Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp rèn tập đọc cho học sinh lớp 2

Show

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.51 KB, 29 trang )

Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài:
I.1.1 Cơ sở lý luận
Xuất phát từ đặc điểm chung là dạy Tập đọc kết hợp giải nghĩa và rèn đọc để
cho các em hiểu tiếng mẹ đẻ Thực tế hiện nay ngành giáo dục nói chung và bậc
Tiểu học nói riêng, đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học đối với tất
cả các môn học trong đó có môn Tập đọc Mặt khác Tập đọc là một phân môn mang
tính tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạy học chúng ta còn trau dồi kiến thức về Tiếng
Việt, kiến thức về văn học, về đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh
Phân môn Tập đọc góp phần hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh
bằng một trong bốn kĩ năng cơ bản mà học sinh Tiểu học cần phải nắm vững
Để người giáo viên thấy rõ và xác định được việc dạy học Tập đọc cho học
sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1, 2, 3 nói riêng là một việc làm hết sức
cần thiết Chúng ta phải làm thế nào để thông qua môn Tập đọc giúp học sinh không
những đạt được năng lực đọc mà phải hiểu nội dung của văn bản và các thể loại từ
văn xuôi đến thơ ca Hiểu được ý đồ của tác giả và bút pháp nghệ thuật mà mỗi tác
giả đã thể hiện trong tác phẩm Hay nói một cách khác, giáo viên phải tìm phương
pháp tiếp cận làm cho học sinh có cảm tình với bài đó, thúc đẩy học sinh biểu lộ
tình cảm, thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc
Mặt khác việc dạy học cho học sinh đã là từ lâu và cũng có nhiều tài liệu đề
cập đến Tất cả đều khẳng định vai trò quan trọng của việc dạy đọc - đọc hiểu - đọc
diễn cảm cho học sinhVì vậy, trong quá trình dạy phân môn tập đọc giáo viên cần
quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng phân môn tập đọc đặc biệt là
việc dạy đọc cho học sinh phải được coi trọng Thông qua việc dạy đọc giúp các em
hiểu văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức Biết đọc diễn cảm là thể hiện những
cảm xúc tình cảm theo từng nội dung của bài
I.1.2 Cơ sở thực tiễn:
Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đã và đang thực hiện việc rèn đọc đúng, đọc
diễn cảm cho học sinh, nhất là đối với học sinh Tiểu học nhưng điều đó vẫn còn bị
hạn chế


Thực tế khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc đầu năm của học sinh cho ta
thấy, học sinh phát âm sai rất nhiều, phổ biến là sai phụ âm đầu, vần và dấu thanh
Học sinh thường phát âm sai phụ âm đầu: l/n, ch/tr, s/x và các thanh hỏi, ngã Học
sinh đọc bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm, dấu phẩy trong một bài văn, bài thơ Các
em chưa biết đọc diễn cảm, gịong đọc còn đều đều, chưa biết thể hiện lên giọng, hạ
giọng hay kéo dài giọng ở câu thơ, câu văn nào để người nghe cảm thấy cái hay của
bài thơ hoặc bài văn đó
1
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Với đề tài này tôi mạnh dạn trình bày một số phương pháp rèn kỹ năng đọc cho
học sinh lớp 2b, nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy trong Tập đọc Khi viết đề tài
này tôi đã phát huy tất cả những kiến thức được học, được bồi dưỡng qua các lớp
học chuyên môn và học hỏi, kế thừa kinh nghiệm thực tế qua các giờ dạy mà đối
tượng chính là học sinh của mình Do đó tôi muốn đưa ra những phương pháp đặc
trưng mà tôi đã tiếp thu được trong bồi dưỡng hè
Từ nhận thức trên bản thân tôi đã nghiên cứu đề tài : “Rèn kỹ năng đọc cho học
sinh lớp 2 thông qua môn tập đọc”
I.2 Mục đích nghiên cứu:
Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra phương pháp và
hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn Qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc
đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh
Thông qua dạy đọc giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học,
hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức, tự tin khi giao tiếp nhằm góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt
Đức - Trí – Thể - Mĩ cho học sinh
I.3 Thời gian địa điểm giới hạn nghiên cứu
I.3.1 Thời gian: Tiến hành thực hiện tháng 8 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009
I.3.2 Địa điểm: Lớp 2b trường Tiểu học Tiên Lãng
I.3.3 Phạm vi đề tài: Nghiên cứu ở môn tiếng việt phân môn tập đọc rèn đọc cho
học sinh lớp 2b trường Tiểu học Tiên Lãng


