Ok dịch ra tiếng việt là gì

Tôiđã chiến đấu với chứng trầm cảm từ bấy lâu nay… xin lỗi vìtôiđã công khai điều đó vào tối qua nhưng tôi vẫn ổn.

Had a little scare on stage tonight with my ankle but I'm ok.

Có chút sợ hãi trên sân

khấu tối nay vì mắt cá chân củatôi,nhưng tôi vẫn ổn!”.

WhenI'mout in public the few timesI am, Iput on a happy face to let everyone know I'm ok but in reality,Ijust wanted to die.

Khitôira ngoài cộng đồng trong vài lần,tôiđặt lên khuôn mặt vẻ hạnh phúc để mọi người biết tôi vẫn ổn, nhưng trong thực tế,tôichỉ muốn chết.

“K” và “OK” là hai từ được coi là ngoại lai, nhập từ tiếng Anh (ngôn ngữ đang ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi ngôn ngữ khác trên thế giới, trong đó có tiếng Việt).

Ok dịch ra tiếng việt là gì
OK (OK, okay, đọc là [ou’kei]) là một từ rất thông dụng trong tiếng Anh, dùng để biểu thị sự đồng tình, đồng ý hay sự hài lòng trước một vấn đề nào đó. Bây giờ, ta thử vào google, gõ “OK” hay “okay” thì ngay lập tức ta sẽ có cả triệu kết quả ngay. Người ta đã thống kê là nước Mỹ (quốc gia nói tiếng Anh) chính là nơi sử dụng từ này với tần số cao nhất. Mà cũng chẳng riêng nước Mỹ, hầu hết các nước có sử dụng mẫu tự Latin đều coi OK là từ cửa miệng trong giao tiếp (khẩu ngữ và cả trên văn bản).

 

Và từ này cũng đã xuất hiện trong vốn từ vựng tiếng Việt từ lâu lắm rồi. Bây giờ, ra sân bay, vào nhà hàng, khách sạn… ta đều dễ dàng bắt gặp OK ở mọi nơi, mọi lúc. Tôi đã từng nghe nhiều cuộc điện thoại của một số bạn bè trao đổi với nhau, thì thấy OK là từ chủ đạo. OK là tốt, rất tốt, là hài lòng. OK là ổn, là được. OK là chấp nhận, cho qua (để chuyển sang việc khác). OK là kết thúc cuộc thoại.

Một trong những lợi thế của từ này là “ngắn gọn, có nhiều nét nghĩa (theo hướng tích cực), đơn giản trong phát âm và cách viết”. Nói chung là tiện lợi đủ điều. Chả thế mà trẻ em của ta, mới “nứt mắt” đang bi bô tập nói bây giờ cũng đã quen với các từ tiếng Anh quen thuộc kiểu này, như bái bai! (bye bye!), gút bai! (good bye!), ô kê, âu cây (OK) v.v… Đến nỗi, nhiều giáo viên chấm bài cũng không còn thói quen phê bằng tiếng Việt (là Tốt, Được, Có cố gắng…) mà dùng ngay OK cho tiện.

OK như vậy là quá quen rồi. Chỉ có “K” là “anh chàng” mới xuất hiện trong giao tiếp tiếng Việt gần đây, chủ yếu là trên văn bản. Điều dễ nhận thấy nhất là bây giờ ở rất nhiều nhà hàng, siêu thị, các dịch vụ công cộng nói chung, người ta hay niêm yết giá có kèm “K”. Chẳng hạn: Lợn cắp nách: 350K/cân, Sơ mi đại hạ giá: chỉ còn 25K, Cắt tóc nam: 50K, Bún chả 35K một suất v.v...

Rất nhiều người, nhất là những người ở nông thôn ra thành phố hay chính những người ở đô thị nhưng lại ít đi chợ, vào nhà hàng sẽ ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi đọc những biển báo giá này. Thực ra, theo tiếng Anh, K là một thành tố tắt của “kilo”. Trong tiếng Anh (và Pháp), “kilo” là yếu tố ghép trước với một số từ khác để chỉ một đơn vị đo lường, có nghĩa “một nghìn”: kilogram = 1.000 gam, kilomet/kilometre/kilomètre = 1.000 mét, kilowatt = 1.000 watt… Nói tóm lại, cứ “kilo” cái gì ta sẽ có “một nghìn” cái ấy. Mọi người chắc còn nhớ hồi trước, khi nhân loại chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa năm 2000, khắp nơi bàn tán, lo ngại về mọi tai họa có thể đến vì “sự cố Y2K”. Y2K chính là tổ hợp viết tắt của 3 từ: Y = year, 2 = two, K = kilo, “Y2K = year two kilo” có nghĩa là “năm 2000”.

