Phụ nữ đảm đang là gì

Yêu thương nên là điều nhẹ nhõm nhất trong đời, đừng khoác lên nó bài tính khổng lồ giữa cho và nhận.

Phụ nữ VN “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”

Bí quyết năng động của phụ nữ hiện đại

Phụ nữ cần 48 tiếng 1 ngày?

Trong những mỹ từ được cho là đẹp đẽ thường dùng để nói về người phụ nữ, tôi sợ nhất là từ "hy sinh". Trong văn thơ từ trước tới nay, đức hy sinh được ca ngợi như một phẩm chất quý giá cần có của người phụ nữ đúng chuẩn theo quan niệm truyền thống, và dĩ nhiên vẫn vắt sang xã hội hiện đại.

 

Không biết ánh hào quang trong lời khen ngợi của người đời liệu có giúp cho những người phụ nữ cả đời hy sinh được hạnh phúc. Nhưng trong xã hội hiện đại, những quy chuẩn lỗi thời đang là chiếc gông nặng vô hình đè lên vai những người phụ nữ vốn không chỉ còn làm những việc "nhỏ".

Trong những cơ quan nhà nước danh hiệu cao quý nhất được trao cho chị em phụ nữ: "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Nếu xét duyệt một cách nghiêm túc, tôi thấy những người phụ nữ nhận được danh hiệu này quả thực đúng là... siêu nhân. Gánh nặng việc công họ mang nặng nề chẳng kém đàn ông, và lại còn phải gánh thêm phần "đảm việc nhà", quả thực phải có ba đầu, sáu tay mới đủ. Đôi khi, tôi cứ tự hỏi sao danh hiệu này lại không được trao cho đàn ông. Chẳng lẽ với các đấng nam nhi, chỉ cần "giỏi việc nước" đã là vẻ vang, chuyện con cái, nhà cửa là việc "tủn mủn" giao lại cho đàn bà con gái. Giả sử có một ngày đàn ông được ưu ái gia nhập vào cụôc "đua" giành danh hiệu này, có lẽ họ mới thấy tất cả việc lớn mà họ làm chẳng thấm tháp vào đâu so với những việc nhỏ mà người phụ nữ vẫn thầm lặng vun vén mỗi ngày.

 

Nhưng ngay cả những người phụ nữ trong cuộc cũng bị "ru ngủ" bởi những lời tung hô sáo rỗng, để rồi dùng cả cuộc đời mình miệt mài hy sinh cho một điều gì đó, mong giữ lại sự yên ấm cho ngôi nhà mình. Khi còn trẻ, các cô tự biến mình thành người giúp việc không công của bạn trai, nấu nướng, giặt giũ, quét dọn cho anh ta mỗi ngày. Khi lấy chồng, họ nhường đàn ông cơ hội lập nghiệp, chấp nhận ở nhà đầu bù tóc rối để chồng "đánh Nam dẹp Bắc". Bầu trời trên đầu họ thu hẹp lại trong một khoảng sân, và thế giới chỉ còn lại trong ánh mắt một người đàn ông. Đến một ngày, người đàn ông mà họ vốn coi là cả thế giới nhẫn tâm quay lưng bỏ đi, họ mới oán trách tại sao những hy sinh của mình lại không được đền đáp.

Nhưng họ không biết rằng, một gia đình hạnh phúc, một xã hội văn minh không bao giờ nên được xây dựng trên sự hy sinh của bất kỳ ai, huống gì là sự hy sinh của một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Những gì cả hai làm cho nhau khi yêu, khi xây dựng một gia đình nên là sự đồng tình từ hai phía. Không thể nói tôi đã hy sinh nên tôi phải nhận được điều này, điều kia. Đừng tạo áp lực cho đối phương bởi sự hy sinh của bạn, và cũng đừng khiến ai phải vì mình mà hy sinh.

Yêu thương nên là điều nhẹ nhõm nhất trong đời, đừng khoác lên nó bài tính khổng lồ giữa cho và nhận. Tôi rất thích một câu nói đã được đọc ở đâu đó từ rất lâu: Trong một gia đình, người mẹ hạnh phúc thì gia đình mới hạnh phúc. Sự yên ấm của một mái nhà nên do mọi thành viên cùng vun đắp, chứ không phải dựng nên từ sự hy sinh của người vợ, người mẹ. Nếu cán cân cho - nhận cứ nghiêng dần về một phía, một ngày nào đó mái nhà ấy sẽ đổ sụp vì chẳng ai chịu nổi gánh nặng mà nó đè lên.

