Nhận căn cước công dân ở đâu

.

Cập nhật lúc: 22:56, 10/12/2021 [GMT+7]

Nhiều người khi đi làm căn cước công dân [CCCD] đã đăng ký dịch vụ chuyển phát nhanh qua bưu điện về tận nhà. Thế nhưng, sau thời gian chờ đợi lại nhận được thông báo ra công an phường/xã lấy thẻ CCCD khiến họ không khỏi thắc mắc.

Không được bưu điện chuyển phát căn cước công dân tận nhà, lại không tiện lên Công an phường lấy nên nhiều người cao tuổi ở KP.2, P.An Bình [TP.Biên Hòa] đã được đại diện tổ dân phố [phải] lấy căn cước công dân giúp. Ảnh:K.Liễu

Từ phản ảnh của bạn đọc với Báo Đồng Nai cuối tuần và trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều người cho biết đã chờ đợi nhiều tháng liền vẫn chưa nhận được thẻ CCCD. Đến khi phát hành thẻ CCCD, người dân lại không được giao tận nhà như cam kết dịch vụ chuyển phát của bưu điện.

* Đăng ký chuyển phát thẻ CCCD nhưng phải lên công an phường để lấy

Ông Đoàn Ánh Kim [ngụ P.An Bình, TP.Biên Hòa] cho biết, ông làm CCCD vào tháng 4-2021. Mới đây, nghe nhiều người trong Chi hội Người cao tuổi khu phố nói chuyện ông mới biết đã có CCCD nhưng phải lên Công an phường để nhận. Trong khi lúc làm thẻ, ông được hướng dẫn có thể chọn cách nhận trả thẻ trực tiếp tại cơ quan công an hoặc trả phí cho bưu điện để bưu điện chuyển CCCD về tận nhà. Ông Kim chọn trả phí mà giờ lại phải lên công an nhận nên không hài lòng.

 “Tôi đã gọi điện cho các đơn vị liên quan để phản ảnh vấn đề này nhưng đều được trả lời do dịch bệnh. Theo tôi, công an và bưu điện đã ký kết thì phải có trách nhiệm phối hợp, kiểm tra đôn đốc để tạo sự thuận lợi nhất cho người dân” - ông Kim nói.

Còn chị Nguyễn Thị Thúy [ngụ P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa] cho biết, ngày 24-11, chị phải ra Công an phường chờ cả buổi sáng mới tới lượt nhận CCCD vì người nhận đông. “Tôi đã trả phí 26 ngàn đồng cho bưu điện nhưng không được giao tận nhà. Số tiền không nhiều nhưng nhiều người cộng lại sẽ là số tiền lớn, nên cần phải minh bạch” - chị Thúy nói.

Khi đề cập đến việc đăng ký dịch vụ chuyển phát CCCD của bưu điện về tận nhà nhưng lại nhận tại công an phường/xã, một Fanpage đã nhận hơn 600 lượt bình luận phản ảnh về vấn đề này. Hầu hết các ý kiến bày tỏ bức xúc vì bưu điện không thực hiện đúng như cam kết. Có ý kiến phản ảnh, nhà đông người, phải chạy đi chạy lại 2 lần để lấy, trong khi hôm đi làm CCCD đã đóng tiền đầy đủ có biên lai thu, đến hồi có lại bắt đi lấy. Thậm chí có nhà 4 người chung hộ khẩu nhưng phải đóng tiền riêng từng người giờ lại kêu lên trụ sở công an lấy.

* “Sốt ruột” không biết hỏi ai

Lý do người dân chọn dịch vụ chuyển phát CCCD tại nhà là vì tính tiện ích của dịch vụ này như: giao tận nơi, đỡ mất thời gian đi lại, tránh tập trung đông người, hạn chế tiếp xúc nhất là trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp… Thế nhưng bất tiện ở chỗ là khi phải chờ đợi lâu, người dân không biết hỏi ai.

“Tôi làm CCCD từ tháng 5-2021 mà đến nay chưa có, điện thoại lên công an thì được trả lời là đợi bưu cục phát, đợi từ tháng này qua tháng kia mà không biết phải tìm bưu cục nào để đòi” - ông N.V.T. [ngụ P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa] phản ảnh.

Ai cũng mong chờ sớm nhận được CCCD, nhất là những người có thẻ chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng để thuận tiện hơn khi thực hiện các giao dịch có liên quan đến giấy tờ tùy thân. Nhiều người muốn biết khi nào có CCCD nhưng không biết hỏi ai, số điện thoại ghi trên biên lai rất khó liên hệ vì hầu như máy bận liên tục. Để có được câu trả lời từ phía công an cũng không phải dễ bởi hàng chục ngàn người cần hỏi thì việc tra cứu kết quả cũng là cả một vấn đề.

“Nhà tôi làm từ tháng 3-2021, chờ mãi đến tháng 10-2021 chưa thấy CCCD trả về nhà nên ra Công an phường hỏi thì mới biết nó đang ở đây. Nếu bưu điện không giao thì gọi điện thoại giùm một tiếng để dân đi lấy” - tài khoản Facebook Út Huệ Nguyễn phàn nàn.

Người dân mong muốn nhận được phản hồi từ cơ quan chức năng về các thông tin liên quan đến CCCD để biết vì sao CCCD làm chậm, sao không thể chuyển tận tay cho người dân… để có thể chủ động hơn khi thực hiện các giao dịch cần thiết liên quan.

 “Trên tờ biên lai thu phí có số điện thoại người dân, nếu vì lý do gì đó đơn vị có trách nhiệm chuyển giao loại giấy tờ tùy thân này tận nhà cho dân nên thông báo cho người dân biết. Nếu là nguyên nhân khách quan và bất khả kháng chúng tôi đều có thể thông cảm được, gửi vài dòng tin nhắn giải thích lý do đâu có khó nhưng nó thể hiện sự tôn trọng, sự chuyên nghiệp và làm người nhận “mát lòng” không phải thắc mắc” - ông Nguyễn Văn Đức [ngụ P.Bửu Long, TP.Biên Hòa] bộc bạch.

