Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục the chất

Sáng kiến kinh nghiệm – Một số phương pháp kích thích gây hứng thú luyện tập thể dục là tài liệu hữu ích cho các giáo viên thể dục trung học cơ sở nói riêng, giáo viên thể dục các cấp nói chung. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các thầy cô tạo hứng thú cho học sinh trong môn học.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI:MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH GÂY HỨNG THÚ TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO CHO HỌC SINH

A-ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước khoẻ mạnh …” và vì thế: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước”.
Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích của GDTC phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước.

Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Ở học sinh phổ thông nói chung và tuổi học sinh THCS nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn.

Mặc khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinh.v.v. Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng những biện pháp nào? Một câu hỏi đang đặt ra. Vậy trên nền tảng GDTC đặt ra, với những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích, hay động viên, nhiều phương pháp khác để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập. Với những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Sử dụng một số phương pháp nhằm kích thích gây nhiều hứng thú học tập, giúp các em ham thích học tốt môn thể dục”.

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I. Mục đích, yêu cầu giới hạn đề tài:

+ Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.

+ Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập.

+ Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn.

II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:

+ Học sinh trung học cơ sở.

+ Rèn luyện thân thể trong nhà trường và luyện tập ở nhà.

III. Phương pháp nghiên cứu:

+ Kích thích các em ham thích học môn thể dục.

+ Sử dụng tranh ảnh, các dụng cụ học tập: Tranh các loại, bóng (các loại bóng), Cầu đá (các loại cầu), dây nhảy… mang tính hấp dẫn.

+ Phương pháp sử dụng “trò chơi”.

