Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh

Là một trong những quốc gia suốt chiều dài lịch sử trải qua nhiều cuộc chiến tranh giữ nước và giải phóng dân tộc, nên Việt Nam luôn đặc biệt thấu hiểu hai tiếng “nhân quyền” và luôn luôn quan tâm đến vấn đề nhân quyền gắn với công bằng và an sinh xã hội.

Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh
Hiến pháp nước ta quy định: "Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân"

Ngay sau khi giành độc lập, trong bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm vấn đề nhân quyền gắn với công bằng và tiến bộ xã hội bằng những chủ trương, chính sách, nghị quyết và được Nhà nước cụ thể hóa bằng các quy định trong Hiến pháp cũng như các văn bản pháp quy.

Cụ thể, trong các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước từ trước đến nay, quyền con người và pháp luật về quyền con người là nội dung rất quan trọng, được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực quốc tế.

Hiến pháp năm 2013 bao gồm 11 chương, 120 điều, trong đó riêng Chương II có 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời, các nội dung liên quan đến quyền con người không chỉ được quy định trong Chương II mà còn được đưa vào các chương khác của Hiến pháp, tạo cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người được thụ hưởng, thực hiện và bảo vệ quyền con người của mình.

Hiến pháp năm 2013 quy định bản chất quyền lực của Nhà nước Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân"; Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Điểm đáng chú ý là khi quy định quyền con người, quyền công dân, các điều của Hiến pháp xác định rõ “mọi người có quyền”, “công dân có quyền” để khẳng định tính pháp lý của các quyền được Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Và để bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hệ thống pháp luật về quyền của con người cũng đã được bổ sung, hoàn thiện như việc ban hành Luật Báo chí; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng…

Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh
Mọi công dân đủ 18 tuổi đều có quyền, nghĩa vụ đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Chính về đề cao vấn đề nhân quyền và quyền con người, mà suốt những thập kỷ qua, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế - xã hội và văn hóa, ký ngày 24/9/1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, ký ngày 18/12/1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, ký ngày 19/3/1982; Công ước về quyền trẻ em, ký ngày 20/2/1990; Công ước về quyền của người khuyết tật, ký ngày 22/10/2007; tham gia trong việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền, ký ngày 23/10/2009, Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC), ngày 7/4/2010...

Nhờ thực thi hiệu quả và luôn chú trọng vấn đề nhân quyền gắn sự công bằng và tiến bộ xã hội mà Việt Nam đã thu được những thành tựu quan trọng về mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội. Nhìn lại những gì đang diễn ra, dù vẫn còn phải hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật để làm tốt hơn vấn đề nhân quyền, nhưng chúng ta có thể khẳng định Việt Nam là quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng bao trùm mọi vấn đề của nhân quyền..

Đến nay Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của đa số tổ chức lớn trên thế giới. Và nhờ thực thi tốt vấn đề nhân quyền, Việt Nam được tín nhiệm là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ (nhiệm kỳ 2014 - 2016).

Tại khóa họp lần thứ 73, tại trụ sở LHQ vào ngày 7/6/2019, Đại hội đồng LHQ đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu gần tuyệt đối (192/193 phiếu). Mới đây, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng 1 và tháng 4 năm 2021 với nhiều dấu ấn, đóng góp, trong đó có vấn đề bảo đảm quyền con người trước đại dịch Covid-19 được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và thể hiện uy tín, vị thế quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam.

Để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, pháp luật Việt Nam quy định mọi cá nhân đều có quyền tham gia tôn giáo của mình; mọi tổ chức tôn giáo đều có quyền hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đúng với quy định pháp luật. Chính vì thế, ở Việt Nam mọi tôn giáo đều bình đẳng như nhau. Cạnh đó, về quyền công dân, công dân đủ 18 tuổi đều có quyền và nghĩa vụ về chính trị đó là bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Ở góc độ bình đẳng giới, Việt Nam luôn nêu cao vai trò của phụ nữ. Và thực sự trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xac hội ở đâu cũng có phụ nữ. Từ cơ quan Đảng, đến cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, chính trị xã hội tỷ lệ bao giờ cũng tương đương tỷ lệ nam. Việt Nam là nước có tỷ lệ lãnh đạo nữ nhiều nhất thế giới. Đồng thời, phụ nữ cũng là lực lượng chính tong vận hành và quản lý doanh nghiệp.

