Phương pháp dạy học hợp tác nhóm

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM Mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người thầy và không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình. Các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học theo nhóm. 1. Khái niệm Dạy học chia nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó. Nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh. Phát triển nhân cách học sinh. Theo A.T.Francisco [1993]: " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập" 2. Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm -Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. - Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất. - Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. - Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất. 3. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm 3.1.Ưu điểm -Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc. -Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp nhau để đạt mục tiêu chung : Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. - Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi nhiều người với nhau. Xây dựng ý thức làm việc theo nhóm. 3.2. Nhược điểm -Dạy học theo nhóm có thể gây ồn trong lớp khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện kỷ năng hoạt động hợp tác trong nhóm cho học sinh. -Nhiều học sinh không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là với bạn. -Trong nhóm có thể có 1 số học sinh tích cực, một số khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm. -Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có thể đánh giá trên kết quả thảo luận của nhóm. Vì vậy giáo viên cần kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò. 4. Yêu cầu thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm - Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học . Các phương pháp nầy phát huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên. - Việc lựa chọn đúng và sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình, ngoài trình độ chuyên môn , nghiệp vụ và vốn sống của người thầy. - Lớp học được chia làm 4 -6 nhóm mỗi nhóm có khoảng 6-8 học sinh. - Nhóm tự bầu ra 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm , một thư ký để ghi chép kết quả thảo luận của nhóm. - Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực không được ỷ lại 1 vài người có hiểu biết và năng động hơn các thành viên trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. - Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, nhóm cử 1 đại diện hoặc nhóm trưởng phân công thành viên trình bày. -Phương pháp tiến hành: Trình tự của phương pháp dạy học theo nhóm gồm 3 bước a.Làm việc chung của cả lớp. -Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. -Tổ chức các nhóm làm việc thông báo thời gian. -Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả 1 giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện, ấn định thời gian, nghĩa là học sinh phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu. b. Làm việc theo nhóm : -Phân công trong nhóm. -Trao đổi ý kiến , thảo luận trong nhóm. -Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. -Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn đề chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. c. Thảo luận tổng kết trước lớp : -Các nhóm báo cáo kết quả -Thảo luận chung . -Giáo viên nhận xét , bổ sung tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc giáo viên tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nêu nhận xét bổ sung. Nếu kết quả thảo luận của các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng, hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. Ví dụ Minh hoạ a/. Trong hình đã có bao nhiêu cặp đường thẳng song song với nhau ? b/ Tứ giác BDEF là hình gì ? c/ So sánh các tỷ số Và cho nhận xét về mối liên hệ giữa các cặp cạnh tương ứng của hai tam giác ADE và ABC. Xác định nhiệm vụ nhận thức. Ta phải xác định xem đề bài yêu cầu gì ?. Dựa vào đâu để chứng minh cặp đoạn thẳng song song? Từ đó xác định xem tứ giác BDEF là hình gì ? Cuối cùng so sánh các tỉ số và nêu nhận xét hay phân tích đa thức thành nhân tử : 5x3 + 10x2y - 5xy2 1/ Làm việc chung của cả lớp : Xác định nhiệm vụ nhận thức : Ta có thể dùng phương pháp nào để phân tích ? Và có thể kết hợp mấy phương pháp phân tích đt nt thì bài toán mới hoàn chỉnh. b/ Chia nhóm giao nhiệm vụ , phát phiếu học tập. c/ Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập. 2/ Làm việc theo nhóm : a/ Phân công trong nhóm : Nhóm trưởng phân công giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. b/ Trao đổi y kiến, thảo luận trong nhóm thư ký của nhóm sẽ ghi lại kết quả thảo luận vào phiếu học tập sau khi thống nhất ý kiến trong nhóm. c/ Báo cáo kết quả thảo luận : 3/. Thảo luận tổng kết trước lớp : a/.Đại diện nhóm trình bày trước lớp . b/ Thảo luận chung : Các nhóm khác nhận xét nêu ý kiến giáo viên theo dõi uốn nắn lúc cần thiết, có thể giáo viên làm trọng tài để phân xử nếu trong quá trình thảo luận các nhóm chưa có sự đồng ý thống nhất. c/ Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm đưa ra đáp án đúng Tổng kết. IV. Phương pháp thực hiện dạy học theo nhóm Bảng nhóm [ phiếu học tập] cần được sử dụng thường xuyên khi sử dụng phương phap dạy học theo nhóm : 1. Trong phiếu học tập cần có mục đích rõ ràng nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác, khối lượng công việc vừa phải đảm bảo học sinh hoàn thành trong thời gian quy định. -Hình thức trình bày gây hứng thú làm việc có quy định thời gian hoàn thành có chỗ để tên nhóm, lớp để tiện việc đánh giá học sinh. Bảng nhóm : có kết quả đúng về nội dung làm việc của học sinh.

“Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học hóa học”

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm khá đặc biệt vàtính tổng hợp cao. Thông qua nghiên cứu thông tin, quan sát mô hình, quan sát các thí nghiệm, thực hành, thảo luận nhóm... học sinh nắm vững kiến thức, phát triển năng lực tư duy, rèn luyện các kĩ năng và thói quen làm việc khoa học, biết tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa học.

Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ cấp bách mà chúng ta – những nhà giáo dục cần phải tiến hành. Bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng.

Định hướng trên đây về đổi mới phương pháp dạy học là dựa trên cơ sở của những nghiên cứu tâm lí về khả năng lưu giữ thông tin của học sinh. Khả năng lưu giữ thông tin bằng nghe chỉ đạt 5%, bằng đọc chỉ đạt 10%, bằng âm thanh, hình ảnh chỉ đạt 20%, bằng minh họa đạt 30%, bằng thảo luận nhóm 50%, bằng thực hành đạt 75%, dùng ngay và truyền đạt cho người khác đạt 90%.

Hơn thế nữa, một số bài Hóa học mang nặng màu sắc lí thuyết, nếu chúng ta không để học sinh cùng tham gia vào quá trình nghiên cứu, tìm ra kiến thức mà chỉ dừng lại ở việc thuyết trình thì hiệu quả đạt được sẽ rất thấp.

Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học Bài 11. Peptit và Protein [thuộc lớp 12–Ban Cơ Bản], sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh, từ đó giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về nội dung kiến thức của bài học, chủ động hơn trong lĩnh hội kiến thức. Tạo cho học sinh lòng yêu thích bộ môn. Học sinh không còn cảm thấy Hoá học là một môn học nặng nề và đáng sợ nữa.

1. Mục tiêu hoạt động: Nêu được khái niệm peptit, biết phân loại peptit, cấu tạo và tên gọi peptit, viết được PTHH thủy phân peptit.

2. Phương thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm chuyên gia, nhóm mảnh ghép.

Làm việc chung cả lớp [3 phút]

- GV nêu mục đích và phương pháp dạy học

- Tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm kết hợp với kỹ thuật mảnh ghép, sơ đồ tư duy để tổng kết bài học.

GV chia lớp thành 6 nhóm chuyên gia đặt tên là: A1, A2; B1, B2; C1, C2, sắp xếp chỗ ngồi và giao nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia [cứ 2 nhóm thực hiện cùng 1 nhiệm vụ]. GV phát tài liệu và phiếu học tập về peptit cho HS.

Thảo luận nhóm chuyên gia [12 phút] [sản phẩm của nhóm ghi vào bảng phụ]

Nhiệm vụ nhóm A1, A2: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, tính chất vật lí của peptit

1] Đọc tài liệu nội dung về khái niệm peptit, liên kết peptit, nhóm peptit, phân loại, tính chất vật lí của peptit [làm việc cá nhân].

2] Phát biểu Peptit là gì? Thế nào là liên kết peptit, nhóm peptit? [thảo luận nhóm]

3] Khi nào một peptit được gọi là đi, tri, tetra..., polipeptit? [thảo luận nhóm]

4] Phát biểu nào sau đây không đúng? [thảo luận nhóm]

A. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit -CO-NH- được gọi là đipeptit

B. Các peptit đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α-amino axit được gọi là đipeptit.

D. Peptit mà phân tử chứa từ 11 đến 50 gốc α-amino axit được gọi là polipeptit.

Nhiệm vụ nhóm B1, B2: Tìm hiểu cấu tạo và tên gọi, ứng dụng của peptit.

1] Đọc tài liệu nội dung về cấu tạo peptit, tên gọi, ứng dụng peptit [làm việc cá nhân]

2] Biểu diễn công thức cấu tạo của peptit? [thảo luận nhóm]

3] Tên gọi của peptit bằng cách ghép tên viết tắt? [thảo luận nhóm]

4] Tripeptit X: H2N-CH2-CONH-CH[CH3]-CONH-CH2-COOH. Tên gọi của X là? [thảo luận nhóm]

  1. A. B. Glyxylalanylglyxin.

C. Alanylglyxylglyxin D. Glyxinalaninglyxin

Nhiệm vụ nhóm C1, C2: Tìm hiểu tính chất hóa học của peptit.

1] Đọc tài liệu nội dung về tính chất hóa học của peptit [làm việc cá nhân].

2] Viết PTHH thủy phân hoàn toàn Gly-Ala trong môi trường trung tính, axit HCl, bazơ NaOH [thảo luận nhóm].

3] Hiện tượng polipeptit tác dụng với Cu[OH]2? Giải thích [thảo luận nhóm]

- HS di chuyển đến các nhóm chuyên gia và thảo luận trong 10 phút: các cá nhân đọc tài liệu suy nghĩ câu trả lời trong 3 phút, thảo luận nhóm trong 7 phút

Hết thời gian 6 nhóm chuyên gia treo sản phẩm

Thảo luận trong nhóm mảnh ghép [15 phút]

- GV nêu cách thành lập nhóm mảnh ghép: HS trong từng nhóm chuyên gia đếm lần lượt từ 1 đến hết. GV chia lớp thành 6 nhóm mảnh ghép, đặt tên, sắp xếp chỗ ngồi cho các nhóm mảnh ghép [yêu cầu các nhóm mảnh ghép hoạt động theo cụm tại 3 trạm theo chiều kim đồng hồ di chuyển lần lượt đến các trạm dừng chân tại mỗi trạm 3 phút; Cụm 1: MG 1, 2, 3; Cụm 2: MG 4, 5, 6]

BẢNG

Bàn GV [Cụm 1]

Cửa vào lớp [cụm 2]

MG1 gồm HS A1, B1, C1 đều có số đếm là 1 và 2

MG4 gồm HS A2, B2, C2 đều có số đếm là 1 và 2

MG2 gồm HS A1, B1, C1 đều có số đếm là 3 và 4

MG5 gồm HS A2, B2, C2 đều có số đếm là 3 và 4

MG3 gồm các HS còn lại của A1, B1, C1

MG6 gồm các HS còn lại của A2, B2, C2

- GV chiếu trên màn hình nhiệm vụ nhóm mảnh ghép [các nhóm cùng nhiệm vụ]

- HS chuyển về các nhóm mảnh ghép, chia sẻ các nội dung đã thảo luận ở nhóm chuyên gia.

Ở mỗi nhóm mảnh ghép đều có ít nhất hai HS cùng 1 nội dung ở nhóm chuyên gia. HS thứ nhất chia sẻ kiến thức học được ở nhóm chuyên gia, nếu cần HS thứ hai cùng nội dung với HS thứ nhất sẽ bổ sung.

Thời gian cho mỗi nội dung là 3 phút.

Sau đó thảo luận giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm mảnh ghép [5 phút]: Sử dụng sơ đồ để ghi nhớ bài học về peptit.

3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.

- Sản phẩm: Các nhóm treo bảng phụ lên. GV gọi một HS bất kì trong các nhóm mảnh ghép trình bày câu trả lời của nhóm, các nhóm khác chú ý lắng nghe, so sánh với câu trả lời của mình để đưa ra ý kiến.

- Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.

+] Thông qua quan sát: Giáo viên quan sát từng cá nhân hoạt động để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+] Thông qua sản phẩm học tập: báo cáo của cá nhân tìm ra chỗ sai và chuẩn hóa kiến thức

Tổng kết báo cáo [5 phút]

GV củng cố. HS ghi lại nội dung bài học.

Video liên quan

Chủ Đề