I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế, nên trong đề tài này
tôi chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2b
trường tiểu học Tiên Lãng
I.3.3.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Trường tiểu học Tiên Lãng huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh
I.3.3.3 : Giới hạn khách thể nghiên cứu: đối tượng học sinh lớp 2b
I.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu
sau:
- Tra cứu tài liệu
- Nghiên cứu thực tiễn thông qua các hình thức: khảo sát, dự giờ đồng
nghiệp
2
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
- Phương pháp điều tra:
Phương pháp điều tra là phương pháp khảo sát một lượng lớn các đối tượng nghiên
cứu ở một hay nhiều thư mục vào một hay nhiều thời điểm. Nhằm thu thập rộng rãi
các số liệu hiện tượng để từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ
biến nguyên nhân chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Điều tra trình độ khả năng nắm
bắt kiến thức của học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, thông qua phu
huynh và tiếp cận các em học sinh nhằm mục đích tìm hiểu các phương pháp dạy
học kĩ thuật của giáo viên để rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
- Phương pháp trực quan: là phương pháp giáo viên dùng tranh ảnh vật thật
và giọng đọc mẫu để học sinh hứng thú trong học tập
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp trao đổi những thông tin về vấn
đề cần nghiên cứu. Giáo viên trao đổi đàm thoại với học sinh, phụ huynh để tìm
hiểu vấn đề cách rèn đọc đúng cho học sinh
- Phương pháp luyện tập: là phương pháp cho học sinh thực hành luyện đọc
lại các bước trong bài đọc


- Dạy thực nghiệm: Thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin về sự
thay đổi về số lượng và chất lượng giáo dục do nhà nghiên cứu tác động đến chúng
bằng một số tác nhân điều khiển và được kiểm tra. Bằng một số bài tập cụ thể áp
dụng vào một số tiết dạy cụ thể để nắm bắt được thay đổi về chất lượng trong nhận
thức học sinh. Thông qua các tiết dạy thực nghiệm để chứng minh cho các biện
pháp là đúng đắn và hiệu quả
3
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
PHẦN II NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương I: Tổng quan
II.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hoạt động dạy học đã góp phần thúc đẩy xã hội loài người không ngừng phát
triển Thông qua hoạt động đọc, tiếp thu những kiến thức khả năng tích luỹ của
người đi trước, tiếp nhận các sản phẩm của người xưa để lại, cập nhật được những
kiến thức, những thành tựu khoa học và tiến bộ của xã hội loài người
Đề tài “ rèn đọc cho học sinh” đã có nhiều đồng nghiệp ở các khối lớp
nghiên cứu, thành tựu của các đồng nghiệp đi trước là cơ sở để tôi tiếp tục nghiên
cứu đề tài này Tuy nhiên đề tài tôi nghiên cứu tập trung vào các biện pháp rèn đọc
cho học sinh lớp 2 sao cho phát huy được tất cả các đối tượng học sinh trong cùng
một lớp học Góp phần giúp đỡ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng học tập cho
học sinh
II.1.2 Cơ sở lý luận
- Các thuật ngữ trong đề tài được hiểu:
“Kỹ năng đọc”: Là yêu cầu chuẩn kỹ năng đọc cần đạt cho học sinh sau khi học
xong chương trình tiếng Việt lớp 2 (Theo quy định chuẩn kiến thức kỹ năng quy
định của Bộ GD&ĐT)
“Biện pháp rèn kỹ năng đọc”: Là phương pháp hướng dẫn của giáo viên giúp cho
học sinh nắm được cách đọc đúng, bao gồm: Cách phát âm, tốc độ đọc, cách ngắt
nghỉ đúng chỗ, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
4


Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Chương II : Nội dung vấn đề nghiên cứu:
II.2.1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
* Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường Tiểu học Tiên Lãng năm học 2008 – 2009
Đặc điểm của trường nghiên cứu, trường riêng cho một cấp học gồm có khu
chính chia làm 10 lớp học từ lớp 1 đên 5. Các phòng học được xây dựng kiên cố
khang trang diện tích đủ rộng bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh,
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Lớp 2b trường Tiểu học tiên lãng sĩ số 25 em trong đó có 9 em nữ và 16 em nam
dân tộc 1em có 22 em đi học đúng độ tuổi
Gia đình học sinh chủ yếu là nghề nông và nghề chài lưới

II.2.2 Đánh giá thực trạng:
*Về giáo viên:
Phương thức điều tra giáo viên bằng phiếu thăm dò: Đánh dấu vào ô trống
theo đồng chí cho là đúng, là thường thực hiện dạy tập đọc hoặc nêu hình thức mà
giáo viên thường làm
Câu 1: Đồng chí cho biết trong một giờ tập đọc ở lớp 2 Đồng chí đã rèn đọc
cho HS như thế nào ? Hãy kể cách làm cụ thể ?
Câu 2: Trong một giờ tập đọc, đồng chí đã chú ý đối tượng học sinh nào?
Đồng chí hãy đánh dấu x vào ô trống mà đồng chí cho là đúng
Học sinh khá giỏi
x Học sinh trung bình
x Học sinh yếu kém
Câu 2: Trong số hình thức dạy học sau đây, đồng chí thường chọn những
hình thức nào ? Hãy đánh dấu x vào ô mà đồng chí cho là đúng
x Dạy học cá nhân
x Dạy học theo nhóm
5


Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
x Dạy học cả lớp
Hình thức dạy học nào là quan trọng nhất (Ghi cụ thể tên hình thức dạy học đó )
Câu 4: Đồng chí hãy kể tên những phương pháp mà đồng chí đã vận dụng để
dạy một giờ Tập đọc cho học sinh lớp 2?
a) Ưu điểm:
Thực tế dạy học ở trường Tiểu học Tiên Lãng cho thấy: Giáo viên đã tìm
hiểu kỹ bài dạy và truyền đạt đầy đủ kiến thức cơ bản theo yêu cầu SGK với việc
phát huy tính tích cực của học sinh Họ dành thời gian cho học sinh làm việc với
SGK Kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy như giảng giải, trực quan, vấn
đáp, gợi mở để dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức Giáo viên luôn có sự chuẩn bị đồ
dùng trực quan
Ví dụ khi dạy bài: Rước đèn ông sao ở lớp 2, giáo viên chuẩn bị một chiếc
đèn ông sao dán bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, bên trên có ba lá cờ, ở giữa
ngôi sao dán ảnh Bác Hồ
b) Một số tồn tại
Khi dạy một tiết Tập đọc, giáo viên chưa thật sự chú ý rèn đọc cho học sinh
khi học sinh đọc sai Số ít giáo viên chưa chú ý tới việc luyện cách đọc một câu văn
dài, học sinh đọc còn gặp nhiều khó khăn
Hầu hết các tiết dạy tập đọc, khi sử dụng các hình thức trực quan thì chỉ
dừng ở chỗ giáo viên làm động tác minh hoạ hoặc đưa ra vật thực Một số bài dạy
chay không phóng to được hình vẽ Nhiều khi các tranh đưa ra còn hạn hẹp, kém về
hình thức Điều này không gây được hứng thú học tập cho các em Do tập tục địa
phương nên các em rất hay đọc ngọng phụ âm l /n, s /x, ch /tr và ngọng về
dấu ?/∼
Mặt khác số ít giáo viên chưa chú ý cho học sinh cách đọc đúng nhịp điệu
thơ, đọc ngắc ngữ những câu văn dài Trong khi tìm hiểu nội dung bài, một số giáo
viên dành nhiều thời gian để giảng giải, đàm thoại ( thầy hỏi- trò suy nghĩ sau đó
gọi một hai em lên trả lời ) Vì vậy giáo viên chưa kiểm soát được số đông học sinh
trong lớp và dành nhiều thời gian hợp lý cho các em hoạt động tự tìm kiếm, chiếm


lĩnh, lĩnh hội kiến thức theo khả năng của mình
c, Nguyên nhân tồn tại
Nguyên nhân của một số tồn tại kể trên là: Do giáo viên chưa nghiên cứu kỹ
nội dung, ý của sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy để từ đó chọn phương
pháp và nội dung dạy học một cách thích hợp nhất
6
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Chưa kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại nên vẫn
hạn chế khả năng tích cực hoạt động của học sinh
* Về học sinh:
Tôi đã tiến hành điều tra học sinh lớp 2b, tổng số là 25 em
Phương thức điều tra : Bằng hình thức thăm dò điền vào dàn ý vào ô trống
mà các em cho là đúng hoặc hình thức lựa chọn từ thích hợp để điền vào ô trống
Câu 1 Em hãy điền tiếng có phụ âm S hoặc X vào ô trống:
… ngời, suy…, …hè
Câu 2 Điền vào ô trống L hoặc N :
Cây…úa, …ấu cơm, …ăn tròn
Câu 2 Điền vào ô trống:
Trao hay chao: ……ơi! ……giải thưởng
Câu 4 điền vào chỗ trống: n hay ng
Cây bà…, bà… ghế
*Kết quả điều tra
Câu 1: 75% học sinh trả lời đúng
Câu 2: 65,5% học sinh trả lời đúng
Câu 2: 87% học sinh trả lời đúng
Câu 4: 50% học sinh trả lời đúng
Từ kết quả điều tra phương thức trên tôi thấy học sinh đọc sai nhiều nhất là
phụ âm l- n, s - x Hai phụ âm này học sinh hay đọc sai trong đó lỗi một phần là do
học sinh chưa chú ý và giáo viên đọc chưa chuẩn
Phương thức điều tra 2:


