Nhà giáo nào là nhân vật có ảnh hưởng lớn ở thế kỉ 16 và nổi danh về tài tiên tri

Giáo sư - nhà văn hóa cách mạng Đặng Thai Mai được sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống yêu nước, do vậy ông đã giác ngộ được tình yêu quê hương, đất nước ngay từ sớm. Từ khi còn đi học cho đến khi kháng chiến chống thực dân Pháp, Đặng Thai Mai luôn tích cực tham gia các phong trào cách mạng, đồng thời tích cực tham gia giảng dạy. Thầy luôn luôn quan tâm tới công tác giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ làm văn hóa, văn nghệ. Là người thầy vô cùng tâm huyết và nghiêm cẩn. Giáo sư - nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Lương Điền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Được thừa hưởng vốn tri thức thâm sâu của hai bên gia đình nội ngoại, nếu đất nước không rơi vào hoàn cảnh bị xâm lăng, Đặng Thai Mai lẽ ra đã có thể trở thành một nhà bác học uyên bác. Tuy nhiên, dù phải chia sẻ thời gian, tâm lực cho nhiều công việc khác nhau trong suốt những năm tháng sống của mình, người con tinh hoa của xứ Nghệ vẫn dành thời gian và tâm huyết giảng dạy, nghiên cứu, viết sách, để lại nhiều công trình có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội, nhân văn và văn hóa.

Có thể khẳng định, sự nghiệp, phong cách và con người Đặng Thái Mai là sự kết tinh, hội tụ, gặp gỡ của nhiều nền văn hóa, nhiều phong cách “sự gặp gỡ may mắn của cổ đại và hiện đại, của Á và Âu, của văn hóa miền Nam và miền Bắc”. Ông hiểu và tinh thông nền văn hóa Trung Hoa, phương Đông, nhưng cũng thấm đậm “chất Pháp”, vốn văn hóa phương Tây. Ông có nét lịch lãm, thâm trầm của một nhà nghiên cứu từng trải, và cũng có cả cái say mê, trẻ trung của lứa tuổi thanh xuân. Những người thân thiết gần gũi với ông kể lại rằng, trong cuộc sống hàng ngày, ông bình dị, dễ gần, cởi mở. Nhưng cũng chính trong con người ấy, khi bắt tay làm bất cứ công việc gì, cũng đều nghiêm túc, nhiệt thành. Ông có cái sâu sắc thâm trầm của người phương Đông, và cũng có nét hài hước, “humour” của người phương Tây. PGS Đặng Thị Hạnh, một trong những người “con gái yêu” của ông, người cũng đã tiếp bước cha trên con đường nghiên cứu khoa học gian khổ và nhọc nhằn từng kể rằng, trong cuộc sống, trong công việc, cha bà nghiêm túc, thân tình và chu đáo.

Nhà giáo nào là nhân vật có ảnh hưởng lớn ở thế kỉ 16 và nổi danh về tài tiên tri
Giáo sư - nhà văn hóa cách mạng Đặng Thai Mai

Nhà giáo nào là nhân vật có ảnh hưởng lớn ở thế kỉ 16 và nổi danh về tài tiên tri
Giáo sư Đặng Thai Mai

Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491 – 1585), tên huý là Văn Đạt (文達),[1] tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士), được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử (雪江夫子), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước “Trình Tuyền hầu” rồi thăng tới “Trình Quốc công” (程國公) mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.

Nhà giáo nào là nhân vật có ảnh hưởng lớn ở thế kỉ 16 và nổi danh về tài tiên tri

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tượng đài Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm trong khuôn viên Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hải Phòng

Sinh13 tháng 5 năm 1491
làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)Mất1585 (94 tuổi)
làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)Bút danhTrình Quốc Công, Bạch VânCông việcChính khách, nhà thơ, nhà sư phạm, nhà dự báo chiến lược, nhà hoạt động từ thiệnQuốc tịchViệt NamDân tộcViệtTư cách công dânViệt NamHọc vấnTrạng nguyên Đại Việt (1535)Giai đoạn sáng tácVăn học thời Mạc (Văn học trung đại Việt Nam)Tác phẩm nổi bậtBạch Vân am thi tập (thơ chữ Hán), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (thơ chữ Nôm), Sấm Trạng TrìnhPhối ngẫu3 vợCon cái12 con (7 con trai)Thân nhânNguyễn Văn Định (cha), Nhữ Thị Thục (mẹ), Nhữ Văn Lan (ông ngoại), Dương Đức Nhan (cha vợ)

