Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện

"Chi phí quan trọng hơn chất lượng, nhưng chất lượng là con đường tốt nhất để giảm chi phí" - Genichi Taguchi

thông tin thuốc

thông tin thuốc

Tùy thuộc vào tuyến, vào mức độ công tác thông tin mà thiết bị cần thiết cũng khác nhau. Nên tận dụng các trang thiết bị hiện có của bệnh viện và của khoa dược. Thông thường nên có một số trang thiết bị như bàn ghế, giá sách, tủ đựng tài liệu, điện thoại, nếu có thể trang bị máy tính, nối mạng internet.

Người làm thông tin

Thông thường đơn vị thông tin thuốc do dược sĩ đảm nhiệm, nhưng cũng có thể là bác sĩ tùy tình hình thực tế của đơn vị. Người làm công tác thông tin phải có các yếu tố sau:

  • Nhiệt tình, ham hiểu biết và có trách nhiệm;
  • Biết ngoại ngữ, tối thiểu là tiếng Anh;
  • Được đào tạo về nghiệp vụ thông tin;
  • Có kiến thức dược lý lâm sàng, kiến thức dược lâm sàng;
  • Có kiến thức sử dụng thuốc trong lâm sàng.

Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu chính thức, khách quan, đầy đủ, chính xác, phi thương mại. Nguồn tài liệu dựa trên yêu cầu thực tế của bệnh viện đặt ra. Theo cách sắp xếp bố trí của người phụ trách thông tin, nguồn tài liệu gồm:

Tài liệu gốc:

  • Đầy đủ danh mục tài liệu cần phải cho một đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện: dược điển, dược thư, quy chế chuyên môn, tập san Dược lâm sàng, tập san Dược học, tập san Y học thực hành…
  • Tài liệu từ nguồn INRUD, WHO
  • Tài liệu từ Cục quản lý Dược Việt Nam: tài liệu thuốc cho phép lưu hành đã được Bộ Y tế Việt Nam hoặc nước sở tại chấp nhận tài liệu này do các nhà cung cấp thuốc hoặc thông tin tuyến trên cung cấp.
  • Tài liệu từ Trung tâm quốc gia theo dõi phản ứng có hại của thuốc [ADR – Adverse Drug Reaction], Trung tâm thông tin thuốc quốc gia.
  • Tài liệu từ Trung tâm chống độc quốc gia
  • Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế [Vụ Điều trị].

Tài liệu tham khảo:

  • Các sách, báo, tạp chí trong nước, ngoài nước.
  • Kinh nghiệm sử dụng do Hội đồng thuốc của bệnh viện xây dựng.
  • Kinh nghiệm sử dụng của các đơn vị khác được đúc kết và thừa nhận.
  • Nguồn tài liệu thường được tồn trữ dưới dạng thư viện hoặc tủ sách
  • Tài liệu cập nhật: Nguyên tắc đầu tiên của hoạt động thông tin thuốc là cập nhật thông tin, nhờ có cập nhật thông tin mà nguồn cung cấp thông tin luôn đảm bảo tính đầy đủ, chính xác. Ví dụ nếu nói về aspirin mà chỉ biết các chỉ định hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm thì không đủ, mà phải biết các khám phá mới đây về khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch của aspirin.
  • Thông tin phản hồi: Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện thu thập, xử lý thông tin từ thầy thuốc điều trị và người bệnh trong quá trình điều trị chuyển lên đơn vị cung cấp thông tin tuyến trên.

Chú ý: Đối với một thuốc thường có hai loại tài liệu:

  • Tài liệu gốc: Là tất cả các tài liệu có liên quan đến thuốc do nhà sản xuất cung cấp được kiểm chứng và được Bộ Y tế [hoặc cơ quan quản lý cấp tương đương] công nhận. Tài liệu này phản ánh bản chất của thuốc.
  • Tài liệu tham khảo, bổ sung: Là các tài liệu liên quan đến thuốc phản ánh quan điểm riêng về thuốc đó mà chưa có kết luận của Bộ Y tế.
  • Hình thức lưu trữ tài liệu phổ biến hiện nay là thư viện [tủ sách] và máy vi tính.

Nội dung thông tin  thuốc

Phản ứng có hại và các nguy hại của thuốc

Các khuyến cáo về: Liều dùng; Dược động học và sinh khả dụng so sách giữa các thuốc dưới các tên biệt dược; Các báo cáo thẩm định thuốc.

Các thông tin về:

  • Điều trị: cách xử lý, điều trị trong trường hợp dùng thuốc quá liều và ngộ độc do dùng thuốc. Thuốc thay thế khi người bệnh không đáp ứng với thuốc đang điều trị
  • Kinh nghiệm sử dụng thuốc trong điều trị của các Hội đồng thuốc và điều trị tuyến trên cho tuyến dưới và thông tin phản hồi từ tuyến dưới lên tuyến trên.

Các thông báo:

  • Thông tin thuốc trong bệnh viện được quy định tại Điều 7 Thông tư số 13/2009/TT-BYT ngày 1-9-2009 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc [Thông tư 13] như sau: Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện, thông qua đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện. Đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: a] Thu thập, tiếp nhận thông tin thuốc; b] Cung cấp thông tin thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện. Cung cấp các thông tin phản hồi đã được xử lý tới bệnh viện tuyến dưới [đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh]; c] Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đơn vị thông tin thuốc bệnh viện tuyến dưới [đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh]; d] Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện, trung tâm quốc gia/trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc; đ] Các vấn đề khác có liên quan đến thông tin thuốc. Cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm: a] Cung cấp thông tin về thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; b] Theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện.

