Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu xây lắp

Nội dung bài viết:

  1. 1. Đấu thầu là gì?
  2. 2. Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là gì?
  3. 3. Nội dung của quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
  4. 4. Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
  5. 5. Thời hạn phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu ngày?

Nếu đang phân vân không biết mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được lập như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây về quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Đấu thầu là gì?

Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó có người gọi thầu và người dự thầu:

Người muốn xây dựng một công trình [người gọi thầu] công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình

Người dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận, người gọi thầu qua so sánh để lựa chọn nhà thầu có lợi nhất cho mình theo các điều kiện do mình đưa ra

2. Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là gì?

Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là việc kiểm tra, đánh giá bằng văn bản của cá nhân có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và đưa ra quyết định lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án

Căn cứ nghị định 63/2014/nđ-cp quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định như sau:

Điều 20. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

  1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
  2. Kết quảlựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 điều 106 của nghị định này trước khi phê duyệt.
  3. Kết quảlựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt bằngvănbản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

3. Nội dung của quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Căn cứ điều 20 nghị định 63/2014/nđ-cp quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định như sau:

  1. Trường hợp lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:
  2. A] tên nhà thầu trúng thầu;
  3. B] giá trúng thầu;
  4. C] loại hợp đồng;
  5. D] thời gian thực hiện hợp đồng;

Đ] các nội dung cần lưu ý [nếu có].

4. Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

UBND ………………

SỞ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số: ……………… ……………, ngày…tháng…năm…

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt chỉ định thầu ……….……….

GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG

Căn cứLuật Đấu thầungày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứNghị định số 63/2014/NĐ-CPngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ ……………………………………;

Căn cứ ……………………………………;

Xét đề nghị của ……………………………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chỉ định thầu …………….……………., với các nội dung chủ yếu sau:

– Đơn vị được chỉ định thầu: …………….……………………………..

– Giá trị chỉ định thầu: …………………… [bằng chữ: ………………….].

– Phương thức thực hiện hợp đồng: ……………………………………..

– Tiến độ thực hiện: …………………………………………………………….

Điều 2. Trên cơ sở Điều 1, …………..………….. hoàn chỉnh mọi thủ tục thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng để triển khai bảo hiểm đúng tiến độ và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Sở, Trưởng các phòng Kế hoạch – Tài chính, …………..………….. và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:GIÁM ĐỐC

– Như Điều 3; [Ký và ghi rõ họ tên]

– Kho bạc Nhà nước tỉnh;

– Sở Tài chính;

– ……..……..;

– Lưu: VT, KHTC, ….…..

5. Thời hạn phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu ngày?

– Điều 12 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu Thầu.

  1. k] Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định;
  2. n] Thời hạn gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu theo đường bưu điện, fax là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Mọi thắc mắc xin gửi về đường dây nóng hoặc liên hệ, gửi câu hỏi với chúng tôi qua website, bạn sẽ nhận được phản hồi nhanh nhất và chính xác nhất.

Đánh giá post

Mục lục bài viết

  • 1. Về hạn mức chỉ định thầu
  • 2. Quy trình chỉ định thầu thông thường theo pháp luật
  • 2.1 Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
  • 2.2 Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
  • 2.3Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
  • 2.4 Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
  • 2.5 Hoàn thiện và ký kếthợp đồng:
  • 3. Quy định chỉ định thầu rút gọn

tuy nhiên tại cơ quan tôi đang tranh luận tên của quyếtđịnh sẽ là quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu [nội dung quyết định có hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu]; hay tên của quyết định là quyết định chỉ định nhà thầu trúng thầu, và pháp luật quy định như thế nào về vấn đề chỉ định thầu?. Xin luật sư tư vấn cho tên quyết định như nào là đúng ? Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Đấu thầu của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Đấu thầu trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn pháp luật của luật Minh Khuê, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật đấu thầu 2013

Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dấn luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

Nội dung phân tích

Theo khoản 1 điều 56 nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định như sau :

1. Về hạn mức chỉ định thầu

Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 22 của Luật đấu thầubao gồm:

- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

- Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

2. Quy trình chỉ định thầu thông thường theo pháp luật

2.1 Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

- Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

+ Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằngvănbản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

- Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các điểm a,b c ,d, e và h khoản 1 điều 5 của Luật đấu thầuvà có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

Điều 5: Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a] Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b] Hạch toán tài chính độc lập;

c] Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

d] Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

e] Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

h] Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2.2 Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

- Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;

- Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

2.3Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

- Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

2.4 Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu

Theo quy định tại điều 20 của nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Điều 20: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.

2. Kết quảlựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định này trước khi phê duyệt.

3. Kết quảlựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt bằngvănbản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

4. Trường hợp lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:

a] Tên nhà thầu trúng thầu;

b] Giá trúng thầu;

c] Loại hợp đồng;

d] Thời gian thực hiện hợp đồng;

đ] Các nội dung cần lưu ý [nếu có].

5. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại khoản 1 điều 17 của Luật đấu thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.

6. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này; gửivănbản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn quy định tại điểm n khoản 1 điều 12 của Luật đấu thầu. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a] Thông tin quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều này;

b] Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu;

c] Kế hoạchhoàn thiện, ký kết/hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.

2.5 Hoàn thiện và ký kếthợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

3. Quy định chỉ định thầu rút gọn

- Đối với gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 điều 22 của Luật đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:

Điều 22: Chỉ định thầu

1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a] Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.

Điều 7: Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu

1. Trách nhiệm cung cấp thông tin:

...

d] Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu [nếu có] lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu;

...

Điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 điều 8 của nghị định 63/2014/NĐ-CP được quy định như sau:

Điều 8: Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu

1. Trường hợp tự đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:

...

c] Đối với thông tin quy định tại các Điểm a, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, cáctổ chứcchịu trách nhiệm đăng tải thông tin phải bảo đảm thời điểm tự đăng tải thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành.

2. Trường hợp cung cấp thông tin cho Báo đấu thầu:

...

b] Đối với thông tin quy định tại các Điểm d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngàyvănbản được ban hành. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu.

...

- Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:

+ Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;

+ Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơsởđể phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;

+ Ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

Như vây,trong trường hợp của bạn,văn bản mà người đứng đầu cơ quan bạn ban hành sẽ có tiêu đề : " Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu"

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sưtư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162để được giải đáp. Rất hân hạnh được hợp tác.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đấu thầu - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề