Nhà máy thủy điện trị an ở sông nào năm 2024

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 1354/QĐ-UBND ngày 4/5/2020 quyết định chủ trương đầu tư Nhà máy Thủy điện (MNTĐ) Trị An mở rộng. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.725 tỷ đồng.

.jpg)

Thủy điện Trị An nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, có quy mô công suất lắp mặt 2 tổ máy, mỗi tổ 100MW. Địa điểm xây dựng tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng mới tuyến năng lượng đấu nối vào trạm biến áp 220kV NMTĐ Trị An hiện hữu.

Dự kiến, quý IV/2024 phát điện tổ máy 1, quý I/2025 phát điện tổ máy số 2 và hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025.

Dự án được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành.

Nhà máy Thủy điện Trị An được xây dựng năm 1984 trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai gồm 4 tổ máy với tổng công suất 400MW. Đây là công trình thủy điện nằm ở bậc thang thấp nhất trên hệ thống sông Đồng Nai, giúp điều tiết nguồn nước, đẩy mặn cho vùng hạ du và đóng góp quan trọng cho lưới điện quốc gia.

Để khai thác hết tiềm năng nguồn nước hồ chứa Trị An trên sông Đồng Nai, dự án NMTĐ Trị An mở rộng đã được đưa vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, trong đó dự án dự kiến phát điện vào năm 2025 với công suất 200MW.

“... Dòng điện mênh mang, từ ngàn khối óc/ Dòng điện mê say gọi ngày tương lai/ Dòng điện bao la, gọi đời bay xa...” - đây là những ca từ trong ca khúc Trị An âm vang mùa xuân đã gắn liền với sự ra đời của công trình Nhà máy Thủy điện Trị An (nay là Công ty Thủy điện Trị An) và biết bao công nhân ngành Điện.

Nhà máy thủy điện trị an ở sông nào năm 2024
Kỹ sư vận hành Nhà máy Thủy điện Trị An. Ảnh: N.Hạ

Trải qua hơn 35 năm từ khi đổ khối bê tông đầu tiên, công trình thủy điện mang tầm vóc quốc tế trên mảnh đất Đồng Nai này vẫn đóng một vai trò, ý nghĩa to lớn.

* Âm vang mùa Xuân...

Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, dòng chảy vạn kiếp của sông Đồng Nai qua thác Trị An đã bị chặn lại với sự ra đời của Nhà máy Thủy điện Trị An - bậc thang cuối cùng trên sông Đồng Nai.

Sự ra đời của thủy điện Trị An có ý nghĩa kinh tế - chính trị rất to lớn và tầm quan trọng quyết định đối với hệ thống năng lượng miền Nam trong bối cảnh thiếu điện trầm trọng để khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế sau giải phóng miền Nam. Theo đó, Thủy điện Trị An đã đảm bảo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của 16 tỉnh, thành phía Nam; đảm bảo nguồn nước cho công nghiệp và sinh hoạt của hơn 5 triệu dân; nguồn nước tưới cho hơn 20 ngàn ha ruộng, đất khu vực hạ lưu...

Dấu mốc hình thành công trình Thủy điện Trị An

- Ngày 30-4-1984: Khởi công (nổ mìn mở móng đập tràn).

- Ngày 10-5-1985: Đổ khối bê tông đầu tiên ở đập tràn.

- Ngày 12-1-1987: Ngăn sông Đồng Nai.

- Ngày 30-4-1988: Tổ máy số 1 vận hành chính thức.

Là nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng ở phía Nam sau Ngày thống nhất đất nước, sự ra đời đúng lúc của công trình này đã khép lại tình trạng thiếu hụt điện năng trầm trọng ở miền Nam (hàng tuần phải cắt điện từ 3-5 ngày) và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Công trình Nhà máy Thủy điện Trị An còn là minh chứng lịch sử của tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga. Để xây dựng công trình Thủy điện Trị An phải đào lắp 23 triệu m3 đất đá, 580 ngàn m3 bê tông, 73 ngàn tấn kết cấu thép, thiết bị và huy động số lượng công nhân bình quân từ 8 ngàn - 10 ngàn người tại công trường, cao điểm nhất đạt đến 19 ngàn người (năm 1987).

Những con số ấn tượng này cho thấy công trình tầm cỡ lúc bấy giờ đã nhận được nguồn lực và sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân Đồng Nai phải di dời nơi ở để phục vụ công trình. Đặc biệt có sự góp sức, hỗ trợ về xây dựng, tài chính và công nghệ của khoảng 500 chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên Liên Xô.

* Hướng đến tương lai

Ông Võ Tấn Nhẫn, Giám đốc Công ty Thủy điện Trị An cho biết, tháng 5-1988, tổ máy đầu tiên của Thủy điện Trị An chính thức vận hành và hòa vào lưới điện quốc gia. Với 4 tổ máy có công suất 400 MW vào thời điểm đó, Thủy điện Trị An đã cung cấp 1/2 sản lượng của toàn lưới điện miền Nam. “Những năm đầu đưa tổ máy vào vận hành gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng công nhân vận hành non trẻ, chưa có kinh nghiệm khiến xuất hiện nhiều sự cố, tuy khổ cực nhưng đó chính là những bài học kinh nghiệm quý báu trong những ngày đầu chập chững” - ông Nhẫn nói.

Đến nay, thủy điện Trị An đã vận hành an toàn, liên tục, hiệu quả; sản lượng điện cung cấp lên lưới điện quốc gia đạt trên 62,4 tỷ kWh (vượt sản lượng thiết kế). Ngoài cung cấp điện, đảm bảo sự ổn định của hệ thống điện quốc gia, Thủy điện Trị An còn thực hiện vai trò điều tiết lũ. Hồ thủy điện Trị An đảm bảo lượng nước tưới tiêu cho diện tích canh tác vùng hạ du đồng thời hạn chế xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu; góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thủy sản…

Theo ông Võ Tấn Nhẫn, công ty hướng đến tầm nhìn và sứ mệnh là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thủy điện khu khực phía Nam, đồng thời thực hiện tốt vai trò thủy điện đa mục tiêu. Đảm bảo cung cấp đầy đủ sản lượng và chất lượng theo yêu cầu của hệ thống điện quốc gia. Trong tương lai công ty sẽ thực hiện nâng cấp và hiện đại hóa thiết bị công nghệ phụ trợ còn lại trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ phù hợp với cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đồng thời đảm bảo chất lượng nguồn nước và duy trì lưu lượng nước tối thiểu cho hạ du. Khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước trên cơ sở khai thác Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng, hỗ trợ tăng tỉ trọng nguồn năng lượng tái tạo tham gia hệ thống điện. Đặc biệt tiếp tục chuyển đổi số trong quản trị và sản xuất để đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số.

Hiện nay, Nhà máy Thủy điện Trị An còn là điểm đến tham quan, du lịch hấp dẫn khi đến Đồng Nai. Ngoài tìm hiểu quá trình hình thành cũng như cách vận hành nhà máy, du khách còn có thể tham quan hệ thống cửa xả và tìm hiểu sự vận hành của tổ máy (tuabin). Đặc biệt tại phòng truyền thống còn lưu giữ những hình ảnh về quá trình hình thành và phát triển công trình ý nghĩa này, từ hình ảnh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đặt khối bê tông đầu tiên ngăn sông Đồng Nai, chính thức khởi công công trình năm 1984 đến hình ảnh những em bé bỏ ống heo để quyên góp ủng hộ cho công trình hay hình ảnh các chuyên gia Liên Xô hỗ trợ, hướng dẫn kỹ sư, công nhân làm việc...

Hồ thủy điện Trị An được hình thành do việc đắp đập ngăn sông Đồng Nai, một trong những hạng mục chính của công trình Thủy điện Trị An, để trở thành hồ nhân tạo lớn của Đồng Nai với diện tích mặt thoáng khoảng 323km2. Hồ Trị An không sâu, đáy hồ tương đối bằng phẳng. Sự xuất hiện của hồ nước nhân tạo thay thế cho vùng rừng rộng lớn trước đây, tạo nên cảnh quan mới, giúp điều tiết nước, tạo thêm nhiều đảo nhỏ giúp phát triển du lịch.