Tôi tiến hành điều tra vào lớp giảng dạy và khảo sát cụ thể qua việc đọc của
từng học sinh
Qua điều tra thực tế việc học của học sinh tôi nhận thấy thực trạng của học
sinh lớp tôi có ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
Nói chung đa số học sinh đọc được nội dung bài, và bước đầu có kỹ năng
đọc đúng Cũng có em biết áp dụng vào giờ ngoại khoá Một số em đã biết đọc diễn
cảm và có ý thức học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
7
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Hạn chế:
- Một số em chưa thật sự hiếu học, hay quên đồ dùng học tập, chưa chuẩn bị
bài đầy đủ trước khi đến lớp Một số học sinh yếu vừa đọc vừa đánh vần, số đông
học sinh khá đọc trôi chảy song chưa biết nhấn mạnh ở các từ ngữ cần chú ý, cũng
như cách ngắt nghỉ đúng dấu câu
- Nhiều học sinh chưa biết chỗ ngắt giọng giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa động
từ và bổ ngữ…
Đó là chưa kể trong thơ, hầu như người ta đã lược bỏ các dấu câu, nhiều bài
văn xuôi tác giả không dùng các dấu phẩy như yêu cầu của nhà trường Đây là
nguyên nhân dẫn đến học sinh không đọc đúng chỗ ngắt giọng ở những câu dài có
cấu trúc ngữ pháp phức tạp
VD: Bài (Bác sĩ sói” (Tiếng Việt2)
Tôi chép phần luyện đọc lên bảng phụ rồi cho học sinh trao đổi cách đọc sau
đó tôi mới hướng dẫn đọc cụ thể.
- Ngựa lễ phép://
Cám ơn bác sĩ.// Cháu đau chân quá.// Ngài làm ơn chữa giúp cho.// Hết bao
nhiêu tiền cháu xin chịu.//
Đến dấu hai chấm đọc ngừng, dấu chấm nghỉ lấy hơi, dấu phẩy ngắt. Khi đọc
cần thể hiện giọng điệu của Ngựa - giọng Ngựa ngoan ngoãn lễ phép.
- Sói đáp.


- Chà! / Chà! / Chữa làm phúc,/ tiền với nong gì,/ Đau thế nào?// Lại đây ta
xem.//
Dấu chấm than ngắt giọng, dấu chấm hỏi lên cao giọng ở cuối câu, giọng Sói
vênh vang ra vẻ ban ơn.
Tóm lại:
Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp đặc biệt Con người cũng như các động
vật khác thường giáo tiếp với nhau bằng tín hiệu Trong đó có tín hiệu ngôn ngữ
được thể hiện ở dạng nói và viết
Việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và rèn kỹ năng đọc
cho học sinh nói riêng, nhất là học sinh các lớp đầu bậc tiểu học chiếm một vị trí vô
cùng quan trọng Để mỗi tiết học mang lại hiệu quả cao, người giáo viên cần phải
đầu tư thời gian một cách dạy hợp lý nhằm lựa chọn các nội dung và phương pháp
dạy học cho kỹ càng phù hợp
Tập đọc là phân môn chủ yếu rèn cho học sinh kỹ năng đọc, từ mức độ nhận
biết để đọc đúng, rõ ràng đến mức độ cao hơn và đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ, xuống
8
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
- lên giọng và thể hiện thái độ tình cảm qua bài tập đọc học sinh hiểu được nội
dung bài
Chương III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP RÈN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP
2 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC
III.3.1Biện pháp thực hiện đề tài:
9
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Biện pháp 1: Giáo viên phải sử dụng tốt các phương pháp dạy học trong
quá trình luyện đọc cho học sinh:
* Phương pháp trực quan:
a) Phương pháp này phù hợp với tư duy, tâm lýí lứa tuổi ở bậc Tiểu học
Ở phương pháp này giáo viên đưa ra những bức tranh minh họa bằng vật thật
cho từng bài ( gọi chung là đồ dùng học tập) để phục vụ cho quá trình rèn đọc cho


học sinh kết hợp đọc hiểu và bước vào đọc diễn cảm tốt
b) Các hình thức trực quan ( cách dạy)
- Giọng đọc mẫu của giáo viên Đây là hình thức trực quan sinh động và có
hiệu quả đáng kể có tác dụng là mẫu cho học sinh luyện đọc Do đó muốn rèn đọc
cho học sinh tôi luôn chuẩn bị trước các bài từ ở nhà để học sinh đọc đúng các thể
loại, đúng ngữ điệu, tránh đọc đều đều mà cần phải biết cách biểu hiện tình cảm
của mình qua cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười khi đọc
* Phương pháp đàm thoại:
a Phương pháp này phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ, các em thích được hoạt động
(Hoạt động lời nói)
Phương pháp đàm thoại được thực hiện trên cơ sở trao đổi câu hỏi phục vụ cho
nội dung bài Ở đây có thể thấy giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt, gợi mở > trò tìm tòi
khám phá, chiếm lĩnh kiến thức Ngược lại trò có thể nêu câu hỏi thắc mắc để giáo
viên hướng dẫn và giải đáp
b Các hình thức đàm thoại:
Bước 1: Rèn đọc cho học sinh
Khi rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh tôi thường chuẩn bị trước câu hỏi sao cho
phù hợp với học sinh và bài đọc Muốn cho học sinh hiểu nội dung, trước hết học
sinh phải có kỹ năng đọc đó là: Đọc đúng lưu loát, trôi chảy bài đọc Có đọc thông
văn bản thì các em mới hiểu nội dung bài và hiểu giá trị nghệ thuật của bài - dẫn
đến sự cảm thụ tốt và đọc diễn cảm tốt hơn Để đạt được những yêu cầu đó, tôi
thường đưa ra những câu hỏi cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với từng bài
đọc
Bước 2: Rèn đọc hiểu cho học sinh
Kết hợp với việc rèn đọc đúng, cần rèn đọc hiểu cho học sinh Đọc hiểu ở
đây có thể là từ khoá, từ trung tâm, câu, đoạn, bài

