Những đặc trưng cơ bản của quần thể là gì năm 2024

  1. cấu trúc giới tính, c.trúc tuổi, sự p.bố cá thể, mật độ,sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
  1. độ đa dang, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
  1. độ đa đạng, mối q.hệ các loài, c.trúc giới tính, c.trúc tuổi, sự p.bố cá thể, sức s.sản, sự tử vong.
  1. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục bài học hôm trước: Quần thể và các đặc trưng cơ bản của quần thể (phần 2).

5. Kích thước quần thể

Khái niệm: Kích thước quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng của các cá thể hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong không gian của quần thể.

Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng và dao động từ kích thước tối thiểu đến kích thước tối đa.

5.1. Kích thước tối thiểu

Khái niệm: Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể có thể tồn tại và phát triển.

Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức kích thước tối thiểu thì quần thể sẽ bị suy giảm hoặc diệt vong.

Nguyên nhân:

  • Sự hỗ trợ của các cá thể trong quần thể giảm.
  • Cơ hội gặp gỡ giữa cá thể đực và cá thể cái giảm làm giảm mức độ sinh sản của quần thể.
  • Nếu ở động vật, xảy ra sự giao phối gần, làm suy thoái nòi giống và giảm sự đa dạng của quần thể.
  1. Kích thước tối đa

Khái niệm: Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường sống.

Nếu kích thước quần thể quá lớn, vượt quá kích thước tối đa, dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở, môi trường sống ô nhiễm, khi đó các cá thể sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau, dẫn đến một số cá thể bị chết hoặc di cư đi nơi khác, từ đó làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể

  1. Mức độ sinh sản

Khái niệm: Mức độ sinh sản là số lượng cá thể sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Mức độ sinh sản của quần thể phụ thuộc vào: số lượng trứng hay con non trong một lứa đẻ, số lứa đẻ trong đời của con cái, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể, tỉ lệ giới tính. Ngoài ra còn phu thuộc vào lượng thức ăn, số lượng kẻ thù, điều kiên môi trường sống (thiên tai, dịch bệnh,...).

  1. Mức độ tử vong

Khái niệm: Mức độ tử vong là số lượng cá thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

Mức độ tử vong phu thuộc vào số kẻ thù, điều kiện môi trường sống và mức độ khai thác của con người. Ngoài ra, cò phụ thuộc vào trạng thái của quần thể.

  1. Sự phát tán cá thể của quần thể

Sự phát tán cá thể của quần thể bao gồm hai mặt: xuất cư và nhập cư.

Xuất cư: Là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc tạo lập quần thể mới.

Xuất cư xảy ra khi kích thước quần thể tăng quá cao dẫn đến thiếu hụt nguồn sống, các cá thể sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau, làm giảm kích thước quần thể.

Nhập cư là hiện tượng một số cá thể chuyển từ nơi khác tới sống trong quần thể.

Nhập cư xảy ra khi nguồn sống dồi dào, điều kiện sống thuận lợi, làm tăng kích thước quần thể, giúp khai thác hiệu quả nguồn sống của môi trường.

Nhóm tuổi trong quần thể được chia thành 3 nhóm: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Khi xếp các nhóm tuổi từ thấp tới cao ta được tháp tuổi (tháp dân số).

Có 3 loại tháp tuổi: tháp phát triển, tháp ổn định và tháp suy thoái.

Các dạng tháp tuổi

A: Tháp phát triển; B: Tháp ổn định; C: Tháp suy thoái

  • Tháp phát triển có đáy rộng, chóp nhọn, thể hiện quần thể co nhóm tuổi trước sinh sản có số lượng lớn, khi nhóm trước sinh sản bước vào độ tuổi sinh sản làm cho số lượng cá thể của quẩn thể tăng lên.
  • Tháp ổn định có đáy trung bình, có số lượng cá thể của nhóm trước sinh sản ổn định theo thời gian.
  • Tháp suy thoái có đáy hẹp, có số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể trong nhóm sinh sản. Số lượng cá thể của quần thể đang suy giảm và già đi.

Ngoài ra, người ta còn chia cấu trúc tuổi của quần thể thành các loại tuổi khác nhau:

  • Tuổi sinh lý là thời gian sống có thể đạt được của một cá thể trong quần thể.
  • Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể trong quần thể.
  • Tuổi quần thể là độ tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

Mỗi quần thể có một cấu trúc tuổi đặc trưng thay đổi theo thời gian hoặc theo điều kiện sống.

Ví dụ: Khi dịch bệnh, cá thể non và cá thể già dễ bị tử vong hơn.

3. Sự phân bố cá thể trong quần thể ảnh hưởng đến sự khai thác nguồn sống trong môi trường sống của quần thể.

Đặc trưng có bản nhất của quần thể là gì?

- Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất vì: mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.

Đặc trưng có bản của quần thể người là gì?

+ Quần thể người và quần thể sinh vật có những đặc điểm giống nhau: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong. + Tuy nhiên, quần thể người còn có những đặc điểm khác mà quần thể sinh vật không có: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, xã hội.

Quần thể là gì lấy ví dụ minh họa nếu các đặc trưng có bản của quần thể?

- Quần thể là đơn vị sinh học cơ bản của tiến hóa. - Quần thể là nơi diễn ra các quá trình sinh học như sinh sản, sinh trưởng, phát triển, cạnh tranh, … - Quần thể có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái. Ví dụ: Quần thể cây cối trong một khu rừng.

Đặc trưng kích thước của quần thể có ý nghĩa gì?

Trả lời: Ý nghĩa của đặc trưng kích thước của quần thể: Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường và thực hiện các chức năng sinh học, đảm bảo cho quần thể duy trì và phát triển.