Làng Sen quê Bác tiếng Anh là gì

Ao sen bên lối vào quê nội Bác

Tháng 5 về, hương sen ngan ngát. Làn hương ấy dịu nhẹ, mơ màng như xua tan oi nồng, ngột ngạt của một miền quê gió Lào bỏng rát. Tháng 5 cũng là mùa gặt, hương sen quyện hương lúa nồng nàn.

Hương sen như thấm vào trong ngực mà tâm tình, mà thủ thỉ, mà dẫn dắt ta men theo những bờ rào xanh mướt, dưới những rặng tre rì rào ngày hạ. Lòng ta chợt lắng lại, bồi hồi khi thả bộ “đi giữa ân tình giữa bát ngát hương sen”.

Và rồi, bước chân cứ dẫn lối, đưa ta về miền kí ức; nơi ấy có một con Người cả dân tộc tôn vinh. Nơi ấy có một mái nhà đơn sơ, hiện thân của những mái nhà Việt Nam bình dị.

Đi qua cổng chính, hai bên lối là hàng “rào râm bụt đỏ hoa quê”. Nơi ấy còn là mảnh sân và khu vườn nhỏ với cây cau, vồng khoai, gốc mít… Mấy gian nhà tranh đơn sơ nép mình dưới rặng tre sau nhà bốn mùa xào xạc….

Dưới nếp nhà tranh mộc mạc nơi “làng Sen quê Cha”, Người đã cất tiếng khóc chào đời. Những kỉ vật bình dị với án thư, tấm phản thường ngày cụ Sắc ngồi dạy học, với cánh võng đưa năm tháng tuổi thơ của Người; chiếc rương đựnglương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen… như làm ta sống lại cả một trời kí ức:

… “Gặp lại tiếng thoi mẹ ngồi dệt vải/Gặp lại giọng trầm đêm trăng cha đọc thơ/Gặp lại tuổi xuân đi nghe hát đò đưa”…

Nơi ấy, Bác đã sống những năm tháng tuổi thơ trong tiếng ru à ơi của mẹ, trong câu chuyện kể của bà. Nơi ấy, những lời dạy bảo nghiêm khắc của ông, của cha; của “người thầy đầu tiên” – Vương Thúc Quý, đã nâng những giấc mơ, bồi đắp tâm hồn để hình thành nên một nhân cách Hồ Chí Minh sau này.

Ngôi nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Sen xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An

Bao năm rồi, làng Sen vẫn vậy. Vẫn còn đó “rào râm bụt đỏ hoa quê”; vẫn còn đó ngõ đường đượm hương sen ngan ngát; những lò rèn cụ cố Điền, cây mít bên giếng nước, khung cửi bà Loan dệt vải năm nào… Tất cả đã nhuốm màu thời gian nhưng hình bóng Người dường như vẫn còn đâu đây, thật gần.

Tháng 5 về ta lại nhớ Bác khôn nguôi! Tháng 5 này, cả dân tộc đón mừng 131 năm ngày sinh nhật Bác.

… “Bác để tình thương cho chúng con/Một đời thanh bạch, chẳng vàng son/Mong manh áo vải hồn muôn trượng/Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”…

Tiếng cô thuyết minh đều đều như đưa du khách đi qua những miền kí ức, mà tất cả đều in đậm bóng hình Người. Không ít người trong các đoàn lữ khách từ khắp mọi miền đất nước về đây, lặng lẽ đưa tay lau nước mắt, lặng lẽ như đắm chìm trong những suy tưởng bâng khuâng, da diết về Người.

Cán bộ, nhân viên Khu di tích Kim Liên kể lại bao câu chuyện xúc động. Có người khách đã về thăm quê Bác hơn mười lần rồi, nay vẫn gặp họ đứng trước nếp nhà tranh đơn sơ quê nội làng Sen hay quê ngoại Hoàng Trù, vẫn bồi hồi xúc động như mới đến lần đầu.

Chị Nguyễn Thị Minh Huệ, nay đã nghỉ hưu, nhưng là người thuộc thế hệ thuyết minh viên đầu tiên ở đây, có lần kể: “Khi tiếp một đoàn khách nọ, có một vị khách ngậm ngùi nói: Tôi về thăm quê Bác lần này là thăm cho cả con trai. Hồi chiến tranh trong một lần hành quân vào Nam, đêm dừng chân tại Nghệ An, con trai tôi bảo: Bố cho con ghé thăm nhà Bác. Nhưng lúc đó vì kỷ luật quân đội, tôi không thể chiều theo. Tôi nói với con: Quét sạch giặc thù, rồi con về thăm Kim Liên cũng chưa muộn. Nhưng con trai tôi không về nữa. Cháu hy sinh tại Thành cổ Quảng Trị khi ước nguyện của cháu không thành. Bây giờ, tôi về quê Bác còn mang theo tình cảm thiêng liêng đó”.

