Phong cách lãnh đạo dân đường

Phong cách lãnh đạo là gì? Làm thế nào để bạn tìm được kiểu phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân và công việc? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Một tổ chức không có người lãnh đạo được ví như “rắn không đầu”. Điều này khẳng định vai trò hết sức quan trọng của nhà lãnh đạo trong việc quản lý, điều hành, dẫn dắt và định hướng toàn doanh nghiệp. Cá nhân mỗi nhà lãnh đạo sẽ sở hữu một phong cách lãnh đạo khác nhau.

>> Mời bạn nghe bản tóm tắt 4 phong cách lãnh đạo tại đây:

I. Phong cách lãnh đạo là gì?

Theo Genov [Bungari]: Phong cách lãnh đạo là hệ thống các nguyên tắc, các chuẩn mực, các biện pháp, các phương tiện của người lãnh đạo trong việc tổ chức và động viên những người dưới quyền đạt mục tiêu nhất định.

Có bốn phong cách lãnh đạo phổ biến: Lãnh đạo huấn luyện, Lãnh đạo chuyên quyền, Lãnh đạo dân chủ, Lãnh đạo thách thức.

II. 4 phong cách lãnh đạo phổ biến & ưu nhược điểm từng phong cách

1. Phong cách lãnh đạo huấn luyện 

Phong cách lãnh đạo huấn luyện là kiểu lãnh đạo được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, đồng thời chú trọng việc thiết lập mối quan hệ bền chặt, gần gũi giữa lãnh đạo với nhân viên cấp dưới. Nhà lãnh đạo theo phong cách này thường quan tâm đến việc thúc đẩy sự xây dựng, gắn kết đội nhóm trong tổ chức với sự tham gia đầy đủ của đội ngũ nhân viên.

Các nhà lãnh đạo huấn luyện sẽ là người định hướng giá trị văn hóa cốt lõi của tổ chức. Với họ, một tổ chức chỉ có có thể phát triển nếu nội lực bên trong nó đủ mạnh. Vậy nên họ tập trung vào việc xây dựng văn hóa tổ chức phù hợp trước, sau đó dẫn dắt mọi người cùng phát triển theo hướng đó.

Ưu điểm:

  • Tạo ra cảm giác gần gũi, thân thuộc giữa nhà lãnh đạo với các nhân viên.
  • Các thành viên trong nhóm cảm thấy tiếng nói của mình được coi trọng, điều này khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động trong tổ chức một cách sôi nổi hơn.
  • Đẩy mạnh việc giao tiếp hai chiều, mọi cá nhân đều có thể tự đưa ra quyết định về công việc cá nhân và nêu ý kiến với công việc chung của tập thể.
  • Người lãnh đạo được coi là “đồng minh”, không phải người “sếp” chuyên quyền, đáng sợ.

 Nhược điểm:

  • Một môi trường làm việc quá gần gũi, thân thiện, thiếu tính răn đe và kỉ luật có thể làm hiệu quả công việc bị ảnh hưởng.
  • Việc ra quyết định theo chế độ dân chủ có thể làm chậm tiến trình của ca đội và hạ thấp vai trò của nhà lãnh đạo.
  • Liên tục quan tâm đến ý kiến của từng cá nhân khiến nhà lãnh đạo mất nhiều thời gian, công sức.
  • Đây không phải là lựa chọn tốt nhất cho các tổ chức có xu hướng muốn đạt được hiệu suất cao hoặc rất cao.
  • Dễ nảy sinh bất đồng quan điểm giữa các cá nhân, đội nhóm hoặc tổ chức. 

2. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền

Phong cách lãnh đạo chuyên quyền, hay còn gọi là lãnh đạo cưỡng chế hoặc lãnh đạo chỉ huy. Phong cách lãnh đạo này được xây dựng dựa trên sự phân cấp của quyền lực, vị trí và cấp bậc. Người cầm đầu thường ít lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người mà sẽ tự mình đưa ra quyết định và buộc cấp dưới  phải làm theo. Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo chuyên quyền là những người thích kiểm soát và sử dụng quyền lực của mình để cưỡng chế, ép buộc những người không đi theo định hướng của họ.

Họ thường có quy tắc sống rất cứng nhắc và sòng phẳng. Nếu nhân viên của những người “sếp” theo phong cách chuyên quyền thể hiện được lòng trung thành, cống hiến trong công việc, thì sẽ luôn được đánh giá rất cao và khen thưởng hậu hĩnh.

Ưu điểm:

  • Có sự rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn.
  • Các quyết định thường được đưa ra nhanh chóng, đúng đắn.
  • Phù hợp những nhân viên thích được chỉ dẫn và làm đúng theo chỉ dẫn từ cấp trên.
  • Các nhiệm vụ và kỳ vọng được vạch ra rõ ràng theo định hướng của nhà lãnh đạo.
  • Có các quy tắc, quy trình và chuẩn mực rõ ràng.

