Quê hương là gì hả mẹ mà cô giáo dạy phải yêu

Tác giả đã nói về vẻ đẹp của quê hương, từng chùm khế ngọt ý đây nói về những kỉ niệm thời thơ ấu. Thời gian ấy là một khoảng khắc đẹp. Hay là con đường của tuổi thần tiên. Con đường ấy đã nâng bước bước chân của tuổi học trò tinh ngh*****ch. Những buổi chiều đi về trên con đường ấy, tuổi thơ tràn ngập ùa về. Cho đến tận bay giờ kỉ niệm đó vẫn còn in dấu trên con đường ấy. Nói chung đoạn thơ này đã nói về vẻ đẹp của quê hương và tình cảm của tác giả dành hết vào đoạn thơ này.

Chúc bạn học tốt

Nhớ vote 5 sao và chọn câu trả lời hay nhất cho mình nha, cảm ơn bạn nhiều

  • thanhthuy

    2

    2021-07-23T04:20:07+00:00 23/07/2021 at 04:20

    Reply

    Câu 1 : 

    +PTBĐ chính : Biểu cảm.

    Câu 2 :

    +Nội dung chính : Tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của quê hương và cho ta thấy quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đối mỗi con người .

    Câu 3 : 

    +Biện pháp tu từ : điệp từ 

    *”Quê Hương” 

    $->$Tác dụng : làm nổi bật vai trò của quê hương đối với mỗi người. 

    +So sánh : 

    *” Quê hương là chùm khế ngọt”

    * “Quê hương là đường đi học”

    $->$ Làm cho hình ảnh quê hương vốn xa lạ mà giờ trở lên gần gữi, thân mật, từ đó để cho ta thấy rõ tình cảm của tác giả đối với quê hương vô cùng giản dị và mộc mạc .

    Câu 4 : 

    +Thông điệp của tác giả gửi tới : Mỗi con người phải biết yêu thương quê hương, bởi  quê hương rất giản dị , quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên để lại cho ta rất nhiều tuổi thơ đẹp, quê hương mỗi con người chỉ có một vậy nên hãy sống có tình cảm đối với quê hương. 

    Quê hương là gì hở mẹ
    Mà cô giáo dạy phải yêu
    Quê hương là gì hở mẹ
    Ai đi xa cũng nhớ nhiều

    Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp bướm vàng bay

    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khua nước ven sông

    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    Là hương hoa đồng cỏ nội
    Bay trong giấc ngủ đêm hè

    Quê hương là vòng tay ấm
    Con nằm ngủ giữa mưa đêm
    Quê hương là đêm trăng tỏ
    Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

    Quê hương là vàng hoa bí
    Là hồng tím giậu mồng tơi
    Là đỏ đôi bờ dâm bụt
    Màu hoa sen trắng tinh khôi
    Quê hương mỗi người chỉ một
    Như là chỉ một mẹ thôi
    Quê hương có ai không nhớ...

    "Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế...

    Posted by Niên Nấm Quảng Nam on Monday, March 18, 2019

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    Câu 1

    PTBĐ chính: biểu cảm

    Câu 2

    Câu thơ là bài học người cha muốn nhắc nhở: Phải biết nhớ về quê hương, về cội nguồn. Đây là yếu tố căn bản đầu tiên đẻ con người có thể trưởng thành nên người

    Câu 3

    Hiệu quả: làm hiện lên hình ảnh quê hương gắn với những thứ bình dị, gần gũi nhất, đó là chùm khế ngọt, là con đường di học. Như vậy quê hương không phải là thứ gì lớn lao hay khó hình dung mà vô cùng thân thuộc. 

    Câu 4

    Thông điệp mà em tâm đặc nhất qua đoạn thơ trên là:  Phải biết yêu quê hương. Quê hương có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nen tâm hồn, nhân cách của con người. Quê hương mỗi người chỉ có một, là nơi con người được sinh ra, cho đến líc ra đi nhiều người vẫn khao khát trở về quê hương, Quê hương chẳng phải thứ gì xa lạ mà là những điều bình dị, gần gũi. Biết yêu quê hương sẽ khiến con người sống tình cảm, sâu sắc hơn.

                  Giải thích : Nói lên lời khuyên chân thành của tác giả gửi gắm tới người đọc . Cho chúng ta thấy được giá trị , tầm quan trọng của quê hương - ảnh hưởng đến việc hình thành mỗi con người . Dù đi nơi nào , hay đến nơi đâu thì mỗi người chúng ta vẫn luôn khao khát , nhớ mong về quê hương . Nó không hề xa hoa mà vô cùng giản dị , nó cho con người một sự bình yên thư thái đến tận cùng trái tim

    Sài Gòn đêm lạnh, mưa lất phất, nước mưa hoà lẫn nước mắt, nhạt nhoà. Như kẻ mộng du, tôi không biết bằng cách nào tôi có thể chạy xe từ bệnh viện về nhà, thổn thức. Trước mắt tôi thấp thoáng vành khăn tang trắng toát trên đầu hai con, khói nhang quyện lẫn tiếng kinh, tiếng mõ của ba, của mẹ…

    42, ở cái tuổi người đàn ông bắt đầu đứng vững, thành đạt, anh sẽ phải từ giã cõi đời sớm thế này sao? 32, ở cái tuổi người đàn bà bắt đầu hiểu được thế nào là hôn nhân hạnh phúc, hai con đủ nếp đủ tẻ, xinh xắn rạng ngời, lại sắp trở thành goá bụa bên hai trẻ mồ côi bố? Không bút nào có thể tả xiết nỗi lòng đau đớn quặn thắt trong tôi. Bơ vơ, lạc lõng, ngơ ngẩn trước cái biến cố đến quá bất ngờ.

    Anh, to cao vạm vỡ, luôn là bờ vai vững chãi bên tôi, giờ này đang lạnh lẽo một mình trên băng ca lạnh toát của bệnh viện, hôn mê suốt hai ngày chưa tỉnh, “Và một khi tỉnh lại, anh lại sẽ rơi vào hôn mê em à, rồi xuất huyết, rồi chướng bụng to lên mà người ta vẫn thường gọi là xơ gan cổ trướng…” Lời bác sĩ cứ văng vẳng bên tai, đi cả vào trong những cơn ác mộng chập chờn.

    Ngày… tháng… Năm…

    Tôi 20 tuổi, cái tuổi mộng mơ, thơ thẩn và lắm khi bướng bỉnh cứng đầu, cứ lờ mờ trước lời bác sĩ khi vào thăm anh trong bệnh viện: Anh bị viêm gan mãn tính nhé con. Bệnh này không chữa lành hẳn đâu con, nếu tốt thì nó ngủ yên đó, sau này khi cơ thể không ổn, nó sẽ bùng dậy con nhé …

    20 tuổi, tôi không hiểu lắm lời bác sĩ, cũng không có internet hay báo chí nhiều như ngày nay để hiểu viêm gan mãn do siêu vi B là thế nào. Chỉ biết rằng một khi tôi đã yêu thì cứ tiếp tục thôi, tình yêu đôi lứa hay vợ chồng là duyên nợ mà, có trốn cũng có được đâu?

    Tôi vẫn vô tư hạnh phúc với tình yêu đang có, vẫn ngày ngày đi học, đi làm thêm, tối vào bệnh viện thăm anh, vô tư kể bao chuyện vui buồn ở công ty hay trường học. Cứ nghe ai đó bảo thuốc này hay, lá kia trị được bệnh, nào cây chó đẻ, nào atiso, vân vân và mây mây, tôi đều mang về nấu rồi bắt anh uống. Virus vẫn ngủ yên, không dám bùng dậy nữa.

    Ngày… tháng… năm

    23 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, đi làm, tôi lên xe hoa về với Anh, đến trạm cuối của một chuyện tình. Năm năm bên nhau, tôi chìm trong hạnh phúc ngọt ngào với mối tình trong veo ấy. 18 tuổi, vào đại học, tôi mới bắt đầu biết đến thế giới của yêu đương trai gái dễ thương, ngọt ngào và vô cùng lãng mạn.

    Tôi gặp anh khi anh đã là người đàn ông lịch lãm, đã đi làm và còn chịu khó đi học thêm ngành mới, từ đó chúng tôi mới gặp được nhau. Tôi tin vào duyên nợ, trong thế giới lớn lao dường ấy, dễ gì tìm được nhau nếu không nợ không duyên! Vậy nên, dù thời gian có quay trở lại, với vô vàn thông tin trên internet về căn bệnh ấy, tôi vẫn sẽ chọn anh. Ba năm sau, con trai kháu khỉnh chào đời, rồi năm năm sau đó, con gái đáng yêu cũng chào đời, kết thúc nhiệm vụ sanh con của tôi! Giờ chỉ còn lo nuôi và dạy ổn là đủ!

    Thế nhưng, cuộc đời luôn có một chữ ngờ!

    Ngày… tháng… năm

    Con gái vừa tròn một tuổi, vừa xong thôi nôi, sức khỏe và công việc anh đang rất ổn, thì anh đột ngột ngã bệnh, bác sĩ bảo tôi chuẩn bị hậu sự là vừa, anh chỉ còn bên mẹ con tôi tầm ba tháng nữa thôi.

    Virus viêm gan B năm xưa giờ hết chịu ngủ yên, mà một khi đã thức giấc, nó sẽ tàn phá lá gan khủng khiếp. Kết quả test cho thấy anh đã vào xơ gan giai đoạn cuối, cọng thêm u gan, không còn can thiệp gì được nữa, chỉ cần đụng dao kéo vào, cái mốc ba tháng có thể chỉ còn lại ba ngày và thậm chí ra đi trên bàn mổ.

    Trong cơn tuyệt vọng khốn cùng, tôi vơ hết các thể loại sách về bệnh gan đọc ngấu nghiến. Tình cờ tôi đọc được cuốn sách của tác giả người Hoa, rất tâm đắc với cách ông phân tích nguyên nhân và cách chữa trị không can thiệp dao kéo hay hóa trị xạ trị, tôi vui lắm, email cho bạn bè và khách hàng bên Trung Quốc hỏi thêm về tác giả này vì biết ông vẫn còn sống.

    Không ngờ, bạn tôi tìm ra ông bác sĩ đó thật, ông vẫn còn sống ở Bắc Kinh. Bạn giúp tôi liên lạc và hẹn ngày giờ đưa anh qua gặp ông. Bạn bè lao vào giúp có hộ chiếu khẩn, visa khẩn cho anh, nhưng, đến ngày bay, anh đầu hàng vì không thể bay được nữa do cơ thể quá yếu và vẫn đang cấp cứu trong Chợ Rẫy.

    Rồi bác sĩ ở Bắc Kinh gởi thuốc về, dặn sắc cho Anh uống, nhưng tôi không dám, chưa khám mà, lại đang cấp cứu Tây y, sao dám cho uống thuốc Đông y được, tụi nó đánh nhau trong cơ thể anh thì sao?

    Ngày… tháng… năm

    Sếp trực tiếp của tôi là người Singapore, một buổi chiều thấy tôi mắt đỏ hoe lúc đang họp, ông vừa hỏi sao thế, tôi không kìm được đã nước mắt tuôn trào. Rất may, anh ruột ông là bác sĩ giải phẫu gan ở bệnh viện Parkway của Singapore, bảo tôi gởi toàn bộ kết quả test/ chụp chiếu của anh sang cho họ xem. Tôi lại khấp khởi hy vọng, chuẩn bị vé máy bay đưa anh sang Sing, bay 1.5 tiếng nhanh hơn qua Trung Quốc, chắc anh chịu được.

    Quá muộn rồi, không thể can thiệp dao kéo gì được nữa! [Hình minh họa: Sonny Tumbelaka/AFP via Getty Images]

    Hai ngày sau, nhận được trả lời: quá muộn rồi, không thể can thiệp dao kéo gì được nữa!!!

    Vậy là xong. Tôi chẳng còn biết bấu víu vào ai được nữa. Chợ Rẫy một lần nằm tối đa cũng chỉ được 1-2 tuần, uống hết một đợt thuốc, thấy bệnh nhân tỉnh táo, hết xuất huyết, hết hôn mê là cho xuất viện, để giường cho bệnh nhân khác nằm nữa chứ!

    Nhưng về nhà được dăm bữa nử a tháng, anh lại hôn mê, lại xuất huyết, cứ như thế này, tôi biết phải làm sao? Lại tha hồ sơ và anh đến bệnh viện Đông y, lại test, lại chụp chiếu, lại nằm viện, mà Đông y thì nằm một đợt cả tháng, chủ yếu là uống thuốc Nam, rồi khi nào hôn mê lại chạy qua Chợ Rẫy cấp cứu. Cứ thế, Đông Tây kết hợp, cứ chuyển từ viện này qua viện kia như cơm bữa…

    Cứ nghe ai nói thầy này hay, thuốc kia tốt, tôi lại đưa anh đi, lại sắc sắc uống uống, rồi gạo lức muối mè, rồi thiền, rồi nhân điện, rồi Yoga, không cái gì anh không chịu khó thử. Mỗi thứ một chút, cọng thêm tinh thần lạc quan của anh, của cả tôi, cứ ráng lạc quan thôi, chứ Tây Y đã trả về, chỉ còn biết bái lạy tứ phương, chứ còn con đường nào khác nữa đâu?

    Ngày… tháng… năm

    Một ngày như mọi ngày, tôi luôn cố gắng thu xếp ổn thỏa mọi việc trong ngày ở công ty để không phải làm ngoài giờ, bỏ hết các event buổi tối hay đi gặp khách hàng để có thể vào kịp giờ ăn tối với anh cho anh đỡ cô quạnh. Cơm bệnh viện rất ngán vì họ nấu nhạt và đơn điệu, nhưng phù hợp với thể trạng bệnh nhân, và anh luôn để dành phần tôi, vì anh muốn ăn cơm tôi đã chuẩn bị ở nhà cho anh: gạo lức muối mè, rau củ luộc, chút xíu thịt hay tàu hủ, đủ chất nhưng không làm tăng đường trong máu hay quá nhiều đạm sẽ hại gan.

    Anh chờ tôi vào cùng ăn, ngon dở gì tôi cũng ráng ăn hết cho anh vui, và cũng để anh yên tâm chắc chắn là tối về tôi không bỏ bữa vì quá mệt sau một ngày dài vừa ở công ty vừa vào bệnh viện sáng, tối, bên Anh.

    Một buổi chiều, như bao buổi chiều khác, vừa xong công việc ngập đầu, tôi lái xe lao vào bệnh viện với anh. Ngày hôm ấy sao lạ lắm, căn phòng bệnh anh nằm im lặng như tờ, không như mọi ngày luôn ồn ào tất bật, tiếng quát tháo của y tá la người nhà bệnh nhân khi họ không chịu nghe lời gì đó, tiếng bệnh nhân rên la vì đau, hay tiếng lỉnh kỉnh của xe thuốc đẩy từ giường này qua giường nọ, âm thanh chát chúa trong cái nóng ẩm khó chịu của mùa Hè.

    Nhưng, hôm ấy sao im lặng lạ thường. Cả căn phòng to vật vã giờ chỉ thấy mình anh và cô chăm bệnh. Anh cũng không ngồi dậy chờ tôi như mọi khi mà nằm nghiêng một bên, khuôn mặt ướt đẫm nước mắt. Tôi lạnh người không hiểu chuyện gì đã xảy ra. “Anh tủi thân lắm em, có khoa nào đó bị cháy, mọi người chạy hết, anh không đi được, cô chăm bệnh cũng không tài nào bế anh được vì quá nặng, thôi đành nằm lại đây, chờ chết cháy thôi…”

    May quá, đám cháy không lan tới phòng anh, nhưng lửa đã lan tận tâm can anh, bất lực khi anh yếu đến mức không thể tự lê nổi tấm thân mình được nữa. Anh khóc, cô giúp việc cũng khóc, và tôi chỉ biết ôm anh an ủi, vỗ về! Tôi hiểu, một người đàn ông từng là bờ vai, là chỗ dựa cho cả gia đình, là niềm tự hào của bố mẹ khi là đứa con trai đầu thành đạt giỏi giang, giờ đây còn không thể tự lo được cho mình dù chỉ là ngồi dậy hay tìm cách lánh đi khi gặp nguy nan. Tôi thấu hiểu cái cảm giác bất lực của Anh, và thương anh vô cùng!

    Ngày… tháng… năm

    Đêm nay anh hôn mê, tôi ở lại với anh, ngoài hành lang bệnh viện. anh cứ nằm bất động trên băng ca, tôi không biết chừng nào anh mới tỉnh, bác sĩ, y tá thì bảo “cứ chờ đi, hết hôn mê là tỉnh liền mà…” Họ nói cứ nhẹ như bông, có vẻ họ đã quá quen với cảnh này ở lầu 8, cái lầu bệnh nan y ấy suốt bao nhiêu ngày tháng đã qua.

    Đêm trắng, tôi chứng kiến không dưới năm người bệnh ra đi. [Hình minh họa: Carsten Koall/ Getty Images]

    Đêm trắng, tôi chứng kiến không dưới năm người bệnh ra đi. Người thì hộc cả thau máu đỏ au, người nhà vừa khóc vừa la toáng: cứu chồng tôi với, cứu với…, y tá chạy vào, đẩy băng ca cùng người bệnh đi vào ICU, rồi không bao giờ tôi thấy họ trở về được nữa. Người thì hôn mê suốt mấy ngày, rồi cũng không dậy nữa, tiếng khóc thổn thức trong đêm vắng, thật lạnh người…

    Tôi không biết phải diễn tả cảm giác của mình lúc ấy là thế nào nữa. Chẳng lẽ anh sẽ không ngồi dậy nói chuyện đùa vui với tôi được nữa sao? Hay nếu qua được đợt hôn mê này, liệu có lúc nào anh hộc ra cả thau máu như thế không? Tôi co rúm cả người trong đêm lạnh ở hành lang bệnh viện, hoang mang tột độ khi không thể bám víu vào bất kỳ ai để có được chút hy vọng nhỏ nhoi nào đó, tôi bất lực hoàn toàn!

    Ngày… tháng… năm

    Lại cấp cứu, lần thứ N vì tôi không còn có thể đếm và nhớ được nữa. Sau cơn nguy kịch, sáng sớm mang cơm gạo lức, rau củ và trái cây vào cho anh, chợt nghe anh nhỏ giọng: Nếu anh chết, đừng chôn anh mà hãy thiêu, em nhé. Anh sợ côn trùng và lạnh lẽo lắm!

    Tôi sợ, sợ vô cùng, bao nhiêu lần anh đã ra vào Chợ Rẫy, thập tử nhất sinh, anh vẫn vượt qua được mà, lần này cũng sẽ qua nhé anh, đừng nói gở nè, em sợ!

    Tôi ráo riết kiếm tìm thầy thuốc Nam nhiều hơn, ai chỉ đâu cũng đến, chứ khoảng cách giữa hai lần cấp cứu càng ngắn như này, thì đường về đất mẹ cũng càng ngắn lắm, bác sĩ bảo vậy và tôi cũng nhận ra như thế.

    Cứ ra khỏi Chợ Rẫy, tôi và anh lại quyết định bỏ hết thuốc Tây, chỉ uống thuốc Nam, chứ uống cả hai thì chúng nó đánh nhau chết, mà phụ thuộc thuốc Tây cũng không ổn vì chính bác sĩ điều trị Tây y cho anh cứ bảo: thôi tẩm bổ cho anh ấy đi em, ít bữa nữa thôi à…

    Lần này, tôi quyết tâm để anh ở nhà, hàng tuần tôi chở anh đến bênh viện y học cổ truyền để khám và lấy thuốc sắc về uống, phước chủ may thầy thôi, cũng hên, anh chịu được thuốc ấy, cộng thêm chế độ ăn nghiêm ngặt, thiền tập mỗi buổi tối, và cuối tuần anh trai tôi lội xe đò từ Tiền Giang lên chữa nhân điện cho anh. Cứ vậy, từng chút, từng chút một, chúng tôi cũng kéo được gần 5 năm!

    Giờ đây, ai hỏi vì sao tôi có thể kéo anh ở lại gia đình đến năm năm qua, tôi không biết phải trả lời thế nào? Có phải nhờ thuốc, nhờ anh ăn kiêng, nhờ anh tập thiền, hay nhờ anh trai tôi mỗi tuần lại đến chữa Nhân Điện cho anh? Tôi không biết, nhưng tôi hiểu mỗi cái cộng lại, từng chút từng chút một, đều đong đầy tình cảm, đó chính là liều thuốc tiên giúp anh ở lại bên gia đình, bên mẹ con tôi.

    Ngày… tháng… năm

    Nhưng, anh cứ yếu dần, có lẽ thuốc đã không còn tác dụng nữa. Đứa em dâu nghe ai mách có thầy đông y ở miền Tây giỏi lắm, ráng đi một phen…

    Tay lái tôi còn yếu, lại không rành đường, bạn tôi cho tài xế qua chở anh và tôi cùng người chăm bệnh đi. Quãng đường người ta đi tầm ba tiếng, anh và tôi mất 7 tiếng mới đến nơi vì cứ đi nửa giờ anh lại mệt quá phải nằm võng ở quán nước bên đường nghỉ, rồi đi toilet liên tục, đến nơi khám bệnh của thầy, anh chẳng còn đủ sức để nói, thì thào không ra hơi.

    Thầy nhìn sâu vào mắt anh, bắt mạch, rồi cho thuốc mang về uống. Tôi lặng người khi thoáng thấy ánh mắt ái ngại và cái lắc đầu nhè nhẹ của thầy lúc ấy, nhưng không dám hỏi, không dám nói thêm một lời nào, vì tôi hiểu, hãy để anh có được chút hy vọng, dù là nhỏ nhoi, để sống!

    Hỏi anh có dám uống không? Anh bảo ừ thì ráng thôi, còn nước còn tát mà, chứ bệnh viện Tây y chê rồi, còn biết bấu víu vào đâu được nữa?

    Nhưng, anh chỉ kịp uống được ba ngày! Có lẽ thầy thuốc đã nhận ra anh không thể dung nạp thuốc được nữa, nên đã để anh ra đi được nhẹ nhàng hơn chăng?

    Sau này, cả tôi, cả cô chăm bệnh cho anh, cả anh tài xế, đứa em dâu từng thuyết phục anh và tôi tìm đến ông thầy lang ấy, đều hiểu: khi bắt mạch cho anh, thầy đã nhận ra anh không còn chút sức sống nào nữa, nên đã đưa cho anh mấy thang thuốc giúp anh ra đi được nhẹ nhàng, ít đau đớn.

    Tôi đã từng nghe rất nhiều người bảo: ung thu gan giai đoạn cuối sẽ đau đớn xé nát tâm can, phải dùng morphin mới giúp giảm được cơn đau và có thể ngủ được. Rất may, anh chỉ đau lắm tầm 3-4 hôm trước khi gặp thầy lang, và sau đó đuối dần, đuối dần rồi ra đi trong vòng tay của tôi, trong tiếng Kinh A – di – đà của ba mẹ…

    …Anh ra di, không ai có thể quên được tính kiên cường và tràn đầy lạc quan của anh. Những cơn đau xé nát tâm can khiến anh quằn quại mỗi đêm khuya với tiếng kêu xé lòng, nhưng anh vẫn cắn răng chịu đựng cố vượt qua. Anh đau lắm, thể xác đau, tâm hồn càng đau gấp bội. Hơn ai hết, anh hiểu cái chết không báo trước đã đến gần, nhưng anh vẫn vô cùng lạc quan, yêu đời.

    “Em ạ, mai mốt mình ra nước ngoài sống cùng con khi con đi du học nhé, ở Việt Nam ô nhiễm và y tế, giáo dục còn yếu quá…” Ngày ấy, con mình mới có 7 tuổi, 10 năm nữa mới du học mà anh. Anh vẫn luôn nghĩ rằng 10 năm sau anh vẫn còn mạnh khỏe, đâu biết bản án tử hình đang treo trên từng sợi tóc khi bác sĩ tuyên bố anh chỉ còn trụ được với cõi đời đến ba tháng nữa thôi. Chính tinh thần lạc quan đó đã giữ anh lại bên gia đình gần năm năm qua.

    Rồi đây, hai con nhỏ sẽ không còn được ba Lâm chở đi chơi, mua quà vặt: Bong bóng bay, kẹo ngậm, kẹp tóc, gấu bông… cho Sơ-Ri, mua xe hơi, truyện Doremon cho Bebob, và anh cũng không còn lén lút ăn miếng bánh ngọt, uống ly nước có đường có gas, ngồi tận hàng trái cây ăn hết quả sầu riêng vì bao năm qua bị vợ cấm cản, hay ăn chén cơm trắng giản đơn! Năm năm với gạo lức muối mè, giờ đây tôi mới thấu hiểu anh kiên cường đến mức nào khi một bữa ăn bình thường với chén cơm trắng vẫn mãi là niềm ao ước thèm khát của anh.

    Hai hôm nay, tôi dâng lên anh chén cơm trắng mà nước mắt chảy ngược vào trong, khi anh muốn ăn, em cứ cấm, để đến bây giờ, khi anh đã không còn nữa, hạt cơm sao có thể và vào miệng, hả anh?…” [trích Điếu văn – Như một lời chia tay]

    Ngày… tháng… năm

    Chúng ta thường hay lấy cái mốc năm năm để tổ chức một lễ kỷ niệm nào đó. Riêng với chúng tôi, có quá nhiều trải nghiệm trong từng cái mốc năm năm ấy.

    Năm năm, anh cùng tôi vật lộn chống chọi với bạo bệnh, kiên cường.

    Năm năm, trong những lần đưa anh vào ra Chợ Rẫy, tôi hiểu thế nào là bệnh tật, là môi trường bệnh viện công của thành phố. Tôi quen gần hết cái lầu 8 và tầng trệt của bệnh viện ấy, từ chị lao công, anh bảo vệ, bác giữ xe, cô thu tiền viện phí, rồi toàn bộ y tá điều dưỡng, tôi lưu hết số điện thoại của họ, quen mặt đến mức chỉ cần vào tới phòng lầu 8, các chị điều dưỡng đã bảo: người nhà bác Hưng lại vào rồi, kiếm cái băng ca coi…

    Cái băng ca là chiếc giường thân thương nhất của anh, nơi đó anh được phép nằm một mình mà không share giường với ai, chứ cái tấm thân gần 90 kg và cao 1m8, ai share nổi giường cùng anh chứ! Nhưng bù lại, anh phải chịu lạnh, chịu gió, chịu mưa tạt vào, vì băng ca thì phải nằm hành lang chứ không được nằm trong phòng, mà trời Sài Gòn vốn đỏng đảnh lắm, nóng thì nức óc mà mưa đêm cũng lạnh toát, khắc nghiệt biết chừng nào với những người bệnh như anh!

    Năm năm, tôi hiểu thế nào là chạy bộ 8 tầng lầu với đủ thứ lỉnh kỉnh thăm nuôi, khi không thể chờ thang máy vì quá đông và nếu quá 7 giờ sáng 1 phút sẽ không được phép vào thăm bệnh!

    Năm năm, anh và tôi vào ra Chợ Rẫy như cơm bữa, lắm lúc tôi phải tiếp và làm việc với cả cộng sự, khách hàng trong phòng cấp cứu hay hành lang bệnh viện, vì tôi chẳng còn thời gian khác để họp cho ra họp, cứ ôm laptop làm việc từ xa, thời ấy chưa có “chị” COVID-19 nhưng tôi đã hiểu thế nào là làm việc online rồi ấy!

    Năm năm, anh và tôi không được về quê ăn tết như những ngày xưa, vì cứ gần đến ngày bay, anh lại vô cấp cứu. Cứ thế, 5 năm ăn Tết Sài Gòn, anh cứ nhớ bánh chưng xanh anh vẫn gói ở nhà tôi ngoài Huế.

    Thương anh, tôi lại chuẩn bị nguyên liệu cho anh gói bánh chưng tại Sài Gòn, mà cứ giấu giấu diếm diếm không dám cho anh ăn nhiều vì ngoài bệnh gan, anh còn bệnh tiểu đường nữa. Thương lắm, anh cặm cụi ngồi gói, cặm cụi nấu, rồi cùng tôi mang biếu tặng bà con bạn bè đồng nghiệp…

    Năm năm, trừ những lúc cấp cứu và tháng cuối trước lúc tạm biệt dương gian, khoảng thời gian còn lại, Anh vẫn chịu khó ngày vài tiếng tạt qua công ty, họp với nhân viên, đọc giấy tờ hợp đồng, thi thoảng còn đánh cờ tướng với bác bảo vệ hay em thủ kho, hàng xóm…

    Năm năm, anh ngấm ngầm chuẩn bị mọi thứ cho hai con và tôi, để gần đến ngày cuối, anh cầm tay tôi và nhỏ nhẹ bảo: Anh yên lòng rồi em ạ, công ty anh gầy dựng bao năm nay đã tạm ổn, em và con có thể sống được dù sau này không còn anh bên cạnh…

    Năm năm, tôi từ một con bé sợ rúm người khi bị y tá tiêm, giờ tôi đã có thể tiêm thuốc thành thạo cho anh, test đường, máu và tiêm insulin cho anh ngày hai bữa sáng tối, hiểu thuốc nào có tác dụng gì, danh bạ điện thoại tôi toàn là bác sĩ, hết Đông đến Tây, rồi y tá điều dưỡng, vì họ phải đến nhà tiêm, truyền thuốc/ đạm cho anh, rồi cơ man nào là người giúp chăm bệnh, hết tại bệnh viện lại đến chăm tại nhà, vì anh luôn cần người túc trực bên anh suốt, tôi thì vẫn phải đi làm và đưa đón con, đi công tác khắp nơi…

    Năm năm, tôi thấu hiểu thế nào là cảnh người thân chứng kiến người nhà ra đi trước mắt mình, đêm nào cũng có người đi, sau khi xuất huyết cả thau máu đỏ ngầu hay hôn mê sâu và không bao giờ dậy nữa…

    Năm năm, bao lần đi công tác xa nhà, tôi ngộp thở khi nhận được tin anh bệnh phải vào cấp cứu, vậy là phải huỷ bỏ hết mọi thứ để bay về với anh, với phòng bệnh lầu 8 Chợ Rẫy!

    Năm năm, biết bao lần tôi phải dời vé máy bay, khách sạn khi đã chuẩn bị mọi thứ cho một chuyến du lịch xa nhà cùng anh và con, nhưng cứ đến phút cuối là anh vào cấp cứu. Có mỗi chuyến đi Hồ Tràm mà tôi phải hoãn tới bốn lần mới đi được, cũng may khách sạn hiểu hoàn cảnh người bệnh nên không quá khó khăn mỗi lần tôi xin hoãn.

    Năm năm, từ lúc con bé mới 1 tuổi đến lúc con sắp xong mẫu giáo, ngày ngày anh đón con từ trường, mua cho con nào bóng bay nào bánh kẹo nào áo đầm công chúa, cứ mỗi lần đón con là lại mua quà! Riết rồi con bé chỉ thích được anh đón, chứ mẹ thì không vì mẹ chẳng chịu mua quà cho con như ba!

    Năm năm, hai con không được ba mẹ chăm bẵm như mọi trẻ con khác trên đời, vì bao nhiêu thời gian chúng tôi đã dành hết cho bệnh viện, thầy Đông Y và vô vàn những nỗi lo không tên khác. Thương con, nhưng chẳng cách nào làm khác được.

    Năm năm từ lúc Anh ra đi, tôi gặp được người thương các con tôi như chính con anh, anh vừa làm ba vừa làm bạn, cái mà con tôi từng thiếu thốn suốt năm năm qua vì một mình tôi vừa làm cha vừa làm mẹ, hầu như chẳng còn quỹ thời gian để gọi là “chơi” với con như bao gia đình đồng trang lứa khác! Điều ngạc nhiên thú vị là chúng tôi gặp nhau cũng tại một lớp học MBA ở Saigon.

    Tôi chợt nghĩ, thì ra di học cũng có cái lợi vô cùng nhỉ. Tôi gặp anh của ngày hôm qua ở trường đại học thứ hai của cả hai chúng tôi, rồi tôi lại gặp anh của ngày hôm nay cũng tại một trường cao học thứ hai của cả hai đứa! Thầm cảm ơn cái sự học vô cùng!

    Năm năm sau, Tết 2017:

    28 Tết. Ngắm ánh lửa tí tách lốp bốp trong không khí đặc quánh sắc xuân, bao kỷ niệm xưa lại ùa về. Ngày ấy, cứ mỗi độ xuân sang, anh lại lụi hụi bày biện gói bánh chưng xanh. Mẹ Ý suốt ngày cằn nhằn sao bác sĩ đã bảo ăn kiêng mà Anh còn nấu bánh làm gì nhỉ, lại lên đường, lên men gan xấu…  Anh cười hiền lành bảo: em lạ nhỉ? Anh gói bánh đi tặng bạn bè mà, anh hứa sẽ ăn ít thôi, hai cái thôi nghen vợ.

    Lái xe hơn 1,000 km về Huế quê em, đã 30 Tết mà anh vẫn ra vườn cắt lá dong vào gói bánh, lụi hụi thổi lửa cay xè mắt vì Huế mưa ẩm, củi mục ko cháy nổi.

