Quản lý các chương trình phát thanh

Có thể nói hệ thống PT-TH trong cả nước hiện nay đang phát triển nhanh cả về nội dung, chất lượng chương trình, hạ tầng kỹ thuật và phương thức truyền dẫn, phát sóng, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, mạnh của hệ thống PT-TH đang đặt ra những thách thức trong công tác quản lý nhà nước, nhất là đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.

PT-TH là loại hình báo chí mang tính đặc thù, đòi hỏi sự gắn kết giữa nội dung, kỹ thuật và hạ tầng. Vì vậy, quản lý nhà nước về PT-TH đòi hỏi sự thống nhất, mang tính đồng bộ cao cả về nội dung và kỹ thuật, trong khi đó ở nhiều địa phương điều này vẫn chưa đáp ứng được. Để PT-TH phát triển, phát huy tối đa vai trò là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, cần tăng cường vai trò của quản lý nhà nước, nhất là tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực này.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn  trong công tác quản lý nhà nước về PT-TH, chúng ta cần có các đề xuất, các giải pháp giúp cho các Đài PT-TH tỉnh, Đài Truyền thanh- truyền hình (TT-TH) cấp huyện, thị xã, thành phố hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích; bám sát thực tiễn đời sống xã hội, định hướng tư tưởng và nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của cơ sở; tích cực tuyên truyền, phản ánh nhiều chiều, phong phú, đa dạng mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Quản lý các chương trình phát thanh

Cục PT-TT-TTĐT ký kết hợp tác với các đại phương về các chương trình liên quan đến các vấn đề về quản lý Nhà nước về PTTH-TTĐT.

Do đó, quản lý nhà nước về PT-TH đòi hỏi tất yếu khách quan, là nguyên tắc và phương thức bắt buộc để huy động tối đa năng lực tác động của báo chí, truyền thông vào mục đích phát triển đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất những hiệu ứng ngoài mong đợi. Quản lý nhà nước về PT-TH làm cho sức mạnh của kênh thông tin này được phát huy cao nhất, để từ đó tập trung nguồn lực và mọi cố gắng vào phục vụ mục đích phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo mọi điều kiện cho PT-TH phát triển và phục vụ sự phát triển KT-XH của đất nước. Đồng thời nhằm bảo đảm tự do kênh sóng này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Bên cạnh đó cần phải xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra những đơn vị để xảy ra sai phạm kéo dài nhưng không có biện pháp chấn chỉnh; thanh, kiểm tra đột xuất những đơn vị có dấu hiệu vi phạm. Tăng cường áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền ở mức cao nhất của khung hình phạt và hình thức xử phạt bổ sung như đình bản, thu hồi giấy phép hoạt động theo đúng thẩm quyền.

 Hoàn thiện phương thức và cơ chế phối hợp để xử lý có hiệu quả thông tin phản hồi, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức đối với thông tin trên hệ thống PT-TH. Quản lý nhà nước về báo chí nói chung và PT-TH nói riêng là nhằm bảo đảm cho báo chí phát huy vai trò định hướng dư luận xã hội không chỉ trong nước, trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn thế giới.

(HNMO) - Sáng 13-10, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo Phổ biến Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 1-10-2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18-6-2016 của Chính phủ về cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Quản lý các chương trình phát thanh

Lãnh đạo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cùng đại diện đơn vị chức năng trả lời, trao đổi ý kiến với các nhà đài, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Tại hội thảo, đại diện các đơn vị chức năng của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã giới thiệu một số quy định mới về quản lý, cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình tại Nghị định số 71/2022/NĐ-CP; quy định mới về quản lý liên kết sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình và biên tập, phân loại dịch vụ phát thanh, truyền hình theo yêu cầu (VOD).

Lãnh đạo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cùng đại diện các đơn vị chức năng của Cục đã lần lượt giải đáp, trả lời câu hỏi của đại diện các đài, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình về một số vấn đề quan tâm của Nghị định. Các giải đáp liên quan đến hoạt động liên kết, sản xuất chương trình truyền hình và biên tập, phân loại VOD.

Trong đó, ngoài việc tăng cường quản lý với hoạt động liên kết, tăng trách nhiệm kiểm soát với sản phẩm liên kết trên không gian mạng, Nghị định mới tăng tính chủ động cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình được chủ động biên tập, phân loại sản phẩm trong lĩnh vực giải trí, thể thao (Khoản 1, Điều 20)… Nói cách khác, doanh nghiệp được chủ động trong khuôn khổ pháp luật.

Đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng làm rõ thêm về quy định tại Khoản 6, điều 17 Nghị định về việc “Không gồm nội dung quảng cáo được cài đặt sẵn tại nước ngoài. Các nội dung nếu có phải được cài đặt tại Việt Nam…” là nhằm bảo đảm không vượt quá 5% tổng thời lượng phát sóng theo quy định của Luật Quảng cáo; đồng thời, vừa bảo đảm không bị thất thu nguồn quảng cáo cho Nhà nước, vừa ngăn chặn nội dung quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho biết, hai bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông đã, đang xây dựng thông tư hướng dẫn phân loại các nội dung thuộc 3 nhóm: Tin tức, phim, giải trí. Đồng thời, cơ quan quản lý sẽ rà soát lại tiêu chuẩn, quy chuẩn về âm thanh, kiểm tra, chấn chỉnh các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điều chỉnh âm lượng (âm thanh) khi cung cấp dịch vụ truyền hình tới người dùng.

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đại diện các đơn vị chức năng liên quan sẽ có buổi làm việc để cùng thống nhất phương án quản lý với các nhà cung cấp đa nền tảng, trường hợp nào tuân thủ theo Luật Điện ảnh, trường hợp nào tuân thủ theo Nghị định 71/2022/NĐ-CP và sẽ làm rõ trong các văn bản pháp luật ban hành sắp tới cũng như công bố rộng rãi tới các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội.

Quản lý các chương trình phát thanh

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại hội thảo.

Những quy định mới được bổ sung trong Nghị định 71/2022/NĐ-CP là những nội dung rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước và hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên internet của cả doanh nghiệp trong nước và xuyên biên giới.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử sẽ sớm hoàn thiện việc hợp nhất 2 Nghị định 06/2016/NĐ-CP và 71/2022/NĐ-CP thành một văn bản để tiện theo dõi và triển khai.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm nêu rõ việc ban hành Nghị định 71/2022/NĐ-CP là nỗ lực lớn của Chính phủ, trong đó có sự đóng góp của Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp, đặc biệt là Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam, nhằm điều chỉnh chính sách pháp luật cho phù hợp thực tiễn.

Từ năm 2018, thời điểm bắt tay sửa Nghị định, cho đến nay đã chứng kiến sự phát triển của những phương thức cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình mới mà Nghị định 06/2016/NĐ-CP trước đây chưa có đầy đủ khung pháp lý để điều chỉnh, như hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet, bao gồm cả dịch vụ xuyên biên giới trên mạng vào Việt Nam. Do vậy, mới xảy ra tình trạng “bảo hộ ngược”, khi các doanh nghiệp truyền hình trong nước tuân thủ đầy đủ quy định nhưng các doanh nghiệp xuyên biên giới gần như không phải chịu sự kiểm soát nào.

“"Bảo hộ ngược" không phải ý chí của Nhà nước, nhưng việc hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh tình trạng này cần phải có thời gian. Chính phủ rất xem trọng và cân nhắc nhiều trong vấn đề này”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.

Nghị định 71/2022/NĐ-CP ra đời sẽ tránh "bảo hộ ngược" và kịp thời có quy định quản lý phù hợp để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động trên cùng một mặt bằng pháp lý và cùng phát triển.