Đức hy sinh, sự đảm đang, sức nặng của những mỹ từ ấy nên được san sẻ bớt trên đôi vai của người đàn ông trong gia đình. Nếu muốn hạnh phúc, phụ nữ nên tự mình tập cách sống hạnh phúc hơn là gồng mình lên để hy sinh, hy sinh và hy sinh. Có câu đùa rằng: sống trên đời, biết điều gì là khổ điều ấy. Nếu muốn hạnh phúc, có lẽ đừng nên làm người phụ nữ đảm đang.

[Theo PNO/iHay]

Hình tượng đẹp của người phụ nữ “Ba đảm đang” hiện đại

Tiếp nối truyền thống “Ba đảm đang”, trong 5 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã phát động nhiều phong trào ý nghĩa và thiết thực như “Phụ nữ Thủ đô xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”,“Hũ gạo tình thương”, “Nồi cháo từ thiện”, “Gia đình tình nguyện - cộng đồng tình nguyện”... Đặc biệt, trong những tháng qua, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, với phương châm “Chống dịch như chống giặc”, phụ nữ toàn thành phố đã chung sức đồng lòng, ủng hộ cả vật chất và tinh thần, góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Nhiều tấm gương điển hình trong các lĩnh vực được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Là cá nhân duy nhất thuộc khối doanh nghiệp tư nhân nhận được vinh dự này, dược sĩ Lê Thị Bình vô cùng xúc động. Chị chia sẻ: “Bản thân tôi là con của một người lính, nên tôi thấu hiểu sự hy sinh của các bà, các mẹ. Thế hệ chúng tôi, những doanh nhân trong thời đại mới được ví như “những người lính thời bình”, chúng tôi luôn phấn đấu để tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Theo tôi, đó cũng là cách thể hiện lòng biết ơn đối với sự hy sinh của các bà, các mẹ”.

Câu chuyện làm thuốc bằng trái tim yêu thương

Dược sĩ Lê Thị Bình sinh ra trong một gia đình nhiều đời làm thuốc, hằng ngày được chứng kiến bà và mẹ bốc thuốc cứu người, chăm sóc người bệnh và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Tất cả những điều đó ngấm vào chị, cho chị một tình yêu thương, một tấm lòng sẻ chia đối với người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo… Vì vậy, khi thành lập Công ty Dược phẩm Tâm Bình, chị luôn đau đáu nỗi niềm làm sao để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, hiệu quả cao mà giá thành hợp lý để giúp người nghèo cũng có cơ hội được dùng thuốc tốt. Cái tâm của người thầy thuốc đã theo chị suốt cả hành trình đúng như câu slogan của Công ty: “Tâm Bình - mang cả tâm tình trong từng sản phẩm”.

Sự thành công của Tâm Bình hôm nay được xây dựng trên nền tảng của tình yêu thương và sự sẻ chia. Trong 5 năm qua, ngoài việc tổ chức các chương trình Tết vì người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa, Công ty còn tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho 700 người già, người có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và xây dựng cây cầu mang tên Tâm Bình ở bản Chiềng, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa... Đáng chú ý, trong mùa dịch Covid-19 vừa qua, Dược phẩm Tâm Bình đã tham gia ủng hộ sinh viên Trường đại học Dược Hà Nội. Tiếp đến, Công ty cũng phối hợp với Công an phường Ngọc Khánh [Hà Nội], hỗ trợ 90 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Những chia sẻ đó phần nào giúp người dân vơi bớt những khó khăn trong mùa dịch.

Bên cạnh một sự nghiệp thành công, dược sĩ Lê Thị Bình cũng có một gia đình hạnh phúc. Chồng chị - một sĩ quan công an về hưu luôn ủng hộ, chia sẻ với công việc của vợ và hai con chăm ngoan, học giỏi. Một điều đặc biệt là các con chị đều chọn ngành dược để theo đuổi, đây chính là thành công lớn nhất trong cuộc đời của dược sĩ Lê Thị Bình. Các con chính là thế hệ kế cận giúp chị phát triển thương hiệu Tâm Bình trong tương lai.

