Quy trình kỹ thuật chuyên khoa Mắt

Copyright © 2017 - Bệnh viện thành phố Hải Phòng
Địa chỉ: ... Thành phố Hải Phòng 
Trưởng ban biên tập: ...
Email: ,

SĐT nhận đặt lịch hẹn khám: 02253.551.736

SĐT đường dây nóng tư vấn COVID-19: 0967911515

Designed by VNPT

           SỞ Y TẾ HẢI PHÒNG                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM

BỆNHVIỆN ĐA KHOA Q.HỒNG BÀNG                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

          Số: /QĐ-BVHB                                Hồng Bàng, ngày 01 tháng 6 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

Về việc áp dụng “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Nhãn khoa”

do Bộ Y tế ban hành

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN ĐAKHOA QUẬN HỒNG BÀNG

Căn cứ Quyết định số 3906/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyênngành Nhãn khoa”;

Xét đề nghị của Hội đồng quản lý chất lượng bệnhviện;                         

          Căn cứ tình hình thực tếcủa đơn vị;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyênngành Nhãn khoa do Bộ Y tế ban hành kèmtheo quyết định số 3906/QĐ-BYTngày 12 tháng 10 năm 2012, đã được biên soạn lại phù hợp với điều kiệnthực tế đơn vị.

Điều 2.Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Nhãn khoa ban hành kèm theo Quyết định này được ápdụng tại đơn vị.

Điều 3. Các quy trình kỹ thuật sẽ được cập nhậttheo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 5. Các khoa, phòng thuộc bệnh viện chịutrách nhiệm thực hiện.

Nơinhận:                                                                                      GIÁM ĐỐC

-         Nhưđiều 5

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3906/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BANHÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH NHÃN KHOA

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 và Nghịđịnh số 22/2010/NĐ-CP ngày09/3/2010 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ Y tế;

Căn cứ Biên bản họp ngày 25/4/2012 của Hộiđồng nghiệm thu Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn Khoacủa Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữabệnh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này 89 Quy trình kỹthuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa.

Điều 2. Các Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyênngành Nhãn khoa này áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và ban hành.

Điều 4. Các Ông, Bà: ChánhVăn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lýkhám, chữa bệnh, Chánh thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục của Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện,Viện có giường trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủtrưởng Y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Xuyên

QUYTRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH NHÃN KHOA
(Ban hành kèm theo Quyết định số …. ngày 01 tháng6. năm 2017của BVĐKHB)

SỐ TT

TÊN QUY TRÌNH KỸ THUẬT

1

PHẪU THUẬT ĐÓNG LỖ DÒ TÚI LỆ

2

THỦ THUẬT CHÍCH ÁP XE TÚI LỆ

3

PHẪU THUẬT CẮT BỎ TÚI LỆ

4

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ MỘNG

5

PHẪU THUẬT CẮT BỎ U DẠNG BÌ KẾT GIÁC MẠC

6

PHẪU THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG DA MI

7

PHẪU THUẬT CẮT U MI

8

PHẪU THUẬT QUẶM MI TUỔI GIÀ

9

PHẪU THUẬT QUẶM MI DO BỆNH MẮT HỘT HAY CÁC BỆNH VIÊM KẾT MẠC BỜ MI MÃN TÍNH KHÁC

10

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỞ MI

11

PHẪU THUẬT SỬA LẬT MI

12

PHẪU THUẬT SỬA SA DA MI TRÊN VÀ DƯỚI

13

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SA LÔNG MÀY DO TUỔI GIÀ

14

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ MỠ MI MẮT (BỌNG MỠ MI)

15

LASER ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ MI MẮT

16

THỬ KÍNH ĐO KHÚC XẠ CHỦ QUAN

17

ĐO KHÚC XẠ TỰ ĐỘNG

18

SOI BÓNG ĐỒNG TỬ

19

ĐẶT VÀ THÁO KÍNH TIẾP XÚC

20

CHÍCH CHẮP - LẸO

21

NẶN TUYẾN BỜ MI

22

BƠM RỬA VÀ THÔNG LỆ ĐẠO

23

LẤY BỆNH PHẨM KẾT MẠC

24

THAY BĂNG MẮT VÔ KHUẨN

25

NHỎ THUỐC VÀO MẮT

26

ĐO NHÃN ÁP KẾ MACLAKỐP

PHẪUTHUẬT ĐÓNG LỖ DÒ TÚI LỆ

I.ĐẠI CƯƠNG

Rò túi lệ là tình trạng tồn tại một đường rò từ túi lệ rangoài da mi có thể là do bẩm sinh hoặc mắc phải. Với các trường hợp do bẩm sinhvà ống lệ mũi thông thì có thể đống lỗ rò đơn thuần.

II.CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp rò túi lệ mà ống lệ mũi thông.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Rò túi lệ có kèm tắc ống lệ mũi.

- Tình trạng toàn thân và tại mắt không cho phép phẫuthuật.

IV.CHUẨN BỊ

1. Ngườithực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.Phương tiện

Bộ dụng cụ phẫu thuật trung phẫu. Chỉ khâu 6-0.

3.Người bệnh

Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4.Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

2.Kiểm tra người bệnh

3.Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.

3.2. Kỹ thuật

- Rạch da quanh vùng lỗ rò cong theo nếp da mi (để tránhtạo sẹo xấu).

- Cắt hết tổ chức biểu mô trong lòng đường rò.

- Đốt cầm máu.

- Khâu đóng lỗ rò bằng chỉ không tiêu 6-0. Cần chú ý khâusâu để đảm bảo lỗ rò liền tốt.

VI.THEO DÕI

Kháng sinh toàn thân, tại chỗ, chống phù nề

VII.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

- Phẫu thuật hầu như không có biến chứng gì.

- Cắt chỉ khâu da sau 10 ngày.

THỦTHUẬT CHÍCH ÁP XE TÚI LỆ

I.ĐẠI CƯƠNG

Áp xe túi lệ là hậu quả của quá trình viêm nhiễm cấp tínhở túi lệ và tổ chức xung quanh vùng túi lệ. Chích áp xe túi lệ nhằm tạo đườngdẫn lưu để làm mủ thoát ra khỏi ổ áp xe túi lệ.

II.CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp áp xe túi lệ.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Áp xe đang trong tình trạng viêm tỏa lan.

IV.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt được đào tạo.

2.Phương tiện

Dao phẫu thuật số 11, bông gạc.

3.Người bệnh

Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4.Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

2.Kiểm tra người bệnh

3.Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Có thể gây tê tại vùng quanh túi lệ bằng thuốc tê hoặcrạch trực tiếp vùng áp xe mà không cần gây tê (với các trường hợp áp xe nặng).

3.2. Kỹ thuật

- Sát trùng vùng áp xe bằng betadin 10%.

- Dùng dao rạch ở vùng trung tâm (đỉnh) của khối áp xe.Mở rộng để tạo điều kiện cho mủ và chất hoại tử thoát ra dễ dàng.

- Ấn làm cho mủ thoát ra đường rạch.

- Băng.

- Tiếp tục dùng kháng sinh toàn thân, giảm đau, giảm phù.

- Chuẩn bị phẫu thuật nối thông túi lệ mũi hoặc cắt bỏtúi lệ sau 2 - 4 tuần.

- Bảo đảm lỗ rò liền.

VI.THEO DÕI

Kháng sinh toàn thân, tại chỗ, chống phù nề.

PHẪUTHUẬT CẮT BỎ TÚI LỆ

I.ĐẠI CƯƠNG

Cắt bỏ túi lệ là phẫu thuật lấy đi toàn bộ túi lệ nhằmloại trừ các tổn thương tại túi lệ như viêm hoặc khối u túi lệ.

II.CHỈ ĐỊNH

- Viêm túi lệ mà điều trị bằng phẫu thuật nối thông túilệ mũi không có kết quả.

- U túi lệ.

- Viêm túi lệ nhưng không có điều kiện phẫu thuật nốithông.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Bệnh cấp tính tại mắt.

- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

VI.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.Phương tiện

Bộ dụng cụ cắt túi lệ, chỉ tự tiêu, chỉ nylon.

3.Người bệnh

Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh lý dophẫu thuật và tiên lượng của phẫu thuật.

4.Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

2.Kiểm tra người bệnh

3.Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.

3.2. Kỹ thuật

- Rạch da: đường rạch cách góc trong 5mm, dài 10 - 15mm.Đường rạch đi hơi cong ra phía ngoài, theo hướng bờ cong của hốc mắt: 1/3 trêncủa đường rạch ở phía trên góc trong mắt, 2/3 dưới ở phía dưới góc trong mắt(vị trí dây chằng mi trong chia đường rạch làm 1/3 trên và 2/3 dưới).

- Tách tổ chức dưới da, cơ quanh hốc mắt để bộc lộ dâychằng mi trong. Cắt dây chằng mi trong sát chỗ bám với mào lệ trước.

- Bộc lộ túi lệ:

+ Bộc lộ thành trước: tách dây chằng mi trong khỏi thànhtrước túi lệ, bộc lộ hoàn toàn thành này.

+ Bộc lộ thành ngoài: tách thành ngoài túi lệ khỏi thànhtrong của hốc mắt.

+ Tách thành trong túi lệ khỏi máng lệ.

+ Bộc lộ đỉnh túi lệ: tách túi lệ về phía trên, cắt dâychằng đỉnh túi lệ.

+ Bộc lộ hoàn toàn túi lệ khỏi máng lệ.

- Cắt túi lệ: cắt túi lệ ở phần cổ túi lệ, nơi tiếp giápvới ống lệ mũi. Cắt sát về phía ống lệ mũi để không cắt sót túi lệ. Kiểm traxem túi lệ được cắt ra có toàn vẹn hay không. Nếu túi lệ bị khuyết phần nào thìphải bộc lộ và tìm để cắt hết phần túi lệ còn sót.

- Đốt cầm máu: đốt phần đầu trên của ống lệ mũi và lệquản chung.

- Khâu phục hồi dây chằng mi trong, phần mềm bằng chỉ tựtiêu 5-0. Khâu vết rạch da bằng chỉ không tiêu.

- Băng.

VI.THEO DÕI

Kháng sinh toàn thân, tại chỗ, chống phù nề.

VII.XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

1.Trong phẫu thuật

- Chảy máu: do cắt vào mạch góc ở thì rạch da. Có thể cầmmáu bằng đốt điện hoặc khâu cầm máu.

- Thủng thành trong hốc mắt: do cắt phải thành trong hốcmắt khi bộc lộ thành ngoài túi lệ. Có thể thấy mỡ hốc mắt phòi qua lỗ thủng ởthành trong hốc mắt. Biến chứng này làm cho việc cắt túi lệ khó khăn hơn vì mỡche lấp phẫu trường. Chỉ cần cắt hết túi lệ mà không cần can thiệp gì vào lỗthủng.

2.Sau phẫu thuật

Rò vết phẫu thuật hoặc viêm túi lệ tái phát: do khi cắtsót mảnh túi. Khi có rò vết phẫu thuật hoặc viêm túi lệ tái phát, cần phẫuthuật lại để cắt hết phần túi lệ còn sót.

PHẪUTHUẬT ĐIỀU TRỊ MỘNG

I.ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật cắt mộng có nhiều phương pháp nhằm loại bỏđược mộng, tái tạo lại giải phẫu bình thường của bề mặt nhãn cầu và khống chếtối đa sự tái phát. Hiện nay phương pháp cắt mộng ghép kết mạc rìa tự thân hoặcáp mitomycin C được áp dụng phổ biến.

