Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam không được duy trì như các năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Tỷ lệ người mới tham gia shopping online tăng mạnh là tín hiệu mừng cho thị trường.

Giá trị, quy mô thị trường cùng tăng

Sách trắng thương mại điện tử 2021 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát hành, cung cấp nhiều thống kê về thị trường thương mại điện tử thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Theo đó, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD. So với năm 2019 (10,08 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 18%, thấp nhất từ năm 2016 đến nay. Dịch bệnh được cho là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng về quy mô thị trường không cao như các năm 2019 (tăng trưởng 25%), 2018 (30%), 2017 (24%), 2016 (23%).

Tuy vậy, số lượng người mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng mạnh, đạt 49,3 triệu năm 2020 so với con số của 44,8 triệu người năm trước đó và gấp hơn 1,5 lần so với 2016 (32,7 triệu người).

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Giá trị mua sắm trực tuyến của người Việt cũng tăng mạnh lên mức 240 USD trong năm 2020, từ mức 170 USD của năm 2016. Năm 2017, 2018, 2019, chi phí trung bình cho shopping online của người Việt đạt lần lượt 186 USD, 202 USD, 225 USD.

Thị trường năng động nhất khu vực

Việt Nam là thị trường thương mại điện tử năng động nhất ở Đông Nam Á. Báo cáo cho biết tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới tại Việt Nam lên tới 41%, đứng số 1 khu vực, cao hơn mức của Indonesia, Philippines (cùng 37%) và mức trung bình của các quốc gia Đông Nam Á (36%).

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Tỷ lệ người sử dụng Internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 77% năm 2019 lên con số 88% vào năm 2020.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Một điểm thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm qua là sự chuyển dịch kênh mua sắm trực tuyến. Theo đó, thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy khách hàng tại Việt Nam chuyển dịch sang mua sắm chủ yếu trên các website, sàn giao dịch thương mại điện tử. Cụ thể, năm 2020 có tới 74% người mua sắm trên kênh website, sàn giao dịch thương mại điện tử trong khi mua trên diễn đàn và các mạng xã hội đạt 33%.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Tỷ lệ này chênh lệch đáng kể so với con số năm 2019 là 52% trên kênh thương mại điện tử và 57% trên mạng xã hội. Như vậy chỉ sau 1 năm, thói quen shopping của người Việt thay đổi chóng mặt với sự tin tưởng đặt vào các website thương mại điện tử (tỷ lệ người mua tăng từ 52% lên 74%). Ngược lại, người dùng quay lưng với việc mua hàng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Tại đây, năm 2019, 57% khách hàng có giao dịch nhưng giảm nhanh còn 33% trong năm 2020.

Thói quen thanh toán tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển ở Việt Nam với nhiều phương tiện như thẻ ATM, thẻ tín dụng hay ví điện tử, thẻ cào… Tuy vậy, người dùng mua hàng trực tuyến ở Việt Nam vẫn duy trì cách thanh toán qua tiền mặt với tỷ lệ cao 78% năm 2020 so với 86% của năm 2019.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Tỷ lệ người chấp nhận trả tiền qua thẻ ATM, thẻ tín dụng thấp hơn với lần lượt 39% và 20% năm 2020 gần như không thay đổi so với năm 2019. Hình thức thanh toán qua ví điện tử có sự tăng trưởng 5%, từ 18% lên 23% trong năm 2020.

Giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của một người trong năm 2020 tăng trưởng tốt. 29% người shopping đơn hàng hơn 5 triệu đồng trong 2020, so với tỷ lệ 25% của năm 2019. Trong khi đó, tỷ lệ người mua hàng trực tuyến giá trị dưới 1 triệu đồng trong 1 năm giảm mạnh, từ 26% xuống 16%.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Nguồn: Bizline

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) năm 2022 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố mới đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2022 có thể ở mức cao nhất từ trước tới nay.

Theo báo cáo EBI, trong khó khăn chung của nền kinh tế trong hơn 2 năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tác động đến hoạt động thương mại toàn cầu cũng như tại Việt Nam, nhưng lĩnh vực TMĐT tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh và ổn định. Ước tính năm 2021, lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong năm 2022 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ “làn sóng thứ hai”.

“Làn sóng thứ hai” của TMĐT diễn ra từ tháng 6 - 9/2021 trùng với đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư. Trong thời gian diễn ra “làn sóng” này, toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bị trì trệ, kinh doanh TMĐT bị tác động nghiêm trọng, nhưng đông đảo các thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam

“Người tiêu dùng trực tuyến trong thời gian quý III/2021 đã tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Làn sóng thứ hai cộng hưởng với làn sóng thứ nhất (từ tháng 2 - 4/2020) đã thúc đẩy TMĐT phát triển nhanh và vững chắc hơn”, báo cáo EBI khẳng định.

Đáng chú ý, báo cáo EBI 2022 đánh giá sự xuất hiện và phát triển của các nền tảng hỗ trợ mua bán trong cộng đồng (Social Commere), có thể tạo ra xu hướng mới thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực bán lẻ trực tuyến trong giai đoạn tới ở Việt Nam. Điều này tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tạo ra nhiều việc làm mới tại các địa phương.

Tuy nhiên, báo cáo EBI cũng nhấn mạnh sự phát triển nhanh của TMĐT ở Việt Nam còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu hút vốn đầu tư vào các nền tảng trong hệ sinh thái kinh doanh trực tuyến, cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong đó, TP.HCM và Hà Nội dù là những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các quyết định phong toả để phòng chống dịch Covid-19, nhưng hai thành phố này tiếp tục dẫn đầu về TMĐT trong năm 2021.

Các địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ vẫn có mức độ phát triển TMĐT thấp hơn đáng kể so với mức trung bình chung của cả nước.

Từ thực tiễn này, VECOM đang đề xuất các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cần quan tâm tới hoạt động hỗ trợ các địa phương trong việc thu hẹp khoảng cách số nói chung, lĩnh vực TMĐT nói riêng.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch VECOM nhận định, sau đại dịch Covid-19 môi trường kinh doanh thay đổi, thói quen và xu hướng người tiêu dùng cũng nhanh chóng thay đổi theo. Cùng lúc này, quá trình chuyển đổi số cũng như công nghệ số đã có những chuyển biến đáng kể khiến các doanh nghiệp cần phải thay đổi để thích ứng, đáp ứng kịp thời với xu thế phát triển chung nhưng cũng là biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy phục hồi cũng như tăng trưởng kinh tế đột phá sau đại dịch../.

Đến năm 2025, quy mô của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 39 tỷ USD, lớn thứ hai tại Đông Nam Á.

Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn TMĐT nửa đầu năm 2022 của Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.

Bất chấp hai năm hứng chịu sự ảnh hưởng của đại dịch, quy mô ngành TMĐT của Việt Nam vẫn tiếp tục được mở rộng và bùng nổ.

Hãng nghiên cứu Statista cũng cho thấy giá trị thị trường TMĐT ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong 6 năm qua, từ 5 tỷ USD trong năm 2015 lên 120 tỷ USD trong năm 2021, dự kiến đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Tương tự, thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam được dự báo có mức tăng trưởng lên tới 300%, từ 13 tỷ USD trong năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.

Quy mô thị trương TMĐT Đông Nam Á giai đoạn 2019-2021 và dự báo 2025
Đơn vị: tỷ USD
NhãnIndonesiaViệt NamThái LanPhillipinesMalaysiaSingapore
2019
2155331.9
2020
35812584.9
2021
53132112147.1
2025
104393526199.8

Hiện, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo là 4 sàn TMĐT lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Từ tháng 11/2021 đến tháng 5/2022, Shopee vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu với 72% thị phần, doanh số đạt 43.118 tỷ đồng. Lazada đứng kế sau với 20,9% thị phần, doanh số đạt 12.539 tỷ đồng. Dư địa còn lại được chia cho Tiki và Sendo.

Lượng doanh số khổng lồ có sự đóng góp không nhỏ từ các chương trình sale do sàn tổ chức. Bên cạnh đó, xu hướng kết hợp truyền thông giữa sàn và nhãn hàng đã tạo nên làn sóng mua sắm trong suốt thời điểm dịch đến nay.

Đối với Shopee, tính riêng giai đoạn 14/4-13/5, tổng doanh số của thị trường TMĐT đạt mức 7.200 tỷ đồng và có hơn 85,5 triệu sản phẩm được bán ra.

Nhóm sản phẩm làm đẹp đang đạt doanh số cao nhất giai đoạn này với tổng giá trị hơn 1.200 tỷ đồng, ghi nhận hơn 13 triệu đơn vị được bán ra. Doanh số nhóm thời trang nữ đạt gần 948 tỷ đồng với 10,4 triệu sản phẩm. Một số ngành hàng tiêu biểu khác là nhà cửa và đời sống, khác, mẹ và bé, điện thoại và phụ kiện, thời trang nam, sức khỏe…

Các sản phẩm có mức giá 100.000-500.000 đồng được người dùng giao dịch tích cực nhất, doanh số vượt 3.300 tỷ đồng. Mặt khác, giá trị giao dịch sản phẩm có mức giá dưới 10.000 đồng thấp nhất, chỉ đạt hơn 128 tỷ đồng. Xu hướng tiêu dùng này cũng được ghi nhận trên Lazada.

Tuy nhiên, đối với Tiki, doanh số bán hàng tập trung chủ yếu ở những ngành hàng như điện thoại và phụ kiện, điện gia dụng, gia dụng và đời sống, xe máy và xe điện. Do vậy, các sản phẩm có giá trên 5 triệu đồng là đối tượng chính đóng góp cho doanh số trên sàn.

Ngoài ra, thống kê trên Shopee và Lazada hai tháng đầu năm, Metric cho biết Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố có hoạt động TMĐT sôi nổi nhất, chiếm lần lượt 48,9% và 37,8%. Đáng chú ý, nhóm ngành hàng quốc tế cũng bắt đầu vươn lên, chiếm 8,4%.