Dưới thời quân chủ của Việt Nam, ông là một trong số hiếm "văn nhân thuần túy" (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận) và lại cũng không phải là công thần khai quốc lẫn người thân thích với hoàng tộc nhưng được phong tới tước Công ('Quận công' hay 'Quốc công') ngay từ lúc còn sống. Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc ban cho Nguyễn Bỉnh Khiêm gần 20 năm trước khi ông mất. Sự thật lịch sử này căn cứ vào 3 tấm văn bia do chính ông soạn lúc đã cáo quan về quy ẩn tại quê nhà Trung Am ở độ tuổi ngoài 73 và hiện còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình.[2][3][4]

Ông cũng được sử sách coi là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược.[5][6][7] Những lời cố vấn của ông dành cho các tập đoàn quyền lực phong kiến Mạc, Lê-Trịnh, Nguyễn đã có tác động lớn tới quan hệ địa chính trị của khu vực Đông Nam Á trở về sau.[cần dẫn nguồn]

Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài. Trong lời đề tựa cho tập thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: "... Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân" (Bạch Vân am thi tập tiền tự).

Thơ chữ Nôm

Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài. Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này. Theo Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) của Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.

Các thể loại khác

Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài thơ (cả chữ Hán và chữ Nôm) còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia (bi ký) nổi tiếng như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký, Tam giáo tượng bi minh... Một số văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình (nằm giáp với huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng qua sông Hóa).

Trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm ký Nôm thường mang tên Trạng Trình (Sấm Trạng Trình) và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ.

Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm, còn gọi là "Sấm Trạng Trình" là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính trong khoảng 500 năm. Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu "cảm đề" và 248 câu "sấm ký". Đây là bản trích ở bộ "Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển" (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Ngoài bản A còn có ít nhất ba dị bản về sấm Trạng Trình. Tài liệu liên quan hiện có 20 văn bản, trong đó bảy bản là tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội (trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ là Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 mà hiện nay vẫn chưa tìm được.[cần dẫn nguồn]

 

Cao Đài Tam Thánh ký hòa ước. Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được suy tôn là Thanh Sơn Đạo sĩ (còn được gọi là Thanh Sơn Chơn nhơn), là một trong ba vị thánh của Đạo Cao Đài. Bức tranh Tam Thánh ký hòa ước được lưu thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh có vẽ chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.

Ngoài khu vực di tích và đền thờ Trình Quốc công thuộc địa phận 2 huyện Vĩnh Bảo (quê nội Nguyễn Bỉnh Khiêm) và Tiên Lãng (quê ngoại Nguyễn Bỉnh Khiêm) của Thành phố Hải Phòng, các nhà nghiên cứu Hán Nôm tại Việt Nam đã phát hiện một số di vật lịch sử có giá trị lớn không chỉ về Nguyễn Bỉnh Khiêm mà còn về thời Mạc nằm trong địa phận 2 huyện Thái Thụy và Quỳnh Phụ (sau khi hợp nhất 2 huyện cũ là Quỳnh Côi và Phụ Dực) của tỉnh Thái Bình tiếp giáp với huyện Vĩnh Bảo của Thành phố Hải Phòng.[8]

 

Không gian phía trước tượng đài Trạng Trình trong quần thể Khu di tích và đền thờ Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

 

Một góc phía trước đền thờ Trạng Trình trong quần thể Khu di tích và đền thờ Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Năm 1985, tại Thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phối hợp với Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học về Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông. Năm 1991, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Sở Văn hoá Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc Hội thảo khoa học kỷ niệm 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm với chủ đề "Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sự phát triển văn hoá dân tộc".

Trên quê ngoại ông ở thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được thờ cùng với mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan tại Từ đường họ Nhữ - Nguyễn trong quần thể di tích có lăng mộ của vợ chồng Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan cùng con gái Nhữ Thị Thục (mẹ của Trạng Trình). Văn miếu Mao Điền ở Hải Dương và Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai đều có tượng và bài vị thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đình làng Thanh Am (tên cũ là Hoa Am) thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội ngày nay, được xây dựng từ cuối thế kỷ XVI là nơi thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm như một vị Thành hoàng của làng.

Tên của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được lấy đặt cho nhiều con đường, trường học. Tại Hải Phòng có một con phố mang tên Trạng Trình và con đường mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), đường Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc phường Bến Nghé, quận 1 (được đổi từ tên đường Angier vào năm 1955) là một trong những con đường lưu giữ nhiều giá trị lịch sử-văn hoá-kiến trúc bậc nhất của thành phố, bao gồm những công trình tiêu biểu như Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Đền thờ các vua Hùng và Trường THPT công lập Trưng Vương.

Danh sách tham khảo

Sách:

  • Bùi Văn Nguyên, 1986, Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Nhà xuất bản Hải Phòng)
  • Chu Thiên Hoàng Minh Giám, 1943, Tuyết Giang phu tử.
  • Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân & Hồ Như Sơn, (1983) Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Nhà xuất bản Văn học)
  • Lê Trọng Khánh & Lê Anh Trà, 1957, Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà thơ triết lý. (Nhà xuất bản Văn Hóa)
  • Lê Văn Quán, 1999, Các nhà tiên tri Việt Nam. (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc)
  • Nguyễn Khuê, 1991, Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập. (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh)
  • Nguyễn Khuê, 1997, Tâm sự Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch vân quốc ngữ thi tập. (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh)
  • Nguyễn Nghiệp, 1996, Trạng Trình, sấm và ký. (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin)
  • Nguyễn Quân, 1974, Bạch Vân quốc ngữ thi tập. (Nhà xuất bản Sống Mới, Sài Gòn)
  • Nhiều tác giả, 1991, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hoá dân tộc, kỷ yếu hội thảo khoa học. (Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm)
  • Nhiều tác giả, 1991, Nguyễn Bỉnh Khiêm, danh nhân văn hóa. (Nhà xuất bản Hà Nội)
  • Phạm Đan Quế, 1999, Giai thoại và sấm ký Trạng Trình. (Nhà xuất bản Văn học)
  • Phạm Vũ Dũng & nhiều tác giả, 1991, Nguyễn Bỉnh Khiêm, danh nhân văn hoá. (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội)
  • Phan Văn Các & nhiều tác giả, 1992, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. (Trung tâm Hán-Nôm Thành phố Hồ Chí Minh)
  • Trần Lê Sáng, 1990, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - Ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam. (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội)
  • Trần Thị Băng Thanh (chủ biên), 2001, Nguyễn Bỉnh Khiêm, về tác gia và tác phẩm. (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội)
  • Trần Tuấn Tiến, 2011, Tuyết Giang phu tử. (Nhà xuất bản Sân khấu, Hà Nội)
  • Vũ Khâm Lân, 1743, Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký. (được chép trong sách Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề)

Bài viết (tạp chí chuyên ngành), luận văn:

  • Dương Thị Hoàn, Sự vận động tư tưởng nhàn từ thơ Nôm Nguyễn Trãi đến thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Đại học Thái Nguyên, 2013)
  • Đổng Ngọc Chiếu, Khảo sát tố chất ẩn sĩ trong sáng tác của Đào Uyên Minh và Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2003)
  • Đỗ Huy, Nguyễn Bỉnh Khiêm và những tư tưởng đạo đức của ông Lưu trữ 2017-09-30 tại Wayback Machine. (Tạp chí Triết học, số 9 (172), tháng 9/2005)
  • Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Bình Khiêm, lựa chọn như một lối ứng xử Lưu trữ 2017-09-30 tại Wayback Machine. (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 334, tháng 4-2012)
  • Hà Thúc Hoan, Hạnh phúc và mùa Xuân của Bạch Vân cư sĩ Lưu trữ 2017-09-30 tại Wayback Machine. (Tạp chí Văn Hóa Phật giáo số 98-99, 23/02/2016)
  • Hoàng Tịnh Thủy, Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt trong văn bản “Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập”. (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012)
  • Lê Văn Tấn, Nguyễn Bình Khiêm với “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”: các hình thức diễn đạt về sự ẩn dật. (Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 7[73], 2015)
  • Nguyễn Bá Cường, 2016, Tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm về tự nhiên và mối quan hệ với con người, Tạp chí Triết học, Viện Triết học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), ISSN 0866–7632, số 3, tr. 30 – 37.
  • Nguyễn Bá Cường, 2013, Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức Nho giáo, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ISSN 0868 - 3719, số 6B (Volume 58, Number 6B), tr. 111 - 120.
  • Nguyễn Bá Cường, 2012, Người dân và người cầm quyền trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tạp chí Triết học, Viện Triết học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), ISSN 0866 7632, số 3, Tr.38-46
  • Nguyễn Bá Cường, 2011, Quan niệm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm về tính người, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cán bộ trẻ các trường đại học sư phạm toàn quốc lần thứ Nhất, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, tr. 443 - 452.
  • Nguyễn Bá Cường, 2011, Vấn đề con người và giáo dục con người trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm. (Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
  • Nguyễn Bá Cường, 2009, Tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm về con người, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ISSN 0868 - 3719, tr. 120 - 129.
  • Nguyễn Bình Yên, Con người văn hóa trong tư tưởng của một số danh nhân dân tộc. (Tạp chí Nghiên cứu Con người)
  • Nguyễn Đăng Na, Về bài thơ Nôm số 79 của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Tạp chí Hán Nôm số 4[94], 2009)
  • Nguyễn Đức Sự, Mấy vấn đề Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XVI và XVII. (Tạp chí Triết học)
  • Nguyễn Hữu Phước, Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ “Tự nhiên – Con người – Xã hội” và ý nghĩa của nó đối với đạo đức của con người Việt Nam hiện nay. (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010)
  • Nguyễn Hữu Tưởng, Hai tấm bia Trạng Trình soạn mới phát hiện ở Thái Bình. (Tạp chí Hán Nôm số 6, 2002)
  • Nguyễn Hữu Tâm, Chính sách khoa cử của triều Mạc và vai trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm Lưu trữ 2017-09-30 tại Wayback Machine. (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 2016)
  • Nguyễn Kim Châu, Sự phát triển của tiếng Việt văn học thế kỷ XVI qua cái nhìn đối sánh giữa "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi với "Bạch Vân quốc ngữ thi" của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ, 2012)
  • Nguyễn Quang Minh & Mai Thị Huệ, Cảm thức thiền trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Matsuo Basho. (Tạp chí khoa học của Đại học Đồng Nai, số 03-2016)
  • Nguyễn Tài Thư, 2002, Chu Dịch với Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong sách Nghiên cứu Kinh Dịch, Nhà xuất bản. Văn hóa Thông tin,
  • Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nhà lý học. (Tạp chí Hán Nôm)
  • Nguyễn Tài Thư, Kinh Dịch và lịch sử tư tưởng Việt Nam (Tạp chí Triết học)
  • Võ Thị Thanh Tâm, Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2007)
  • Nguyễn Thành Tuấn, Con người tự nhiên trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 396, tháng 6-2017)
  • Nguyễn Thị Chanh, Cảm hứng thế sự trong “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Khoa học Ngữ văn, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường Đại học Tây Bắc, 2016)
  • Nguyễn Thị Hà, Chủ đề thế sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2017)
  • Nguyễn Thị Tuyết Đào, Ảnh hưởng của nhân sinh quan Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2012)
  • Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua một bài thơ. (Tạp chí Sông Hương, số 35, T.1&2-1989)
  • Tạ Thị Hoa, Thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai tác phẩm “Bạch Vân Am thi tập” và “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”. (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015)
  • Trần Khuê, 1991, Cần hiểu đúng Nguyễn Bỉnh Khiêm và Vương triều Mạc. (Tham luận hội thảo khoa học “Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc” do Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm tổ chức, Viện KHXH tháng 10-1991)
  • Trần Nguyên Việt, 2000, Vấn đề con người trong tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tạp chí Triết học số 1,
  • Trần Nguyên Việt, 2003, Vấn đề Tam giáo trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tạp chí Triết học số 10,
  • Trần Nguyên Việt, Tư tưởng triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tạp chí Triết học
  • Trần Nguyên Việt, Nho giáo và văn hóa ứng xử trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tạp chí Triết học
  • Trần Nguyên Việt, Tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về Lý - Đạo - Tâm, Tạp chí Triết học
  • Trần Thị Băng Thanh, Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm - thơ ngôn chí, Tạp chí Văn học
  • Trịnh Khắc Mạnh, Làng quê Trung Am trong thơ, văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) . (Tạp chí Hán Nôm số 1(46)-2001)
  • Vũ Khiêu, Kỷ niệm 400 năm ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Những vấn đề khoa học trong nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Tạp chí Xã hội học số 1, 1986)
  • Vũ Phú Dưỡng, Triết Học Kinh Dịch Trong Tư Tưởng Của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Luận án tiến sĩ triết học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, 2012)
  • Vũ Phú Dưỡng, Tư Tưởng Dung Thông Nho, Phật, Đạo Của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan Và Nguyễn Dữ. (Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Khoa học Xã hội, 2018)
  • Vũ Thanh Huyền, Hệ thống chủ đề trong “Bạch Vân quốc ngữ thi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học Sư phạm, 2009)
  • Vũ Tuấn Sán & Đinh Khắc Thuân, Bài văn bia ghi việc tạc tượng Tam giáo, chùa Cao Dương của Trình Quốc công. (Tạp chí Hán Nôm, số 1, 1990)

Nguồn khác (báo, tạp chí điện tử):

  • Anh Việt, Trạng Trình dạy nắm giữ biển Đông. (Tạp chí điện tử Văn Hiến Việt Nam, 09/05/2014)
  • Cao Tự Thanh, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sự chuyển biến về ứng xử chính trị của trí thức Việt Nam. [2009]
  • Hoàng Hải Vân, 2011, Bí ẩn trầm hương - Kỳ 1: Vài dòng lịch sử. (Báo điện tử Thanh niên)
  • Hồng Chuyên & Lại Hà, Hoàng Sa, Trường Sa mãi còn, nếu tâm thức biển đảo còn. (Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, 02/12/2013)
  • Hồng Chuyên, Làm chủ biển đảo: Không chỉ có bảo vệ chủ quyền. (Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, 03/12/2013)
  • Hồng Chuyên & Lại Hà, Tâm thức biển đảo qua lời "sấm truyền" của Trạng Trình. (Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, 07/12/2013)
  • Huỳnh Quán Chi, Phật kinh trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm. (Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam)
  • Lê Thị Duyên, Cảm hứng thế sự trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Khóa luận tốt nghiệp đại học, Chuyên ngành Văn học Việt Nam trung đại, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh, 2009)
  • Lê Văn Lan, Từ Trung Am tới Hoa Am - một danh nhân văn hóa - cây đại thụ của văn hóa Việt Nam tỏa bóng suốt thế kỷ XVI. [2013]
  • Minh Chi, Bàn về chữ Nhàn trong thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Học viện Phật giáo Việt Nam
  • Nguyên Khôi, Bàn về chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm để hiểu về đạo đức người trí thức Nho học ngày xưa. (Tạp chí Thanh niên Phía Trước, 2013)
  • Nguyễn Công Lý, 2009, Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ - Phùng Khắc Khoan. (Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại Học Quốc gia TP.HCM)
  • Nguyễn Công Lý, 2011, Bậc sư biểu bên bờ Tuyết Giang. (Bản tin Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại Học Quốc gia TP.HCM, số 41, tháng 11-2011)
  • Nguyễn Đình Minh, Tầm nhìn chiến lược về biển đảo của Trạng Trình từ 500 năm trước. Nhân đọc bài thơ “Cự ngao đới sơn” trong “Bạch Vân am thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine. (Trang điện tử của Hội nhà văn Hải Phòng, 2014)
  • Nguyễn Đình Minh, “Sấm ký” của Trạng Trình có phải do người đời sau sáng tác? Lưu trữ 2017-09-30 tại Wayback Machine. (Trang điện tử của Hội nhà văn Hải Phòng, 2015)
  • Nguyễn Đình Minh, Trạng Trình và hai tiếng Việt Nam Lưu trữ 2017-09-30 tại Wayback Machine. (Trang điện tử của Hội nhà văn Hải Phòng, 2015)
  • Nguyễn Đức Thuận, Cáo trạng quyết liệt trong bài thơ "Tăng thử" của Nguyễn Bỉnh Khiêm Lưu trữ 2017-10-04 tại Wayback Machine. (Trang điện tử của Hội nhà văn Hải Phòng, 07/2/2016)
  • Nguyễn Huệ Chi, Bước đầu suy nghĩ về văn học thời Mạc Lưu trữ 2016-03-07 tại Wayback Machine. (Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 26/11/2011)
  • Nguyễn Khắc Mai, Minh triết về làm chủ biển Đông Lưu trữ 2017-09-30 tại Wayback Machine. (Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 18/01/2011)
  • Nguyễn Khắc Mai, Bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn” - một dự báo chiến lược thiên tài của Nguyễn Bỉnh Khiêm[liên kết hỏng]. (Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 20/7/2013)
  • Nguyễn Nhã Tiên, Nghe tiếng cổ phong từ am Mây trắng. (Tạp chí Cửa Biển - Trang điện tử của Hội Liên hiệp Văn học & Nghệ thuật Hải Phòng)
  • Nguyễn Thanh Tùng, Khi nhân cách lớn bị hoài nghi: Giải đọc hai bài thơ “giải trào” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội, 2013)
  • Thích Phước An, Nhà thơ của "Am mây trắng" thế kỷ XVI có bài bác Phật giáo hay không?
  • Trần Nhuận Minh, 2010, Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nhà thơ lớn bóng trùm nhiều thế kỷ Lưu trữ 2017-09-16 tại Wayback Machine. (Báo điện tử Hải Dương)
  • Trịnh Khắc Mạnh, Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm và văn bản thơ Nôm Lưu trữ 2017-09-16 tại Wayback Machine. (Trang điện tử của Hội nhà văn Hải Phòng, 2015)
  • Viên Linh, Trạng Trình, hồn chữ nghìn thu. (Người Việt Online [www.nguoi-viet.com], 24/12/2013)
  • Xuân Cang, Linh cảm Đồng Nhân. (Báo Lao động điện tử, 13/12/2015)

