Nguyên tắc cấp phát, sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân là như thế nào?

Công dụng và cách sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:

1. Công dụng: Phương tiện bảo vệ cá nhân là những công cụ lao động cần thiết trong quá trình lao động sản xuất nhằm giảm tiêu hao sức khỏe cho người lao động, ngăn ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và nâng cao năng suất lao động.

2. Cách sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến

- Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở thì quyết định thời hạn sử dụng cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp trước khi cấp phát và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.

- Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao như găng tay cách điện, ủng cách điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, phao an toàn... người sử dụng lao động phải cùng người lao động kiểm tra để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi.

- Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi dơ bẩn, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và phải định kỳ kiểm tra.

- Người lao động khi được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thì bắt buộc phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc, không sử dụng vào mục đích riêng. Nếu người lao động cố tình vi phạm thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật thích đáng theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.

- Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; khi bị mất, hư hỏng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động nhưng nếu người lao động làm mất, làm hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu.

3. Phương pháp bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến

3.1. Quần áo BHLĐ.

Quần áo BHLĐ được may bằng vải dày, sợi bông, khi công tác, tay áo phải bỏ xuống, cài nút cẩn thận.

Quần áo BHLĐ có thể hạn chế một bộ phận hồ quang điện khi xẩy ra chạm chập, có thể gây bỏng cho người công nhân khi đứng quá gần hoặc tạo ra một lớp cách điện khi lỡ chạm vào dây dẫn hạ thế, …

3.2. Mũ an toàn.

Giúp che chở đầu trong trường hợp có va đập, ví dụ như té từ trên cao xuống, vật rơi từ trên xuống hoặc cũng có thể cách điện tốt khi lỡ chạm vào thiết bị hoặc dây dẫn còn mang điện hạ thế.

Mũ an toàn phải có phần lưới đệm bên trong để giảm lực va đập, khi đội phải cài quai cẩn thận để tránh bị rơi mũ nếu bị té.

Mũ an toàn sau khi sử dụng phải được cất giữ cẩn thận, để trên giá đỡ chắc chắn, không để rơi, nón phải được dán tem theo quy định hiện hành.

3.3. Bình tự cứu cá nhân [thường áp dụng trong ngành khai thác mỏ hầm lò].

Bình tự cứu cá nhân dùng để lọc khói, bụi, khí độc trước khi không khí đi vào phổi công nhân khi xảy ra sự cố cháy nổ khí, bụi mỏ trong các mỏ hầm lò. 

- Bảo quản bình tự cứu cá nhân:

+ Bình phải để nơi khô dáo, thoáng mát.

+ Không được tháo kẹp nẫy khi chưa sử dụng.

+ Không để dầu mỡ dây lên bình.

+ Tránh chấn động, va trạm mạnh làm biến dạng bình.

+ Thời gian bảo quản kể từ ngày sản xuất: 3 năm.

+ Kiểm tra định kỳ hàng năm: kiểm tra độ kín và chất lượng hoá chất bằng thiết bị chuyên dùng.

3.4. Giày vải

Dùng để bảo vệ chân tránh va đập gai nhọn, đá sứ bể,… và nhiều vật tư, thiết bị có cạnh sắc bén. Nó còn giúp tăng cường cách điện từ thân người đến vật mang điện nếu lỡ đụng phải.

Khi mang dày phải được chọn đúng số, kích cỡ bàn chân và phải cột dây dày cẩn thận, chắc chắn khi làm việc ở dưới đất hoặc leo lên cao.

 Khi không sử dụng giày phải được để ngay ngắn, đúng vị trí, nếu bẩn phải giặt sạch.

3.5. Găng cách điện, ủng cách điện, ghế cách điện

        Găng, ủng, ghế cách điện giúp tăng cường độ cách điện cho công nhân khi công tác, chúng được chế tạo đặc biệt có độ cách điện thích hợp với từng cấp điện thế.

Găng, ủng trước khi sử dụng phải kiểm tra bằng cách cuộn tròn từ ống đến các đầu ngón tay, đầu ủng hoặc dùng dụng cụ thử găng ủng để bơm hơi vào để xem có bị xì hơi không

        Tuyệt đối không được dùng sai cấp điện áp cách điện, không dùng sai mục đích. Thí dụ: găng cách điện dùng bốc vác vật tư, ủng cách điện lội sình lầy, ghế cách điện dùng kê đồ, …

Các loại găng tay, ủng, ghế cách điện đều phải thử nghiệm đúng định kỳ và phải đạt độ cách điện cho phép với từng cấp cách điện thế mới được phép sử dụng.

Găng tay, ủng, ghế cách điện khi sử dụng xong phải được lau sạch sẽ, để nơi khô ráo, tránh nơi có nhiệt độ cao có thể làm biến dạng găng, ủng và ghế.

3.6. Dây da an toàn

Dây da an toàn giúp công nhân có thể treo mình làm việc trên cao với 02 tay được tự do hoạt động.

Dây da an toàn phải được thử nghiệm định kỳ theo đúng quy định.

Trước khi ra hiện trường công tác, mỗi công nhân phải tự kiểm tra dây an toàn của mình xem móc khóa còn tốt không, vòng chữ D để móc khóa còn tốt không, dây có bị tưa hay đứt chỉ may chỗ nào không. Phải thấy thật sự dây còn tốt, đảm bảo an toàn mới được phép sử dụng. Tự kiểm tra dây bằng cách đeo vào người rồi quàng vào vật chắc chắn ở dưới đất sau đó chụm chân lại ngã người ra phía sau 03 lần xem dây có hiện tượng gì không. Tuyệt đối không được dùng dây an toàn không còn đảm bảo an toàn hoặc qua thử nghiệm định kỳ không đạt yêu cầu.