“Tâm Bình là sự tiếp nối sâu sắc từ chính những người phụ nữ trong gia đình chị, đó là bà, là mẹ từ phong trào “Ba đảm đang” và bây giờ là câu chuyện của người phụ nữ trong thương trường, trong thời đại mới.

Năm 2020 được xem là một dấu mốc quan trọng đối với Dược phẩm Tâm Bình, đánh dấu 10 năm Công ty có mặt trên thị trường dược phẩm Việt Nam [13-12-2010 - 13-12-2020]. Những thành tích đạt được hôm nay là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của cán bộ công nhân viên Công ty Dược phẩm Tâm Bình nói chung và cá nhân Tổng Giám đốc Lê Thị Bình nói riêng trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Dược sĩ Lê Thị Bình [áo trắng] trong một chuyến khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào việc bảo tồn, trao truyền, phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đã được giữ gìn phát huy qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn phát triển của đất nước.

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và lãnh đạo huyện Thạch Thành trao bằng khen cho các điển hình tiên tiến tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam [20-10-1930 - 20-10-2020]. Ảnh: Hội LHPN tỉnh cung cấp

Ngày nay phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của người phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ [LHPN] Việt Nam đã phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước phấn đấu rèn luyện theo 4 phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: “Tự tin - Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang” để hình thành nên đạo đức người phụ nữ mới, hiện đại.

“Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của chị em trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Đối với bản thân người phụ nữ, 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” giúp người phụ nữ nắm bắt cơ hội, tận dụng những yếu tố tích cực, tránh những tác động tiêu cực của thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập, vượt qua những thách thức, khó khăn để trở thành người phụ nữ thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Đối với gia đình, 4 phẩm chất này còn giúp người phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người vợ đảm, người mẹ hiền, từ đó tác động tích cực tới các thành viên trong gia đình, tạo cơ sở để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc bền vững. Đối với cộng đồng, 4 phẩm chất đạo đức đó giúp người phụ nữ có thể thực hiện tốt trách nhiệm công dân, tác động tích cực tới cộng đồng, xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

Để cuộc vận động rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” có sức lan tỏa, đi vào chiều sâu và hiệu quả, hằng năm, Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp hội cụ thể hóa nội dung rèn luyện gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và các nhiệm vụ trọng tâm của hội. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, với nội dung phong phú, sinh động, hấp dẫn đã thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia, như: tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề, truyền thông, diễn đàn, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, về nguồn; hội thi “Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Phụ nữ Thanh Hóa chung tay xây dựng nông thôn mới”,“Liên hoan hát ru, hát dân ca”... Để hỗ trợ công tác tuyên truyền, hằng năm Hội LHPN tỉnh đã biên soạn, in ấn, phát hành 35.000 cuốn Thông tin Phụ nữ Thanh Hóa và một số ấn phẩm truyền thông tới 100% chi, tổ phụ nữ làm tài liệu sinh hoạt hội viên; phối hợp với các cơ quan báo chí xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên truyền giới thiệu các điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực, các mô hình hay, cách làm hiệu quả của các cấp hội phụ nữ trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”.