Nhược điểm: ‍

  • Dễ gây ra mâu thuẫn, bất đồng giữa lãnh đạo và nhân viên. 
  • Khoảng cách lớn giữa người lãnh đạo và cấp dưới khiến cho mọi người e ngại giao tiếp,  chia sẻ, nêu quan điểm về công việc.
  • Tạo ra sự phụ thuộc cao của nhân viên vào người lãnh đạo.
  • Lãnh đạo không khuyến khích nhân viên đóng góp sáng kiến ​​mới, ảnh hưởng khả năng sáng tạo và tính đổi mới trong công việc.

3. Phong cách lãnh đạo dân chủ 

Phong cách lãnh đạo dân chủ là hình thức lãnh đạo mà người lãnh đạo thay vì sử dụng quyền hạn quá nhiều để lấn át, chỉ huy, họ sẽ dùng uy tín cá nhân để tác động đến cấp dưới. Họ thường tập trung nhiều vào kết quả, năng suất lao động và để cho nhân viên tự do sáng tạo trong quá trình làm việc.

Những lời động viên, cơ chế khen thưởng chính là chìa khóa thúc đẩy mọi người nỗ lực, đạt được nhiều thành tích cao trong công việc. Ngược lại, các cá nhân không đạt được mục tiêu sẽ tự chịu trách nhiệm cho kết quả của chính mình.

Reed Hastings của Netflix, Jeff Bezos của Amazon đều là những ví dụ tuyệt vời về những nhà lãnh đạo dân chủ. Họ tin vào văn hóa tự do cao – trách nhiệm cao trong công việc. Vai trò của họ là thách thức, thúc đẩy đội ngũ nhân viên phải hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc nhất.

Ưu điểm:

  • Thúc đẩy tinh thần làm việc trách nhiệm, chủ động, tính tốc độ cho nhân viên.
  • Tạo ra một nền văn hóa tăng trưởng, cạnh tranh, môi trường làm việc công bằng, dân chủ.

Nhược điểm:

  • Tập trung mạnh vào kết quả có thể lấy đi sự thoải mái, niềm vui trong công việc, dễ đưa nhân viên tới stress và mất cân bằng giữa công việc – cuộc sống.
  • Nếu mục tiêu công việc, KPI thay đổi liên tục dễ gây hoang mang, căng thẳng, thất vọng và giảm động lực.
  • Thường ưu tiên các mục tiêu ngắn hạn [KPI] hơn tầm nhìn dài hạn [OKR]

4. Phong cách lãnh đạo thách thức

Phong cách lãnh đạo này được xây dựng dựa trên sự tự ý thức mạnh mẽ của người lãnh đạo về mục đích, cảm hứng và tầm nhìn đột phá trong công việc. Họ luôn không ngừng tự thách thức bản thân, không ngừng suy nghĩ trước, khám phá những con đường mới và phát triển các giải pháp mới trước. Họ luôn muốn trở thành một phiên bản lớn lao, hoàn thiện hơn của bản thân và hướng đội nhóm của mình hành động theo mục tiêu đó. 

Các nhà lãnh đạo này có điểm chung là tính cách cởi mở, thích đương đầu, sẵn sàng đón nhận thử thách, đặc biệt đánh giá rất cao các sáng kiến và giải pháp đổi mới của nhân viên.


Ưu điểm:

  • Nhân viên có động lực cao bởi chung một mục đích, sứ mệnh là cùng tiến về phía trước để phát triển và hoàn thiện năng lực bản thân.
  • Một môi trường sáng tạo đầy cảm hứng và hấp dẫn.
  • Tăng cường mối quan hệ giữa các nhóm, tinh thần teamwork được ưu tiên hàng đầu bởi đội nhóm có mạnh, thành tích mới xuất sắc được.

Nhược điểm: 

Đây có thể là con dao hai lưỡi khi các nhà lãnh đạo bị “ám ảnh” bởi mục tiêu về sự bứt phá, đổi mới, tạo cảm giác không chắc chắn, mơ hồ, thiếu căn cứ thực tế.

Bảng tóm tắt ưu nhược điểm của 4 phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo Ưu điểm Nhược điểm
Huấn luyện Tạo ra cảm giác gần gũi, thân thuộc giữa nhà lãnh đạo với các nhân viên.

Các thành viên trong nhóm cảm thấy tiếng nói của mình được coi trọng, điều này khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động trong tổ chức một cách sôi nổi hơn.

Đẩy mạnh việc giao tiếp hai chiều, mọi cá nhân đều có thể tự đưa ra quyết định về công việc cá nhân và nêu ý kiến với công việc chung của tập thể.

Người lãnh đạo được coi là “đồng minh”, không phải người “sếp” chuyên quyền, đáng sợ.

Một môi trường làm việc quá gần gũi, thân thiện, thiếu tính răn đe và kỉ luật có thể làm hiệu quả công việc bị ảnh hưởng.

Việc ra quyết định theo chế độ dân chủ có thể làm chậm tiến trình của cả đội và hạ thấp vai trò của nhà lãnh đạo.

