Quyền quản lý doanh nghiệp là gì

Người quản lý doanh nghiệp là gì?

Nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp là một chế định cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp hướng tới việc đảm bảo quản trị tốt công ty. Người quản lý doanh nghiệp chính vì vậy mà có vai trò rất quan trọng thực tiễn quản trị và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp. Vậy người quản lý doanh nghiệp là gì? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Người quản lý doanh nghiệp là một khái niệm đã được đề cập trong Luật Doanh nghiệp 2020 tại khoản 24 Điều 4 quy định: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty”.

Như vậy, bên cạnh các chức danh được liệt kê cụ thể thì những chủ thể khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty cũng được xác định là người quản lý doanh nghiệp. Những người này có thể là trưởng, phó các phòng, giám đốc tài chính, giám đốc các chi nhánh được điều lệ công ty quy định quyền được ký kết các giao dịch nhân danh công ty. Họ là cánh tay đắc lực và có lợi ích sát sườn với ban giám đốc hay Hội đồng quản trị. Trên thực tế, các chức danh này cũng có ảnh hưởng và thẩm quyền nhất định xác lập những quyền lợi và nghĩa vụ cho doanh nghiệp nhưng thường không được quy định trong điều lệ vì họ với tư cách là người lao động chứ không phải người sở hữu doanh nghiệp, họ dễ dàng bị thay đổi bởi quyết định của những người đứng đầu doanh nghiệp.

Theo quy định nêu trên thì người quản lý doanh nghiệp chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức. Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt khái niệm người quản lý doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây là hai khái niệm không đồng nhất với nhau, mặc dù người quản lý doanh nghiệp cũng có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật [khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020].

CT TNHH và CTCP có thể có nhiều người đại diện. Số lượng cụ thể, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật do điều lệ công ty quy định. Như vậy, có thể nhận thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp, những không phải tất cả những người quản lý doanh nghiệp đều là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chỉ những chức danh quản lý được điều lệ quy định mới là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, pháp luật quy định những chức danh quản lý khác nhau, theo đó chức danh người quản lý doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp cụ thể sẽ là:

  • Trong doanh nghiệp tư nhân: Người quản lý doanh nghiệp tư nhân là Chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc quản lý doanh nghiệp và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong công ty hợp danh: Người quản lý công ty hợp danh bao gồm: Thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong CT TNHH một thành viên: Người quản lý công ty TNHH một thành viên bao gồm các chức danh sau: Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong CT TNHH hai thành viên trở lên: Người quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm các chức danh quản lý sau: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong CTCP: Người quản lý CTCP bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Người quản lý trong doanh nghiệp thường là những người chỉ đạo, điều hành, quyết định các vấn đề đối ội [quan hệ với các thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức, quản lý nhân sự…] và các vấn đề đối ngoại [tổ chức hoạt động kinh doanh, ký kết các hợp đồng , đại diện công ty trước bên thứ ba…].

Người quản lý trong doanh nghiệp phải thực hiện một số nghĩa vụ được giao theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, pháp luật có liên quan, Điều lệ doanh nghiệp và các quyết định của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ “hợp đồng ủy quyền” giữa người quản lý doanh nghiệp và các thành viên trong doanh nghiệp đó. Phạm vi ủy quyền là thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ mà Điều lệ công ty và pháp luật quy định. Đối với giám đốc, khi điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp phải tuân theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty [nếu có] và quyết định của doanh nghiệp. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại [nếu có].

Ngoài việc phải thực hiện theo quy định trên, người quản lý doanh nghiệp còn phải có nghĩa vụ trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của doanh nghiệp để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Thực tế ở Việt Nam, không thiếu những trường hợp vi phạm nghĩa vụ trung thực của người quản lý doanh nghiệp chẳng hạn: Trách nhiệm tối cao của hội đồng quản trị trong một công ty cố phần là đại diện cho quyền lợi của các cổ đông. Từ câu chuyện l1 thành viên hội đồng quản trị Công ty FPT tự cho mình “đặc quyền” được góp vốn vào các công ty “con” của FPT, cho thấy cơ chế bảo vệ lợi ích và đảm bảo sự đối xử công bằng đối với mọi cổ đông trong FPT đã bị xâm phạm nặng nề. Các cổ đông thiểu số của FPT không thể kiện vì hội đồng quàn trị đã làm đúng theo quyền hạn mà họ đã được đại hội cổ đông trao, tức được lập công ty con và quyết định những ai được quyền góp vốn trong những công ty này. Thế giới cũng đã thống kê rằng, các xung đột quyền lợi “kiểu” FPT không phải là hiếm. Việc FPT “ký hợp đồng” bán cổ phần trong các công ty “con” cho các thành viên hội đồng quản trị được nhìn nhận là một kiểu lạm dụng quyền hạn của hội đồng quản trị và có thể đem lại rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư nhỏ, bởi giao dịch này diễn ra theo những điều khoản có lợi cho hội đồng quản trị và do đó đem đến bất lợi cho công ty như một tổng thể.

Như vậy, việc xác định đúng ai là người quản lý trong doanh nghiệp và quy định hợp lý các nghĩa vụ pháp lý phát sinh cho họ sẽ góp phần không nhỏ cho việc quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thương trường.

Trên đây là bài viết về Người quản lý trong doanh nghiệp là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm;

Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Cá nhân công tác tại doanh nghiệp nhà nước có được thành lập công ty cổ phần không?

Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Cá nhân công tác tại doanh nghiệp nhà nước có được thành lập công ty cổ phần không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xịn đc hỏi và mong Cty tư vấn giúp. Tôi đang có dự định thành lập công ty cổ phần. Nhưng cá nhân tôi đang công tác tại công ty thuộc nhà nước, và đồng thời đang là Đảng viên vậy tôi có thể làm được Giám đốc hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị không? Xin cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định :

"1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a] Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Xem thêm: Người quản lý doanh nghiệp là gì? Trách nhiệm và vai trò?

b] Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c] Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d] Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ] Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e] Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh."

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

Xem thêm: Người quản lý công ty là gì? Nghĩa vụ người quản lý doanh nghiệp?

Như vậy, trước tiên nếu bạn muốn thành lập công ty cổ phần bạn phải không thuộc các đối tượng không được thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014.Theo thông tin mà bạn cung cấp bạn hiện đang công tác tại doanh nghiệp nhà nước nhưng lại không nói rõ là hiện đang công tác tại vị trí nào , nếu trong trường hợp bạn là cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, mà không phải những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác thì bạn thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014. Do vậy bạn sẽ không thể thành lập công ty cổ phần trong trường hợp này.

Còn nếu trong trường hợp bạn đang công tác trong doanh nghiệp nhà nước nhưng không phải là cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, hoặc là cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhưng là những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lí phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác thì hoàn toàn có thể thành lập doanh nghiệp, cụ thể là thành lập công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014.Nếu bạn muốn trở thành giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị của công ty thì tùy thuộc vào từng chức danh mà sẽ phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể, ví dụ :

+ Đối với chủ tịch hội đồng quản trị thì sẽ do hội đồng quản trị tiến hành bầu ra một trong số các thành viên của hội đồng quản trị để làm chủ tịch hội đồng quản trị.Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm giám đốc, hoặc tổng giám đốc của công ty trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014 và điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán có quy định khác.

+ Đối với giám đốc, tổng giám đốc thì :

Hội đồng quản trị sẽ tiến hành bổ nhiệm một người trong số các thành viên hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật doanh nghiệp 2014.

Xem thêm: Tổng giám đốc là gì? So sánh với Chủ tịch hội đồng quản trị?

Video liên quan

Chủ Đề