    Đơn vị, cá nhân kinh doanh thuốc có quyền và trách nhiệm thông tin thuốc do mình đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và phân phối tới cán bộ, nhân viên y tế và người sử dụng thuốc; chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc khi có đầy đủ các dữ kiện khoa học đã được chứng minh. Nguồn gốc, xuất xứ của thông tin, người cung cấp thông tin, thời điểm cung cấp thông tin phải chính xác, khách quan, trung thực, khoa học và rõ ràng. Trong quá trình lưu hành thuốc, đơn vị kinh doanh thuốc, đơn vị đăng ký thuốc có trách nhiệm theo dõi và báo cáo kịp thời về Cục Quản lý dược và trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, các thông tin mới được phát hiện của thuốc, các phản ứng có hại của thuốc và các biểu hiện suy giảm chất lượng của thuốc do đơn vị kinh doanh. Cơ sở bán lẻ thuốc cung cấp những thông tin có liên quan, hướng dẫn sử dụng thuốc khi bán lẻ cho người mua thuốc; thu thập và báo cáo phản ứng có hại của thuốc, các biểu hiện suy giảm chất lượng thuốc tới cơ quan quản lý chuyên môn trực tiếp. Cơ sở bán lẻ thuốc phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc của những tài liệu thông tin/quảng cáo thuốc đang được trưng bày, giới thiệu tại cơ sở mình; chỉ cho phép các đơn vị kinh doanh thuốc hoặc người được ủy quyền phân phát những tài liệu thông tin, quảng cáo đã được chấp thuận của Cục Quản lý dược [quy định tại Điều 8 Thông tư 13].

  • 2.3.5.Lề lối làm việc [12] Hội đồng thuốc và điều trị họp định kỳ mỗi tháng một lần. Họp bất thường do Giám đốc Bệnh viện yêu cầu hoặc Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Chuẩn bị nội dung :  Phó Chủ tịch kiêm Ủy viên thường trực Hội đồng thuốc và điều trịchuẩn bị tài liệu về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng.  Tài liệu được gửi cho các thành viên Hội đồng nghiên cứu trước. Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản. Ủy viên thường trực tổng hợp trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt và quyếtđịnh thực hiện.Thực hiện tốt sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 3 – 6 – 9 và 12 tháng.2.4.CƠNG TÁC THƠNG TIN THUỐC [9], [13]Theo Cơng văn số 10766YT- ĐTr ngày 13112003 của Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Đơn vị thông tin thuốctrong Bệnh viện. Giám đốc Bệnh viện ra quyết định thành lập Đơn vị thông tin thuốc trong Bệnh viện. Mục tiêu hoạt động thông tin thuốc tại Bệnh viện : Đảm bảo sử dụng thuốc được hợp lý, an tồn, có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Đảm bảo liên hệ giữa các hoạt động quy chế, điều hành với thực hành điều trị giữa y và dược. Giáo dục bệnh nhân tránh lạm dụng thuốc men và tránh tự chữa bệnh bằng thuốc thiếu khoa học.

    2.4.1. Tổ chức

    Đơn vị thông tin thuốc là một bộ phận gắn liền với Khoa Dược.41Người phụ trách thông tin thuốc ở Bệnh viện tốt nhất là Dược sỹ đại học hoặc bác sỹ nếu Bệnh viện chưa có Dược sỹ đại học và một số Bác sỹlâm sàng trong Hội đồng thuốc và điều trị tham gia kiêm nhiệm. Người phụ trách công tác thơng tin cần :- Nhiệt tình, ham hiểu biết, có trách nhiệm và say mê nghề nghiệp.. - Biết ngoại ngữ tối thiểu là tiếng Anh, có kỹ năng giao tiếp- Được đào tạo về nghiệp vụ thông tin, biết cách làm thơng tin thuốc - Có kiến thức dược lý lâm sàng, dược lâm sàng- Có kiến thức sử dụng thuốc trong lâm sàng Sắp xếp, cập nhật thông tin để đáp ứng nhu cầu về thông tin thuốc, tư vấn cho thầy thuốc trong việc điều trị, kê đơn. Tham gia thảo luận các vấn đềliên quan đến sử dụng thuốc cho người bệnh trong một số trường hợp nếu được yêu cầu. Cung cấp thông tin về thuốc cho Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện trong việc lựa chọn thuốc. Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh nội trú và ngoại trú chỉ tư vấn dùng thuốc không cần kê đơn cho người bệnh nộitrú và ngoại trú. Đối với thuốc kê đơn cần trao đổi và được sự đồng ý của thầy thuốc điều trị mới trả lời yêu cầu từ người bệnh.Tham gia theo dõi, xử lý các phản ứng có hại và theo dõi chất lượng thuốc.  Quản lý thông tin về thuốc Thông tin về đánh giá hiệu quả của thuốc.  Cung cấp, tập hợp thông tin về thuốc cho các Bệnh viện tuyến dưới. Tham gia đào tạo, huấn luyện kiến thức sử dụng thuốc trong Bệnh viện và cho Bệnh viện tuyến dưới.42 Báo cáo phản hồi thông tin thuốc lên tuyến trên.2.4.4. Điều kiện cần cho đơn vị thông tin thuốc trong Bệnh viện 2.4.4.1. Cơ sở vật chất :Thiết bị ở các đơn vị thông tin tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cơ sở và mức độ công tác thông tin, tận dụng trang thiết bị hiện có của Bệnhviện và của Khoa Dược. Thơng thường cần có giá sách, kẹp báo, bảng, tủ đựng tài liệu. …

    Video liên quan

    Chủ Đề