II.CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có mộng thịt nguyên phát, tái phát từ độ IItrở lên.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH (tương đối)

Những người bệnh có các viêm nhiễm cấp tính ở mắt như:viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm túi lệ..., hoặc bệnhtoàn thân.

IV.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt đã được đào tạo.

2.Phương tiện

- Máy hiển vi phẫu thuật, kính lúp.

- Bộ dụng cụ phẫu thuật mộng vi phẫu, dao gọt mộng.

- Kim chỉ 9-0, 10-0 (nilon hoặc chỉ tự tiêu).

3.Người bệnh

- Giải thích cho người bệnh.

- Làm các xét nghiệm: chức năng (thị lực, nhãn áp), côngthức máu, nước tiểu, Xquang tim phổi, khám nội khoa có kết quả bình thường.

4.Hồ sơ bệnh án

Làm hồ sơ bệnh án nội trú hoặc ngoại trú.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

2.Kiểm tra người bệnh

3.Tiến hành phẫu thuật

3.1. Vô cảm

Tiêm tê cạnh nhãn cầu, thần kinh trên hố.

3.2. Thực hiện kỹ thuật

3.2.1.Phẫu thuật cắt mộng ghép kết mạc rìa tự thân

- Đặt vành mi bộc lộ nhãn cầu.

- Cắt kết mạc dọc 2 bên thân mộng: cắt đến tổ chức kếtmạc lành cạnh thân mộng.

- Cắt ngang đầu mộng:

+ Với mộng nguyên phát hoặc tái phát nhưng còn nhiều tổchức kết mạc: cắt cách rìa 2 - 3mm.

+ Với mộng dính nhiều: cắt sát đầu mộng nơi bám vào giácmạc để tiết kiệm tổ chức kết mạc thân mộng.

- Phẫu tích tổ chức xơ mạch dưới kết mạc thân mộng: phẫutích tách thân mộng rời khỏi thân cơ trực phía dưới (bộc lộ rõ cơ trực tronghoặc ngoài đẻ tránh cắt đứt cơ). Sau đó, phẫu tích tổ chức xơ mạch thân mộngdưới kết mạc và bộc lộ toàn bộ khối xơ mạch (tránh làm thủng, rách kết mạc),cắt bỏ toàn bộ tổ chức xơ mạch.

- Kẹp, cắt tổ chức xơ thân mộng đến sát cục lệ, đốt cầmmáu.

- Đốt cầm máu củng mạc sát rìa: đủ cầm máu, không đốt cháycủng mạc để tránh gây hoại tử củng mạc.

- Gọt giác mạc.

- Gọt phần mộng bám vào giác mạc bằng dao tròn.

- Gọt bằng diện củng mạc sát rìa: đi dọc theo rìa để lấycủng mạc làm mốc, tránh đi quá sâu gây thủng.

Yêu cầu sau gọt: bề mặt diện gọt phải nhẵn, không gồ ghềtạo điều kiện cho quá trình biểu mô hóa giác mạc.

- Lấy kết mạc ghép từ rìa trên với diện tích tương đươngvới diện tích cần ghép mà không gây thiếu kết mạc cùng đồ trên.

- Khâu mảnh ghép kết mạc bằng chỉ 9-0: 2 mũi ở đầu mảnhghép sát rìa, 2 mũi đầu mảnh ghép xa rìa (4 mũi /4 góc); Khâu sao cho mảnh ghépáp sát mặt củng mạc, khâu đính vào củng mạc và nối tiếp với kết mạc thân mộngcòn lại, phần kết mạc vùng rìa sẽ ghép ở phía vùng rìa, phần kết mạc phía cùngđồ sẽ ghép nối với phần kết mạc của thân mộng. Đảm bảo chắc phần biểu mô kếtmạc phẳng, không bị khâu cuộn vào bề mặt củng mạc.

3.2.2.Phẫu thuật phẫu thuật mộng có áp thuốc chống chuyển hóa (thuốc ức chế miễndịch)

Chỉ định các trưòng hợp mộng có nguy cơ tái phát cao,mộng kép, mộng tái phát không đủ kết mạc để ghép.

Các bước tiến hành tương tự từ 1 đến 8 trong phương phápphẫu thuật mộng ghép kết mạc rìa tự thân. Các bước tiếp theo như sau:

Đặt mẩu gelaspon kích thước bằng diện củng mạc vừa phẫutích (khoảng 2x3mm) có tẩm thuốc chống chuyển hóa nồng độ (tùy theo loại thuốc)vào diện củng mạc vừa phẫu tích thân mộng trong vòng 5 phút. Tránh không đểthuốc dính vào giác mạc.

Lấy mẩu gelasspon ra và rửa sạch mắt bằng nước muối 0,9%(20ml).

Khâu cố định vạt kết mạc thân mộng vào diện củng mạc bằngchỉ 9-0 cách rìa 2mm. Phải đảm bảo phần kết mạc thân mộng giữ lại được phẳng,hai mũi đầu được khâu đính kín với kết mạc lành.

VI.THEO DÕI

- Dùng kháng sinh toàn thân, giảm đau ngày đầu.

- Tra kháng sinh và các thuốc tăng cường liền sẹo giácmạc.

- Tra thêm corticoid sau khi giác mạc gọt đã biểu mô hóahoàn toàn.

- Cắt chỉ sau phẫu thuật từ 10 đến 14 ngày.

VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1.Trong phẫu thuật

- Chảy máu nhiều: cầm máu bằng tra adrenalin 0,1% hoặcđốt cầm máu.

- Thủng kết mạc: nếu vết thủng nhỏ thì không cần khâu,nếu vết thủng lớn thì khâu lại.

- Thủng củng mạc: khâu lại bằng chỉ 8-0.

- Thủng giác mạc: ngừng gọt giác mạc và khâu lại bằng chỉ10-0.

2.Sau phẫu thuật

- Chảy máu: uống hoặc tiêm transamin 250mg x 2 viên vàbăng ép, nếu vẫn chảy máu phải kiểm tra lại vết phẫu thuật để tìm vị trí chảymáu và xử trí.

- Biểu mô giác mạc chậm tái tạo: tra thêm thuốc tăngcường dinh dưỡng giác mạc: CB2, vitamin A...

- Loét giác mạc: điều trị như viêm loét giác mạc.

PHẪUTHUẬT CẮT U DẠNG BÌ KẾT - GIÁC MẠC

I.ĐẠI CƯƠNG

U dạng bì hoặc u bì mỡ là tổn thương lạc chỗ bẩm sinh,hầu như không có khả năng ác tính và thường tiến triển chậm. Có thể thấy u ởbất kỳ vị trí nào trên nhãn cầu nhưng vị trí thường gặp nhất là ở vùng rìa, góc1/4 trên ngoài hoặc ở vùng khe mi góc ngoài.

II.CHỈ ĐỊNH

- U phát triển vào giác mạc gây ảnh hưởng nhiều đến thịlực.

- U phát triển ở vùng kết mạc cùng đồ nên phẫu thuật khitrẻ đã lớn.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh đang có bệnh cấp tính tại mắt.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.Phương tiện

- Dụng cụ phẫu thuật: bộ dụng cụ phẫu thuật mộng, daotròn, máy hiển vi phẫu thuật.

- Thuốc: thuốc gây tê, thuốc sát trùng, kháng sinh, chốngviêm,...

3.Người bệnh

- Giải thích kỹ cho người bệnh và người nhà về mục đíchcủa phẫu thuật

- Dặn người bệnh và người nhà cho người bệnh nhịn ăn từ12 giờ đêm hôm trước phẫu thuật (nếu gây mê).

4.Hồ sơ bệnh án

- Mô tả chi tiết khối u trước khi phẫu thuật (vị trí,kích thước, hình thái,...) để tiện cho theo dõi lâu dài.

- Kiểm tra tình trạng toàn thân.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

- Hồ sơ đã làm đầy đủ (hoàn thành bệnh án, chỉ định điềutrị, theo dõi chăm sóc).

- Hồ sơ đã duyệt phẫu thuật.

2.Kiểm tra người bệnh

- Thay quần áo.

- Tra, uống thuốc trước phẫu thuật (theo chỉ định).

- Yêu cầu người bệnh nhịn ăn nếu có chỉ định gây mê.

3.Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

- Gây mê nếu người bệnh còn nhỏ (15 tuổi trở xuống).

- Gây tê (khi người bệnh trên 15 tuổi): gây tê tại chỗhoặc gây mê và mi bằng dung dịch lidocain 2% x 6ml, gây tê tại chỗ bằng tra mắtdung dịch dicain 1%.

3.2. Kỹ thuật

- Cắt kết mạc nhãn cầu xung quanh phần khối u trên kếtmạc, cách chân khối u khoảng 1 - 2mm. Cầm máu.

- Rạch giác mạc quanh phần khối u trên giác mạc, cáchchân khối u khoảng 1mm, độ sâu tùy theo mức độ xâm lấn sâu của khối u nhưngkhông quá 1/3 chiều dày giác mạc (nếu khối u xâm lấn quá 1/3 chiều dày giácmạc: cần phải ghép giác mạc lớp).

- Dùng dao tròn hoặc dao lạng mộng gọt phẫu tích khối ura khỏi giác mạc và củng mạc.

- Cầm máu, khâu phủ kết mạc nhãn cầu lên phần khối u đãđược cắt bỏ trên củng mạc bằng chỉ tiêu chậm 8-0 hoặc chỉ nilon 9-0.

-Tra thuốc kháng sinh nước và mỡ.

-Băng mắt.

VI. THEO DÕI

1. Trong phẫu thuật

Cầncầm máu và thấm máu tốt vùng phẫu thuật. Cẩn thận khi phẫu tích khối u khỏigiác mạc và củng mạc tránh gây thủng.

2. Sau phẫu thuật

Cầnchú ý khâu vô trùng trong khi thay băng và tra thuốc để tránh biến chứng nhiễmtrùng vết phẫu thuật gây viêm và áp xe giác mạc, củng mạc.

VII.TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

1.Trong phẫu thuật

Thủng giác mạc: khâu phục hồi giác mạc, kết hợp điều trịnội khoa tích cực.

2.Sau phẫu thuật

Viêm, áp xe giác mạc, áp xe vết phẫu thuật: điều trịkháng sinh, kháng viêm tại chỗ và toàn thân.

Chú ý: cần làm xét nghiệm giải phẫu bệnh với khối u cắtbỏ.

PHẪU THUẬT KHÂU VẾTTHƯƠNG DA MI

I. ĐẠI CƯƠNG

Khâuvết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu củami mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiệntốt cho quá trình làm sẹo vết thương.

II. CHỈ ĐỊNH

Vếtthương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Ngườibệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đếntính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử lý vết thương mi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bácsĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

-Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.

-Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu (thường dùng 6-0nilon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl).

3. Người bệnh

-Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.

-Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theoquy định chung của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vôcảm

Gâytê tại chỗ hoặc gây mê

3.2. Kỹthuật

Kiểmtra tổn thương, dùng kẹp phẫu tích gắp hết dị vật trong vết thương nếu có, cắtlọc các tổ chức hoại tử.

Cácdị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già.

Kiểmkê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi mắt.

Nguyêntắc khâu phục hồi vết thương mi:

Trườnghợp đứt dây chằng mi trong phải khâu phục hồi trước tiên bằng chỉ 6-0 khôngtiêu.

Trườnghợp vết thương mi không đi hết chiều dày mi: lần lượt khâu các lớp cơ vòng mivà tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu 6-0 hoặc 7-0; khâu da mi bằng chỉ 6-0 khôngtiêu.

