Phương pháp thống kê kinh tế là gì năm 2024

1. Thống kê và các ứng dụng 1.1. Thống kê và các phân nhánh Thống kê là khoa học và nghệ thuật về thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu về các hiện tượng số lớn nhằm trích xuất các thông tin hữu ích hỗ trợ việc ra các quyết định quản lý một cách có hiệu quả. Thống kê mô tả là sử dụng các phương pháp như lập bảng, trình bày đồ thị hay xác định các con số thống kê đặc trưng để tóm lược dữ liệu theo cách trích rút được các thông tin hữu ích về hiện tượng nghiên cứu. Thống kê suy diễn là quá trình sử dụng dữ liệu từ một bộ phận nhỏ của hiện tượng nghiên cứu (mẫu) để thực hiện các các phương pháp ước lượng và kiểm định các giả thuyết đặt ra cho toàn bộ hiện tượng nghiên cứu (tổng thể). Thuật ngữ thống kê nói trên thường dùng để nói về ngành học hay lĩnh vực học thuật thống kê. Tuy nhiên, đôi khi thuật ngữ thống kê cũng được dùng để chỉ những con số thu thập được từ hoạt động thống kê mô tả hay thống kê suy diễn trên thực tế. 1.1. Các ứng dụng của thống kê Các kỹ thuật thống kê được sử dụng rộng rãi bởi các nhà tiếp thị, các kế toán và kiểm toán viên, các nhà quản lý chất lượng, những người tiêu dùng, các nhà thể thao chuyên nghiệp, các nhà quản lý bệnh viện, các nhà giáo dục, các chính trị gia, các thầy thuốc, và nhiều người khác. Chẳng hạn: Trong kế toán, các công ty kiểm toán sử dụng thủ tục lấy mẫu thống kê khi tiến hành kiểm toán cho khách hàng của họ. Trong lĩnh vực tài chính, các nhà phân tích tài chính sử dụng một loạt các thông tin thống kê như tỷ lệ giá-lợi nhuận, suất cổ tức để đưa ra các khuyến nghị đầu tư của họ.

Trong tiếp thị, các máy quét điện tử tại các quầy thanh toán bán lẻ đang được sử dụng để thu thập dữ liệu cho một loạt các ứng dụng nghiên cứu thị trường. Trong sản xuất, một loạt các biểu đồ kiểm soát chất lượng thống kê được sử dụng để giám sát các đầu ra của một quá trình sản xuất. Trong kinh tế, các nhà kinh tế sử dụng thông tin thống kê trong việc đưa ra các dự báo về tương lai của nền kinh tế hoặc một số khía cạnh của nó. 1. Một số khái niệm cơ bản 1.2. Đơn vị tổng thể (phần tử), tổng thể, mẫu Đơn vị tổng thể (phần tử) là một thực thể cấu thành hiện tượng nghiên cứu số lớn, trên đó các dữ liệu được thu thập làm cơ sở cho việc nghiên cứu thống kê về hiện tượng. Tuỳ mục đích nghiên cứu mà đơn vị tổng thể (phần tử) có thể khác nhau trên cùng một hiện tượng. Ví dụ, khi nghiên cứu thống kê về các khiếm khuyết của một loại sản phẩm, một đơn vị tổng thể (phần tử) là một sản phẩm. Khi nghiên cứu về đơn thư khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, một đơn thư khiếu nại là một đơn vị tổng thể (phần tử). Khi nghiên cứu thị hiếu của khách hàng về một loại sản phẩm, một khách hàng là một đơn vị tổng thể (phần tử). Tổng thể là tập hợp tất cả các đơn vị tổng thể (phần tử) có chung các đặc điểm xác định một hiện tượng nghiên cứu cụ thể. Có hiện tượng, các đơn vị tổng thể (phần tử) biểu hiện rõ ràng, đầy đủ. Tổng thể này gọi là tổng thể bộc lộ. Ví dụ, tổng thể các sản phẩm trong một kho hàng. Có hiện tượng, ranh giới của tổng thể là không rõ ràng, không thể biết hết tất cả các đợn vị tổng thể (phần tử) mà chỉ biết các đặc tính qui định tổng thể đó. Tổng thể này được gọi là tổng thể tiềm ẩn. Ví dụ, tổng thể khách hàng có thể có của một loại sản phẩm. Mẫu là một tập con của tổng thể. Mẫu thường bao gồm một nhóm nhỏ các đơn vị tổng thể (phần tử) được chọn đại diện cho tổng thể theo một phương pháp ngẫu nhiên nào đó. 1.2. Tiêu thức (biến), quan sát Tiêu thức (biến) là khái niệm chỉ một đặc tính nào đó trên đơn vị tổng thể (phần tử) được chọn làm cơ sở để thu thập dữ liệu và nhận thức hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ, với tổng thể khách hàng có thể có của một loại sản phẩm, các tiêu thức (biến) có thể được chọn là: nghề nghiệp, sở thích, giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, mức độ ưa thích sản phẩm...

ưa thích sản phẩm được cho trên thang đo điểm 10, nhiệt độ ... Thang đo này được dùng với tiêu thức định lượng. Quan hệ tỉ lệ giữa các con số trên thang đo này không bảo đảm ý nghĩa vì không có số không tuyệt đối. - Thang đo tỉ lệ: Dữ liệu trên thang đo này thể hiện rõ độ lớn hơn, kém với khoảng cách (đơn vị) đều và có số không tuyệt đối. Ví dụ, mức thu nhập, số khuyết tật của sản phẩm.. đo này được dùng với tiêu thức định lượng. Dữ liệu trên thang đo này làm được mọi phép tính với đầy đủ ý nghĩa. Để nâng cao độ chính xác của đo lường và khả năng vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, khi thu thập dữ liệu cần chú ý sử dụng tối đa, có thể được, các thang đo định lượng. 1. Dữ liệu dùng trong thống kê Dữ liệu là những sự kiện và con số được thu thập, phân tích và tóm lược nhằm trình bày và giải thích về các hiện tượng nghiên cứu. Tất cả dữ liệu được thu thập cho một nghiên cứu cụ thể được gọi là tập hợp dữ liệu cho nghiên cứu đó. 1.4. Dữ liệu tổng thể, dữ liệu mẫu - Dữ liệu tổng thể: Là dữ liệu được thu thập trên tất cả các đơn vị tổng thể. Loại dữ liệu này cho phép tổng hợp trực tiếp các chỉ tiêu về toàn bộ tổng thể. Tuy nhiên chi phí của nó thường rất cao nên thống kê kinh doanh ít dùng loại dữ liệu này. - Dữ liệu mẫu: Là dữ liệu được thu thập trên tập con các đơn vị tổng thể được chọn đại diện cho tổng thể. Dữ liệu mẫu giúp giảm thiểu rất nhiều chi phí và thời gian nghiên cứu nên rất hay được dùng trong thống kê kinh doanh và kinh tế. 1.4. Dữ liệu chéo, dữ liệu chuỗi thời gian - Dữ liệu chéo: Là dữ liệu thu thập theo từng đơn vị tổng thể, tại một thời gian nhất định. Trên từng đơn vị tổng thể, dữ liệu được thu thập theo một số tiêu thức được chọn lựa phục vụ cho việc nghiên cứu hiện tượng. Dạng tổng quát của dữ liệu chéo như sau:

Đơn vị tổng thể Tiêu thức 1 Tiêu thức 2 ... Tiêu thức k 1 2 3 ... n

x 11 x 21 x 31 ... xn

x 12 x 22 x 32 ... xn

x1k x2k x3k ... xnk

Trong bảng trên, dữ liệu của một đơn vị tổng thể (phần tử) được thể hiện trên một dòng đó chính là một quan sát. Ví dụ: Có dữ liệu mẫu về 18 đơn thư khiếu nại của khách hàng được chọn ngẫu nhiên.

Số thứ tự đơn thư

Tuổi của khách hàng

Giới tính của khách hàng

Nơi mua

Gía trị sản phẩm (tr.đ)

Lần khiếu nại thứ

Thời gian gặp sự cố (ngày)

Loại sự cố

Yêu cầu của khách hàng 1 2 3 4 5 6 7 8 9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

22

26

25

27

26

26

25

27

26

48

26

25

26

25

60

27

26

27

Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nam

A B A B B D F A C C A A C B A B B C

2,

1,

12,

4,

2,

6,

10,

3,

6,

5,

4,

8,

9,

7,

5,

4,

9,

2,

1 2 1 3 1 2 1 2 1 3 2 1 2 2 1 2 1 1

32

24

67

33

28

64

45

21

29

21

12

48

57

42

22

34

68

39

Kêu Bể Rỉ Nứt Cháy Cháy Kêu Nứt Nứt Rỉ Bể Kêu Rỉ Bể Cháy Nứt Bể Kêu

B

Đổi Đổi B B B Sửa Đổi B Đổi Sửa Đổi Sửa B Sửa B B Sửa Kí hiệu: B: Bồi thường

- Dữ liệu chuỗi thời gian: Là dữ liệu về một hiện tượng nghiên cứu được thu thập ở nhiều thời gian khác nhau. Ví dụ: Có dữ liệu về lợi nhuận của một doanh nghiệp như sau.

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lợi nhuận (tr.đ) 300 250 400 500 800 700 900 1200

Khi sử dụng dữ liệu trong thống kê cần lưu ý sai số. Sai số dữ liệu là chênh lệch giữa các giá trị thu thập được và giá trị thực tế của hiện tượng. Sử dụng dữ liệu có sai số lớn còn nguy hại hơn cả không có dữ liệu để dùng. 1. Đạo dức nghề nghiệp trong thực hành thống kê Các vấn đề đạo đức nảy sinh trong thống kê bởi vì vai trò của thống kê trong thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu. Trong thống kê, hành vi vô đạo đức có thể bao gồm nhiều dạng như lấy mẫu thiên lệch, phân tích dữ liệu không thích hợp, vẽ biểu đồ gây hiểu nhầm, sử dụng các thống kê mô tả không thích hợp hay diễn giải thiên lệch các kết quả thống kê. Vì vậy, khi thực hành thống kê phải công bằng, kỹ lưỡng, khách quan và trung lập trong thu thập dữ liệu, tiến hành phân tích, trình bày và viết báo cáo nghiên cứu. 1. M ột số phần mềm phân tích thống kê Công việc phân tích dữ liệu thống kê số lớn rất phức tạp và nặng nề có thể được hỗ trợ một cách rất đắc lực của các phần mềm phân tích thống kê. Đặc biệt tiện dụng trong số này là phần mềm phân tích thống kê chuyên nghiệp SPSS. Có thể nói sau khi nhập liệu vào máy tính, phần mềm này cho phép sử dụng hầu hết các phương pháp phân tích thống kê để khai thác dữ liệu đã được nhập một cách tự động, nhanh chóng với kết quả kết xuất rất rõ ràng và đầy thuyết phục. Việc kết xuất các kết quả phân tích từ phần mềm SPSS để lập các báo cáo phân tích trên Word hay PowerPoint cũng rất tiện lợi và nhanh chóng. Nếu chỉ khai thác riêng lẻ dữ liệu trên một vài phương pháp phân tích thống kê giới hạn nào đó có thể sử dụng phần mềm thông dụng Excel cũng rất tiện lợi và nhanh chóng.

Chương 2 THỐNG KÊ MÔ TẢ

Dữ liệu chéo mới thu thập được thường rất nhiều và rối rắm. Chúng ta thường bị nhiễu loạn và rất khó nhận thức được điều gì hữu ích về hiện tượng nghiên cứu trước một khối lượng lớn dữ liệu như vậy. Các phương pháp thống kê mô tả dữ liệu chéo giúp tóm lược dữ liệu nhằm làm bộc lộ các đặc trưng cơ bản nhất, đáng quan tâm nhất về hiện tượng nghiên cứu. Mục đích là cung cấp cái nhìn sâu hơn về dữ liệu mà chúng ta không thể thấy được ngay trên dữ liệu ban đầu. 2. Mô tả (tóm tắt) dữ liệu cho hai tiêu thức (biến) bằng bảng chéo và biểu đồ 2.3. Lập bảng phân phối kết hợp (bảng chéo) (crosstables) Bảng chéo có dạng hình chữ nhật, trong đó các dòng trình bày các tổ (nhóm) của tiêu thức (biến) thứ nhất, các cột trình bày các tổ (nhóm) của tiêu

Thống kê trong kinh tế và kinh doanh là gì?

Thống kê là phương pháp định lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong kinh doanh. Nó là có liên quan với chiết xuất thông tin từ dữ liệu tốt nhất có thể để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Nó thường được áp dụng để dự báo bán hàng, kiểm soát chất lượng và nghiên cứu thị trường.

Kinh tế thống kê là gì?

1. Thống kê kinh tế là gì? Thống kê kinh tế không chỉ đơn thuần là việc thu thập và tổng hợp số liệu, nó chính là cầu nối giữa ngành thống kê và kinh tế học. Đây là lĩnh vực chuyên nghiên cứu, phân tích và đưa ra dự đoán về những biến động của nền kinh tế dựa trên bộ dữ liệu số liệu đã được thu thập.

Ngành Thống kê kinh doanh là gì?

Ngành Thống kê kinh tế (Economic Statistics) là ngành đào tạo các kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, tài chính, quản lý và quản trị kinh doanh; và các kiến thức chuyên sâu về thống kê trong lĩnh vực kinh tế xã hội thời kỳ hội nhập, bao gồm quản lý và quản trị kinh doanh ở cấp vĩ mô và vi mô, thiết kế điều tra và phân ...

Phương pháp nghiên cứu thống kê là gì?

Phương pháp thống kê là một quá trình, bao gồm điều tra thống kê, khái quát hóa thông tin (còn gọi là tổng hợp thống kê), phân tích và dự báo. Đây chính là quá trình mô hình hóa toán học các vấn đề cần phân tích theo mục đích của nghiên cứu.