li bì, như thể dùng thuốc phiện (biểu hiện khác thường hoặc thờ ơ). Trong những trường hợp này, chẩn đoán lồng ruột thường dễ bị bỏ qua cho đến khi có phân nhầy máu hoặc sờ thấy khối ở bụng.

Chẩn đoán lồng ruột

  • Siêu âm

Chẩn đoán lồng ruột phải được đặt lên đầu, đặc biệt là ở những trẻ có biểu hiện không điển hình và cần phải có các nghiên cứu và can thiệp khẩn trương, vì sự sống còn và khả năng tháo lồng không phẫu thuật sẽ giảm theo thời gian. Phương pháp tiếp cận phụ thuộc vào các triệu chứng lâm sàng. Trẻ có biểu hiện viêm phúc mạc cần phải hồi sức bằng dịch Hồi sức Mất nước là sự giảm đáng kể lượng nước cơ thể, và ở mức độ khác nhaucó kèm theo giảm cả các chất điện giải. Mất nước là sự giảm đáng kể lượng nước cơ thể, và ở mức độ khác nhaucó kèm theo giảm... đọc thêm , kháng sinh phổ rộng (ví dụ: ampicillin cộng với gentamicin và clindamycin; metronidazole cộng với cefotaxime hoặc piperracillin-tazobactam), đặt sonde mũi dạ dày để hút dịch trong dạ dày và phẫu thuật. Trẻ ổn định trên lâm sàng cần phải có các nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh để xác định chẩn đoán và điều trị tình trạng bất thường này.

Thụt barit là một nghiên cứu ban đầu được ưa sử dụng vì nó cho thấy hình ảnh chuỗi xoắn dạng lò xo kinh điển xung quanh đoạn lồng ruột. Bên cạnh chẩn đoán, thụt barit cũng thường là để điều trị; áp lực của barit thường sẽ tháo các đoạn ruột lồng. Tuy nhiên, đôi khi barit đi vào khoang phúc mạc qua một lỗ thủng không phát hiện được trên lâm sàng và gây nên viêm phúc mạc đáng kể. Hiện nay, siêu âm là phương tiện chẩn đoán được ưu tiên; vì nó thực hiện dễ dàng, tương đối rẻ tiền và an toàn; dấu hiệu đặc trưng được gọi là dấu hiệu bia bắn.

Đôi khi, lồng ruột được nhìn thấy tình cờ trên một nghiên cứu hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT. Nếu trẻ không có triệu chứng lồng ruột thì có thể theo dõi và không cần can thiệp.

Ngọc trai & Cạm bẫy

  • Các bác sĩ không nên chờ cho đến khi trẻ đi ngoài phân nhày máu rồi mới chẩn đoán vì đây là dấu hiệu muộn.

Điều trị lồng ruột

  • Bơm hơi

  • Phẫu thuật nếu bơm hơi thất bại hoặc có thủng ruột

Nếu xác định là lồng ruột thì bơm hơi được dùng để tháo lồng, việc này sẽ làm giảm bớt khả năng gây thủng ruột và hậu quả của thủng ruột. Phương pháp tháo lồng này có thể thành công từ 75-95% số trẻ. Nếu bơm hơi thành công, trẻ cần được theo dõi thêm qua đêm để loại trừ bị thủng ruột. Nếu tháo lồng thất bại hoặc nếu thủng ruột thì cần phải phẫu thuật ngay lập tức.