Trườnghợp vết thương mi đi hết chiều dày và có rách bờ tự do mi: trước tiên khâu phụchồi giải phẫu bờ mi bằng 2 mũi chỉ không tiêu: 1 mũi đi qua hàng chân lông mi,1 mũi đi qua đường xám (tương đương với vị trí tuyến bờ mi). Sử dụng chỉ 6-0không tiêu. Tiếp theo khâu lớp kết mạc và sụn mi bằng chỉ tiêu với đầu chỉ nằmtrong chiều dày vết thương. Khâu lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉtiêu. Sau cùng đóng lớp da bằng chỉ 6-0.

Trườnghợp vết thương mi đi vào tổ chức hốc mắt: Có thể cắt lọc tổ chức mỡ hốc mắtbẩn, bám dính dị vật. Khâu phục hồi vách ngăn hốc mắt bằng chỉ tiêu, sau đó cácbước xử lý tiếp theo tương tự như với vết thương mi đi hết chiều dày.

Trườnghợp có tổn thương xương hốc mắt có thể lấy bỏ các mảnh xương nhỏ, sau đó khâuvết thương mi.

Kếtthúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, băng mắt.

Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.

VI.THEO DÕI

Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.

Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.

Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.

Điều trị nội khoa:

Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ:maxitrol 4l/ngày).

Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: zinnat 0,25gx 2 viên /ngày, người lớn).

Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày).

VII.XỬ LÝ TAI BIẾN

Chảy máu: do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trườnghợp chảy máu nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặcbuộc chỉ nút mạch.

Nhiễm khuẩn hoặc áp xe mi: hay gặp trên vết thương bẩn,còn sót nhiều dị vật: cần điều trị kháng sinh mạnh phối hợp. Tại vết thương cóthể chích áp xe tạo đường thoát mủ ra ngoài. Trường hợp rò mủ dai dẳng có thểdo nguyên nhân còn sót dị vật: cần kiểm tra lại vết thương, tìm dị vật và làmsạch lại vết thương trước khi đóng mép khâu lại.

PHẪUTHUẬT CẮT U MI

I.ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật cắt u mi nhằm loại bỏ khối u mi và làm xétnghiệm mô bệnh học.

II.CHỈ ĐỊNH

- Khối u mi phát triển nhanh nghi ngờ ung thư hoặc đượcchẩn đoán lâm sàng là ung thư.

- Khối u mi lành tính ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khối u mi phát triển lan rộng và sâu vào hốc mắt.

- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.Phương tiện

- Một bộ dụng cụ cắt u tạo hình.

-Thanh đè nhựa, kim loại.

-Máy hút, dao điện.

3. Người bệnh

-Khám mắt toàn diện.

-Chụp Xquang phổi nếu là ung thư mi.

-Chụp hố mắt thẳng nghiêng phát hiện tổn thương xương hốc mắt nếu nghi ngờ.

-Kiểm tra hệ thống hạch trước tai, dưới hàm, toàn thân.

-Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theoquy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vôcảm

-Trẻ em: gây mê.

-Người lớn: gây tê tại chỗ gây tê kết mạc.

-Kết hợp giảm đau trong khi phẫu thuật.

3.2. Kỹthuật

3.2.1. U bờ mi (thườnglà nốt ruồi bờ mi)

-Đặt thanh đè nhựa vào cùng đồ.

-Dùng dao cắt bỏ tổ chức u lấy tổ chức xét nghiệm mô bệnh học.

-Cầm máu nếu cần thiết.

-Khâu lại da hoặc nếu da mi thiếu có thể vá da trượt tại chỗ.

3.2.2. U mi vị trí trêntrong hoặc trên ngoài (thường là u bì)

-Rạch da trực tiếp lên bề mặt khối u song song bờ mi. Chiều dài đường rạch tùythuộc kích thước khối u.

-Bóc tách phẫu tích lấy toàn bộ khối u.

-Khâu vết phẫu thuật: lớp trong khâu chỉ tiêu, lớp ngoài khâu chỉ không tiêu.

-Băng ép.

-Cắt chỉ da mi sau 7 ngày.

3.2.3. Kỹ thuật cắt ungthư mi

-Đặt thanh đè nhựa vào cùng đồ kết mạc.

-Dùng dao điện cắt bỏ khối u cách bờ khối u 3 - 5mm.

-Cầm máu tại chỗ bằng dao điện.

-Rửa sạch vết phẫu thuật bằng dung dịch nước muối 0,9%.

-Xét nghiệm mô bệnh học tổ chức ung thư được cắt bỏ.

-Phục hồi vết thương mi, tạo hình mi có thể làm 1 thì hoặc 2 thì.

-Kết thúc phẫu thuật: băng ép.

VI. THEO DÕI

Khángsinh toàn thân và tại chỗ.

VII.TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

1.Trong phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu tại chỗ bằng nhiệt.

2.Sau phẫu thuật

Chảy máu vết phẫu thuật:

- Nếu chảy máu ít: băng ép và theo dõi.

- Nếu chảy máu nhiều: phải đốt cầm máu tại buồng phẫuthuật.

Nhiễm trùng vết phẫu thuật: sử dụng kháng sinh tại chỗ vàtoàn thân, rửa vết thương hàng ngày và theo dõi chặt chẽ.

PHẪUTHUẬT QUẶM MI TUỔI GIÀ

I.ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật quặm mi tuổi già là phương pháp giải quyếttình trạng cuộn mi vào trong để tránh các biến chứng do lông mi cọ vào giác mạctrong một số bệnh lý ở người già.

II. CHỈ ĐỊNH

Quặmmi do tuổi già.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-Nhiễm khuẩn tại chỗ.

-Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bácsĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

Bộdụng cụ phẫu thuật quặm.

3. Người bệnh

-Vệ sinh mắt trước phẫu thuật.

-Chụp ảnh tổn thương quặm trước phẫu thuật (nếu có thể).

-Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theoquy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vôcảm

-Cho uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau.

-Gây mê nếu phẫu thuật dự định kéo dài, người bệnh không hợp tác.

-Gây tê tại chỗ.

3.2. Kỹthuật mổ quặm mi dưới do tuổi già

-Gây tê tại chỗ

-Rạch da mi cách bờ mi dưới 2mm. Đường rạch theo chiều dài mi.

-Phẫu tích cơ vòng mi, cân vách hốc mắt có thể lấy phần mỡ thoát vị.

-Cắt da mi thừa.

-Khâu cố định mép da vào bờ dưới sụn mi.

-Khâu da mi.

V. THEO DÕI

-Người bệnh được khám lại 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.

-Cắt chỉ sau 1 tuần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong phẫu thuật

Chảymáu: cầm máu tốt bằng đốt điện hai cực.

2. Sau phẫu thuật

-Chảy máu vết phẫu thuật: chảy máu ít, băng ép và theo dõi; Chảy máu nhiều, đốtcầm máu lại tại phòng phẫu thuật.

-Nhiễm trùng vết phẫu thuật: dùng kháng sinh sau phẫu thuật và vệ sinh vết phẫuthuật.

PHẪU THUẬT QUẶM MI DOBỆNH MẮT HỘT

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫuthuật quặm là phẫu thuật tạo hình giải quyết tình trạng lông mi cọ vào giác mạcdo biến chứng của bệnh mắt hột gây sẹo kết mạc, biến dạng sụn mi, co quắp cơvòng cung.…

II. CHỈ ĐỊNH

Quặmmi do sẹo kết mạc biến dạng sụn mi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-Đang có nhiễm khuẩn nặng tại mắt như viêm kết mạc cấp, viêm mủ túi lệ, viêmloét giác mạc cấp, loét giác mạc thủng.

-Bờ mi có biến dạng như hở mi, hếch mi dẫn đến thất bại của phẫu thuật. Trongtrường hợp này cần phẫu thuật quặm phối hợp với tạo hình mi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bácsĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

-Bộ dụng cụ mổ quặm.

-Dụng cụ cầm máu.

-Thuốc tê, thuốc sát trùng, mỡ kháng sinh tra mắt.

3. Người bệnh

Chuẩnbị như các trường hợp phẫu thuật mắt thông thường.

4. Hồ sơ bệnh án

Theoquy định chung.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Gâytê tại chỗ

2. Kỹ thuật

2.1.Phương pháp Panas

-Rạch da mi và bộc lộ sụn mi:

+Đường rạch da đi suốt từ góc trong ra góc ngoài của mi mắt, song song với bờ mivà cách bờ mi 2mm.

+Tách mép da phía trên khi thấy bờ trên sụn và một phần cân treo sụn, tách mépda phía dưới đến khi thấy bóng hàng chân lông mi.

+Cắt sụn mi: với lưỡi dao nằm ngang suốt từ góc nọ sang góc kia của mắt, đườngcắt cách bờ sụn dưới 2mm.

-Đặt chỉ khâu sụn mi:

+Đặt 4 nốt chỉ rời nhau, cách quãng đều nhau. Luồn kim từ trên xuống dưới, kimmóc vào phên treo sụn và một phần bờ trên sụn rồi trườn qua đằng trước nửa trênvà nửa dưới của sụn, tiếp đó luồn qua đằng sau hàng chân lông mi rồi ra ngoàida.

+Vuốt 2 mép da để hai nửa sụn sát lại với nhau, rồi thắt nhẹ từng nốt chỉ. Tậptrung 4 đầu chỉ lên trên da trán.

+Khâu da.

+Băng mắt.

+Cắt chỉ sau 5 ngày.

+Chú ý: khi cắt sụn góc trong hay bị chảy máu do cắt vào động mạch mi trên vàtrong nên phải cặp cầm máu tốt.

-Theo dõi sau phẫu thuật: nhiễm khuẩn, mào thịt thừa, viêm dày bờ mi.

2.2.Phương pháp Trabu

Phươngpháp này được dùng khi độ quặm nhẹ, sụn mi còn mỏng chưa bị biến dạng nhiều,chưa bị cuộn sụn lại.

-Lật mi và cố định mi trên: đặt 2 sợi chỉ ở 2 góc mi về phía ngoài da. Đặt thanhđè Trabut để lật mi, móc 2 sợi chỉ vào các móc của thanh đè theo hình số 8 đểbộc lộ mặt trong của mi.

-Rạch kết mạc và sụn bằng dao theo 1 đường rạch song song với bờ mi, cách bờ mi2mm. Luồn mũi kéo qua đường rạch, cắt nốt sụn cho gọn rồi dùng mũi kéo tách sụnra khỏi bình diện da. Nếu sụn dày thì hớt cho mỏng.

-Đặt chỉ: dùng 4 đoạn chỉ dài 20cm, mỗi đầu chỉ mang 1 kim. Đặt 4 nút chỉ hìnhchữ U: cầm 1 kim chọc thủng phần sụn trên cách mép sụn 1mm, luồn kim vào khephân cách giữa sụn và da, thọc kim ra phía rìa bờ mi cách sau hàng lông mi 1mm.Đầu kim kia chọc thủng sụn ở 1 điểm cách mép 1mm và cách điểm trước 3mm rồicũng đưa ra ngoài bờ mi như mũi chỉ trước (đặt 2 vòng chỉ ở giữa trước, sau đóđặt 2 vòng chỉ ở góc).

-Thắt 2 mối chỉ của 1 chữ U với nhau trên một miếng gạc cuộn tròn hoặc 1 mảnhxốp tròn.

-Băng mắt.

2.3.Phương pháp Cuenod Nataf

Hiệnnay phương pháp này thường được áp dụng nhiều hơn vì ít biến chứng.

-Rạch bờ tự do mi mắt bằng dao lam có cán hoặc dao lưỡi nhỏ, đường rạch sâukhoảng 1mm.