Tóm lại, trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đàm thoại chỉ
dùng để gợi mở, dẫn dắt để học sinh hiểu và chiếm lĩnh kiến thức chứ không sử
10


Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
dụng trong suốt quá trình dạy đọc mà cần phải xen kẽ những phương pháp khác để
bài dạy đạt kết quả cao và học sinh không chán
c Tác dụng của phương pháp đàm thoại
Phương pháp đàm thoại là tạo cho học sinh phát triển giao tiếp (giao tiếp
giữa thầy và trò) Khi sử dụng phương pháp này ngoài việc có tác dụng giúp cho
học sinh tiếp thu kiến thức còn có tác dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh Giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình
phù hợp với đối tượng học sinh
* Phương pháp luyện tập
Đây là phương pháp chủ yếu, thường xuyên sử dụng khi dạy - học phân môn
Tập đọc Với phương pháp này tôi hướng dẫn học sinh vận dụng thực hành tốt Dưới
sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh rèn kỹ năng, kỹ xảo khi luyện đọc Tôi luôn
hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngay kết quả luyện tập tại lớp
cụ thể
a, Luyện đọc từ khó phù hợp với đối tượng học sinh:
- Khi hướng dẫn học sinh phát âm tôi thường phân tích cho các em thấy sự
khác biệt giữa cách phát âm đúng với cách phát âm sai mà học sinh thường mắc
phải như các tiếng có phụ âm l - n, ch - tr, s - x
Điều này cần hướng dẫn tỉ mỉ và có trực quan cho các em thấy được sự khác
nhau của nó để phân biệt rõ khi đọc phát âm cho đúng Đặc biệt đối với học sinh
yếu, tôi còn sử dụng các trực quan cụ thể để các em thấy được hệ thống cách phát
âm như môi, răng, lưỡi (bộ máy phát âm) khi phát âm nó như thế nào?
Cụ thể hơn tôi làm mẫu trực tiếp để học sinh quan sát và luyện cách phát
âmNgoài hình thức trên tôi còn ghi các từ khó luyện đọc bằng phấn màu lên bảng
(Bảng phụ) Tôi chỉ dùng phấn màu ghi các phụ âm, vần khó làm nổi bật các phụ
âm, vần khó trong các từ được đọc để các em được nhìn ( bằng mắt), được tập phát
âm
(bằng miệng), được nghe ( bằng tai) và có thể được viết (bằng tay) vào bảng con
Có như vậy các em sẽ nhớ lâu và đọc đúng