Liên tục quan tâm đến ý kiến của từng cá nhân khiến nhà lãnh đạo mất nhiều thời gian, công sức.

Đây không phải là lựa chọn tốt nhất cho các tổ chức có xu hướng muốn đạt được hiệu suất cao hoặc rất cao.

Dễ nảy sinh bất đồng quan điểm giữa các cá nhân, đội nhóm hoặc tổ chức.

Chuyên quyền Có sự rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn.

Các quyết định thường được đưa ra nhanh chóng, đúng đắn.

Phù hợp những nhân viên thích được chỉ dẫn và làm đúng theo chỉ dẫn từ cấp trên.

Các nhiệm vụ và kỳ vọng được vạch ra rõ ràng theo định hướng của nhà lãnh đạo.

Có các quy tắc, quy trình và chuẩn mực rõ ràng.

Dễ gây ra mâu thuẫn, bất đồng giữa lãnh đạo và nhân viên.

Khoảng cách lớn giữa người lãnh đạo và cấp dưới khiến cho mọi người e ngại giao tiếp,  chia sẻ, nêu quan điểm về công việc.

Tạo ra sự phụ thuộc cao của nhân viên vào người lãnh đạo.

Lãnh đạo không khuyến khích nhân viên đóng góp sáng kiến ​​mới, ảnh hưởng khả năng sáng tạo và tính đổi mới trong công việc.

Dân chủ Thúc đẩy tinh thần làm việc trách nhiệm, chủ động, tính tốc độ cho nhân viên.

Tạo ra một nền văn hóa tăng trưởng, cạnh tranh, môi trường làm việc công bằng, dân chủ.

Tập trung mạnh vào kết quả có thể lấy đi sự thoải mái, niềm vui trong công việc, dễ đưa nhân viên tới stress và mất cân bằng giữa công việc – cuộc sống.

Nếu mục tiêu công việc, KPI thay đổi liên tục dễ gây hoang mang, căng thẳng, thất vọng và giảm động lực.

Thường ưu tiên các mục tiêu ngắn hạn [KPI] hơn tầm nhìn dài hạn [OKR]

Thách thức Nhân viên có động lực cao bởi chung một mục đích, sứ mệnh là cùng tiến về phía trước để phát triển và hoàn thiện năng lực bản thân.

Một môi trường sáng tạo đầy cảm hứng và hấp dẫn.

Tăng cường mối quan hệ giữa các nhóm, tinh thần teamwork được ưu tiên hàng đầu bởi đội nhóm có mạnh, thành tích mới xuất sắc được.

Là con dao hai lưỡi khi các nhà lãnh đạo bị “ám ảnh” bởi mục tiêu về sự bứt phá, đổi mới, tạo cảm giác không chắc chắn, mơ hồ, thiếu căn cứ thực tế.

III. Tìm phong cách lãnh đạo phù hợp của bạn

Phong cách lãnh đạo không hoàn toàn là tồn tại sẵn trong cá nhân mỗi nhà lãnh đạo, mà nó là quá trình quan sát, học hỏi, tích lũy, phát triển. Trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hơn là công việc “cả đời” – nó cần nhiều hơn việc chỉ học các khóa đào tạo về khả năng lãnh đạo. 

Có nhiều phong cách lãnh đạo, nhưng không có phong cách nào là hoàn hảo tuyệt đối. Như bài viết phân tích phía trên, mỗi phong cách đều sở hữu ưu nhược điểm riêng, phù hợp với môi trường làm việc của các tổ chức khác nhau.

Các nhà lãnh đạo có thể lựa chọn một phong cách phù hợp nhất, hoặc kết hợp những phong cách này một cách linh hoạt, tùy thuộc định hướng của tổ chức, ngành nghề, đội nhóm của mình, và tính cách cá nhân…,  

Tạm kết

Hiểu rõ được các phong cách lãnh đạo phổ biến này sẽ giúp bạn tìm ra phong cách phù hợp với bản thân. Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, bên cạnh phong cách đã được định hình, bạn cũng nên có sự điều chỉnh linh hoạt giữa nhiều phong cách trong các tình huống và giai đoạn khác nhau của sự nghiệp.

Hy vọng bài viết của MISA AMIS sẽ giúp ích cho bạn trên hành trình trở thành một người lãnh đạo giỏi trong tương lai!

Các nội dung tìm kiếm khác liên quan đến “4 Phong cách lãnh đạo”

4 phong cách lãnh đạo theo tình huống Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách chỉ đạo 3 phong cách lãnh đạo
3 phong cách lãnh đạo của Kurt Lewin Tình huống về phong cách lãnh đạo dân chủ
Ví dụ về phong cách lãnh đạo 5 phong cách lãnh đạo

>> Tìm hiểu ngay công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà lãnh đạo – trở thành nhà lãnh đạo tài ba chỉ với một phần mềm: 

Video liên quan

Chủ Đề