+ Phương pháp thi đua khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao…

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI:“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT BÀI THỂ DỤCPHÁT TRIỂN CHUNG”I/ĐẶT VẤN ĐỀ:Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kĩ năngđơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động, để cácem học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏecho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho các em phát triển bìnhthường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho họcsinh nếp sống lành mạnh, vui tươi có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đứckhác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho học sinh.Như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng có lời tâm huyết đối với sự nghiệp giáodục của chúng ta, đó là : “Thể dục là một mục tiêu giáo dục của chúng ta,nó là cơ sở đểtiếp thu tốt đức dục, trí dục và mỹ dục”.Bởi vậy chúng ta cần nhận thức sâu sắc mục đíchnhiệm vụ yêu cầu của giáo dục thể dục ở trường tiểu học để có những bài tập khoa học,phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cũng như khả năng nhận thức của học sinh.Từ đó có thể đưa giáo dục thể dục cùng với các mặt giáo dục khác, hoàn thành tốt mụctiêu giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông.Đặc thù môn thể dục ở nhà trường phổ thông là biến những kiến thức mà học sinhnắm được thành kỹ năng hoạt động vận động, trên cơ sở đó phát triển thể lực và tăngcường sức khỏe của các em.Nội dung cơ bản của kiến thức và kỹ năng môn thể dục ở tiểu học bao gồm: Độihình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung,các bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vậnđộng cơ bản, các trò chơi vận động.Những nội dung này xuyên suốt trong chương trình,được bố trí xen kẽ theo dạng “xoáy chôn ốc”, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho việcrèn luyện thể lực hình thành các tư thế cơ bản đúng và trang bị cho học sinh những kỹnăng vận động cơ bản nhất, chuẩn bị tốt cho các hoạt động sau này. Vì Con người làđộng lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là chủ thể của mọi sự sáng tạo, chủthể của mọi của cải vật chất và văn hoá, chủ thể để xây dựng một xã hội công bằng vànhân ái. Như vậy con người cần được phát triển toàn diện "phát triển cao về trí tuệ, cườngtráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức" (Nghị Quyết TW 2khóa XII). Trong đó giáo dục thể chất là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong hệthống giáo dục con người mới toàn diện của đất nước.Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệtquan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Bằngnhững chính sách đúng đắn cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, thể lực và tầmvóc của người Việt Nam có những bước phát triển khá trong những năm gần đây. Tuynhiên, so với các tiêu chuẩn quốc tế thể lực và tầm vóc của người Việt Nam còn thua kémnhiều nước trong khu vực. Tình trạng này nếu chậm khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sựnghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập kinh tế của đất nước.Chỉ thị 36 - CT/TWT ngày 24 - 03 - 1994 của BCH TW ĐCSVN về công tác giáo dục thểdục thể thao đã nêu rõ: "Mục tiêu cơ bản và lâu dài của công tác giáo dục thể dục thể thaolà hình thành nên một nền thể dục thể thao phát triển, tiến bộ góp phần nâng cao sức khỏeđáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân. Phấn đấu đạt được vị trí xứng đángtrong hoạt động thể thao quốc tế trước hết là khu vực Đông Nam Á".Chính vì thế màtrong những năm gần đây Bộ Giáo dục và đào tạo không ngừng nghiên cứu cải tiến nộidung đổi mới chương trình phương pháp giảng dạy trong trường học các cấp. Đây là mộttrong những nội dung cơ bản không thể thiếu của hầu hết chương trình giảng dạy thể dụcở các trường phổ thông.Vì vậy giáo dục thể chất là một yếu tố quan trọng góp phần tácđộng đến sự phát triển thể lực học sinh trong nhà trường. Để đánh giá những tiến bộ củacông tác giáo dục thể chất trong nhà trường tìm ra nguyên nhân và biện pháp tăng cườngsức khỏe thể lực của học sinh theo tinh thần Chỉ thị 36 : CT/TWT ngày 24-03-1994 củaBCH TWĐ, chúng ta cần xác định thực trạng phát triển về thể lực của học sinh hiện nay.Để góp phần thực hiện đúng chiến lược của Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra, đội ngũ cánbộ giáo viên trường đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm đổi mới công tác giảng dạy chophù hợp hơn. Trong đó giáo dục thể chất ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập củahọc sinh, có sức khỏe tốt giúp các em học tập tốt hơn.Học sinh THCS nói chung và họcsinh tiểu học nói riêng là lực lượng lao động trong tương lai thực hiện sự nghiệp đổi mớicông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trình độ phát triển thể lực của lực lượng nàykhông chỉ là vấn đề nòi giống mà còn là vấn đề chăm lo bồi dưỡng một lực lượng laođộng quan trọng. Do đó, có những thông tin về thực trạng thể lực của đối tượng này đóngvai trò vô cùng quan trọng và cần thiết.Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết địnhlựa chọn đề tài:” Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung”.II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:1/ Mục đích của đề tài: Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt cùng với các hoạt động giáo dụckhác(đạo đức, thẩm mĩ ), góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, thực hiện mục tiêuđào tạo của nhà trường phổ thông.Mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu họcnhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể,môitrường, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dụcthể thao, trò chơi vận động, tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây đượckhông khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm,…Thông qua giảng dạythể dục bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp theo”Năm điều Bác Hồdạy”như “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào- Đoàn kết tốt- Khiêm tốn thật thà dũng cảm”vàlàm cho học sinh biết vận dụng những điều đó vào trong học tập, lao động và cuộc sốnghàng ngày.Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông còn góp phần bồi dưõng nhântài thể dục thể thao cho đất nước.Vậy để học sinh yêu thích và học tốt bài thể dục pháttriển chung với vai trò là người giáo viên chuyên thể dục tôi luôn băn khoăn, suy nghĩnhằm tìm ra các biện pháp hợp lý nhất để giảng dạy giúp cho các em học tốt hơn bài tậpthể dục phát triển chung.2/ Một số lỗi sai thường mắc phải khi tập bài thể dục phát triển chung.Không thực hiện đúng phương hướng, biên độ động tác,các động tác giơ cao các emkhông giơ hết biên độ hoặc giơ tay cúi đầu.Không thực hiện động tác hít vào và thở rahoặc nhịp hô quá nhanh các em không thực hiện kịp.Không biết chuyển trọng tâm ở độngtác toàn thân.Không thẳng chân khi gập bụng hoặc đá chân.3/ Học sinh học chưa tốt bài thể dục phát triển chung có ảnh hưởng gì ?Học sinh học không tốt bài thể dục phát triển chung sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy của giáoviên, làm mất nhiều thời gian để hướng dẫn lại cho học sinh, dẫn tới dạy quá nhiều thờigian quy định.Học sinh tập không tốt bài thể dục phát triển chung các em không cònhứng thú với việc học thể dục dẫn tới thiếu tập trung trong tiết học,học sinh không hứngthú học nên tiết học thiếu sinh động, mất trật tự.4/ Những biện pháp:Mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng hình thức tích cực hóa học sinh bằng cácphương pháp trò chơi và tích cực tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá. Để đổi mớiphương pháp dạy học giáo viên phải có sự chuẩn bị trước bài dạy, thiết bị, đồ dùng dạyhọc kể cả việc tập trước các động tác kĩ thuật mới đạt được kết quả mong muốn Trongquá trình giảng dạy qua những lần thành công và thất bại tôi đã rút ra kinh nghiệm và đưara một số biện pháp sau:a/ Biện pháp thứ nhất:” Giải thích kĩ thuật”Trong giải thích kĩ thuật thể dục thể thao việc vận dụng phương pháp giải thích là giúphọc sinh có mục đích, hiểu nắm được kĩ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho họcsinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kĩ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượngchung về động tác cho học sinh.Thường khi mô tả phải diễn ra đồng thời với quá trìnhlàm động tác mẫu.Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.Việc giải thích cần đượcchú ý giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản kĩ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của độngtác đã học, qua đó nhằm củng cố kĩ năng, kĩ xảo vận động, tránh được những sai sót mắcphải trong luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy lời giảithích của giáo viên có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện và học tập bài thể dụcphát triển chung.b/ Biện pháp thứ hai:” Thực hiện khẩu lệnh”Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh hànhđộng theo.Ví dụ: Khi hô động tác “ Vươn thở” giáo viên dùng khẩu lệnh điều hành ” Động tác vươnthở chuẩn bị”sau đó hô nhịp cho học sinh tập luyện.Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm,rõ, nhanh, chínhxác.Lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ để cho học sinh chuẩn bị thực hiện khi lệnh phát ra.Trong giảng dạy thể dục, khẩu lệnh áp dụng rộng rãi, song đối với học sinh tiểu họckhông nên sử dụng quá nhiều vì sẽ gây căng thẳng trong tiết học.c/ Biện pháp thứ ba” Làm mẫu”Khi làm mẫu , giáo viên phải thực hiện đúng giúp học sinh nắm được yếu lĩnh cơ bản củađộng tác, học sinh có thể tập làm theo. Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáoviên phải làm mẫu hai ba lần. làm mẫu lần thứ nhất cả động tác hoàn chỉnh với tốc độbình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ vơi tòan bộ động tácvà gây hứng thú học tập cho học sinh.Khi làm mẫu lần 2 cố gắng thực hiện chậm, đối vớinhững chỗ quan trọng, giáo viên có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ýcủa học sinh. Làm mẫu lần 3 như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phảihòan chỉnh, chính xác.Làm mẫu phải kết hợp giải thích, nhắc học sinh quan sát nhữngkhâu chủ yếu. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu,then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bàitập. Khi hướng dẫn học sinh bài thể dục phát triển chung, nên sử dụng hình thức làm mẫu“ soi gương” nghĩa là đứng đối diện với học sinh, mặt và hướng động tác của giáo viên làmặt và hướng động tác của học sinh.Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh làm động tác “Tay phải dang ngang, chân phải trên mũi bàn chân” thì giáo viên làm động tác ngược lạinhư: “ Tay trái dang ngang, chân trái kiễng trên mũi bàn chân”. Cần chú ý tính tự nhiêncủa động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác.III/ KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:1/ Kết quả , ứng dụng, triển khai:Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi thấy bản thân tự tin và chủ động hơn khi dạy bàithể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên sôi động, học sinh tích cực học tập và tham gianhiệt tình vào các hoạt động tập luyện. Đối với học sinh khá giỏi các em học nhiệt tình,chuẩn xác hơn. Đối với học sinh yếu tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt và hòađồng với các bạn trong lớp.Trong khối lớp 5 tôi ứng dụng đầu tiên, trước khi ứng dụngcác biện pháp trên các em tập luyện chưa nhiệt tình. Sau khi áp dụng các biện pháp trênphần đông các em tham gia nhiệt tình, lớp học sôi nổi hơn.Học sinh hầu hết tham gianhiệt tình, phụ huynh học sinh rất vui, qua đó phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn tới mônhọc này và quan tâm đến con em nhiều hơn.Với kết quả đạt được qua áp dụng kinh nghiệm cơ sở. Tôi muốn góp phần nhỏ vào việcnâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục cũng như góp phần nâng cao chất lượng họctập các môn học khác ở tiểu học.2. Kết luận:Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy bản thân tự tin và chủ động hơn khidạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên sôi nổi, học sinh tích cực học tập vàtham nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện. Đối với học sinh khá giỏi các em học nhiệttình, chuẩn xác hơn.Với học sinh yếu tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt và đồngvới các bạn trong lớp. + Ý thức tự giác - hứng thú học tập, rèn luyện của các em học sinh được nâng cao, tiếpthu bài hiệu quả từ đó việc áp dụng và tập luyện tại nhà được tốt hơn.Qua thực hiện các biện pháp trên đa số học sinh tập đúng bài thể dục từ đó kích thíchđược tính sáng tạo và hăng say luyện tập Thể dục.Vì thể dục là môn tiêu hao rất nhiều thể lực, giáo viên phải dạy ngòai trời do vậy trongthời gian tới bản thân tôi rất mong các cấp lãnh đạo cần quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn vềtinh thần cũng như vật chất để giáo viên thể dục nói riêng và tòan thể các em sinh viên sưphạm sắp ra trường nhằm động viên, khuyến khích để chúng tôi an tâm công tác. 3. Bài học kinh nghiệm:Như Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định : "Thể dục đem lại kết quả diệu kỳ lắm, thầnkỳ lắm . . . Thể dục là biện pháp rất màu nhiệm và không có gì quý hơn nó đâu'.Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41 quy định :Nhà nước thống nhất sự phát triển thể dục thể thao quy định chế độ giáo dục thể chất bắtbuộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dụcthể thao tự nguyện của nhân dân,tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạtđộng thể dục thể thao quần chúng,chú trọng hoạt động thể dục thể thao chuyên nghiệp,bồi dưỡng các tài năng thể thao.Chỉ thị 36 CT/TWT ngày 24- 03-1994 của BCH TWĐ vềcông tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã nêu rõ vị trí thể dục thể thao đối với việcnâng cao sức khỏe cho mọi người, đổi mới chương trình đào tạo vận động viên để nângcao thành tích thể thao, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật thể dục thể thao,nâng cao uy tính thể dục thể thao nước ta trên trường quốc tế. Trong chỉ thị có đoạn viết:" . . . Cải tiến chương trình giảng dạy và rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên thể dục thểthao cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độgiáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học . . . ".Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần VIII 1996 đã khẳng định : "GD & ĐT cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự là quốc sách hàng đầu và đãnhấn mạnh về việc chăm lo giáo dục thể chất con người. Muốn xây dựng đất nước giàumạnh văn minh không những chỉ có con người phát triển trí tuệ, trong sáng về đạo đứclối sống mà còn có con người cường tráng về thể chất, chăm lo con người là trách nhiệmcủa toàn xã hội.Luật giáo dục được quốc hội khóa IX thông qua ngày 02-12- 1998 quy định: "Nhà nướccoi trọng giáo dục thể thao trong trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất chotầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng. Giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc đối với họcsinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non cho đến đạihọc".Bộ GD & ĐT và tổng cục thể dục thể thao (nay là bộ văn hóa, thể thao và du lịch)đã có thông tư số 4/93/GD ĐT/TDDD ngày 17 - 04 - 1993 về việc đẩy mạnh và nâng caochất lượng giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên đã nêu : "Trong quá trình phát triểnvà đào tạo giáo dục thể chất là nội dung quan trọng góp phần đào tạo thanh thiếu niênViệt Nam phát triển hài hòa về trí tuệ, thể chất, tinh thần và đạo đức đồng thời xây dựngnhà trường thành những cơ sở phong trào thể dục thể thao quần chúng của học sinh, sinhviên.Tóm lại, Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta coi sức khỏe của nhân dân nhất là của thanhthiếu niên là tài sản của đất nước, do vậy chăm lo sức khỏe của nhân dân là trách nhiệmchung của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền của toàn xã hội và đó cũng là mục tiêucơ bản quan trọng nhất của ngành giáo dục thể chất ở nước ta.Sức khỏe là trạng thái củacuộc sống, là hạnh phúc về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là phòngtránh các bệnh tật trong cơ thể. Sức khỏe và thể chất được xem như là một bộ phận cấuthành nền văn hóa thể chất, đó là một mặt quan trọng của đời sống là nguồn tài sản quíbáu của quốc gia. Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân là trách nhiệm của toànxã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, là mối quan tâm hàng đầu của Đảngvà Nhà nước ta mà trực tiếp là ngành Thể dục Thể thao và ngành y tế.Nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin đã chỉ ra rằng: "Con người đã sáng tạo ra bản thânmình bằng chính hai bàn tay sáng tạo của mình, cho nên vận động là một biểu hiện toàndiện nhất trong mọi hoạt động của đời sống. Vận động là chức năng cơ bản của conngười, thông qua vận động con người hiểu biết thế giới, hoàn thiện bộ máy vận động,điều hòa các quá trình chuyển hóa chất tạo nên sự hài hòa vẻ đẹp của con người. Thể dụcThể thao là một hình thái vận động". Do nhu cầu về Thể đục Thể thao trong xã hội là cần thiết, nhằm đưa Thể dục Thể thaophát triển và đào tạo con người phát triển toàn diện phục vụ cho công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước. Ngày 24 tháng 3 năm 1994 Ban Bí Thư Trungương Đảng đã ra chỉ thị số 36/CT/TW về công tác Thể dục Thể thao trong giai đoạn mớinhư sau : "Phát triển Thể dục Thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách pháttriển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà Nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố conngười, công tác Thể dục Thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe thể lực, giáodục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh. . . .".Ở Việt Nam trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các vấnđề. Đảng chú ý là công trình nghiên cứu về chương trình giảng dạy thể dục (Trần ĐồngLâm, Trịnh Trung Hiếu, Vũ Huyên năm 1978 - 1985). Với kết quả ra đời của các sách thểdục từ lớp 1 đến lớp 12 (Lê Văn Lẩm, Trần Đồng Lâm, và nhiều tác giả năm 1982 - 1992). Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hóa xã hội là di sản quí giá của conngười là sự sáng tạo và sử dụng các biện pháp chuyên môn để hoàn thiện thể chất vànâng cao sức khỏe con người. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thểdục ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay thì người giáo viên thể dục cần luôn luônhọc hỏi cập nhật, cải tiến phương pháp giảng dạy, phải kiên trì thuyết phục,xem côngviệc của bản thân là góp phần cống hiến cho cuộc sống xã hội, đất nước cho nên cần cólòng yêu nghề thực sự xuất phát từ ý nghĩ đó chúng ta mới đạt được mục đích của việcnâng cao sức khỏe, cải tạo giống nòi đúng như lời kêu gọi tập thể dục của Chủ Tịch HồChí Minh vĩ đại của chúng ta.Vì thế tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quí báunày để truyền thụ kiến thức cho học sinh của mình vì học sinh tiểu học là mần non tươnglai của đất nước. 4. Kiến nghị, đề xuất:Theo nội dung cũng như yêu cầu phương pháp mới hiện nay, tôi thấy điều kiện sân tập,trang thiết bị quá hạn chế, một số trang thiết bị kém chất lượng, không phù hợp với khảnăng, trình độ tập luyện của học sinh, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạycũng như việc học tập của học sinh.Nhà trường cũng như các cấp chính quyền địaphương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục thể chất trong nhàtrường.Vậy để thực hiện có hiệu quả giáo dục nói chung và môn Thể Dục nói riêng, khâubố trí và xây dựng khu tập Thể Dục ở trường là hết sức cần thiết, nhà trường cũng như cơquan có chức năng cần trang bị tốt hơn nữa trang thiết bị dụng cụ để có thể tổ chức mộtgiờ học đáp ứng được yêu cầu và nội dung giáo án đề ra.Trên đây là đế tài nghiên cứu của tôi, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và cácđồng nghiệp để đề tài trên được áp dụng vào giảng dạy có hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cám ơn!Người viết sáng kiến kinh nghiệmPhạm Thị Thảo