Đặc biệt, đến nay, Việt Nam không chỉ là một trong sáu quốc gia thành viên LHQ đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015 mà còn được xem là tấm gương điển hình của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau của LHQ.

Cụ thể, với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”, Đảng, Nhà nước đã đề ra các chủ trương, chính sách để tạo công bằng và thụ hưởng trong xã hội giữa các đối tượng trong xã hội và các vùng miền gắn với công tác an sinh xã hội.

Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh
Tổ chức Công đoàn Thủ đô ngoài thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi, chính đáng, hợp pháp của người lao động còn góp phần làm tốt công tác an sinh xã hội.

Trên bình diện y tế, giáo dục và an sinh xã hội, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là quốc gia có độ “phủ” bảo hiểm y tế cao nhất khu vực. Ngoài bảo hiểm đối với người đang đi làm, Nhà nước còn có chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện để những người nông dân nông thôn, buôn bán nhỏ về già cũng có trụ cột lương hưu, đi khám, chữa bệnh có bảo hiểm thanh toán 80%, người già thanh toán 100% (trừ các bệnh không có trong danh mục bảo hiểm).

Ngay trong đợt dịch lần này, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách an sinh với số tiền lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, góp phần giúp người dân và cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn để ổn định cuộc sống; sản xuất - kinh doanh. Hệ thống giáo dục từ thôn bản đến vùng hải đảo xa xôi đều có bước phát triển vượt bậc. Từ hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phân bổ đều mọi nơi, giúp các cháu có điều kiện học tập, Nhà nước miễn học phí cho học sinh tiểu học.

Trên góc độ công nghệ và thụ hưởng internet, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về số người sử dụng mạng internet và điện thoại thông minh với những loại hình trên không giạng mạng. Có thể khẳng định, dù một số tổ chức hay “rêu rao” vấn đề nhân quyền, nhưng Việt Nam là một trong những quốc gia mà người dân có quyền tự do lớn nhất trên không gian mạng. Điều này cho thấy, Việt Nam không có cái gọi là “tự do ngôn luận” như các thế lực thù địch rêu rao.

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với phương châm “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, vì mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Việt Nam đã, đang và sẽ làm tốt hơn nội hàm “Bình đẳng - giảm bất bình đẳng, thúc đẩy nhân quyền” như chủ đề về nhân quyền mà LHQ đưa ra trong năm nay.

Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh

Chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945-2020):

Phát triển kinh tế vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

75 năm qua, từ một nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn non trẻ, đến nay đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu hết sức to lớn. Đó không chỉ là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, mà còn là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng đề ra và lãnh đạo, đưa nước ta bước vào một thời kỳ phát triển mới.

[Infographics] Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng

Kinh tế toàn cầu liệu đã chạm đáy?

Gói hỗ trợ lần 2: Đề xuất chọn lọc ngành kinh tế trọng điểm để ưu tiên

Ngày 2/9/1945, trước hàng vạn quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, và tuyên bố với toàn thể nhân loại trên thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng đất nước thông qua các hoạt động phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Khôi phục kinh tế từ đống hoang tàn

Sau khi giành được chính quyền, đất nước ta đứng trước vô vàn những khó khăn: ngân khố kiệt quệ, tài nguyên khoáng sản bị thực dân Pháp vơ vét cạn kiệt, đói nghèo tràn lan, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và manh mún, sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung vào khai thác mỏ.

Lúc này, có tới 59,2% hộ nông dân không có ruộng đất, phần lớn số ruộng đất tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp, người nông dân phải sống chủ yếu bằng cày thuê, cuốc mướn. Do chính sách bóc lột thậm tệ, năm 1945, ở miền Bắc Việt Nam có trên 2 triệu người chết đói.

Ngay sau khi Nhà nước được thành lập, ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiệm vụ trước mắt của Chính phủ: Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành. Sau đó, cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành toàn quốc vào ngày 6/1/1946 đã bầu ra bộ máy điều hành đất nước. Quốc hội Khóa I đã quyết tâm khắc phục nạn đói, khôi phục đất nước, phát triển kinh tế trên tàn tích thực dân.

Nhiều biện pháp phát triển kinh tế được đưa ra và đưa vào thực tế, từ “tấc đất tấc vàng” (tận dụng mọi khoảng đất để tăng gia), trồng cây lương thực ngắn ngày để cứu đói, trưng dụng tất cả ruộng đất bỏ hoang… Nhờ đó, từ cuối tháng 9/1945, nạn đói đã bị đẩy lùi. Sản lượng lương thực năm 1946 đạt 1.155.000 tấn, gấp đôi năm 1945.

Tiếp đó, để tăng ngân khố quốc gia, Chính phủ phát động “Tuần lễ vàng” và Quỹ độc lập, đồng thời phát hành đồng tiền Việt Nam “giấy bạc cụ Hồ” – đồng tiền độc lập của một quốc gia độc lập. Bước đầu, chính phủ ta trở thành chính phủ độc lập, có ngân quỹ, có đồng tiền riêng, bước đầu ổn định được đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, chưa kịp khôi phục kinh tế, chính quyền non trẻ của ta tiếp tục phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc: chống Pháp, chống Mỹ trong 30 năm tiếp theo (đến 1975). Toàn dân ta hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến của Đảng và Chính phủ, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Cũng từ đó, Đảng ta quyết định phát triển nền kinh tế kháng chiến, trong đó chú trọng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến; không ngừng động viên nông dân ra sức tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống cho nông dân, góp phần nâng cao sức chiến đấu của quân đội. Nhờ đó, ta đã đảm bảo được chủ yếu lương thực thực phẩm; sản xuất số lượng lớn vũ khí đạn dược, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ.

Sau 30 năm, từ một nền kinh tế nông nghiệp cực kỳ lạc hậu, kiệt quệ vì sự bóc lột lâu đời của đế quốc và phong kiến, ta đã tự cấp tự túc lương thực thực phẩm, vừa phát triển kinh tế vừa đánh bại những đối thủ sừng sỏ nhất thế giới, thống nhất đất nước, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước.

Đường lối đổi mới tạo cú hích trong phát triển kinh tế

Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh
Khoán 10 "cởi trói" cho nền nông nghiệp nước ta. Ảnh minh họa: Vnews.

Sau chiến tranh, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn cả nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã trải qua chặng đường tìm tòi, sáng tạo, thử nghiệm, tổng kết của Đảng và nhân dân ta để xây dựng cương lĩnh cho cách mạng nước ta trong giai đoạn mới và đề ra chiến lược phát triển kinh tế lâu dài.

Đường lối đó được hình thành trên những thử nghiệm và quyết sách quan trọng: Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu khóa IV với những chính sách làm cho sản xuất “bung ra”; Chỉ thị 100 của Ban Bí thư khóa IV về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp; các Quyết định 25/CP và 26/CP của Thủ tướng Chính phủ về nhiều nguồn cân đối và ba phần kế hoạch; Đại hội V của Đảng xác định lại thứ tự ưu tiên trong phát triển kinh tế, trong đó khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa V về giá – lương – tiền với chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá…

Trước những thách thức, khó khăn hết sức nặng nề của khủng hoảng kinh tế tưởng chừng khó vượt qua do cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chính sách cào bằng; bằng việc đúc rút kinh nghiệm của các bước thử nghiệm đổi mới cơ chế quản lý, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới trong phát triển đất nước mà nội dung quan trọng có tính quyết định là thực hiện dân chủ trong đời sống kinh tế; chuyển cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tại Đại hội VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, bao gồm đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức cán bộ, đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác; Đại hội VII của Đảng thông qua Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị Trung ương 3 khóa VII của Đảng xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

Đường lối đổi mới đúng đắn, hợp quy luật phát triển tạo nên động lực to lớn đã vực dậy nền kinh tế đang suy yếu trong khủng hoảng, giải phóng các lực lượng sản xuất, phát huy các tiềm năng của đất nước và thu được nhiều thành tựu to lớn.

Thực hiện các chỉ đạo đó, nền kinh tế của ta đã có bước phát triển vượt bậc. Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng khá cao, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Từ năm 1991 đến năm 2000, tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm với nhịp tăng bình quân hàng năm 7,5%. Từ năm 2001 đến 2004, tổng sản phẩm trong nước có nhịp tăng trưởng bình quân hàng năm 7,25%.