Khi sử dụng xong phải cuộn lại và để nơi khô ráo, tránh bụi bặm, tránh dính dầu nhớt, không để gần nơi có nhiệt độ cao. Nguồn nhiệt cao có thể làm chùng da, cứng da, dây dễ bị nứt.

Ngày hỏi:17/11/2017

Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân được công ty cấp phát quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Hồng Loan, hiện đang là công nhân tại khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể như sau: Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân được công ty cấp phát quy định như thế nào?  Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân được công ty cấp phát quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.

2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.

Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân được công ty cấp phát theo luật Lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

PPE là viết tắt của từ Personal Protective Equipment dịch theo nghĩa tiếng Việt là thiết bị bảo hộ cá nhân trong đó gồm 1 số trang thiết bị như: giày bảo hộ, quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, kính bảo hộ,… Những trang thiết bị được thiết kế để bảo vệ cơ thể người mặc khỏi những chấn thương, nhiễm trùng hay ảnh hưởng của môi trường làm việc. Những trang bị này giải quyết những mối nguy hiểm từ vật lý, điện, hóa chất, sinh học, bụi, không khí, cũng để bảo đảm an toàn và vệ sinh trong lao động và những hoạt động thể dục thể thao hoặc giải trí.

2. Điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Cần nêu lý do tại sao phải sử dụng trang bị bảo hộ

Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với những yếu tố độc hại, nguy hiểm dưới đây cần được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: – Tiếp xúc với những yếu tố vật lý xấu. – Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại. – Có yếu tố sinh học độc hại, môi trường làm việc vệ sinh lao động xấu: + Có vi rút, vi khuẩn độc hại, côn trùng gây hại + Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu. + Môi trường có phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối. + Những yếu tố sinh học độc hại khác.

– Làm việc với nhiếu máy móc, thiết bị, công cụ lao động mà làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao, trong hầm, lò; nơi làm việc thiếu dưỡng kh; làm việc môi trường sông nước, trong rừng, trên núi hoặc những nơi nguy hiểm, độc hại khác.

a. Nguyên tắc phát phương tiện bảo vệ cá nhân

– Người sử dụng lao động phải tuân thủ những biện pháp công nghệ, trang, thiết bị, kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế nhất những tác hại của yếu tố độc hại, nguy hiểm hết mức có thể, cải thiện tốt điều kiện lao động trước khi áp dụng biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

– Người sử dụng lao động cần trang bị đầy đủ phương tiên bảo bệ cá nhân theo đúng quy định của pháp luật. Với những trường hợp ngành, nghề chưa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà thấy có yếu tố độc hại, nguy hiểm không bảo đảm an toàn thì cần trang bị ngay trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp, kết hợp báo cáo lên Sở Lao động – Thương binh và xã hội địa phương hoặc bộ ngành.

– Người dùng lao động cần căn cứ theo mức độ yêu cầu của từng ngành nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình và tham khảo thêm ý kiến của công đoàn hoặc người đại diện lao động để đưa ra quyết định về thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp với môi trường, tính chất, chất lượng của PPE.

– Khi phát phương tiện bảo vệ cá nhân người dùng lao động cần có chữ ký của người lao động nhận phương tiên theo  thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH.

– Người lao động cũng có quyền yêu cầu người dùng lao động cung cấp hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân. Người dùng lao động lúc này cần tham khảo ý kiến của công đoàn hoặc người đại diện tập thể người lao động trước khi đưa ra quyết định chính thức.

– Người đến tham quan, học tập tùy theo yêu cầu cụ thể, người dùng lao động cần phát trang bị bảo hộ cá nhân cần thiết để sử dụng khi tham quan và học tập.

– Nghiêm cấm người dùng lao động phát tiền thay cho việc phát trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động hoặc giao tiên cho người lao động tự đi mua phương tiện bảo hộ cá nhân.

b. Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động

– Người dùng lao động cần tổ chức những buổi hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo, đúng cách những phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị và phải kiểm tra kỹ càng việc sử dụng này.

– Phương tiện bảo bệ cá nhân chuyên dụng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người dùng lao động cần phải kiểm tra bảo đảm cách lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời kiểm tra định kỳ qua quá trình sử dụng và được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi; không được sử dụng những thiết bị không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.

– Người lao động nhận trang bị bảo vệ cá nhân cần sử dụng đúng quy định khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo mức độ quy phạm theo đúng quy định pháp luật.

– Người lao động không phải trả tiền để sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Người dùng lao động cần có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động trang bị bảo hộ bị khi bị mất, hư hỏng hay hết hạn sử dụng. Với những trường hợp bị hư hỏng, mất không có lý do chính đáng thì người lao động phải chịu bồi thường theo quy định của lao động cơ sở. Khi hết hạn sử dụng hoặc chuyển công tác thì người lao động có nghĩa vụ trả lại những trang thiết bị bảo vệ cá nhân nếu người lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.

 c. Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân

– Người dùng lao động cần có nghĩa vụ và trách nhiệm xắp xếp nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ trang thiết bị được nhận.

– Những phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không bảo đảm vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng hoặc nhiễm phóng xạ thì sau khi dùng người dùng lao động phải có biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ để bảo đảm an toàn vệ sinh cho người lao động, môi trường xung quanh và cần kiểm tra định kỳ.

Video liên quan

Chủ Đề