Ðến với Kim Liên, ai cũng thành kính, diết da thương nhớ khôn nguôi vị Cha già dân tộc. Ðược nghe kể về quãng đời thơ ấu của Người qua những hiện vật và lời của các thuyết minh viên, ta càng cảm phục và kính yêu Bác hơn.

Ngôi nhà nhỏ ba gian, lợp tranh, trên đất vườn của ông bà ngoại, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây cho tới năm lên 5 tuổi.

Tháng 5 này, chúng tôi đã gặp, trong những đoàn khách về lại Nam Đàn, có rất nhiều người đến từ các vùng trên cả nước. Tất cả như lặng người, đắm mình trong không gian làng Sen, bên nhà Bác, xúc động bùi ngùi không muốn rời chân...

Chị Tạ Khánh Linh, quê ở Tịnh Biên, An Giang, rưng rưng: “Ước nguyện một lần được về thăm quê Bác đã thành sự thật. Xúc động lắm, thương Bác cả một đời đã hy sinh tình riêng vì dân vì nước”.

Làng Sen, Hoàng Trù tự bao giờ đã như là quê chung trong tâm thức của đồng bào cả nước. Với nhiều du khách nước ngoài, đây là một địa chỉ mà nếu chưa đến thì coi như chưa đến Việt Nam.

Trong câu chuyện với những thuyết minh viên giờ giải lao, tôi được biết thêm một câu chuyện thật cảm động. Đó là một vị khách người Nhật Bản, khi thăm nhà Bác ở làng Sen, đã tha thiết xin được ngồi lên chiếc phản mộc một lần, chỉ để có được giây phút thiền tâm, tĩnh lặng để được cảm nhận hơi ấm Hồ Chí Minh.

Vậy đó, làng Sen đã trở thành một địa chỉ hằn sâu trong tâm khảm mỗi người con đất Việt, cũng như bạn bè quốc tế. Trở về làng Sen, ta lại gặp ở đây giọng nói của trăm quê; gặp lại ở đây xúc cảm của bao lứa tuổi. Trở về làng Sen, mỗi người như bắt gặp đâu đó hình bóng của chính quê hương mình: mộc mạc đến đơn sơ, bình dị đến gần gũi…Ta cũng như thấy đâu đó, hình bóng Bác giữa “làng Trù quê mẹ và làng Sen quê cha”, để rồi bao xúc cảm bồi hồi bỗng trào dâng, bao niềm kính yêu, thành kính chợt ùa về.

Về làng Sen cũng là tìm về cội nguồn kí ức. Nơi ấy có một con Người được cả dân tộc tôn vinh! Nơi ấy chính là quê chung!

Lắng đọng cảm xúc trên quê hương Bác

4 Tại sao Làng Sen quê Bác lại hấp dẫn du khách9 Ăn gì khi di tham quan du lịch Làng Sen quê Bác?

Làng Sen quê Bác ở Nghệ An chính là quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một làng quê thơm ngát ngào ngạt hương sen của mảnh đất miền trung đầy nắng gió. Làng Sen nơi có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru à ơi của mẹ… Những hình ảnh ấy còn đẹp hơn khi hòa huyện cùng tiếng hát ru dân ca mênh mang cùng đồng đất núi sông. Chạy dọc theo con đường vào làng đó là những bóng cây rợp bóng mát. Chúng cứ xanh mướt lướt qua những cánh đồng lúa chuẩn bị vào vụ thu hoạch vàng óng ả. Và tiếp đến đó là những đầm sen đang nở rộ, khoe sắc nối dài từ quê ngoại sang quê nội của Bác Hồ.

Giới thiệu sơ lược về Làng Sen quê Bác

Làng Sen quê Bác được ví như một một bức tranh yên bình và như chính tâm hồn người dân nơi đây. Bức tranh ấy đẹp ngay từ những bước chân du khách ghé thăm từ đầu cổng. Một bức tranh thiên nhiên đồng quê với đôi bờ tre rì rào trong gió. Và hàng râm bụt vẫn đung đưa nhè nhẹ, hoa cau, hoa bưởi còn thơm nồng. Nơi đây không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt. Nơi đây bao gồm một quần thể di tích nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử này được công nhận là di tịch sử văn hoá quốc gia theo Quyết định số 54VH/QĐ vào năm 1979.