-Rạch da cách hàng lông mi 2mm, đường rạch da đi song song với bờ mi từ góctrong ra góc ngoài.

-Bộc lộ sụn, cắt gọt bớt sụn bị cuộn dày lên và thoái hóa theo hình lòng mángdọc theo chiều dài sụn.

-Khâu hình chữ U: đường kim chỉ đi từ bờ mi, móc tựa vào bờ trên của sụn và quaykim trở ra bờ mi, đáy chữ U ở phần trên của sụn.

-Kéo 4 chỉ chữ U nếu chưa đủ vểnh có thể bổ sung:

+Cắt thêm tam giác da ở phía góc ngoài của mắt tiếp nối đường da đã rạch

+Hoặc dùng kéo bấm vào bờ mi ở 2 góc mi.

-Khâu da 3-4 nốt chỉ mũi rời hoặc khâu vắt.

-Băng mắt.

-Chú ý: khi da mi của người bệnh có hiện tượng thừa da có thể cắt bỏ bớt mảnh dathừa theo hình múi cam, chiều cao của phần da cắt bỏ nhiều hay ít tùy theo độthừa của da mi.

VI. THEO DÕI

-Thay băng hàng ngày.

-Tra và uống kháng sinh.

-Cắt chỉ sau 5 - 7 ngày.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong mổ

-Chảy máu: cầm máu tốt bằng đốt điện 2 cực.

-Thủng kết mạc sụn nếu gọt sụn quá sâu: phải dừng lại không làm thủng tiếp.

2. Sau mổ

-Chảy máu vết mổ: băng ép và theo dõi. Nếu chảy nhiều đốt cầm máu tại phòng phẫuthuật.

-Nhiễm trùng vết mổ: dùng kháng sinh và vệ sinh vết mổ.

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỞMI

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫuthuật điều trị hở mi là phương pháp phục hồi cấu tạo giải phẫu mi nhằm giảiquyết tình trạng hở mi.

II. CHỈ ĐỊNH

Cáctình trạng hở mi gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mĩ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-Các tổn thương chưa được điều trị ổn định.

-Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bácsĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

-Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình mi mắt.

-Cầm máu hai cực.

3. Người bệnh

-Giải thích cho người bệnh.

-Làm vệ sinh tại chỗ và toàn thân.

-Chụp ảnh tổn thương trước khi phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theoquy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vôcảm

-Uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau.

-Gây mê nếu người bệnh kém hợp tác.

-Gây tê tại chỗ bằng.

3.2. Kỹthuật

Cáchthức phẫu thuật điều trị hở mi tùy thuộc nguyên nhân gây hở mi. Trong bài nàychúng tôi mô tả những phương pháp thường được áp dụng là: Phẫu thuật hở mi dosẹo, hở mi do liệt dây VII.

3.2.1. Hở mi do sẹo gâylật mi

-Đánh dấu vùng có sẹo mi và vùng dự định lấy da hay làm vạt da.

-Gây tê tại chỗ.

-Rạch da, cắt bỏ sẹo mi hay giải phóng các chỗ dính sao cho bờ mi trở lại vị trígiải phẫu bình thường của nó.

-Khâu cò mi tạm thời.

-Lấy dấu vùng bị khuyết da mi.

-Lấy da ghép (sau tai, trước tai, thượng đòn và mặt trong cánh tay) và ghép da.

-Dùng vạt da nếu vùng khuyết da mi nhỏ.

3.2.2. Hở mi do liệt dâyVII (nhánh mi trên)

Cóhai phương pháp hay được áp dụng:

* Khâu cò mi

-Cắt bỏ phần bờ mi tự do đối xứng của mi trên và mi dưới dài 4-5mm, rộng 1mm,sâu khoảng 0,5-1mm (tránh xâm phạm vào hàng chân lông mi).

-Khâu trực tiếp hai mép cắt mi trên và mi dưới xuyên qua sụn bằng chỉ vicryl6/0.

* Làm yếu cơ nâng mi (cắt hay kéo dài cơnâng mi ở bài phẫu thuật điều trị co rút cơ nâng mi).

VI. THEO DÕI

Ngườibệnh được hẹn khám lại 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.

VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Còn hở mi: theo dõi và khâu lại nếu cần.

PHẪUTHUẬT SỬA LẬT MI

I.ĐẠI CƯƠNG

Lật mi thường xảy ra do sẹo da mi trên, mi dưới hay doliệt dây VII gây ra viêm giác mạc kéo dài và loét giác mạc. Liệt dây VII nhánhchi phối mi dưới gây lật mi dưới nhiều.

Lật mi tuổi già do giảm trương lực dây chằng mi phối hợpmất trương lực cơ vòng mi.

II.CHỈ ĐỊNH

- Lật mi trên hay dưới do sẹo mi.

-Lật mi dưới do liệt dây VII.

-Lật mi dưới tuổi già.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-Các tổn thương mới xuất hiện (sẹo mi chưa đủ 6 tháng ổn định, liệt dây VII chưađủ 3 tháng theo dõi).

-Bệnh lý toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bácsĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

-Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình mi mắt.

-Cầm máu hai cực.

3. Người bệnh

-Làm vệ sinh tại chỗ và toàn thân.

-Chụp ảnh tổn thương trước khi phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

-Mô tả tổn thương bằng hình vẽ.

-Ghi rõ dự kiến phương pháp định thực hiện.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

-Gây tê tại chỗ.

-Gây mê nếu bệnh nhân kém hợp tác.

2. Kỹ thuật

Cáchthức phẫu thuật điều trị lật mi tùy thuộc nguyên nhân gây lật mi. Trong bài nàychúng tôi mô tả những phương pháp thường được áp dụng là: phẫu thuật lật mi dosẹo, do liệt dây VII và lật mi tuổi già.

2.1. Lậtmi do sẹo gây lật mi

-Đánh dấu vùng có sẹo mi và vùng dự định lấy da hay làm vạt da.

-Gây tê tại chỗ.

-Rạch da, cắt bỏ sẹo mi hay giải phóng các chỗ dính sao cho bờ mi trở lại vị trígiải phẫu bình thường của nó.

-Khâu cò mi tạm thời.

-Lấy dấu vùng bị khuyết da mi.

-Lấy da ghép (sau tai, trước tai, thượng đòn và mặt trong cánh tay) và ghép da.

-Dùng vạt da nếu vùng khuyết da mi nhỏ.

2.2. Lật midưới do liệt nhánh dưới dây VII

Cóhai phương pháp hay được áp dụng: căng dây chằng mi trong ngoài và rút ngắn mitheo chiều ngang.

2.2.1. Căng dây chằng mingoài hay còn gọi là phương pháp tạo vạt sụn mi dưới

-Gây tê góc ngoài mi.

-Mở góc ngoài mi.

-Cắt nhánh dưới của dây chằng mi ngoài và cầm máu.

-Bộc lộ thành ngoài hốc mắt, bộc lộ màng xương.

-Tạo vạt sụn mi dưới và khâu đính vạt sụn vào màng xương bằng chỉ prolene 5/0.

-Khâu cơ, da theo từng bình diện.

2.2.2. Rút ngắn mi dướitheo chiều ngang hay phương pháp Kuhnt Zymanowski

-Gây tê tại chỗ.

-Rạch da mi dưới toàn mộ chiều dài, cách bờ mi 1mm.

-Cắt mi dưới cả bề dày theo hình ngũ giác.

-Khâu hai mép đường cắt mi.

-Khâu da mi.

2.3. Hở mido lật mi dưới tuổi già

-Gây tê dưới da mi dưới.

-Rạch da, cơ vòng mi và cân vách hốc mắt.

-Cầm máu, lấy bỏ mỡ thừa sau cân vách hốc mắt.

-Phẫu tích bó cơ vòng mi trước sụn, gấp làm ngắn bó cơ này hay khâu đính một đầubó cơ vào màng xương.

-Kiểm tra.

-Nếu còn lật mi hay nhão mi có thể rút ngắn mi dưới hay căng dây chằng mi bổsung.

-Cắt bỏ da mi thừa và khâu lại da mi bằng chỉ vicryl 6-0.

VI. THEO DÕI

Bệnhnhân được hẹn khám lại 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng sau mổ.

VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Xuất huyết trước cân vách hốc mắt: theo dõi, chườmlạnh.

- Xuất huyết hốc mắt: theo dõi và dẫn lưu máu tụ hốc mắtnếu cần thiết.

- Còn lật mi hay hở mi: mảnh ghép quá nhỏ phải ghép lạihay căng lại mi dưới.

- Hở lộ mảnh kim loại: lấy mảnh kim loại, đặt lên trênsụn mi, dùng cân cơ thái dương che phủ phía trước tấm kim loại.

PHẪUTHUẬT SỬA SA DA MI TRÊN VÀ DƯỚI

I.ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới là phương pháp cắtda mi thừa để cải thiện tình trạng chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh.

II.CHỈ ĐỊNH

Sa da mi trên và dưới ảnh hưởng đến chức năng hoặc thẩmmỹ.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm khuẩn tại chỗ.

- Tình trạng toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.

VI.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.Phương tiện

- Bộ dụng cụ chuyên khoa Mắt.

- Đốt điện hai cực.

3.Người bệnh

- Vệ sinh mắt trước phẫu thuật.

- Chụp ảnh trước phẫu thuật (nếu có thể).

- Tư vấn cho người bệnh trước phẫu thuật.

4.Hồ sơ bệnh án

- Mô tả bằng hình vẽ.

- Ghi rõ dự kiến phương pháp định thực hiện.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

2.Kiểm tra người bệnh

3.Thực hiện kỹ thuật

- Đánh dấu vị trí cắt da tại nếp mi sẵn có của ngườibệnh.

- Đo, đánh dấu lượng da mi thừa.

- Gây tê tại chỗ bằng tiêm dưới da.

- Rạch da mi toàn bộ chiều dài mi trên theo đánh dấu.

- Tách da mi và kéo mép da xuống dưới. Cắt bỏ da mi thừa. Chú ýkhông cắt nhiều da gây lật và hở mi.

-Có thể phối hợp cắt bớt mỡ thừa.

-Khâu da bằng chỉ vicryl 6.0.

VI. THEO DÕI

-Người bệnh được khám lại 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.

-Vệ sinh mắt, dùng gạc lạnh đắp mắt chống phù nề, tra nước mắt nhân tạo.

-Cắt chỉ sau 1 tuần.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

-Chảy máu sau phẫu thuật: băng ép và theo dõi.

-Sẹo ở những người có cơ địa sẹo lồi: tránh phẫu thuật người có cơ địa sẹo lồi.

-Hai mắt không tương xứng (lượng da mi cắt không cân xứng hai bên): cần phẫu thuậtlại.

-Cắt ít da hoặc quá nhiều da gây lật mi dưới hoặc hở mi trên: phẫu thuật bổ sunghay tạo hình hở lật mi.

-Nhiễm trùng sau phẫu thuật: kháng sinh và vệ sinh mắt sau phẫu thuật.

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SALÔNG MÀY DO TUỔI GIÀ

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫuthuật điều trị sa lông mày do tuổi già là phẫu thuật điều chỉnh vị trí của cunglông mày lên cao.

II. CHỈ ĐỊNH

Salông mày do tuổi già.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-Nhiễm khuẩn tại chỗ.

-Tình trạng toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bácsĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

-Bộ dụng cụ tạo hình mi.

-Đốt điện hai cực.

3. Người bệnh

-Vệ sinh mắt trước phẫu thuật.

-Chụp ảnh trước phẫu thuật (nếu có thể).

-Tư vấn cho người bệnh trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

-Mô tả tổn thương bằng hình vẽ.