Song song với hoạt động tuyên truyền, việc xây dựng mô hình truyền thông thay đổi hành vi được các cấp hội chú trọng, nhiều cách làm hay phù hợp theo vùng miền, điều kiện đã tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Điển hình như: Hội LHPN TP Thanh Hóa lựa chọn rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ hội thông qua việc tập trung đổi mới tác phong, lề lối làm việc khoa học, khắc phục hành chính hóa, nâng cao chất lượng tham mưu, thực hiện nghiêm quy chế đi cơ sở của cán bộ hội; phụ nữ Nga Sơn phát huy 4 phẩm chất đạo đức trong phát triển kinh tế thông qua việc xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, tạo việc làm tăng thu nhập, hạn chế phụ nữ đi làm ăn xa như mô hình “HTX tiểu thủ công nghiệp”, “Tổ hợp tác trồng rau an toàn”; Hội LHPN huyện Đông Sơn hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ thông qua câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững”, nhân rộng mô hình “Nhà sạch, vườn mẫu”, “Nhà sạch, vườn đẹp” và phát triển mạnh mẽ phong trào rèn luyện thể dục thể thao ở cơ sở; Hội LHPN thị xã Nghi Sơn tham gia bảo vệ môi trường gắn với an sinh xã hội với nhiều mô hình “Phụ nữ thu gom rác thải nhựa hỗ trợ phụ nữ nghèo và trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Hội LHPN huyện Thọ Xuân với mô hình “Tổ, nhóm phụ nữ tiết kiệm giúp nhau mua thẻ bảo hiểm y tế”... Đặc biệt, đã có nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu tự nguyện ủng hộ, đóng góp tiền của, hiến đất, tường rào, ngày công, góp sức trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.... góp phần đưa 8 đơn vị cấp huyện, 313 xã và 740 thôn, bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Có thể khẳng định, cuộc vận động rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” đã tạo hiệu ứng tích cực, được đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ hưởng ứng thực hiện. Nhiều cách làm thể hiện vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ hội, nhất là người đứng đầu; nhiều mô hình, tấm gương tiêu biểu về các phẩm chất đạo đức đã xuất hiện trong cuộc sống ngày một nhiều hơn, đã góp phần động viên các tầng lớp phụ nữ vươn lên, tôn vinh cái đúng, tốt đẹp, ngăn chặn các hành vi sai trái, tiêu cực. Chị em trong sản xuất nông nghiệp đã khắc phục mọi khó khăn, cần cù, tự tin, sáng tạo trong lao động, sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để xây dựng những mô hình vườn, trang trại, gia trại tạo ra sản phẩm cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao theo mô hình VietGAP, mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP... qua đó, đã thay đổi cách nghĩ, cách làm của chị em trong việc phát triển các mô hình sản xuất xanh, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Lực lượng nữ công nhân lao động rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, tự tin, bản lĩnh, trách nhiệm khi được giao nhiệm vụ. Lực lượng nữ trí thức tích cực nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đảm nhận các công trình, phần việc khó, nhiều đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp quốc gia do các chị chủ trì đã được áp dụng vào thực tiễn. Lực lượng nữ tiểu thương, doanh nhân ngày càng có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, các chị đã tự tin vượt qua những thách thức, tích cực hòa nhập với kinh tế thị trường, dám nghĩ, dám làm, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình, xã hội; đồng hành với tổ chức hội hỗ trợ phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đồng hành cùng phụ nữ biên cương,... Dù công tác ở lĩnh vực nào, dù hoạt động ở môi trường nào, các chị đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, từng bước khẳng định năng lực, uy tín của mình với cộng đồng, gia đình và xã hội, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước. Với những nỗ lực trong thực hiện cuộc vận động, giai đoạn 2015-2020, nhiều tập thể và cá nhân phụ nữ tiên tiến được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động các loại; 139 tập thể và cá nhân được Chính phủ tặng Bằng khen; 296 tập thể và cá nhân được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen; 5 chị được Tổng Liên đoàn Lao động tặng Bằng lao động sáng tạo; 124 tập thể và cá nhân tiêu biểu được UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Trong thời gian tới, các cấp hội LHPN trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ rèn luyện các phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” gắn với thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam”, “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” [theo tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng]; tiếp tục duy trì, nhân rộng mô hình hiệu quả tạo sự lan tỏa trong cộng đồng; mỗi cơ sở hội lựa chọn được ít nhất 1 hành động cụ thể để quyết tâm tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện tạo chuyển biến trong rèn luyện phẩm chất đạo đức. Tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước và rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”.

Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang luôn là phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp, thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của các chị trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy những phẩm chất đạo đức ấy càng có ý nghĩa hơn, giúp người phụ nữ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Chúng ta hy vọng rằng, với những phẩm chất cao quý đó, các chị sẽ vượt qua những thách thức, khó khăn để trở thành người phụ nữ thành công trong công việc và cuộc sống của mình, quyết tâm xây dựng người phụ nữ Thanh Hóa trong thời đại mới.

Ngô Thị Hồng Hảo

Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa

Video liên quan

Chủ Đề