Phim tài liệu:

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cây đại thụ rợp bóng 500 năm, Nguyễn Thụy Kha, 1991 (Giải thưởng Hội hữu nghị Việt-Nhật 1992)
  • Trạng Trình - Người tiên tri họ Nguyễn, Xưởng phim Truyền hình Hải Phòng (HFS)

  • Khu di tích và đền thờ Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Nhà Mạc
  • Văn học Việt Nam thời Mạc
  • Nam tiến
  • Chiến tranh Lê-Mạc
  • Trịnh-Nguyễn phân tranh
  • Nam-Bắc triều (Việt Nam)
  • Nhà Lê trung hưng
  • Lương Đắc Bằng
  • Phùng Khắc Khoan

  1. ^ Có tài liệu cho rằng ông đổi từ tên khai sinh là Văn Đạt thành Bỉnh Khiêm khi ông chuẩn bị đi thi cử vào năm 1535.
  2. ^ Vũ Tuấn Sán & Đinh Khắc Thuân, Bài văn bia ghi việc tạc tượng Tam giáo, chùa Cao Dương của Trình Quốc công. (Tạp chí Hán Nôm, số 1, 1990)
  3. ^ Nguyễn Hữu Tưởng, Hai tấm bia Trạng Trình soạn mới phát hiện ở Thái Bình. (Tạp chí Hán Nôm, số 6, 2002)
  4. ^ Trang Thanh Hiền, Phát hiện pho tượng Mạc ở Thái Bình. (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 355, 2014)
  5. ^ Hoàng Hải Vân, Bí ẩn trầm hương - Kỳ 1: Vài dòng lịch sử. (Báo Thanh Niên điện tử, 03/01/2011)
  6. ^ Nguyễn Khắc Mai, Bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn” - một dự báo chiến lược thiên tài của Nguyễn Bỉnh Khiêm[liên kết hỏng]. (Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 20/7/2013)
  7. ^ Anh Việt, Trạng Trình dạy nắm giữ biển Đông. (Tạp chí điện tử Văn Hiến Việt Nam, 09/05/2014)
  8. ^ Ở thời Mạc, một phần của đất Thái Bình hiện nay nằm trong địa phận của huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương.

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cuộc đời và sự nghiệp (Trang chính thức của ban quản lý Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) Lưu trữ 2018-07-21 tại Wayback Machine
  • Trạng Trình – Người tiên tri họ Nguyễn (phim tài liệu) Lưu trữ 2012-12-10 tại Wayback Machine
  • Vấn đề con người và giáo dục con người trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, 2012

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Bỉnh_Khiêm&oldid=68382625”