b, Giáo viên đọc mẫu
Học sinh thường đọc sai phụ âm, sai vần luyện đọc Học sinh yếu cần luyện
nhiều và tôi yêu cầu học sinh phân tích các từ có tiếng, vần mà các em hay đọc sai
để nắm bắt rõ hơn Đa số học sinh đọc tốt trừ một số trường hợp cá biệt
( các em bị dị tật về bộ máy phát ân) Tôi lại với cách rèn đọc trên các em đã đọc tốt
c,Luyện đọc câu - đoạn - bài
11
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
- Đầu năm học đa số các em đọc còn chưa chuẩn, đọc còn ngắc ngứ, đọc
từng âm, tiếng Một số học sinh yếu còn phải dừng lại để đánh vần Nhiều em chưa
biết nghỉ hơi đúng lúc, đúng chỗ Để khắc phục tình trạng này tôi đã tiến hành nhiều
thời gian hơn cho việc rèn đọc Tuy nhiên vẫn đảm bảo nội dung cho một giờ tập
đọc Dùng thời gian thích đáng cho việc luyện đọc (ở lớp và ở nhà)
Khi học sinh đọc tôi theo dõi để nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu
phẩy Đọc rõ ràng từng cụm từ, câu, tránh đọc ê a kéo dài
- Đối với học sinh yếu phần luyện đọc chưa đạt yêu cầu các em dùng bút chì
đánh dấu vào sách giáo khoa về nhà tự luyện đọc để tiết sau giáo viên kiểm tra
- Rèn kỹ năng đọc Đọc câu, đoạn hay cả bài tôi luôn hưỡng dẫn các em rất tỉ
mỉ Trong các giờ Tập đọc tôi thường chép sẵn đoạn văn hay khổ thơ cần lưu ý về
cách đọc Nếu là bài đọc thuộc lòng cũng cần phải chép ra bảng phụ để học sinh tri
giác cụ thể cần chép rõ ràng mới có tác dụng trực quan tốt
- Khi dạy học thuộc lòng tôi chép bài lên bảng (bảng phụ) rồi luyện đọc cho
các em bằng phương pháp xoá dần chỉ để lại từ điểm tựa Phần này làm trực quan
tốt thì các em học dễ nhớ và thuộc bài nhanh hơn so với các phương pháp để học
sinh đọc ở sách giáo khoa
- Đây là phương pháp có tác dụng không khó trong việc rèn kỹ năng đọc cho
học sinh Nhưng khi đã sử dụng tranh ảnh thì các bức tranh phải to, đẹp, rõ ràng
Nếu không có điều kiện phóng to, tôi sử dụng tranh ảnh minh hoạ ngay ở trong
sách giáo khoa Tuỳ từng bài để ta có thể sử dụng trực quan cho phù hợp
- Học sinh phải nhớ từ cần nhấn mạnh Luyện đọc từ cần nhấn mạnh đọc tốt,


ngay cả các em yếu cũng đọc được
Khi sử dụng phương pháp này giúp học sinh có kỹ năng đọc và tiếp thu bài tốt, đọc
diễn cảm bài
- Giúp học sinh dễ hiểu bài hơn và gây hứng thú cho học sinh khi đọc, nhằm
khắc sâu kỹ năng đọc và nắm nội dung bài của học sinh Phương pháp này nằm
củng cố niềm tin vững chắc cho học sinh
Biện pháp 2: Tổ chức thêm hình thức rèn đọc cho học sinh lớp 2
- Để rèn học sinh đọc tốt, ngoài việc sử dụng các phương pháp rèn đọc như
đã nêu trên, tôi còn xây dựng thêm các phương pháp rèn đọc cho phù hợp với đặc
điểm tình hình học sinh của lớp:
a, Luyện đọc thầm
Đối với học sinh lớp 2, đọc thầm khó hơn đọc thành tiếng, do đó các em
chưa có ý thức tập trung cao để theo dõi bài đọc Thường các em bỏ sót tiếng trong
dòng trong bài đọc
12
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Tôi đã theo dõi khi các em đọc thầm, một số em chưa có ý thức tự giác khi
làm việc này Để hướng dẫn cho học sinh đọc thầm tốt, tôi đã yêu cầu các em làm
theo hướng dẫn của tôi
+ Yêu cầu tất cả học sinh theo dõi vào bài, đọc phải đầy đủ các tiếng trong
câu (lưu ý không đọc lướt)
+ Yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt, học sinh tập bỏ dần thói quen đọc
thành tiếng lầm rầm (Phát ra tiếng nhẩm nhỏ)
+ Giao câu hỏi gắng vơí nội dung đoạn, bài đọc
+ Khi đọc cố gắng không dùng ngón tay hay que tính để chỉ vào từng chữ,
dòng trong sách (loại trừ những em quá yếu)
+ Kiểm tra đọc thầm của các em tôi đã tiến hành kiểm tra bằng cách yêu cầu
các em trả lời câu hỏi nội dung của đoạn vừa đọc đến đâu rồi
Nếu học sinh đọc thầm tốt thì các em đã hiểu được nội dung của đoạn đó, các
em sẽ trả lời được câu hỏi tốt hơn


* Đối với học sinh yếu tôi thường xuyên quan tâm và giúp đỡ các em bằng cách:
+ Lưu ý hơn trong giờ Tập đoc
+ Thường xuyên uốn nắn việc phát âm sai
+ Giúp học sinh đọc rứt khoát hơn từng cụm từ trong câu ngắn (Với câu dài
tôi hướng dẫn học sinh vạch nhịp bằng bút chì vào sách giáo khoa) để các em ngắt
nghỉ hơi đúng chỗ
+ Đề ra yêu cầu đọc ở nhà Có vậy thì buộc học sinh đọc lại những từ, cụm
từ, câu chưa trôi chảy để hôm sau giáo viên kiểm tra xem các em đọc đã đạt yêu
cầu chưa
+ Bố chí những em khá ngồi gần để kèm cặp
b,Tổ chức trò chơi rèn đọc
Có nhiều hình thức trò chơi Tiếng Việt, tuỳ từng bài đọc để áp dụng trò chơi
sao cho thích hợp Trong khâu rèn kỹ năng đọc nói riêng và bài Tập đọc nói chung
Tôi thường áp dụng trò chơi Tiếng Việt như:
+ Thi đọc đúng các từ, cụm từ có các phụ âm hay mắc lỗi khi đọc
+ Thi đọc nối tiếp đạn văn, câu thơ, khổ thơ trong bài đọc thuộc lòng
+ Thi tìm các từ còn thiếu trong đoạn văn, thơ
+ Đọc một câu biết cả đoạn
13
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Khi chơi trò chơi tất cả các đối tượng học sinh trong lớp điều được chơi kể
cả học sinh yếu cũng được chọn tham gia, để các em cũng được hoà nhập và giúp
các em học tập có ý thức hơn
Ví dụ: Khi dạy bài “cháu nhớ Bác Hồ” Tuần 30
- Trò chơi thường dùng trong phần luyện đọc cuối bài( luyện đọc lại), được
tiến hành như sau:
* Đối với học sinh đọc hay mắc lỗi phát âm:
+ Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 2 em ( Dành cho các em học sinh
yếu, phát âm sai các phụ âm l, n, tr, ch )
+ Mỗi em đọc một khổ thơ


+ Cử một ban giám khảo gồm 2 em để giám sát 2 đội đọc
+ Giám khảo nhận xét đánh giá, tìm ra lỗi sai của từng bạn ở mỗi đội
+ Giáo viên nhận xét chung chỉ ra ưu nhược điểm, sửa sai trực tiếp cho
từng em bằng cách cho đọc lại các từ phát âm sai
* Đối với học sinh đọc khá:
- Tổ chức dưới hình thức thi đọc diễn cảm:
+ Mỗi lần thi đọc gồm 2 em, đọc cả bài thơ
+ Cử ban giảm khảo 2 em theo dõi, đánh giá nhận xét bình chọn bạn
đọc tốt nhất
+ Giáo viên nhận xét góp ý cho từng em về giọng đọc, cách ngặt nhịp,
tốc độ đọc…, tuyên dương các em
c, Hình thức luyện tập ở nhà
Hình thức này cũng góp phần tích cực giúp học sinh đọc lại những từ, cụm
từ, rèn luyện kỹ năng đọc tôi thường áp dụng và thực hiện như sau:
+ Với học sinh yếu: luyện đọc từ, cụm từ, câu, cả bài
+ Học sinh trung bình, khá: luyện đọc trôi chảy lưu loát cả bài
+ Học sinh giỏi: đọc diễn cảm cả bài
Để đạt được mục đích trên tôi hướng dẫn trước ở trên lớp thật tỉ mỉ, cụ thể để
học sinh về nhà luyện đọc Yêu cầu kiểm tra kết quả luyện đọc theo từng cặp
Ngoài ra kết hợp giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm để hỗ trợ và kèm cặp
những em đọc còn yếu
2 Kết quả thực hiện đề tài:
14
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Tìm hiểu chất lượng đọc của học sinh lớp 2 năm học 2007 – 2008, khi giáo
viên chưa thực hiện đề tài rèn đọc, kết quả như sau:
TS học
sinh
Đọc tốt Đọc khá Đọc trung
bình


Đọc yếu
25 3 7 10 5
* Chất lượng đọc của học sinh lớp 2b năm học 2007 – 2008 qua các kỳ thi:
TG KS Đọc
ngọn
g,
yếu
%
Đọc
sai
phụ
âm
%
Đọc
sai
dấu
%
Đọc
đún
g
%
Đọc
diễn
cảm
%
giữa kì I 3 12 8 32 5 20 7 28 2 8
cuối kì I 3 12 8 32 4 16 8 32 2 8
giữa kì
II
2 8 6 24 2 8 10 40 5 20


cuối kì
II
1 4 2 8 1 4 13 52 8 32
* Kết quả cuối năm học 2007 - 2008:
TS học
sinh
Đọc tốt Đọc khá Đọc trung
bình
Đọc yếu
25 5 13 6 1
Qua kết quả kiểm tra đọc của hai năm học 2007-2008 và 2007 – 2008 cho
thấy, việc sử dụng phương pháp rèn đọc đã thực hiện trong đề tài đạt kết quả tốt Tỷ
lệ học sinh đọc khá giỏi tăng lên, hạn chế tới mức thấp nhất học sinh đọc yếu
2 Bài học kinh nghiệm:
15
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Trong quá trình dạy - học Tập đọc phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh Học sinh lớp 1,2,3 các em thích được động viên, khuyến khích chiều
chuộng gần gũi Để thực hiện ết( Toàn bài phải đọc với giọng điệu chung thế nào,
tốc độ, cường độ chỗ nào, phải nhấn giọng , hạ giọng, từ nào, câu nào học sinh hay
đọc sai, đọc lẫn ) để giờ mỗi tiết dạy, giáo viên cần hiểu thật rõ, nắm vững nội dung
yêu cầu của từng ti dạy có hiệu quả
Nắm chắc đặc trưng của phân môn Tập đọc 1,2,3 Trong giờ học tôi phân bố
thời gian theo trình tự giáo án nhưng chú trọng các yếu tố:
- Đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn mực
- Phát hiện được tất cả các lỗi đọc sai của học sinh để có cách khắc phục
- Tổ chức các hình thức rèn đọc sao cho học sinh hứng thú học tập, yêu thích
môn học
- Chú ý các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Ngọng bẩm sinh, học
sinh dân tộc, học sinh có các dị tật khác có ảnh hưởng đến phát âm