Câu chuyện có lẽ cũng không phức tạp lắm nếu ta bình tĩnh xem xét và tìm ra nguyên do, manh mối của vấn đề. Cái đáng nói ở đây là việc sử dụng cách viết “K” thế nào cho ổn. Ta vẫn thấy nhiều người, nhất là giới trẻ, khi viết email hay nhắn tin cho nhau vẫn “tắt hóa” chữ “nghìn” bằng chữ K. Nhưng việc một số cửa hàng, cửa hiệu hiện nay có thói quen trưng biển kiểu này (không dùng “nghìn” hoặc ba số không (000)) là điều cần phải chấn chỉnh. Nếu là những cửa hàng, những cơ sở dịch vụ chính quy (siêu thị, công ty, cơ quan nhà nước…) mà sử dụng tự dạng kiểu này quả là không ổn. Bởi đó không phải là cách viết thông thường với người Việt.

Chúng ta hoàn toàn có thể viết đầy đủ con số, hoặc nếu muốn ngắn gọn thì dùng chữ “N, NG = nghìn” vẫn rất tiện lợi mà lại phản ánh đúng “tinh thần” của tiếng Việt. Trong ngôn ngữ, cũng có lúc ta phải vay, phải mượn. Nhưng chỉ làm điều đó trong những tình huống cùng bất đắc dĩ. Của ta đang có, của ta vẫn tốt, tại sao ta lại không dùng?

Bắt nguồn từ tiếng Anh, từ OK giờ đây có mặt ở nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Dù có các chữ cái hợp thành đều được viết hoa và phát âm riêng biệt, OK ngày nay không còn được xem là một từ viết tắt. Trong quá khứ, OK từng là chữ viết tắt của Oll Korrect, một cách đọc trật đi của All correct.

Nhiều năm trước cuộc nội chiến Mỹ (1861 - 1864), những người làm báo ở đây cho rằng việc viết sai chính tả của một số từ sẽ mang tính hài hước. Thậm chí, cả cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln cũng ủng hộ trào lưu này và từng gửi thông điệp với nhiều từ không theo chuẩn.

Vào khoảng năm 1839, từ Oll korrect được viết ngắn gọn lại thành O.K. và trở nên quen thuộc với các độc giả báo chí ở bờ Đông Mỹ thời bấy giờ. Từ này phổ biến khắp Mỹ khi gắn liền với chiến dịch tranh cử tổng thống của ứng viên Martin Van Buren (1782 - 1862).

Một trong những mục tiêu trong chiến dịch của Van Buren là làm tương tự Tổng thống tiền nhiệm Andrew Jackson nhất có thể. Ông Jackson được biết đến với biệt danh "Old Hickory" nên Buren chọn "Old Kinderhook", ý chỉ nơi ông sinh ra. Từ đó, O.K. (viết tắt của Old Kinderhook) trở thành biểu tượng của ông và slogan "Vote for OK" (Hãy bỏ phiếu cho Old Kinderhook). Cánh truyền thông nhanh chóng liên hệ giữa biệt danh của Buren với từ O.K. là viết tắt của All correct. 

OK dịch ra tiếng viết là cái gì?

OK!, O.K.! (Lóng) Được!, ô-kê!, đồng ý!, tán thành!, tốt!

It's OK có nghĩa là gì?

It's OK. Không sao (đâu).

OK đọc như thế nào?

OK (OK, okay, đọc là [ou'kei]) là một từ rất thông dụng trong tiếng Anh, dùng để biểu thị sự đồng tình, đồng ý hay sự hài lòng trước một vấn đề nào đó.

Ko viết tắt của từ gì?

Cú đo ván (hay nốc-ao, phiên âm từ knockout trong tiếng Anh - viết tắt KO) một trong những tiêu chí để công nhận sự chiến thắng, luật này thường có trong các môn thể thao đối kháng, vận động mạnh như quyền Anh, các môn võ thuật như quyền Thái, Kickboxing...