Kim Liễu

Thượng tá ĐOÀN THỊ PHẨM, Phó trưởng phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh:

Khắc phục tình trạng chậm trả thẻ CCCD

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người dân chậm được cấp CCCD như: do ảnh hưởng dịch bệnh nên chuỗi cung ứng chip điện tử để sản xuất thẻ trong giai đoạn đầu bị khan hiếm; việc vận chuyển vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất gặp khó khăn… Thời điểm giãn cách do dịch bệnh Covid-19, việc thu nhận thông tin cấp CCCD tạm thời ngưng, ngành Công an tập trung toàn lực để tham gia phòng, chống dịch. Việc này đã ảnh hưởng đến tiến độ hoàn chỉnh, trả thẻ CCCD cho người dân. Việc chuyển phát CCCD của bưu điện cũng bị chậm, dồn ứ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, nhiều thông tin trong hồ sơ thu nhận thông tin cấp CCCD do người dân khai không trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần phải xác minh, chỉnh sửa… mất nhiều thời gian cũng gây ảnh hưởng đến tiến độ cấp CCCD. Công an tỉnh đã làm việc với lãnh đạo bưu điện đề nghị đẩy nhanh tiến độ cấp phát CCCD. 

Theo hướng dẫn của Bộ Công an khi công dân chưa được cấp CCCD có gắn chip thì CMND 9 số, 12 số và CCCD mã vạch còn hạn sử dụng vẫn có giá trị sử dụng trong thực hiện các giao dịch dân sự.

Trường hợp CMND đã mất, hỏng, hoặc hết hạn sử dụng công dân có thể đến cơ quan công an nơi cấp CCCD để đề nghị cấp giấy xác nhận đã thu nhận hồ sơ cấp CCCD hoặc đến công an cấp xã đề nghị cung cấp số định danh cá nhân có mã QR. Số định danh có mã QR có giá trị như CCCD để người dân thuận tiện sử dụng tạm thời trong thời gian chờ cấp CCCD.   

  G.A [thực hiện]

Bị chậm trả thẻ CCCD, người dân có thể phản ánh qua email, facebook [Ảnh minh họa]

1. Gọi đến tổng đài 1900 0368 để biết tình trạng cấp CCCD gắn chíp

Người dân có thể gọi đến tổng đài 1900 0368 và nhấn phím 4 để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chíp.

2. Phản ánh chậm trả CCCD gắn chíp qua email

Người dân mở email cá nhân, soạn mail mới và gửi tới

Chủ đề, nội dung email cần trình bày chi tiết, rõ ràng về việc chậm trả thẻ CCCD gắn chíp.

Sau đó nhấn nút Gửi và chờ phản hồi từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

3. Phản ánh chậm trả/kiểm tra tiến độ làm CCCD gắn chíp qua Facebook

Để gửi phản ánh chậm trả CCCD gắn chíp, người dân truy cập vào fanpage của Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư tại địa chỉ //www.facebook.com/ttdldc

Nhấp vào "Nhắn tin" và nhập thông tin đầy đủ thông tin bị chậm trả thẻ CCCD gắn chíp.

Trong đó cần có thông tin: Họ tên; Ngày tháng năm sinh; Số CMND/CCCD; Nơi thường trú; Ngày làm CCCD; Số điện thoại;...

Ngoài ra, người dân còn có thể kiểm tra CCCD gắn chíp đã được làm hay chưa bằng 02 cách:

4. Tra cứu hồ sơ làm CCCD gắn chíp trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Người dùng truy cập vào địa chỉ website Cổng dịch công quốc gia tại //dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html

Nhấp vào Thông tin dịch vụ >>> Tra cứu hồ sơ

Nhập Mã hồ sơ [được in trên Giấy hẹn trả Căn cước công dân] và Mã bảo mật, sau đó nhấp vào nút Tra cứu.

5. Tra cứu Căn cước công dân gắn chíp qua Zalo

Người dùng vào ứng dụng Zalo, tìm kiếm Công an quận/huyện nơi làm căn cước công dân.

Nhấp vào Quan tâm để kết nối với trang Zalo Official Account Công an quận/huyện.

Sau đó, chọn Tra cứu CCCD. Các thông tin cần cung cấp gồm: số CMND hoặc họ tên, ngày tháng năm sinh.

Lưu ý: Không phải cơ quan công an nào cũng có chức năng tra cứu thông tin CCCD. Vì vậy, nếu không tìm ra cơ quan công an cấp huyện trên Zalo hoặc không có chức năng tra cứu CCCD thì người dân có thể quay lại các cách đã nêu ở trên. 

>>> Xem thêm: Căn cước công dân gắn chip là gì? Lệ phí làm căn cước công dân là bao nhiêu? Làm căn cước công dân thì khi nào có?

Sai thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip người dân phải làm gì? Trình tự thủ tục như thế nào?

Nếu đã có thẻ căn cước công dân gắn chip rồi, khi đi khám bệnh hoặc chữa bệnh thì có cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy nữa không?

Thẻ căn cước công dân có bị thu hồi khi người dân đang bị tạm giam hay không? Nếu đã bị thu hồi vậy có cần thực hiện thủ tục xin cấp lại không?

Có bắt buộc phải đổi căn cước công dân hay không? Dùng bản sao sổ hộ khẩu có công chứng thay cho bản chính để cập nhật thông tin hồ sơ được không?

Đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chip có phải làm lại sổ bảo hiểm xã hội không?

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề