Phương pháp buộc dây garô chỉ được áp dụng với dạng chảy máu nào sau đây?

Ga-rô cầm máu hay Tourniquets [Tiếng Anh] là một phương pháp cầm máu tạm thời tại chi. Kỹ thuật ga-rô tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng sẽ gây nguy hiểm cho nạn nhân nặng nhất là hoại tử dẫn đến cắt bỏ chi.

I. Những trường hợp cần sử dụng ga-rô

– Vết thương bị cụt chi tự nhiên, hoặc chi thể bị đứt gần lìa

– Chi bị dập nát nhiều và chắc chắn không thể bảo tồn được

– Vết thương tổn thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu khác mà không có hiệu quả

– Nơi xảy ra tai nạn gần cơ sở y tế

II. Một số biến chứng khi sử dụng ga-rô

– Ga-rô bị lỏng nên không cầm được máu

– Ga-rô nếu buộc quá lâu có thể gây tổn thương các dây thần kinh, các cơ và mạch máu nặng nhất dẫn đến hoại tử. Các tế bào chết sẽ giải phóng các chất độc vào máu khi ta tháo ga-rô.

– Đặt ga-rô sai vị trí, chẳng hạn như ga-rô đặt quá xa vết thương hoặc trên các khớp có thể sẽ không có hiệu quả.

– Ga-rô nếu buộc đúng có thể rất đau.

III. Tạo dây ga-rô

 Nếu muốn tạo một dây ga-rô đúng cách, bạn cần sử dụng đúng vật liệu cho vùng tổn thương. Ga-rô phải có chiều rộng ít nhất từ 2,5 đến 5 cm. Vết thương ở chân thì dùng dây dày hơn vết thương vùng cánh tay. Xé hoặc cắt áo sơ mi, khăn hoặc vải trải giường thành những dải băng để làm dây ga-rô.

Lưu ý:

  • Dải băng quá hẹp hoặc quá mỏng có thể cắt vào da, trong khi dải băng quá rộng cần phải buộc thật chặt mới có hiệu quả.
  • Đảm bảo chất liệu dải băng làm ga-rô không co giãn hoặc trơn để dây không bị di động.
  • Bạn có thể dùng ga-rô bằng những vật liệu sẵn có như thắt lưng hoặc dây đai buộc áo.

 IV. Nguyên tắc đặt ga-rô

Để có hiệu quả, ga-rô phải được đặt đúng chỗ. Ga-rô cần đặt cách vết thương khoảng 5 cm về phía tim. Bạn cũng phải buộc đủ chặt để ngăn chặn hoàn toàn dòng máu chảy trong động mạch.

  • Không đặt ga-rô trên các khớp như khuỷu tay hoặc đầu gối. Bạn cũng không nên đặt ga-rô lên trên quần áo để tránh bị trượt khi buộc và khiến người vận chuyển hay nhân viên y tế khó phát hiện và bỏ qua không xử lý ưu tiên
  • Cứ 30 phút phải nới ga-rô một lần và không để ga-rô lâu quá 3-4 giờ. Khi nới ga-rô phải tư từ, vừa nới vừa quan sát sắc mặt nạn nhân và tính hình chảy máu ở vết thương. Khi nới ga-rô khoảng 4-5 phút hoặc thấy sắc mặt nạn nhân thay đổi, máu chảy nhiều thì phải thít chặt ga-rô ngay. Không đặt lại ga-rô ở vị trí cũ mà có thể di chuyển lên hoặc xuống một chút.
  • Ghi rõ ngày giờ ga-rô, giờ nới ga-rô các lần.
  • Không đặt ga-rô trên bất cứ bộ phận nào khác ngoài chân và tay

 V. Cách đặt ga-rô

Buộc ga-rô bằng nút thắt vuông thông thường. Đảm bảo nút thắt phải chặt. Bạn sẽ phải buộc hai nút. Buộc nút thứ nhất để cố định băng trên chân hoặc tay. Sau đó đặt một que gỗ dài từ 12 đến hoặc 20 cm hoặc một que kim loại nhẵn [gọi là tay quay] lên và thắt thêm một nút nữa bên trên.

  • Đảm bảo tay quay phải nhẵn để không cắt vào da nạn nhân hoặc làm đứt ga-rô. Tay quay có thể là một chiếc que, vật dụng kim loại nhẵn, bút chì hoặc một vật dài.

VI. Thắt chặt ga-rô

Nếu sử dụng thắt lưng, bạn cần thắt càng chặt càng tốt để cầm máu. Nếu sử dụng tay quay, bạn phải buộc chặt ga-rô hết mức có thể bằng cách vặn tay quay cho dải băng thắt chặt xung quanh cánh tay hoặc chân.

  • Ga-rô cho vết thương ở chân cần phải chặt hơn ở cánh tay vì mạch máu ở chân lớn hơn.

VII. Gọi cấp cứu.

 Sau khi buộc ga-rô cầm máu, bạn hãy chờ đội cấp cứu đến. Đảm bảo ghi lại thời gian bắt đầu đặt ga-rô. Khi đội cấp cứu tới, họ sẽ cần biết thông tin này. Nếu dịch vụ cấp cứu chậm đến, bạn có thể làm mát chi bị thương bằng nước đá hoặc túi chườm lạnh để giảm rủi ro tổn thương mô khi đang đặt ga-rô.

  • Không tháo ga-rô trừ khi bạn có thể ép trực tiếp lên vết thương. Nếu có thể, bạn hãy tháo ga-rô một cách cẩn thận, chú ý tình trạng chảy máu và dấu hiệu sốc.
  • Nếu máu vẫn rỉ ra xung quanh vết thương, không tháo ga-rô.

Cảnh báo:

  • Đặt ga-rô là biện pháp có tính rủi ro, do đó chỉ nên đặt ở cánh tay hoặc chân và chỉ khi không thể áp dụng biện pháp thay thế nào khác để cứu sống nạn nhân.
  • Không nới ga-rô trong những trường hợp sau: Khi chi để ga-rô quá lâu [quá 4 giờ], chi đã bị cụt tự nhiên, đoạn chi dưới ga-rô có dấu hiệu hoại tử.

Posted in: Chưa được phân loại

Các thao tác cầm máu cố gắng tiến hành trong vòng 5 phút để tránh mất máu cho nạn nhân.
  • Mao mạch là hệ thống nhỏ li ti chằng chịt đưa máu đi nuôi các mô trong cơ thể. Mao mạch phụ thuộc vào 2 mạch lớn là động mạch và tĩnh mạch.
  • Nếu bạn thấy vết thương chảy máu chậm, tràn ra từ từ sau đó tự động đông lại trong vài phút thì có nghĩa là vết thương chỉ gây tổn thương ở mao mạch.
  • Nếu máu có màu sẫm, chảy từ từ, hình thành máu đông thì đó là chảy máu tĩnh mạch.
  • Tuy nhiên, nếu thấy chảy máu ồ ạt thì có nghĩa là đang chảy máu tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, cần phải cấp cứu ngay kẻo nguy hiểm.
  • Động mạch là mạch máu chính đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể. Khi thấy máu phun thành tia và theo nhịp đập của tim nhanh hay chậm thì chính là chảy máu tĩnh mạch.
  • Cần tiến hành cầm máu vết thương nhanh nhất và khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

Đối với các vết thương mao mạch, máu chảy từ từ và sẽ tự động đông máu trong vài phút thì bạn chỉ cần tiến hành những biện pháp cầm máu đơn giản như dùng bông, gạc chặn lại.

Tuy nhiên, với những vết thương ở động mạch hoặc tĩnh mạch, cần phải cầm máu bằng dụng cụ y tế chuyên dụng giúp máu ngừng chảy. Các thao tác này cố gắng tiến hành trong vòng 5 phút để tránh mất máu cho nạn nhân.

– Gấp chi tối đa: Khi chi bị gấp mạnh, động mạch cũng bị gấp và đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. Chỉ áp dụng ở những vết thương không có gãy xương kèm theo.

– Ấn động mạch: Dùng ngón tay, có thể bằng một ngón cái, 2 ngón cái, 4 ngón tay khác hoặc cả nắm tay ấn vào động mạch trên đường đi của nó từ tim đến vết thương. Động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu ngừng chảy ngay tức khắc. Cách này phải tiến hành rất khẩn trương, không nên cởi quần áo của nạn nhân.

– Dùng băng ép: Băng các vòng băng xiết tương đối chặt, đè ép mạch vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều điện thuận lợi cho việc hình thành các cục để cầm máu. Thích hợp với các vết thương không có tổn thương không có thương tổn mạch máu lớn. Cách làm băng ép:

  • Đặt một lớp gạc – bông hút phủ kín vết thương.
  • Đặt lớp bông mỡ dày trên lớp bông gạc.
  • Băng theo kiểu vòng xoắn hoặc số 8, các vòng băng xiết tương đối chặt. Phương pháp này áp dụng cho mọi loại vết thương.

– Băng chèn: Băng chèn là một dạng băng ép nhưng có thêm vật chèn lên các vị trí động mạch, tạo điều kiện cho vết thương hình thành cục máu đông. Con chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng sát vết thương càng tốt, sau đó băng cố định con chèn bằng nhiều vòng xiết tương đối chặt theo kiểu vòng tròng hoặc số 8. Phương pháp này dùng cho vết thương không thương tổn tới mạch máu lớn. Hai yêu cầu cơ bản:

  • Đặt con chèn đúng đường đi của động mạch.
  • Các vòng băng cố định con chèn phải xiết tương đối chặt.

– Băng đút nút: Băng đút nút là một loại băng ép có thêm một số bấc gạc để nhét nút vào vết thương, thích hợp với các vết thương động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vùng cổ, chậu. Cách làm: Dùng kẹp ấn gạc đến đáy vết thương, ấn chặt để gây đè ép các mạch máu. Sau đó băng ép như trên.

– Băng kẹp để tại chỗ: Dùng kẹp cầm máu kẹp cả cụm các mạch máu và tổ chức xung quanh để kẹp tại chỗ, thường hay áp dụng với vết thương rộng và nông để cầm máu sau đó chuyển người bị thương về cơ sở y tế.

– Garo: Garo là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi để làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi.

  • Một garo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông máu từ trên xuống và ngược lại. Tuy nhiên, nếu garo không đúng hoặc để lâu quá 60 – 90 phút sẽ làm hoại tử đoạn chi ở phía dưới garo.
  • Vì vậy khi đặt garo phải thường xuyên nới garo, khoảng 4 – 5 phút nới 1 lần.
  • Khi nới garo cần có một người giữ phía trên động mạch sau đó một người sẽ nới garo từ từ.
  • Sau khi nới garo không thấy máu chảy ở mạch vết thương thì có thể không cần thắt lại garo nữa.

Trên đây là những cách cầm máu cơ bản. Đối với những vết thương lớn, máu chảy nhiều thì sau khi sơ cứu phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để được theo dõi và truyền máu nếu cần thiết.

Với vết thương nhỏ chảy máu ở mao mạch chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và cầm máu cơ bản bằng bông gạc bình thường là đủ.

Nguồn: [theo Trí Thức Trẻ]

Video liên quan

Chủ Đề