Nguồn gốc và lịch sử hình thành Làng Sen quê Bác

Làng Sen quê Bác là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh cấp quốc gia. Khu di tích này đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây là địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và là nơi Hồ Chí Minh đã sống trong giai đoạn 1901 – 1906. Nó gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp từ thuở thiếu niên đến trưởng thành của Bác. Đây có thể nói là quê nội lẫn quê ngoại của vị chủ tịch kính yêu của chúng ta.

Làng Sen quê Bác nơi lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa của gia đình Bác. Và được đánh giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia. Nơi này được Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm, Làng Sen quê Bác đón tiếp hàng triệu khách tham quan trong và ngoài nước tới viếng thăm.

Tại sao Làng Sen quê Bác lại hấp dẫn du khách

Tham quan giếng cốc làng sen

Vào tham quan Làng Sen quê Bác, ngay đầu làng có một hồ sen lớn. Đi qua cái hồ sen này bạn sẽ gặp ngay một cái giếng Cốc. Đây là cái giếng đông đầy bao nhiêu kỷ niệm thuở còn thơ ấu của Bác. Nơi đây Bác thường ra lấy nước, câu cá và vui chơi cùng bè bạn trong làng.

Ao sen đầu làng luôn tỏa hương thơm ngát

Sen ở trong ao này phải nói nó mang một vẻ đẹp tinh khiết. Sen đã đẹp mà lại còn mang hương thơm ngào ngạt quyến rũ một cách kỳ lạ. Vẻ đẹp của ao sen như muốn xé tan cái oi cái bức của miền trung gắt gỏng. Nếu bạn đã đến đây tham quan, bạn sẽ không khỏi xao xuyến nơi này. Chắc chắn bạn sẽ càng thêm lưu luyến ở vùng quê thanh bình, mộc mạc nhưng lại rất giàu tình người này.

Căn nhà của bác tại làng sen

Trước căn nhà của bác tại làng sen có 2 sân nhỏ và 1 thửa vườn. Tất cả được bao bọc bằng hàng rào râm bụt. Kế bên nhà là nhà ngang dùng làm bếp. Hai gian phía ngoài là nơi đặt bàn thờ và tiếp khách. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh, người chị cả của Bác. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của gia đình. Dù đỗ đạt cao nhưng những vật dụng trong nhà vẫn hết sức giản dị như bao căn nhà ở chốn thôn quê khác. Nào là những tấm phản gỗ, chõng tre, chum sành đựng nước, chạn bát tre… Phần nhiều những đồ vật này đều do dân làng tặng, những kỷ vật này vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Phần mộ cụ bà Hoàng Thị Loan

Phần mộ của cụ Hoàng Thị Loan, tức mẹ Bác, được xây vào năm 1942 do ông Nguyễn Sinh Khiêm,anh ruột của Bác. Ông đã cất công đưa hài cốt cụ bà an táng tại núi Động Tranh, cách làng Sen 5km. Từ chân núi leo lên khoảng 300 bậc đá là phần mộ của cụ bà Phần mái che được xây bằng bê tông cách điệu như hình chiếc khung cửi, cái vật mà cụ bà ngày xưa dệt cửi để nuôi con.

Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Sen.

Nhà lưu niện trưng bày những vật phẩm liên quan đến cuộc sống của bác Hồ.

Làng Sen quê Bác nằm ở đâu?

Làng Sen quê Bác thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi đây cách thành phố Vinh 16km và là quê hương của Bác. Điểm tham quan di tích thuộc 4 di tích quan trọng bậc nhất cả nước và cũng là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ.

Giá vé và chi phí tham quan Làng Sen Quê Bác

Làng Sen Quê Bác là điểm tham quan di tích lịch sử, tìm hiểu về vị cha chung của dân tộc. Tại đây không thu phí vào cổng nhưng bạn phải mất 100.000 đồng/1 người để được hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn. Họ sẽ khai quát lại đây đủ nguồn gốc và quá trình sinh hoạt của Bác và người thân Bác một cách đầy đủ nhất.

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan du lịch Làng Sen quê Bác

Đây là điểm tham quan di tích lịch sử, cho nên các bạn có thể đến đây vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên thời gian đẹp nhất có lẻ là tháng 5 hàng năm. Thời điểm này những đầm sen nở rộ, tỏa hương thơm ngát khắp nơi. Làng sen mang lại một cảm giác dễ chịu xua tan đi cái oi bức, ngột ngạt của nắng gió khắc nghiệt miền Trung.