-Ghi rõ dự kiến phương pháp định thực hiện.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vôcảm

Gâytê tại chỗ.

3.2. Thựchiện phẫu thuật

-Đánh dấu nếp mi và vị trí đặt chỉ ở cung lông mày (điểm chính giữa bờ dưới cunglông mày).

-Gây tê tại chỗ.

-Rạch da mi toàn bộ chiều dài mi, cơ vòng mi và cân vách hốc mắt.

-Đặt chỉ Mersilene 4-0 vào tổ chức sát bờ dưới cung lông mày.

-Khâu cố định cung lông mày vào màng xương bờ trên hốc mắt.

-Cắt da mi thừa.

-Khâu da mi, tạo nếp mi.

VI. THEO DÕI

-Người bệnh được hẹn khám lại 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.

-Cắt chỉ sau 1 tuần.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

-Xuất huyết trước cân vách hốc mắt: theo dõi, chườm lạnh.

-Xuất huyết hốc mắt: theo dõi và dẫn lưu máu tụ hốc mắt nếu cần.

PHẪUTHUẬT ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ MỠ MI MẮT (BỌNG MỠ MI)

I.ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật điều trị bọng mỡ mi mắt là phẫu thuật lấy bỏmột phần khối mỡ thoát vị qua cân hốc mắt cải thiện thẩm mỹ.

II.CHỈ ĐỊNH

Bọng mỡ mi trên và dưới, có thể kèm theo thừa da mi trênvà dưới.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm khuẩn tại chỗ.

- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.Phương tiện

- Bộ dụng cụ tạo hình mi.

- Đốt điện hai cực.

3.Người bệnh

- Chụp ảnh trước phẫu thuật (nếu có thể).

- Tránh tiếp xúc với ánh nắng trong 1 tuần trước phẫuthuật và 2-3 tháng sau phẫu thuật.

- Tư vấn cho người bệnh trước phẫu thuật.

4.Hồ sơ

- Mô tả tổn thương bằng hình vẽ.

- Ghi rõ dự kiến phương pháp định thực hiện.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

2.Kiểm tra người bệnh

3.Thực hiện kỹ thuật

3.1. Phẫu thuật qua đường rạch da (với các trường hợp có kèm thừa da mi)

- Đánh giá lượng da mi thừa bằng cách dùng kẹp phẫu tíchkẹp và quan sát bờ mi hay lông mày có bị biến đổi hay không?

- Vẽ đánh dấu lượng da mi thừa cần cắt.

- Gây tê: tại chỗ bằng tiêm dưới da mi lidocain 2%.

- Rạch da ngay dưới lông mi và dọc theo chiều dài mi mắt.

- Cắt da mi thừa.

- Tách qua các lớp giải phẫu để bộc lộ cân vách hốc mắt.

- Cắt qua cân vách hốc mắt bộc lộ bao mỡ.

- Cắt qua bao mỡ, ấn nhẹ lên nhãn cầu và cắt bỏ phần mỡphòi ra. Chú ý chỉ cắt phần mỡ thừa trào qua vết mổ, không lôi kéo và cắt mỡtrong hốc mắt để phòng lõm mắt sau mổ.

- Đốt cầm máu.

- Đóng lại vết mổ theo các bình diện giải phẫu.

- Khâu da bằng chỉ vicryl 6-0.

3.2. Phẫu thuật qua đường kết mạc không cắt bỏ mỡ thoátvị (bọng mỡ mi dưới, không kèm theo thừa da mi)

- Gây tê tại chỗ bằng tiêm dưới da lidocain 2%.

- Vành mi dưới, bộc lộ kết mạc cùng đồ dưới.

- Cắt kết mạc cùng đồ.

- Phẫu tích bộc lộ cân vách hốc mắt, cắt cân vách hốc mắtbộc lộ túi mỡ thoát vị. Nếu mỡ trào qua vết mổ không nhiều mới áp dụng phươngpháp này.

- Bộc lộ màng xương hốc mắt.

- Đặt 3 mũi chỉ vicryl 6.0 khâu màng xương hốc mắt dướivới cân vách hốc mắt, từ phía mũi về phía thái dương, mỡ thoát vị sẽ trở lại vềvị trí ban đầu trong hốc mắt.

- Đặt lại mép kết mạc, không cần khâu.

3.3. Phẫu thuật qua đường kết mạc có cắt bỏ mỡ thoát vị

- Gây tê tại chỗ bằng tiêm dưới da lidocain 2%.

- Vành mi dưới, bộc lộ kết mạc cùng đồ dưới.

- Cắt kết mạc cùng đồ. Nếu mỡ trào nhiều qua mép vết mổmới làm phương pháp này.

- Bộc lộ mỡ thoát vị, xác định 3 túi mỡ: trong, giữa vàngoài.

- Mở 3 túi mỡ theo thứ tự trong, giữa, ngoài. Cắt bỏ phầnmỡ trào ra và đốt cầm máu.

- Đặt lại kết mạc, không cần khâu.

VI.THEO DÕI

- Bệnh nhân được khám lại 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng saumổ.

- Chụp ảnh ngay sau mổ và sau 1 tuần, 1 tháng.

- Cắt chỉ sau 1 tuần.

- Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân.

VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Cắt nhầm tuyến lệ chính xảy ra ở người có tuổi có satuyến lệ không được phát hiện trước mổ. Màu sắc và cấu trúc tuyến lệ hoàn toànkhác với mỡ mi mắt nên biến chứng này khó xảy ra.

- Mất cảm giác tạm thời vùng da mi, mắt khô và kíchthích: tra nước mắt nhân tạo.

- Sưng nề và tím vùng mi dưới, xuất huyết dưới kết mạcnhãn cầu: chườm lạnh.

- Lật và hở mi do cắt nhiều da: có thể phải tạo hình mihay chỉ cần day nhẹ lên da mi hàng ngày.

- Nhiễm trùng: vô khuẩn tốt, kháng sinh.

- Chảy máu sau mổ: chú ý cầm máu tốt trong phẫu thuật,băng ép sau mổ, nếu nặng cần phải mở lại vết mổ để cầm máu.

- Không cân xứng hai mắt: chờ cho vết mổ ổn định, nếu mứcđộ nặng có thể cần phẫu thuật lại.

- Lộ sẹo do đường rạch da quá thấp, cắt chỉ muộn, khôngchăm sóc tốt sau phẫu thuật, cơ địa sẹo lồi: tạo hình mi.

LASERCO2 ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ MI MẮT

I.ĐẠI CƯƠNG

Laser CO2 điều trị bệnh lý mi mắt là phươngpháp sử dụng năng lượng laser CO2 tác động lên tổ chức nhằm điều trịmột số bệnh lý mi mắt.

II.CHỈ ĐỊNH

- U nhú.

- Dày sừng tăng tiết bã nhờn.

- U ống tuyến mồ hôi.

- Nốt ruồi.

- Ban vàng ở người lớn tuổi.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

U mi ác tính (ung thư biểu mô tế bào đáy, tế bào vảy, uhắc tố ác tính...).

IV.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.Phương tiện

Máy laser CO2; Máy hút mùi; Kính bảo vệ mắtcho bác sĩ; Gạc ướt.

3.Người bệnh

- Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.

- Được tư vấn trước phẫu thuật.

4.Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

2.Kiểm tra người bệnh

3.Thực hiện kỹ thuật

- Gây tê tại chỗ: tiêm tại chỗ hoặc EMLA bôi 30 phúttrước laser).

- Sát trùng tổn thương cần laser.

- Dùng gạc ướt đắp bảo vệ mắt cho người bệnh.

-Dung laser CO2 công suất 10 - 15w, thời gian xung 0,1 - 0,2s, đườngkính chùm tia 0,3 - 0,5mm. Các thông số này có thể thay đổi theo người bệnh.

-Có hai cách thực hiện: bốc bay từng lớp đến hết tổn thương hoặc cắt bỏ cả khốitổ chức.

-Sát trùng và bôi mỡ kháng sinh.

VI. THEO DÕI

-Người bệnh được hẹn khám lại 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng, có chụp ảnh.

-Thăm dò mức độ hài lòng của người bệnh.

-Người bệnh được dặn: tránh nắng, để bong vảy tự nhiên, dùng thuốc kháng sinhtra tại chỗ để chống nhiễm khuẩn.

VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Choáng, ngất do sợ đau: cần giải thích và động viênngười bệnh trước laser.

- Chảy máu trong laser: nếu tổn thương đốt sâu và rộng,ít gặp, có thể dùng chỉ để khâu sau đó băng ép.

- Biến đổi sắc tố vùng laser sau một thời gian: tăng đọngsắc tố hoặc bạch biến.

THỬKÍNH ĐO KHÚC XẠ CHỦ QUAN

I.ĐẠI CƯƠNG

Quy trình thử kính là một phương pháp đánh giá khúc xạchủ quan.

II.CHỈ ĐỊNH

- Các trường hợp có tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạnthị, lão thị) cần thử kính để có thể cho kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật.

- Các trường hợp lão thị.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Đang có bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt.

- Người bệnh tuổi nhỏ quá, già quá, hoặc không phối hợpđể thử kính chính xác.

IV.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Bác sĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên.

2.Phương tiện

Hộp kính và gọng kính thử, bảng thị lực hoặc máy chiếuthị lực.

3.Người bệnh

Hướng dẫn người bệnh đầy đủ về phương pháp, bảng thị lực,và cách trả lời.

4.Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Thử kính cầu

1. Lựa chọn bảng thị lực thích hợp: người lớn hoặc trẻ emđã đi học: dùng bảng chữ cái. Trẻ nhỏ hoặc người không biết chữ dùng bảng hìnhvẽ hoặc chữ E hoặc vòng hở (Landolt).

2. Đặt khoảng cách thử thích hợp tùy theo bảng thị lực.

3. Giải thích cho người bệnh trước khi đo (về bảng thịlực và cách trả lời).

4. Đo thị lực nhìn xa không kính của từng mức trong khimắt kia được che kín. Nguyên tắc: thử mắt phải trước, mắt trái sau.

5. Đo khoảng cách đồng tử và đặt gọng kính thử theokhoảng cách đồng tử đó.

6. Lựa chọn số kính khởi đầu tùy theo thị lực không kính.Bao giờ cũng dùng kính cộng trước, nếu người bệnh thấy mờ hơn thì thay bằngkính trừ cùng số đó.

7. Tăng dần số kính đến khi người bệnh đạt thị lực tốiđa.

8. Nếu có từ 2 mắt kính khác nhau trở lên cùng cho thịlực tối đa thì chọn số kính thấp nhất nếu là kính trừ, chọn số cao nhất nếu làkính cộng.

2.Thử kính trụ

1. Sau khi đã thử kính cầu cho thị lực cao nhất có thểđược (kính cầu tối ưu) nhưng chưa đạt thị lực tối đa và kết quả soi bóng đồngtử cho thấy có loạn thị thì phải thử kính trụ.

2. Kính cầu tối ưu vẫn đặt ở trước mắt đang thử.

3. Thêm một kính trụ -0,50 D vào gọng thử, đặt theo trụcđã biết dựa vào kết quả soi bóng đồng tử hoặc khúc xạ tự động. Nên dùng kínhtrụ trừ. Nếu kết quả đo khúc xạ khách quan là trụ cộng thì phải chuyển thànhdạng trụ trừ trước khi thử kính.

4. Tăng dần số kính trụ đến khi đạt thị lực tối đa. Mỗikhi thêm vào -0,50D trụ thì lại thêm +0,25 D cầu (nếu là kính cầu cộng thì sốtăng thêm, nếu là kính cầu trừ thì số giảm đi).

