Những tác phẩm văn học nói về người phụ nữ

Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh,

Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng

“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở ngoài biển Đông, đánh đuổi quân Ngô (Trung Quốc), cởi ách nô lệ cho dân chứ quyết không chịu làm tì thiếp cho người ta”. Đó là lời của bà Triệu Thị Trinh (226-248), quê ở quận Cửu Chân, làng Cẩm Trướng, thuộc xã Cẩm Trướng, huyện Yên Định, Thanh Hoá.

Hai Bà Trưng khởi binh chống lại ách đô hộ của quân Đông Hán (Trung Quốc) vào năm 40-43 sau công nguyên, lập ra quốc gia đóng đô ở Mê Linh (Hà Nội).

Chị em nặng một lời nguyền,

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Mặc dù quân giặc đã bắt được Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc và chúng đưa lên giàn thiêu hòng buộc bà phải lui quân nhưng bà Trưng Trắc đã để tang và tế sống chồng rồi thúc trống giục quân xông lên đánh giặc...

Nhắc lại vài nét về các vị nữ anh hùng của dân tộc để thấy được hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam không chỉ “công, dung, ngôn hạnh” theo “chuẩn mực” đạo đức của chế độ phong kiến xưa mà còn là những anh hùng dân tộc, cứu nước, cứu dân…làm rạng danh trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Hình ảnh người phụ nữ đã được khắc hoạ trong văn, thơ, nhạc với những nét rất đa dạng, phong phú…Trước hết là hình ảnh cần cù, chịu thương, chịu khó làm lụng nuôi chồng, nuôi con:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng,

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước lúc đò đông

(“Thương vợ”, Trần Tế Xương)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã khắc hoạ hình ảnh người mẹ thật là cần cù, luôn làm lụng trên ruộng đồng bất kể thời tiết khắc nghiệt qua bài thơ “Hạt gạo làng ta” (khi viết bài thơ này Trần Đăng Khoa còn là một cậu thiếu nhi 13, 14 tuổi). Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc thành bài hát cùng tên cho thiếu nhi rất hay:

Những trưa tháng sáu,

Nước như ai nấu,

Chết cả cá cờ,

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy.

(“Hạt gạo làng ta”, Trần Đăng Khoa)

Nhà thơ Cách mạng nổi tiếng Tố Hữu sáng tác nhiều bài thơ về người phụ nữ với hình ảnh những bà mẹ trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, như Hậu Giang những ngày chống Pháp:

Trời Hậu Giang, tù và dậy rúc,

Phèng la kêu, trống dục vang đồng,

Đường quê đỏ rực cờ hồng,

Giáo gươm sáng đất, tầm vông nhọn trời,

Quyết một trận, quét đời nô lệ,

Quăng máu xương, phá bẻ xiềng gông !

Hỡi ôi ! Việc chửa thành công,

Hôm nay máu chảy đỏ đồng Hậu Giang…

Giữa những đau thương, tang tóc đó, hình ảnh một má già hiện lên:

Có ai biết trong tro còn lửa,

Một má già lần lữa không đi

Ở đây sóng gió bất kỳ,

Má ơi, má ở làm chi một mình ?

Rừng một dải U Minh tối sớm,

Má lom khom đi lượm củi khô,

Ngày đêm củi chất bên lò,

Ai hay má cất củi khô làm gì ?

…………….

Má già trong túp lều tranh,

Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô,

Một mình má một nồi to,

Cơm vừa chín tớí vùi tro, má cười…

Thì ra má ở lại để nấu cơm cho anh em du kích, quân giặc đã phát hiện ra má, chúng đã tra tấn, giết hại má nhưng má quyết không khai nơi anh em du kích ở:

Khai mau, du kích ra vào nơi đâu ?

Khai mau ! Tao chém mất đầu

Má già lẩy bẩy như tàu chuối khô,

Má ngã xuống bên lò bếp đỏ…

Má già nhắm mắt rưng rưng

Các con ơi, ở trong rừng U Minh,

Má có chết một mình má chết

(“Bà má Hậu Giang”, Tố Hữu)

Hình ảnh “Bà Bủ”, “Bầm” vô cùng thân thương trong lòng những người con của các “Bà Bủ”, “Bầm” khi các anh đi ra chiến trường:

Bà Bủ nằm ổ chuổi khô

Bà Bủ không ngủ bà lo bời bời…

Đêm nay tháng chạp mồng mười,

Vài mươi bữa nữa tết rồi hết năm

Bà Bủ không ngủ bà nằm,

Bao giờ thằng út về thăm một kỳ ?

Từ ngày nó bước ra đi

Nó đi giải phóng đến khi nào về ?...

(“Bà Bủ”, Tố hữu)

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ bầm…

Bầm ơi có rét không bầm ?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn,

Bầm ra ruộng cấy bầm run,

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non…

(“Bầm ơi”, Tố Hữu)

Và đây, hình ảnh Mẹ Tơm, người mẹ đã nuôi nấng cán bộ hoạt động Cách mạng. Khi hòa bình lập lại, nhà thơ Tố Hữu về thăm lại mẹ:

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa,

Một buổi trưa, nắng dài bãi cát,

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát…

Con đã về đây, ơi mẹ Tơm,

Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm.

Cho con, cho Đảng ngày xưa đó,

Không sợ tù gông, chấp súng gươm…

(“Mẹ Tơm”, Tố Hữu)

Hình ảnh Mẹ Suốt, người lái đò trên sông Nhật Lệ, Quảng Bình đưa cán bộ, thương binh và vũ khí qua sông đi đánh giặc (Mẹ đã được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” trong kháng chiến chống Mỹ và sau khi mất được dựng tượng bên bờ sông Nhật Lệ) được nhà thơ miêu tả rất sinh động:

Một tay lái chiếc đò ngang

Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày

Sợ chi sóng gió tàu bay

Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua !

Kể chi tuổi tác già nua

Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng !

Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung

Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ...

Gan chi gan rứa, mẹ nờ ?

Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai Chẳng bằng con gái, con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa Tàu bay hắn bắn sớm trưa

Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...

(“Mẹ Suốt”, Tố Hữu)

Những tác phẩm văn học nói về người phụ nữ

Mẹ Suốt chèo đò, ảnh sưu tầm

Chị Út Tịch (1931-1968) một nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Cuộc đời bà đã được nhà văn Nguyễn Thi xây dựng thành nhân vật chính trong tác phẩm "Người mẹ cầm súng", được đưa vào các giáo trình văn học phổ thông. Bà tên thật là Nguyễn Thị Út, sinh ngày 19 tháng 4 năm 1931, nguyên quán tại làng Tích Thiện, tổng Thạnh Trị, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh).

Những tác phẩm văn học nói về người phụ nữ

Nữ anh hùng Nguyễn Thị Út và trang bìa tác phẩm “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, ảnh sưu tầm

Trong âm nhạc, hình ảnh người phụ nữ được nói đến nhiều là những bà mẹ “Mẹ Tổ quốc”, bài hát “Đất nước” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn có những câu:

Xin hát về người đất nước ơi !
Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi,

Mấy mùa không ngủ Ngăn bước quân thù phía Nam, phía Bắc

Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con.

Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu,

Nghe dịu nỗi đau của mẹ Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ,

Các anh không về mình mẹ lặng im….

Bài hát “Huyền thoại mẹ”, Trịnh Công Sơn đã có những câu hát rất lắng đọng về người mẹ:

Đêm chong đèn ngồi nhớ lại
Từng câu chuyện ngày xưa.

Mẹ về đứng dưới mưa Che đàn con nằm ngủ Canh từng bước chân thù. Mẹ ngồi dưới cơn mưa. Mẹ lội qua con suối, Dưới mưa bom không ngại Mẹ nhẹ nhàng đưa lối, Tiễn con qua núi đồi. Mẹ chìm trong đêm tối,

Gió mưa tóc che lối con đi…

Xin lấy một đoạn trong bài hát “Hai chị em” của nhạc sĩ Hoàng Vân làm lời kết cho bài viết này:

Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh Chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình Hai chị em trên hai trận tuyến Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang Trang sử vàng chống Mỹ cứu nước Sáng ngời tên cô gái Việt Nam. Hỡi ai đã đi năm châu bốn biển Mà hỏi có gì đẹp trong cô gái Việt Nam Đẹp lắm chứ anh hùng lắm chứ Thời đại chúng tôi thật là vẻ vang Từng cây lúa, từng cây súng

Dâng tự hào cùng cô gái Việt Nam

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được miêu tả trong văn học, âm nhạc rất phong phú, rất đẹp và trang trọng, đó chính là những người mẹ, người vợ, người chị, người em trong đời sồng thực quanh chúng ta: gần gũi, thân yêu mà trong sáng đến lạ thường, đúng như tám chữ vàng Bác Hồ tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” ./.

tieu thuyet ve nguoi phu nu anh 1
Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió): Cuốn tiểu thuyết lãng mạn kinh điển của nữ nhà văn Margaret Mitchell giành được giải Pulitzer năm 1937 - giải thưởng danh giá trong lĩnh vực văn học. Nhân vật chính của Cuốn theo chiều gió là Scarlett O’Hara - một phụ nữ quý tộc miền Nam Hoa Kỳ xinh đẹp, thông minh, mạnh mẽ với lối sống phóng khoáng, tư tưởng cởi mở, dám nghĩ dám làm. Nàng là hiện thân cho hình ảnh người phụ nữ dũng cảm, vượt lên trên những định kiến của xã hội Mỹ trong thời kỳ nội chiến và tái thiết để khẳng định bản thân, đoạt được thứ mình cần.

tieu thuyet ve nguoi phu nu anh 2
Anna Karenina: Tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời của đại văn hào người Nga Lev Tolstoy từng khiến cả thế giới giật mình, hàng triệu người đọc rơi nước mắt vì số phận bi thương của nàng Anna Karenina, phụ nữ quý tộc xinh đẹp và thuần khiết. Nàng phải kết hôn với người mình không yêu. Đến khi gặp được người thực sự khiến nàng rung động, Anna lại không được sống trọn vẹn với tình yêu đích thực ấy. Định kiến của xã hội Nga thế kỷ 19 và cặp mắt soi mói của dư luận đã chặn đứng khát khao tự do, sống thật với cảm xúc cá nhân của Anna. Lev Tolstoy đã dùng cái chết để giải thoát cho nhân vật của mình. Nhưng chính điều đó lại buộc những người còn sống, cũng như những độc giả của thể hệ hôm nay phải day dứt mãi về Anna Karenina.
tieu thuyet ve nguoi phu nu anh 3
Trędowata (Con hủi): Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ văn sĩ người Ba Lan Helena Mniszek từng được ca ngợi như một hiện tượng xuất bản trong suốt hai cuộc chiến tranh thế giới. Tác phẩm kể về chuyện tình đẹp nhưng đầy bi kịch giữa đại công tử Waldemar Michorowski thuộc dòng họ quyền quý nhất cả nước với Stefcia Rudecka - con gái của một điền chủ nhỏ nhưng tài sắc vẹn toàn. Biệt danh “con hủi” là do giới quý tộc thời đó đặt cho Stefcia Rudecka với mục đích miệt thị thân phận của nàng. Âm mưu chia cắt đôi trẻ của tầng lớp thượng lưu đã khiến nàng gục ngã. Stefcia Rudecka chết đúng hôm ngày cưới do bệnh viêm não. Con hủi là tiếng than ai oán cho số phận bất hạnh, cũng là tiếng nói ca ngợi tâm hồn đẹp đẽ của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung thuộc tầng lớp dưới trong xã hội Ba Lan cũ.
tieu thuyet ve nguoi phu nu anh 4
Memoirs of a Geisha (Hồi ức của một Geisha): Trong xã hội Nhật Bản trước thế chiến thứ hai, những người phụ nữ mang chức phận Geisha được coi là biểu trưng của tài hoa, mực thước... Tuy nhiên, theo quy tắc nghề nghiệp, họ phải chôn chặt những khát khao thầm kín, ngay cả tình yêu trong thế giới đầy "chuẩn mực". Chiyo – nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết đã trải qua vô vàn sóng gió để trở thành Geisha nổi tiếng nhất thành phố Kyoto. Có trong tay danh vọng, tình yêu và sự ngưỡng mộ của nhiều người đàn ông nhưng cô lại bất lực với tình yêu duy nhất đời mình. Tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả Arthur Golden không chỉ là tiếng lòng thổn thức của Geisha mà còn lột tả số phận bi kịch của phụ nữ Nhật Bản một thời.
tieu thuyet ve nguoi phu nu anh 5
The Help (Người giúp việc): Cuốn sách đầu tiên của tác giả Kathryn Stockett đã khiến độc giả toàn cầu chấn động khi ra mắt. Người giúp việc là câu chuyện về số phận nghiệt ngã của những người đàn bà da đen giúp việc trong những gia đình người da trắng vào thời kỳ nạn phân biệt chủng tộc phổ biến khắp miền Nam nước Mỹ. Tác phẩm như trái bom lớn ném vào lòng xã hội Mỹ, buộc người ta một lần nữa phải nhìn lại giai đoạn lịch sử đen tối. Người giúp việc từng bị từ chối đến 60 lần, lần thứ 61 mới được xuất bản. Hơn 800 ngày liên tục, cuốn tiểu thuyết đứng trong top 100 cuốn sách bán chạy nhất của Amazon, đồng thời, lọt vào danh sách bán chạy nhất năm 2009 của The New York Times.
tieu thuyet ve nguoi phu nu anh 6
La Dame aux camélias(Trà hoa nữ): Câu chuyện đau thương về cuộc đời nàng kỹ nữ yêu hoa trà có tên là Marguerite Gautier từng khiến hàng triệu độc giả thổn thức. Nội dung kể về mối tình bất thành của anh nhà giàu Duval với cô kỹ nữ Marguerite. Dù là kỹ nữ nhưng trái với nghề của mình, Marguerite lại là người có tâm hồn đẹp đẽ và cá tính. Nàng có lòng vị tha, giàu đức hy sinh và yêu hết mình. Tác phẩm của tiểu thuyết gia nối tiếng người Pháp Alexandre Dumas đã được dựng thành phim, kịch ở nhiều nước và làm say lòng bao thế hệ người yêu sách.
tieu thuyet ve nguoi phu nu anh 7
The Hadmaid’s Tale (Chuyện người tùy nữ): Câu chuyện được kể bởi Offred, một hầu gái ở Cộng hòa Gilead mới. Offred là một phần của lớp phụ nữ được gọi là tùy nữ, được hình thành với mục đích duy nhất trong xã hội là thụ thai và sinh con trong các gia đình Quân Trưởng, trong khi nạn vô sinh đang hoành hành trong xã hội. Nếu không sinh được con họ sẽ trở thành phế nữ, bị gửi đến các trại tập trung, tị nạn, trở thành gái mại dâm, hoặc bị giết chết. Chuyện người tùy nữ của tác giả Margaret Atwood ám ảnh độc giả bởi số phận đau thương của những người phụ nữ. Họ bị tước hết quyền sống cơ bản. Quyền bình đẳng, quyền sinh sản hữu tính và quyền con người khi đó chỉ thuộc về đàn ông. Ảnh là cảnh trong phim chuyển thể từ tiểu thuyết.

tieu thuyet ve nguoi phu nu anh 8
Red Sorghum (Cao lương đỏ): Tác phẩm giành giải Nobel của nhà văn Trung Quốc, Mạc Ngôn có lẽ đã không còn xa lạ với độc giả qua hai bộ phim truyền hình và phim điện ảnh chuyển thể. Bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Cao lương đỏ xoay quanh Cửu Nhi – cô gái đầy khát vọng yêu đương bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong. Sau này, dù đã có chồng, cô vẫn đem lòng yêu một người lính kháng Nhật khác. Cửu Nhi bất chấp tất cả đi theo tiếng gọi của con tim và dũng cảm cùng người mình yêu chiến đấu chống Nhật. Tác phẩm ca ngợi tình yêu và sự tự do phóng khoáng của người phụ nữ nói riêng, con người trong xã hội Trung Hoa cũ nói chung.