Đường đi và phương tiện di chuyển đến Làng Sen quê Bác

Từ các tỉnh thành các bạn hoàn toàn di chuyển bằng máy bay đến thành phố Vinh. Sau đó từ thành phố đi đến điểm tham quan không quá 17km. Vì giao thông và cơ sở hạ tầng trong thành phố Vinh rất thông thoáng, cho nên bạn hãy di chuyển bằng xe máy. Bạn đi theo đường 49 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng bạch đàn. Sau khi đi qua hết những hàng phi lao xanh ngắt là đến làng Sen.

Ăn gì khi di tham quan du lịch Làng Sen quê Bác?

Mực nháy nướng Cửa Lò

Đến nghệ an mà chưa từng dùng thử món này thì quả thật lãng phí cho cả chuyến đi. Những con mực còn tươi ngon và sạch sẽ sẽ chế biến, mang đến cho du khách thưởng thức. Mực tươi mà được nướng lên than hồng, vừa thơm vừa giòn vừa ngọt. Món ăn này rất ngon nếu kết họp thêm muối tiêu chanh.

Cháo lươn Vinh đặc sản Nghệ An

Cháo lươn Nghệ An nổi tiếng là nhờ dùng toàn nguyên liệu sạch. Lươn được chọn làm phải to mập béo, vàng óng ánh. Sau đó phải được chính đầu bếp xứ nghệ nấu mới đúng hương vị có một hương vị nghệ an. Chất lượng của món cháo lươn sẽ phải đảm bảo, miếng thịt lươn vừa mềm, vừa ngọt mà vẫn giữ được độ dai và vừa. Chất liệu cháo củng không nên quá nhão cộng thêm nước làm lươn tạo ra một bát cháo thực sự đặc biệt và hấp dẫn.

Tương Nam Đàn đặc sản Nghệ An

Tương Nam Đàn được làm với nguyên liệu được làm hoàn toàn từ thiên nhiên. Tất cả nguyên liệu như: đậu nành, nếp, muối không Iốt và nước. Khâu lựa chọn cực kỳ quan trọng, hạt đậu nành phải hạt đều, chắc mẩy. Khi chế biến phải rang chín sẽ để nguội, sau đó say vỡ đôi, vỡ ba chứ không được xay nát, sảy bỏ vỏ. Tiếp tục cho vào nồi nấu hơn 24 giờ rồi cho vào chum ủ. Chất lượng của tương khi đạt tiêu chuẩn tương ngon, tương ngọt: là tương được nắng, làm bằng mốc nếp thơm, nhiều đỗ. Màu của tương không có màu nâu như tương bần, mà có màu vàng óng sánh như mật ong.

Cháo Canh đặc sản Nghệ An

Cháo Canh là món ăn dân dã được làm từ bột mỳ, sau khi nhào thật nhuyễn sẽ cán thành bột. Sau đó cắt thành những sợi nhỏ tròn được kết hợp với nước hầm xương ngon.

Bánh đa xúc hến đặc sản Nghệ An

Bánh đa xúc hến là món ăn truyền thống toàn khu vực miền trung. Nguyên liệu hến lấy được từ sông Lam, sau khi tách vỏ, xào cùng hạnh mỡ béo ngậy và thơm lừng. Ăn kèm cùng những chiếc bánh đa Đô Lương giòn tan là tuyệt nhất.

Ở đâu khi đi tham quan du lịch Làng Sen quê Bác

Tại Nghệ An đang được chính quyền đầu tư rất nhiều để phát triển hệ thống du lịch. Tạo điều kiện để các bạn du khách từ khắp nơi đến đây tìm hiểu về nơi ở vị lảnh tụ cao quý nhất của chúng ta. Cho nên khi bạn đi tham quan du lịch ở Làng Sen quê Bác bạn hoàn toàn dể dàng tìm thấy một chổ nghỉ ngơi lý tưởng ở thành phố Vinh. Để an tâm về giá cả, bạn lên các app về khách sạn chọn trước cho mình một chổ ở phù họp nhất. Chúc cho bạn có chuyến tham vui vẻ bên người thân và gia đình.

Xem thêm: 5 Cách Tắt Các Ứng Dụng Khoi Dong Cung Win Dows 10, Cách Tắt Ứng Dụng Khởi Động Cùng Windows 10

Lưu ý

Đi tham quan Làng Sen quê Bác là một điểm di tích tôn nghiêm. Các bạn nhớ ăn mặc cho lịch sự chu đáo. Vì khí hậu ở Nghệ An khá nóng, cho nên bạn nhớ mang theo nón mủ ô dù. Cẩn thận hơn nữa nhớ mang theo dụng vụ y tế vệ sinh, phòng khi trái gió trượt ngã có việc mà dùng.

Video liên quan

Chủ Đề