Quy định hóa đơn xuất khẩu vào khu chế xuât1 năm 2024

Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay thuế xuất không là thắc mắc của không ít doanh nghiệp. Cùng theo dõi câu trả lời qua bài viết sau:

Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế GTGT không?

Khu chế xuất được coi là khu phi thuế quan, hàng hóa bán vào khu chế xuất được xem là hàng hóa xuất khẩu và được áp dụng mức thuế suất 0%.

Khoản 20 Điều 5 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 quy định đối tượng không chịu thuế gồm có:

[…] Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định khu phi thuế quan gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC cũng nêu rõ:

“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

  1. Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

[…]

- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;

[…]

Theo đó, khu chế xuất được coi là một phần của khu phi thuế quan nên hàng hóa bán vào khu chế xuất sẽ thuộc diện không chịu thuế GTGT,

Do đó, hàng hóa bán vào khu chế xuất được xem là hàng hóa xuất khẩu và được áp dụng mức thuế suất 0% (nếu không thuộc các trường hợp không được áp dụng mức thuế suất 0% theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC).

Quy định hóa đơn xuất khẩu vào khu chế xuât1 năm 2024
Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế GTGT không? (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, đối với hàng bán vào khu chế xuất, để áp dụng mức thuế suất 0% cần phải đáp ứng những điều kiện tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định;

- Có tờ khai hải quan theo khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

Riêng đối với trường hợp hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam, cơ sở kinh doanh (bên bán) phải có tài liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam như:

- Hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hóa ở nước ngoài;

- Hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng;

- Chứng từ chứng minh hàng hóa được giao, nhận ở ngoài Việt Nam như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ…;

- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm: chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho bên bán hàng hóa ở nước ngoài;

- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóa thanh toán cho cơ sở kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp không làm đủ thủ tục, sẽ không được hưởng mức thuế suất VAT 0%.

Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế xuất khẩu không?

Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Khoản 2 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định:

"Điều 2. Đối tượng chịu thuế

[…]

2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

[…]"

Căn cứ các quy định nêu trên, hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu chế xuất phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thực hiện hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo các điều kiện, thủ tục và trình tự áp dụng đối với khu công nghiệp quy định.

Theo quy định, thủ tục bán hàng vào khu chế xuất gồm có những gì? Thực hiện theo quy định nào? Mức thuế suất đang áp dụng là bao nhiêu? hãy cùng công ty Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Thủ tục bán hàng vào khu chế xuất đối với doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

- Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 31/2013/QH13

- Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng quy định về hoàn thuế GTGT

- Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT

- Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính).

Thủ tục đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất

Căn cứ theo khoản 1 điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

Hàng hóa nhập khẩu phục vụ các hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải cung cấp được đầy đủ các loại thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất. Trừ các trường hợp được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan. Cụ thể

Trường hợp không làm thủ tục hải quan:

Doanh nghiệp chế xuất lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào - đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá.

Trường hợp phải làm thủ tục hải quan theo quy định:

Các loại hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Doanh nghiệp chế xuất.

Đối với hàng hóa mua, bán giữa Doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp nội địa sẽ làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Trong đó, Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất bao gồm:

- Hợp đồng mua bán

- Hóa đơn GTGT

- Packing list

Các chứng từ khác nếu hàng hóa đó thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành hay kiểm tra chất lượng.

Địa điểm nộp hồ sơ hải quan: Đối với nhà xuất khẩu sẽ được tự do lựa chọn Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở, nhà máy tại đó. Hoặc tại Chi cục hải quan quản lý khu chế xuất hay doanh nghiệp chế xuất sẽ mua hàng.

Lưu ý:

Đối với hàng hoá là hàng tiêu dùng, Doanh nghiệp chế xuất mua từ nội địa, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX thì được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan.

Tham khảo: Dịch vụ vận tải quốc tế tại Bình Dương (Vận tải biển)

Thuế suất thuế GTGT đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất

- Thuế suất đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất 10% hay 0%?

Bán hàng vào khu chế xuất thì doanh nghiệp được hưởng thuế xuất như thế nào? Đối với từng loại hàng hóa bán trong khu doanh nghiệp chế xuất sẽ được áp dụng với mức thuế GTGT cụ thể.

- Thuế 0%:

Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp đặc biệt và có quy định hướng dẫn theo văn bản pháp luật riêng.

Điều kiện hàng hóa được áp dụng mức thuế suất 0%

- Phải có hợp đồng và phải có giấy đăng ký đầu tư và cam kết tuân theo quy định của doanh nghiệp chế xuất

- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.

- Có tờ khai hải quan cho mỗi lô hàng xuất nhập ra hoặc vào khu vực của công ty.

Lưu ý: Đối với những trường hợp doanh nghiệp thiếu các chứng từ theo quy định sẽ phải chấp nhận tính mức thuế suất 10% và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Trường hợp doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng vẫn có tờ khai hải quan sẽ vẫn được xuất hóa đơn với mức thuế suất 0% nhưng thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ.

Tham khảo: Các loại thuế suất trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Trường hợp bán hàng khu chế xuất không được hưởng thuế 0%

+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;

+ Cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

+ Xăng, dầu dành cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;

+ Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;

+ Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);

Bạn nên biết: Nghị định 101/2021/NĐ-CP Điều chỉnh thuế suất xuất khẩu một số mặt hàng từ 2022

Hóa đơn chứng từ hàng hóa xuất khẩu đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất

a) Hóa đơn giá trị gia tăng:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

b) Đối tượng sử dụng Hóa đơn bán hàng

– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).”

Căn cứ theo quy định trên doanh nghiệp khi bán hàng vào khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan doanh nghiệp phải lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định.

c) Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu.

Theo Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 7 Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định như sau:

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.”

Căn cứ theo quy định trên thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu là thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.