    Người Huế nổi tiếng với bánh chưng Nhật Lệ ngon nức vùng, nhưng ai ăn bánh anh làm vẫn tấm tắc khen con trai Bắc sao khéo thế… Vậy mà đã năm năm trôi qua, anh ko còn nấu bánh chưng được nữa, ở trên thiên đàng hay đâu đó, anh có còn nhớ bánh chưng xanh? Trong điếu văn em viết đêm cuối cùng anh còn trên dương thế, lòng dặn lòng sẽ ráng nấu bánh chưng để anh dõi về được an lòng và ấm cúng nơi xa… Ngắm đàn con cháu vui đùa quanh bếp lửa, lòng dịu lại trăm phần trước bao nỗi đắng cay của cuộc đời dâu bể.

    Năm nay, em đã hoàn thành ý nguyện trước lúc anh lâm chung: ráng cho Bebob đi du học, em nhé, ráng cho So-Ri học trường quốc tế nhé em… chỉ vài năm nữa thôi, con gái cũng sẽ theo chân anh hai Bebob đi xa, lúc ấy, hẳn anh sẽ phần nào được an nhiên, thanh thản… Chiều giờ BeBob gọi điện thoại tới hai lần để được trò chuyện với đại gia đình, được ngắm nồi bánh chưng trên bếp lửa rực hồng dưới màn mưa bụi đỏng đảnh của Sài Gòn những ngày cuối năm. Lần đầu tiên con ăn tết xa nhà đến thế, mong con sẽ mạnh mẽ như anh để vững bước trên đường đời.

    “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi, đừng tuyệt vọng, em hồn nhiên, rồi em sẽ bình yên….”

    USA, June 2021

    45 năm, cột mốc mới trong đời.

    Rồi cũng đến một ngày mình ra đi, bỏ lại sau lưng ăm ắp bao kỷ niệm đong đầy của một thời tuổi trẻ, với đầy đủ cung bậc hỷ nộ ái ố trong cuộc đời.

    Người thân, bạn bè đều băn khoăn cùng câu hỏi: vì cớ gì mình lại ra đi? Mình có thiếu gì ở quê hương mà phải ra đi? 45 năm, quãng đường tuy không quá dài nhưng cũng chẳng phải quá ngắn cho một đời người, đã nếm trải đầy đủ hạnh phúc ngọt bùi, đau đớn day dứt, thành công thất bại không thiếu thứ gì, đã đến lúc mình dừng lại, không còn phải bon chen vật lộn với đời, với người nữa. Đi để trở về, về đâu chưa phân định, chỉ cần bên chồng bên con, thế đã là NHÀ, là nơi thân thương yêu dấu.

    Ra đi trong mùa dịch, với bao biến cố không ai ngờ, thay đổi từng ngày từng giờ, drama không thiếu đến tận phút cuối trước giờ chia tay, rồi cũng xong, cũng được bay đến phương trời mới, nơi có anh, có con, có gia đình mới, nhiêu đó là đã đủ!

    Phút giây lưu luyến bên gia đình, bạn bè thân, đồng nghiệp cũ-mới, từng người từng người một, đong đầy nỗi nhớ ngày chia tay, mong lắm ngày trở về khi dịch đã đi qua…

    Vẫn còn nhiều lắm, nhiều lắm bạn bè chưa kịp gặp, ăn với nhau một buổi cuối cùng trước khi đi, nói với nhau những tâm tình phút cuối, bởi dịch đến quá nhanh, mọi kế hoạch đảo lộn tùng phèo, nhưng mình tin, sẽ có ngày mình trở về bên BẠN!

    Tạm biệt tất cả! Thương!

    Đi xa để trở về.

    Cuộc đời là những chuyến đi, đi để học, để trải nghiệm, để thấy mình còn nhỏ bé biết nhường nào trong thế giới bao la. Và quan trọng là đi để trở về, về với nơi mình được sinh ra, lớn lên, thành người và có được như ngày hôm nay.

    Tôi vẫn thường nhận được nhiều lời khuyên bảo, rằng hãy sống chậm, hãy thư giãn, hãy tìm bình yên trong sóng gió cuộc đời. Nhưng tôi nghĩ: chậm hay nhanh, cũng còn tuỳ thời điểm và tuỳ số phận của mỗi một con người. Có những lúc tôi phải sống thật nhanh, bươn chải, cố mà vượt qua mọi biến cố để vực dậy giữa phong ba. Nhưng cũng có những khi tôi cần chậm lại để chiêm nghiệm những thất bại, đau thương mất mát, để rồi lại vững chãi bước tiếp con đường mình đã chọn.

    Mỗi một vùng đất tôi đã đi qua, đều đọng lại trong tôi nhiều suy ngẫm. Một nước Nhật quật cường dù chẳng có tí tẹo tài nguyên, và luôn dạy trẻ con phải trung thực trong cuộc đời. Một nước Mỹ hùng mạnh và luôn dạy trẻ con phải biết vươn lên, cạnh tranh trong môi trường khắc nghiệt, một Châu Âu cổ kính đan xen hiện đại luôn dạy trẻ con phải biết trân quý cuộc sống và độc lập trong suy nghĩ, tư duy, vẫn giang tay đón nhận làn sóng nhập cư cho dù cái nghèo hèn của người nhập cư đã mang lại không ít phiền toái và tiếng xấu khi nạn móc túi cướp giật ngang nhiên tồn tại giữa ban ngày; một Singapore nhỏ bé nhưng mạnh mẽ hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, vốn dĩ vẫn bị xem là cuộc sống nơi ấy như 1 cái “machine,” nhưng mấy ai dám phủ nhận cái “machine” ấy? Và còn nhiều nhiều nữa vạn điều hay mà tôi luôn cố học hỏi từ nước bạn để hướng các con tôi đến Chân Thiện Mỹ trong cuộc đời này.

    Tôi vẫn luôn tâm đắc một điều rằng: đầu tư cho giáo dục chính là khoản đầu tư vô giá, dù nó cực kỳ đắt đỏ. Và giáo dục ở đây không chỉ là những gì con học được ở trường, mà còn rất nhiều thứ con cần học trên bước đường con đi, vì chính bản thân tôi vẫn cần phải học nữa, học mãi, học từ bạn, từ con, từ chính cuộc đời này.

    Tôi cho con đi xa, học xa, không phải để trốn chạy nơi con được sinh ra, mà để con học được nhiều từ những điều tưởng như nhỏ nhặt, để từ đó con lại trở về, tự cảm nhận cái gì là tốt, xấu, cái gì nên theo hay nên buông bỏ… và quan trọng nhất: con sẽ biết trân trọng Present- bởi hiện tại vốn dĩ là điều quý giá nhất trong cuộc đời!

    “I love you, TODAY” là câu nói của Anh bạn chung phòng, câu nói mà tôi đã thật sự thấu hiểu sau hơn bốn mươi năm!

    Tôi đã ra đi, đã trở về thăm quê hương yêu dấu, với tôi lúc này, đâu cũng là NHÀ, chỉ cần nơi đó có hai con, có anh, cả anh của ngày xưa luôn dõi theo ba mẹ con tôi, và anh của ngày nay, thế là đủ!

    Đoạn kết.

    “What are the 5 things you are grateful about today?” câu cửa miệng Anh bạn chung phòng luôn hỏi tôi mỗi ngày, trước khi đi ngủ.

    Mỗi ngày, tôi luôn cố gắng tìm đủ năm  điều cuộc sống đã mang đến cho tôi, như lời anh dặn, để hiểu rằng cuộc sống luôn tươi đẹp, bao dung và tràn đầy hạnh phúc…

    Mỗi ngày, anh bạn chung phòng luôn cầu nguyện để chúng tôi luôn an vui, bình yên trong tình yêu thương muộn màng vừa tìm kiếm được. Có lẽ đó chính là nét đáng yêu nhất tôi tìm thấy và cảm nhận trong tình yêu anh mang lại cho tôi.

    U50 rồi đó, tôi bước vào những năm đầu tiên của nửa kia cuộc đời, khi nửa đầu đã trôi qua trong muôn vàn ngọt ngào đan xen cay đắng, nhưng luôn ẩn dấu bao kỷ niệm đáng nhớ của một thời dại khờ, nông nổi…

    U50, dấu mốc cuộc đời, chúng tôi sống chậm hơn, thiện hơn, an nhiên hơn, sâu lắng hơn, luôn trân trọng những gì chúng tôi đang có, không oán trách, hờn giận vu vơ như những ngày xưa khờ dại…

    Thắp nén nhang trầm lên bàn thờ anh, trong làn khói mờ ảo, ngắm hình Anh, tôi thì thầm: 10 năm rồi, anh nhỉ! Thời gian qua nhanh như một giấc mơ trưa.

    Văng vẳng bên tai tôi tiếng ông nội của hai con trong lần gặp ngày Hè: “Con à, ba mừng lắm. Nghe Bebob kể về Anthony-ba dượng hai đứa nhỏ, ba vui lắm. Cháu bảo ba dượng lọ mọ treo bàn thờ cho chồng con, hàng đêm thắp nhang vái bàn thờ dù anh ấy là người Mỹ gốc Ý, theo đạo Chúa, hàng ngày đưa đón bé Sơ-Ri đi học và tối về cùng ngồi học bài với cháu nội của ba, anh ấy cũng tâm tình với Bebob như hai người bạn đồng trang lứa, ba nghe mà vui lắm con à…”

    Vậy là anh ở dưới suối vàng hay đâu đó, sẽ nghe và cảm nhận được điều này từ con, từ ba, phải không anh? anh mãi yên tâm khi em đã giúp anh thoát được nỗi lo “Ba dượng, con anh, con tôi,” và thật an lòng khi hai con khôn lớn, biết đối nhân xử thế như lòng anh luôn mong mỏi!

    Tôi mỉm cười dịu dàng, cười với chính tôi, khi sóng gió đã qua đi, chỉ còn lại những gì thật an yên, bình lặng. Mỗi ngày thức dậy, hít thở không khí biển trong lành, tưới tắm cả tâm hồn và thể xác, chúng tôi cùng đến trường làm việc, anh làm thầy giáo văn chương Mỹ, ngày ngày đưa đò cho bao lớp con trẻ sang sông. Còn tôi, an lành trong ngôi trường đại học, ngày ngày gặp gỡ bao lớp sinh viên chuẩn bị bước vào giảng đường Y Dược, mong các em vững chãi, mạnh mẽ bước tiếp trên con đường các em đã dũng cảm lựa chọn!

    Tôi hạnh phúc, an nhiên với những gì mình đang có, bình yên và thanh thản trước bao biến cố của cuộc đời, bởi vì, bên tôi luôn có anh ở trên cao dõi theo phù hộ, và luôn có anh bên cạnh nâng bước tôi đi trên mọi nẻo đường!

    Cám ơn tất cả những lời chúc dễ thương, những chăm sóc nho nhỏ của bạn bè gần xa, luôn yêu thương và thầm cầu mong tôi được hạnh phúc, bình yên qua bao sóng gió của hôm nào…

    Cầu mong những điều tốt đẹp sẽ luôn đến với chúng ta, tất cả những ai đang bên tôi, dù gần hay xa trong khoảng cách địa lý…

  • Chủ Đề