5. Có thể dùng kính trụ chéo Jackson để tinh chỉnh trụcvà công suất kính cầu trong quá trình thử.

3.Cân bằng hai mắt

1. Kính cầu (hoặc cầu - trụ) vừa thử vẫn đặt ở gọng thử.Thêm kính cầu +1,00 D cho cả hai mắt. Đo thị lực cả hai mắt mở. Nếu thị lực haimắt giảm không quá hai dòng thì phải tăng số kính cầu mỗi lần +0,25 D đến khithị lực giảm ít nhất hai dòng.

2. Che mắt trái, thử mắt phải với kính cầu +1,00 D. Nếuthị lực hai mắt giảm không quá hai dòng thì phải thêm vào số kính cầu mỗi lần+0,25 D đến khi thị lực giảm ít nhất hai dòng.

3. Che mắt phải và làm lại bước 2 cho mắt trái.

4. So sánh hai mắt bằng cách che mắt luân phiên.

5. Ghi lại kết quả cuối cùng sau khi đã kiểm tra cân bằnghai mắt.

4.Thử kính đọc sách

Sau khi đã thử kính nhìn xa tốt nhất cho từng mắt, giữnguyên số kính nhìn xa, cho thêm kính cộng đều nhau ở 2 mắt và tăng dần côngsuất cho đến khi nhìn gần rõ nhất ở khoảng cách đọc thích hợp.

ĐOKHÚC XẠ TỰ ĐỘNG

I.ĐẠI CƯƠNG

Đo khúc xạ tự động là một phương pháp đánh giá khúc xạkhách quan dựa vào máy khúc xạ kế tự động.

II.CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp cần xác định tình trạng khúc xạ của mắt.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Đang có bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt

- Người bệnh tuổi nhỏ quá, già quá, hoặc không phối hợptốt trong quá trình đo.

IV.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Bác sĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên.

2.Phương tiện

Khúc xạ kế tự động.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Giải thích cho người bệnh trước khi đo.

+ Đây là máy để đo khúc xạ của mắt, đo rất nhanh, khôngđau và không hại mắt.

+ Đầu người bệnh phải cố định (đảm bảo mi mắt hoặc lôngmi không che lấp giác mạc), mắt mở to sau mỗi lần chớp.

+ Tinh thần thoải mái và tập trung vào vật tiêu trongmáy, ngay cả khi hình nhòe đi.

- Bật công tắc máy: không để cằm người bệnh vào máy tronglúc khởi động.

- Kiểm tra các chế độ cài đặt: ấn nút A để chọn chế độ đotự động hoàn toàn (FULL AUTO) hoặc nút M để chọn chế độ đo không tự động(MANUAL).

- Yêu cầu người bệnh đặt cằm vào giá đỡ, trán áp sát băngtì trán.

- Kiểm tra để đảm bảo mắt người bệnh cùng độ cao với vạchđánh dấu trên giá cố định đầu.

- Kiểm tra mắt người bệnh trên màn hình và căn chỉnh để cho3 chấm sáng trên giác mạc ở giữa vòng trong và rõ nét, chỉnh lên xuống để 3chấm sáng thẳng hàng với 2 dấu mốc ở vị trí 6 và 12 giờ.

- Yêu cầu người bệnh nhìn vật tiêu là mái nhà màu đỏ ởtâm của cảnh.

- Bấm START để bắt đầu đo. Có thể chọn chế độ đo một lầnhoặc đo 3 lần liên tục.

-In ra kết quả đo.

SOI BÓNG ĐỒNG TỬ

I. ĐẠI CƯƠNG

Soibóng đồng tử là một phương pháp đánh giá khúc xạ khách quan.

II. CHỈ ĐỊNH

Cáctrường hợp cần xác định tình trạng khúc xạ của mắt.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-Người bệnh đang có bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt.

-Người bệnh tuổi nhỏ quá, già quá, hoặc không phối hợp tốt để soi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bácsĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

Mộtmáy soi bóng đồng tử hình khe, hộp kính và gọng kính thử, thước Parent.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra người bệnh

Cóyêu cầu và có đầy đủ các điều kiện để soi bóng đồng tử.

2. Thực hiện kỹ thuật

-Thực hiện trong điều kiện phòng ánh sáng yếu để cho đồng tử không co nhỏ.

-Người bệnh ngồi trước mặt người khám, và mắt nhìn qua tai người khám hướng vàomột vật tiêu ở xa.

-Chọn khoảng cách đo (khoảng cách làm việc) tùy theo người khám. Khoảng cách đothường dùng là 50cm.

-Chỉnh máy soi bóng đồng tử ở chế độ chùm sáng song song (lúc này khe sáng chiếulên tường không còn rõ nét nữa), đầu tiên để khe sáng theo hướng dọc.

-Mắt người khám nhìn qua thị kính của máy và hướng chùm sáng vào đồng tử ngườibệnh. Đầu tiên để khe sáng để theo hướng dọc. Quét khe sáng ngang qua đồng tử.Quan sát chuyển động của bóng đồng tử so với khe sáng để xem bóng cùng chiều,ngược chiều, hoặc tỏa lan. Đồng thời đánh giá 3 yếu tố: tốc độ, độ sáng, và độrộng của bóng đồng tử.

-Xoay khe sáng về hướng ngang và lại quét dọc khe sáng qua đồng tử. Quan sát vàđánh giá như bước 5.

-Trường hợp bóng đồng tử không cùng hướng với khe sáng (loạn thị chéo) thì xoaykhe sáng của máy theo hướng chéo cho trùng với hướng của bóng đồng tử và thựchiện tiếp tục các bước trên.

-Phương pháp dùng 2 kính cầu để trung hòa bóng đồng tử (khoảng cách đo 50cm):

+Nếu bóng tỏa lan ngay mà chưa đặt thêm kính thì công suất của mắt ở kinh tuyếnđó là -2,00 D. Không cần trung hòa nữa.

+Nếu bóng cùng chiều thì cần dùng kính cộng để trung hòa bóng đồng tử. Nếu bóngngược chiều dùng kính trừ để trung hòa bóng đồng tử. Dùng thanh thước soi bóngđồng tử hoặc các mắt kính rời (đặt vào gọng kính thử). Thay đổi công suất kínhđến khi thấy bóng tỏa lan.

+Lấy số điốp của mắt kính cho bóng tỏa lan trừ đi 2 D (công suất kính cho khoảngcách đo 50cm) sẽ được công suất khúc xạ của trục tương ứng. Nếu 2 trục chính(vuông góc) có công suất bằng nhau thì mắt không có loạn thị.

Thídụ: quét khe sáng theo hướng ngang, công suất kính cho bóng tỏa lan là +4,00 Dthì công suất của trục ngang là +2,00 D. Quét khe sáng theo hướng dọc, côngsuất kính cho bóng tỏa lan là -1,00 D thì công suất trục dọc là -3,00 D. Khúcxạ của mắt được ghi bằng chữ thập quang học như sau:

Công suất của mắt này cần kính điều chỉnh là:

+2,00- 5,00 x 180

Thaycho phương pháp sử dụng 2 kính cầu, cũng có thể sử dụng một kính cầu và mộtkính trụ để tìm công suất trụ theo cách sau:

-Đầu tiên trung hòa một trục bằng một kính cầu.

+Nếu cả 2 trục cùng chiều thì trung hòa trục có bóng chậm hơn, tối hơn, và mảnhhơn.

+Nếu cả 2 trục ngược chiều thì trung hòa trục có bóng nhanh hơn, sáng hơn, vàdày hơn.

+Nếu một trục cùng chiều và một trục ngược chiều thì trung hòa trục cùng chiềutrước.

-Sau đó trung hòa trục còn lại bằng một kính trụ trừ.

-Đọc kết quả (công suất và trục) kính điều chỉnh ở 2 mắt kính trên gọng thử.

ĐẶT VÀ THÁO KÍNH TIẾPXÚC

I. ĐẠI CƯƠNG

Đặtkính tiếp xúc và tháo kính tiếp xúc là một kỹ thuật thường dùng trong lâm sàng.Người thao tác kính tiếp xúc cần phải thành thạo kỹ thuật để có thể đặt vàotháo kính tiếp xúc một cách an toàn và có thể hướng dẫn để người bệnh tự đặt vàtháo kính tại nhà.

II. CHỈ ĐỊNH

-Những người có tật khúc xạ.

-Những người bệnh có bệnh của bề mặt nhãn cầu (viêm giác mạc sợi, tróc biểu môgiác mạc, khô mắt, loạn dưỡng giác mạc, v.v.)

-Những người có nhu cầu dùng kính tiếp xúc thẩm mỹ (kính màu).

-Những trường hợp phẫu thuật khúc xạ có biến chứng vạt (đứt vạt, thủng vạt,v.v.)

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-Những người đang có bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc bệnh nặng của mắt, ngườibệnh nhiều tuổi hoặc tay vụng về quá.

-Những người không đảm bảo yêu cầu vệ sinh của kính tiếp xúc, trẻ nhỏ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bácsĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên.

2. Phương tiện

Kínhtiếp xúc, hộp đựng kính, dung dịch rửa kính, khăn giấy lau tay, gương soi.

3. Người bệnh

Ngườicó nhu cầu và đủ điều kiện đặt kính tiếp xúc.

4. Hồ sơ bệnh án

Đơnkính hoặc hồ sơ bệnh có đầy đủ các yêu cầu về kính tiếp xúc: công suất kính,đường kính, loại kính (mềm, cứng), màu sắc, thời gian dùng kính, v.v

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

Đảmbảo đầy đủ các chi tiết theo yêu cầu.

2. Kiểm tra người bệnh

Đúngtên, tuổi, yêu cầu về kính, và đúng mắt.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Đặtkính tiếp xúc

-Rửa tay sạch và lau khô.

-Lấy kính khỏi hộp, rửa bằng dung dịch vô trùng và nhúng dung dịch làm ướt.

-Đặt kính lên đầu ngón trỏ, mặt lõm lên trên.

-Người bệnh nhìn thẳng phía trước và mở cả 2 mắt.

-Người thao tác dùng ngón trỏ tay kia kéo mi trên (vùng cung mày) và giữ chặt.

-Ngón 3 hoặc 4 giữ mi dưới ở gần sát bờ mi và giữ chặt.

-Đặt kính vào giác mạc (mắt kia nhìn cố định vào một vật).

-Buông ngay tay giữ mi dưới và mi trên.

-Che mắt kia và kiểm tra thị lực để đảm bảo kính đã đặt đúng.

3.2. Tháokính tiếp xúc

-Rửa tay sạch và lau khô.

-Kiểm tra thị lực để chắc chắn kính tiếp xúc đang ở tâm giác mạc, nếu kính lệchlạc thì cần chỉnh lại.

-Người bệnh nhìn xuống phía dưới.

-Người thao tác dùng ngón trỏ tay phải đặt ở góc ngoài mắt, kéo mi trên ra ngoàitrong khi yêu cầu người bệnh chớp mắt để kính tuột ra.

-Nếu kính lệch ra phía ngoài thì chỉnh lại trước khi làm lại thao tác trên.

-Rửa sạch kính và đặt vào hộp có dung dịch khử trùng hoặc hộp khô, đặt đúng hộpcho mắt phải /trái.

VI. THEO DÕI

-Sau khi đặt kính tiếp xúc, phải kiểm tra và theo dõi thị lực, độ cân của kính,độ phù hợp của kính trên giác mạc để đảm bảo kính không lỏng quá hoặc chặt quá.

-Sau khi tháo kính phải theo dõi để phát hiện viêm nhiễm hoặc các bất thườngkhác có thể có trên giác mạc.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

-Xước giác mạc do đặt và tháo kính không đúng cách: dùng thuốc tra mắt khángsinh và nước mắt nhân tạo.

-Rách kính hoặc kẹt kính trong cùng đồ: tháo bỏ kính và đặt lại.

KỸ THUẬT CHÍCH CHẮP -LẸO

I. ĐẠI CƯƠNG

Chíchchắp - lẹo là kỹ thuật lấy đi ổ chắp hoặc lẹo.

II. CHỈ ĐỊNH

Chíchchắp và lẹo khi đã hình thành mủ và ổ viêm khu trú có điểm mủ trắng hoặc thànhbọc như hạt đỗ dưới da mi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-Chắp, lẹo đang sưng tấy.

-Những bệnh toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bácsĩ hoặc điều dưỡng được đào tạo.

2. Phương tiện

-Bộ dụng cụ chích chắp.

-Thuốc: thuốc gây tê bề mặt; Dung dịch betadin 5%, 10%; Mỡ kháng sinh.

3. Người bệnh

-Giải thích cho người bệnh và gia đình trước khi làm thủ thuật.

-Khai thác tiền sử đông máu. Tiền sử huyết áp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vôcảm

Gâytê tại chỗ.

3.2. Kỹthuật

-Sát khuẩn vùng chích bằng dung dịch betadin 5%.

-Dùng cặp cố định, cố định chắp. Chú ý vặn ốc vừa phải.

-Dùng dao lưỡi nhỏ rạch kết mạc ở vị trí chắp, nếu rạch ngoài đường rạch songsong với bờ mi, nếu rạch trong đường rạch vuông góc với bờ mi.

-Nếu có bọc xơ tránh làm vỡ bọc chắp, dùng kéo cong nhọn phẫu tích lấy gọn chắp.

-Nếu vết rạch quá 5mm. Khâu 1-2 mũi.

-Tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.

-Băng mắt.

VI. THEO DÕI

-Đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất thườngbáo bác sĩ để xử trí kịp thời.

-Hướng dẫn người bệnh thay băng sau 3 giờ. Tra thuốc, uống thuốc theo đơn củabác sĩ.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

-Chảy máu: băng ép.

-Nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh toàn thân.

NẶN TUYẾN BỜ MI

I. ĐẠI CƯƠNG

Nặntuyến bờ mi là kỹ thuật nhằm làm sạch bờ mi, đẩy các chất tiết của tuyến bờ mira và đưa thuốc trực tiếp lên bờ mi.

II. CHỈ ĐỊNH

Cáctrường hợp viêm bờ mi mạn tính.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Khôngcó chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bácsĩ, điều dưỡng chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

-Thuốc:

+Thuốc gây tê bề mặt kết mạc: dicain1%.

+Thuốc dùng để đánh bờ mi theo chỉ định.

-Dụng cụ:

+Kẹp Dolnberg hoặc Bilnhermin.

+Thanh đè.

+Tăm bông nhỏ.

3. Người bệnh

Đượcgiải thích về phương pháp và các thì của thủ thuật.

V. Các bước tiến hành

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

-Gây tê bề mặt bằng dicain 1%.

-Nặn tuyến bờ mi: có 2 cách làm như sau:

+Cách 1: tay trái dùng thanh đè có bôi thuốc mỡ kháng sinh đưa vào cùng đồ trênvà dưới sau đó dùng ngón cái của bàn tay phải ấn mạnh lên bờ mi và ép lên thanhđè lần lượt từ ngoài vào trong để nặn tuyến bờ mi. Sau đó dùng tăm bông làmsạch hết những chất tiết bẩn ở bờ mi.

+Cách 2: tay trái kéo nhẹ mi trên lên hoặc mi dưới xuống. Tay phải cầm kẹpBilhermin kẹp mi ở giữa đưa kẹp vào sâu khoảng 4 - 5mm so với bờ mi, bóp nhẹhai cành của kẹp lần lượt đi từ ngoài vào trong, dùng tăm bông làm sạch hết nhữngchất tiết bẩn ở bờ mi. Tiến hành chà bờ mi: tay trái kéo nhẹ mi trên lên hoặcmi dưới xuống để bộc lộ bờ mi và tách bờ mi ra khỏi bề mặt nhãn cầu. Tay phảicầm tăm bông nhỏ có tẩm thuốc dùng theo chỉ định chà nhẹ và từ từ lên bờ mitheo chiều từ ngoài vào trong và mỗi lần đánh bờ mi làm như vậy từ 2 - 3 lần.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍTAI BIẾN

Theodõi xem bờ mi có sưng nề, đỏ do nặn tuyến bờ mi không nếu thấy biểu hiện bấtthường báo ngay cho bác sĩ. Đối với trường hợp dị ứng thuốc thì ngừng ngaythuốc đó và báo ngay cho bác sĩ.

BƠM RỬA VÀ THÔNG LỆ ĐẠO

I. ĐẠI CƯƠNG

Bơmrửa và thông lệ đạo là kỹ thuật làm sạch đường dẫn lệ, kiểm tra sự lưu thông vàlàm thông đường dẫn lệ.

II. CHỈ ĐỊNH

1. Bơm rửa lệ đạo

-Chuẩn bị trước các phẫu thuật có can thiệp vào nội nhãn như đục thủy tinh thể,glôcôm.

-Một số trường hợp điều trị viêm loét giác mạc.

-Các trường hợp nghi ngờ tắc hẹp lệ đạo.

-Trước khi tiến hành thông lệ đạo.

2. Thông lệ đạo

Cáctrường hợp chảy nước mắt hoặc mủ do chít hẹp điểm lệ, tắc lệ quản ngang hoặcống lệ mũi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Ápxe túi lệ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bácsĩ, điều dưỡng chuyên khoa mắt đã được đào tạo.

2.Phương tiện

- Que nong điểm lệ.

- Bộ que thông lệ đạo với các số khác nhau.

- Bơm tiêm, kim bơm rửa lệ đạo.

- Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

-Thuốc tê dicain 1%.

-Dung dịch kháng sinh.

3. Người bệnh

Đượcgiải thích trước về mục đích và các thì của thủ thuật. Nếu là trẻ em, cần giảithích cho người nhà để cùng phối hợp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

-Người bệnh nằm ngửa trên bàn. Nếu là trẻ em thì cần có người giữ cùng

-Tra thuốc thuốc tê bề mặt 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút.

-Người làm thủ thuật đứng ở phía đầu người bệnh.

3.1. Bơmlệ đạo

Cáchlàm: thường bơm nước vào lệ quả dưới. Một tay kéo da mi dưới xuống dưới và rangoài để cố định mi và điểm lệ. Tay kia cầm bơm tiêm, đưa kim thẳng góc từ trênxuống vào qua điểm lệ 1mm. Quay bơm tiêm 900 vào lệ quản ngang, songsong bờ mi đến túi lệ, khi chạm vào thành xương thì lùi lại 1mm và từ từ bơmnước vào.

Kếtquả:

-Nước xuống miệng chứng tỏ lệ đạo thông.

-Phải bơm thật mạnh nước mới xuống miệng hoặc nước vừa xuống miệng vừa trào điểmlệ trên chứng tỏ lệ đạo thông nhưng bị hẹp.

-Nước trào tại chỗ là tắc lệ đạo ở lệ quản dưới.

-Nước trào ra lệ quản trên: tắc đoạn nào đó từ cổ túi lệ trở xuống ống lệ mũi.

-Khi lệ đạo tắc có nhiều mủ thì cần rửa sạch sau đó mới tiến hành thông lệ đạo.

3.2. Thông lệ đạo

-Thông điểm lệ: dùng 1 tay kéo da mi để bộc lộ điểm lệ. Trường hợp điểm lệ quánhỏ có thể tra xanh metylen hoặc thuốc đỏ để phát hiện dễ hơn. Tay kia cầm quenong đầu nhọn đưa vào điểm lệ vuông góc với bờ mi, khi que nong vào được 1mm,xoay ngang que nong 900 sao cho song song với bờ mi và đẩy vào trongvừa đẩy vừa xoay tròn que nong để nong rộng điểm lệ. Khique không vào được nữa rút que nong ra.

- Thông lệ quản ngang: dùng que nong nong rộng điểm lệ.Đưa que thông vào điểm lệ 1mm sau đó vào lệ quản ngang sau khi xoay ngang 900cho đến khi đầu que thông chạm vào túi lệ và thành xương. Khi que thông đi quachỗ chít hẹp thì xoay tròn que thông và đẩy từ từ vào trong.

- Thông ống lệ mũi: dùng que nong nong rộng điểm lệ. Đưaque thông vào điểm lệ 1mm vuông góc với bờ mi, sau đó xoay ngang que thông 900và tiếp tục đẩy que thông đi song song với bờ mi. Nếu khó đẩy que thông thì cầnkéo căng da mi ra phía ngoài để lệ quản ngang nằm thẳng, que thông sẽ vào dễhơn. Khi đầu que thông chạm vào thành xương (que vào khoảng 1 - 1,5cm) xoay quethông lên phía trên một góc 900 sau đó đẩy từ từ xuống phía dướitheo hướng ống lệ mũi (khi đẩy đầu que thông luôn luôn chạm vào thành xương).Rút que thông ra, bơm nước lệ đạo để kiểm tra. Nếu thông chưa được thì khoảngthời gian giữa hai lần thông ít nhất là 1 tuần.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1.Chảy máu

Chảy máu ở mũi hoặc điểm lệ do đầu que thông làm xướcniêm mạc lệ đạo hay niêm mạc mũi. Dùng ngón tay hoặc cục bông ấn nhẹ vào vùnglệ đạo một lúc cho đến khi hết chảy máu.

2.Que thông đi sai đường

Cách xử trí như đối với biến chứng chảy máu, nếu phù nềnhiều có thể băng ép và dùng thuốc chống phù nề.

LẤYBỆNH PHẨM KẾT MẠC

I.ĐỊNH NGHĨA

Lấy bệnh phẩm kết mạc là kỹ thuật lấy bệnh phẩm trong cáctrường hợp người bệnh bị viêm kết mạc để xác định tác nhân nhân gây bệnh hoặcnuôi cấy dự phòng trước phẫu thuật đối với những trường hợp người bệnh còn mộtmắt độc nhất.

II.CHỈ ĐỊNH

- Các trường hợp viêm kết mạc.

- Nuôi cấy dự phòng trong trường hợp phẫu thuật mắt độcnhất.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có.

IV.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Vi sinh, bác sĩ chuyên khoa Mắt, kỹthuật viên xét nghiệm.

2.Phương tiện

- Đèn cồn, cồn 900, cồn methanol, bông hấptiệt trùng.

- Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, thuốc gây tê bề mặt.

- Curette, Kimura's spatula đã hấp tiệt trùng, tăm bôngvô trùng.

- Bộ thuốc nhuộm Gram, bộ thuốc nhuộm Giemsa, thuốc nhuộmmethylen blue.

- Lam kính, lá kính sạch, bút viết kính, giá cắm lam, quecấy.

- Kính hiển vi, tủ lạnh để sinh phẩm hóa chất, tủ ấmthường, tủ ấm CO2.

-Buồng an toàn sinh học.

-Gường hoặc ghế lấy bệnh phẩm, đèn soi.

-Các môi trường nuôi cấy: thạch máu, thạch chocolate.

3. Người bệnh

-Trước khi tới làm xét nghiệm không lau các chất tiết, mủ.

-Làm xét nghiệm trước khi sử dụng kháng sinh. Nếu đã sử dụng phải ngừng thuốc ítnhất trước 24 giờ (ngoại trừ trường hợp viêm kết mạc cấp ở trẻ sơ sinh).

-Giải thích để người bệnh yên tâm và hợp tác.

-Người bệnh ở tư thế thoải mái, phù hợp với cách lấy bệnh phẩm.

4. Hồ sơ bệnh án

Giấyyêu cầu làm xét nghiệm của bác sĩ chuyên khoa.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

-Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi.

-Tra 1-2 giọt dicain 1% vào kết mạc cùng đồ dưới mắt cần lấy bệnh phẩm:

-Nhuộm soi tìm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng: dùng curette hoặc Kimura's spatulalấy tiết tố kết mạc phết lên 1-2 lam kính sạch. Dàn bệnh phẩm theo đường xoắnốc từ trong ra ngoài, cố định bệnh phẩm bằng cồn methanol. Tiến hành nhuộmGram, methylen blue....

-Xét nghiệm tế bào học: lộn mi trên, dùng curette hoặc Kimura's spatula vô trùngnạo nhẹ kết mạc. Khi nạo để lấy được tế bào biểu mô, kết mạc phải hơi trắng,tránh để chảy máu. Dàn bệnh phẩm theo đường xoắn ốc từ trong ra ngoài, cố địnhbệnh phẩm bằng cồn methanol. Tiến hành nhuộm Giemsa...

-Nuôi cấy: dùng tăm bông vô trùng làm ẩm bằng nước muối sinh lý 0,9% quệt vàocùng đồ mắt bị viêm, cấy theo hình Zic-Zac vào môi trường nuôi cấy. Mỗi ngườibệnh cấy một đĩa môi trường riêng biệt (Chú ý lấy bệnh phẩm nuôi cấy trước khitra thuốc gây tê).

VI. THEO DÕI

Trongkhi lấy bệnh phẩm cần theo dõi về trạng thái tinh thần và thể trạng chung củangười bệnh để kịp xử lý.

VII.TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

Không có.

THAYBĂNG MẮT VÔ KHUẨN

I.ĐẠI CƯƠNG

Thay băng bằng tăm bông vô khuẩn là công việc làm sạchmắt để ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh sau phẫu thuật mắt và có chỉ định phải băngmắt.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định thay băng.

IV.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Bác sĩ hoặc điều dưỡng được đào tạo.

2.Phương tiện

Dụng cụ:

- Chuẩn bị xe thay băng theo quy định.

- Bàn thay băng.

3.Người bệnh

- Giải thích và hướng dẫn người bệnh.

- Tư thế người bệnh: nằm ngửa trên bàn thay băng.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

2.Kiểm tra người bệnh

3.Thực hiện kỹ thuật

- Chuẩn bị tăm bông, băng sạch ra khay vô khuẩn.

- Dùng kẹp phẫu tích sạch hoặc bằng tay bóc băng nhẹnhàng.

- Tra dung dịch natri clorua 0,9% vào góc trong mắt thaybăng và làm ẩm đầu bông.

- Tay trái cầm tăm bông thứ nhất vành nhẹ mi dưới xuống,hướng dẫn người bệnh ngước nhìn lên, tay phải cầm tăm bông thứ 2 lau sạch mi từngoài vào trong. Lau lại lần nữa bằng tăm bông thứ 3. Lau vùng xung quanh mi từtrong ra ngoài bằng tăm bông thứ 4.

- Xem tình hình vết phẫu thuật, nếu có hiện tượng bấtthường báo ngay cho bác sĩ điều trị.

- Tra thuốc theo y lệnh của bác sĩ.

- Đặt gạc vô trùng và băng lại (băng che, kín, hoặc băngép tùy theo y lệnh của bác sĩ).

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Theo dõi mắt có kích thích, đau nhức hay không? quan sátdịch thấm băng mắt và toàn trạng người bệnh. Nếu thấy bất thường cần báo ngaycho bác sĩ điều trị.

NHỎTHUỐC VÀO MẮT

I.ĐẠI CƯƠNG

Nhỏ thuốc là đưa dung dịch thuốc vào kết mạc cùng đồ dướicủa mắt, từ đó thuốc thấm qua kết mạc và giác mạc để vào phần trước nhãn cầu.

II.CHỈ ĐỊNH

Tất cả các bệnh về mắt khi có chỉ định dùng thuốc tramắt.

III.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

Điều dưỡng chuyên khoa Mắt.

2.Phương tiện

- Xe tiêm, thay băng.

- Hộp bông ướt hoặc tăm bông, bông gạc vô khuẩn.

- Phiếu tra thuốc, găng tay sạch, băng dính và kéo (Ngườibệnh đã phẫu thuật).

- Dung dịch cồn 700C hoặc dung dịch cồn rửatay nhanh.

- Kẹp phẫu tích có mấu vô khuẩn, kẹp phẫu tích sạch, lọcắm kẹp phẫu tích.

- Túi đựng rác thải y tế, rác thải tái chế.

-Các loại thuốc theo y lệnh.

3. Người bệnh

-Giải thích, hướng dẫn cho người bệnh để phối hợp với Điều dưỡng.

-Tư thế người bệnh:

+Nằm ngửa, đặt gối phía dưới để đầu được nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái (Trẻ nhỏ:nên đặt nằm và giữ đầu cố định).

+Ngồi ghế: ghế tựa, yêu cầu người bệnh ngửa đầu ra sau.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

Kiểmtra phiếu tra thuốc so với bệnh án.

2. Kiểm tra người bệnh

Thựchiện kiểm tra 5 đúng.

3. Thực hiện kỹ thuật

-Thực hiện quy trình vô khuẩn.

-Lau rửa mắt: dùng bông ướt hay tăm bông lau dọc hai bờ mi từ góc ngoài vào góctrong sau đó lau sạch vùng da mi quanh mắt.

-Nhỏ mắt:

+Thuốc nước:

•Yêu cầu người bệnh nhìn lên trên và ra ngoài. Một ngón tay kéo mi dưới xuống,bông đặt ở mi dưới để thấm nước mắt sau khi tra.

•Cầm lọ thuốc cách mắt khoảng 1,5 - 2cm. Nhỏ thuốc vào góc trong mắt, cùng đồdưới, tránh chạm đầu ống thuốc vào mắt.

•Nếu tra nhiều loại thuốc mỗi loại cách nhau 5 phút

•Tra thuốc tê tại chỗ: giọt đầu tiên tra phía cùng đồ dưới, lần tiếp theo nêntra trực tiếp lên nhãn cầu.

•Trong trường hợp trẻ nhỏ hoặc người bệnh bị đau hay chảy nước mắt không thểnhìn lên trên được, điều dưỡng dùng 2 ngón tay để giữ mi trên và mi dưới rồitra thuốc lên mắt.

+Thuốc mỡ:

Yêucầu người bệnh nhìn lên trên, dùng một ngón tay kéo mi dưới, đưa một lượngthuốc dọc theo cùng đồ dưới, đảm bảo phần cuối của typ thuốc không chạm vàolông mi.

Lưu ý:

-Không nên tra thuốc trực tiếp lên giác mạc, không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt.

-Không được kéo mi trên trong trường hợp người bệnh tự mở được mắt

-Khi tra thuốc độc (như atropin) phải ấn giữ góc trong mắt vùng lệ quản tránhlàm thuốc xuống khoang miệng.

-Thuốc đã mở nắp chỉ dùng trong thời gian dưới 15 ngày.

V. THEO DÕI

-Đánh giá tình trạng mắt: mi mắt, dịch xuất tiết, kết mạc, giác mạc, màu sắc daxung quanh mắt, đau nhức, đau nhức nhiều có kèm nôn.

-Nếu có dấu hiệu bất thường ghi phiếu chăm sóc, báo cho bác sĩ.

VI. XỬ TRÍ TAI BIẾN

-Chạm vào giác mạc gây xước giác mạc: tra thuốc kháng sinh phòng chống bộinhiễm, tăng cường dinh dưỡng mắt.

-Các biến chứng về toàn thân liên quan đến dược động học của thuốc: báo cho bácsĩ.

-Xử trí theo hướng toàn thân.

ĐO NHÃN ÁP KẾ MACLAKOP

I. ĐỊNH NGHĨA

Đonhãn áp bằng nhãn áp kế Maclakop là sử dụng quả cân có trọng lượng để đo áp lựccủa các thành phần trong nhãn cầu tác động lên củng mạc và giác mạc.

II. CHỈĐỊNH

- Tất cả người bệnh tuổi từ 35 trở lên.

- Người trẻ tuổi có những dấu hiệu nghingờ glôcôm.

- Người ruột thịt của người bệnh glôcôm.

III. CHỐNGCHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có viêm nhiễm cấp ở mắt.

- Mắt có tổn thương giác mạc: bị loét,trợt biểu mô; bệnh giác mạc bọng; giác mạc phù nặng.

- Mắt chấn thương có vết thương hở.

IV. CHUẨNBỊ

1. Ngườithực hiện

Điều dưỡng chuyên khoa Mắt.

2. Phươngtiện

- Dụng cụ.

+ Khay sạch, bông vô khuẩn, cồn sáttrùng.

+ Bộ nhãn áp kế Maclakop.

+ Đèn cồn, bật lửa.

- Thuốc: thuốc gây tê bề mặt, nước muốisinh lý, thuốc kháng sinh.

3. Ngườibệnh

- Giải thích và hướng dẫn người bệnh.

- Tư thế người bệnh: nằm ngửa trên bàn,mắt nhìn thẳng lên trần nhà.

V. CÁCBƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểmtra hồ sơ

Kiểm tra y lệnh.

2. Kiểmtra người bệnh

- Người bệnh nằm ngửa, mắt nhìn thẳng lêntrần nhà.

- Tra thuốc tê bề mặt 2 lần vào mắt ngườibệnh, mỗi lần nhỏ cách nhau 3 phút.

3. Thựchiện kỹ thuật

- Bật đèn cồn.

- Thực hiện quy trình vô khuẩn dụng cụ đo.

- Mắc quả cân vào tay cầm, lau sạch quảcân bằng dung dịch cồn sát trùng. Hơ quả cân trên ngọn lửa đèn cồn.

- Tẩm mực in vào 2 đầu quả cân cho thật đều, hơ lại quả cân lên ngọn lửa đèn cồn.

- Hướng dẫn người bệnh đưa tay ra trướcmắt, mắt nhìn thẳng vào ngón tay trỏ (Nếu đo mắt phải, người bệnh đưa tay tráira hoặc ngược lại). Điều chỉnh ngón tay của người bệnh sao cho giác mạc nằmngang và chính giữa khe mi.

- Tay phải cầm tay cầm quả cân tay, tráivành hai mi chú ý không được đè tay vào nhãn cầu. Đặt quả cân thẳng góc chính giữa giác mạc, từ từ đặt quả cân đè lên giác mạc. Đưa nhẹ tay cầm xuống dưới,khi tay cầm đưa xuống quá nửa chiều cao quả cân nhấc nhanh quả cân ra khỏi mắt.

- Lấy bông tẩm cồn 900 bôi vàogiấy, in dấu nhãn áp lên giấy.

- Dùng thước đo, đo đường kính của diệntiếp xúc, ghi kết quả đo.

- Tra natriclorua 0,9% hoặc kháng sinhvào mắt vừa đo.

VI. THEODÕI

Khi người bệnh có nhãn áp cao cần báongay cho bác sĩ để theo dõi.

VII. XỬTRÍ TAI BIẾN

Xước giác mạc, viêm kết mạc - giác mạc:tra kháng sinh