Từ những thành tựu của đất nước sau từng chặng đường, tại Đại hội VIII, Đảng ta khẳng định: “Sau 10 năm đổi mới, nước ra đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội”; Đại hội XI, Đảng ta nhận được “Nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới(1986-2016) đã khẳng định “Kinh tế tập thể bước đầu được đổi mới, kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh… Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước hình thành và phát triển, thực lực của nền kinh tế tăng lên, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng tưởng kinh tế được duy trì hợp lý và được đánh giá là thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng khá cao trên thế giới, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình”.

Ngoài ra, chúng ta cũng tích cực tham dự và tham gia hội nhập kinh tế thế giới, tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kếtcáchiệp định hợp tác kinh tế đa phương, như: đã thiết lập quan hệ ngoại giao vớihơn 170 quốc gia,mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.

Việt Nam cũng đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tếnhư Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng Thế giới, là thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới: ASFTA, ASEM, APEC, WTO…

Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh
Việt Nam ký kết nhiều hiệp định với đối tác quốc tế. Ảnh: Việt Hà

Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế, nhờ đó, vị thế của Việt Nam ngày càng tăng, ta đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường (Báo cáo của Văn phòng UBQG Hợp tác kinh tế quốc tế).

Những bước phát triển đó được thể hiện rất rõ trong kết quả hoạt động kinh tế đất nước trong năm 2019. Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của Chính phủ cho thấy, Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng trong khu vực, toàn cầu. Cơ cấu lại nền kinh tế thực chất hơn; các ngành, lĩnh vực chủ yếu vẫn phát triển ổn định, tích cực trong bối cảnh khó khăn. Nước ta xếp thứ 8 trong các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư, tăng 15 bậc so với năm 2018.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 vượt mốc 500 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu. Hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2019 diễn ra sôi động, hoạt động du lịch đạt kỳ tích, thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay.

Năm 2020 là một năm cực kỳ khó khăn của nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia hầu như đã không thể chống chọi được với sự duy thoái kinh tế do dịch bệnh, đang đứng trên bờ vực tan vỡ. Nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm sáng đáng lạc quan. Báo cáo “Một số vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới và Việt Nam tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2020” của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho thấy 6 tháng đầu năm, GDP của ta tăng trưởng gần 2% và dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 Việt Nam có khả năng đạt hơn 5% bởi lý do, sau làn sóng thứ nhất của dịch COVID-19, các hoạt động kinh tế được phép khởi động trở lại và thích ứng với diễn biến mới của dịch bệnh nhờ những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đúng hướng. Điều này giúp chúng ta hoàn toàn hy vọng chúng ta có thể đứng vững trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhất.

75 năm qua, từ một nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn non trẻ, đến nay đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu hết sức to lớn. Đó không chỉ là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, mà còn là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng đề ra và lãnh đạo, đưa nước ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Những thành tựu đáng tự hào đó thể hiện con đường đi đúng đắn của chủ nghĩa xã hội, thể hiện tính ưu việt một xã hội của con người, vì con người.

Chặng đường 75 năm không quá dài, nhưng đủ để khẳng định nhận định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là hoàn toàn có cơ sở “Có thể nói rằng đất nước Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay. Chúng ta có thể tự hào và tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta nhất định sẽ đi lên sánh vai cùng bạn bè các nước trên thế giới”. Tất cả những nỗ lực, những cố gắng đó đều thể hiện một ý chí quyết tâm của mỗi người dân Việt Nam - đi theo theo con đường Bác Hồ đã chọn - con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội./.

In bài viết

Việt Nam phát triển kinh tế dân chủ xã hội công bằng văn minh nước mạnh dân giàu

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh

    Triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, phí

  • Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh

    Chính phủ thông qua Dự thảo Báo cáo về tình hình xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14

  • Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh

    Chính phủ ban hành Chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Tin nổi bật

Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh

Triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, phí

Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh

Bộ Tài chính và IFC hợp tác nghiên cứu giải pháp phát triển thị trường vốn, quản lý nợ công

Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh

Hướng tới nền báo chí đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn

Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh

Quyết tâm làm sạch thị trường của Bộ Tài chính là pha ghi điểm đáng giá trong mắt nhà đầu tư ngoại

Nhà nước ta đã làm gì để dân giàu, nước mạnh

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi về chất