- Chú ý rèn học sinh nói đúng, đọc đúng ở tất cả các môn học
Tóm lại :
Qua quá trình tìm hiểu công việc học tập của học sinh và công tác giảng dạy
của Giáo viên đối với phân môn Tập đọc trong trường Tiểu học Đồng thời thông
qua chất lượng kiểm tra cuối năm Tôi thấy lớp 2b có nhiều tiến bộ Song kết quả đạt
được chưa hẳn là cao bởi sự tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn còn hạn chế Vì vậy
kết quả đạt được chưa được như mong muốn Dạy Tập đọc quả là một vấn đề không
đơn giản chút nào, nên muốn có kết quả cao thì cả Thầy lẫn Trò đều phải cố gắng,
phải kiên trì trong quá trình rèn đọc Muốn vậy Giáo viên phải luôn cố gắng, luyện
kỹ năng đọc Khi đọc, Giáo viên phải đọc đúng, đọc chuẩn, diễn cảm
Ngoài ra còn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người giáo viên, luôn cải tiến
phương pháp dạy học, sao cho các giờ dạy đạt hiệu quả cao
Phần III: PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
16
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
III.1 Kết luận:
Người giáo viên nói chung là lực lượng chủ chốt trong việc truyền bá văn
hóa tư tưởng, đạo đức, tình cảm cho học sinh Người giữ vai trò quan trọng nhất
phải nói đến chính là người giáo viên chủ nhiệm Đây chính là người có tác động
trực tiếp có hiệu quả tới mọi mặt của mỗi người học sinh Giáo viên chủ nhiệm là
một nhân tố quyết định không thể không có, để đảm bảo cho ổn định của một lớp
học, cho sự phát triển tư duy và sự hình thành nhân cách của học sinh cũng như sự
nghiệp giáo dục thì phải có trách nhiệm, bổn phận của mình Điều đó yêu cầu người
giáo viên ngoài tri thức, kỹ năng, nghệ thuật trong công tác giảng dạy để học sinh
có thể tiếp thu và nắm vững bài Đặc biệt là tạo được hứng thú học tập cho các em
Qua thực tế tôi thấy mình cần cố gắng rèn luyện học tập, nghiên cứu tài liệu,
sách báo, học hỏi đồng nghiệp giàu kinh nghiệm giảng dạy
Tôi tự rút ra bài học cho mình: Muốn đạt được mục đích mà mình mong
muốn thì bản thân phải có niềm tin, niềm say mê thực sự, luôn kiên trì nhẫn lại, rèn
luyện không ngừng Chính niềm say mê ấy sẽ giúp ta có thêm sức mạnh to lớn,


cuốn hút ta đi vào tìm tòi sáng tạo
Do điều kiện khả năng có hạn, mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng, song
đề tài còn nhiều thiếu sót, những vấn đề chưa thể đề cập đến Rất mong được sự cố
gắng giúp đỡ, góp ý, bổ sung của đồng nghiệp, đặc biệt là ban giám hiệu và các
đồng nghiệp trường Tiểu học Tiên Lãng
III.2 Kiến nghị :
- Thông qua chương trình phân môn Tập đọc tôi mạnh dạn kiến nghị một số
vấn đề sau trong việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2
- Đối với phòng giáo dục: Tổ chức các đợt tập huấn phương pháp dạy học
tích cực cho giáo viên Tổ chức chuyên đề để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về
phương pháp dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học
- Đối với giáo viên: Luôn thể hiện đúng chương trình, nội dung, yêu cầu của
việc dạy học chú ý đến từng đối tượng học sinh để phân loại, từ đó có biện pháp
bồi dưỡng, Phụ đạo kịp thời
- Thái độ của giáo viên phải mềm mỏng tôn trọng học sinh động viên kịp
thời những học sinh yêu kém, động viên khích lệ học sinh học tốt, gây hứng thú
cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh đạt dết quả cao
- Đối với học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên, chú ý nghe cô
hướng dẫn, tích cực, mạnh dạn, có ý thức luyện đọc và làm chủ học tập

Bài giảng minh họa
17
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
1. Dạy thử nghiệm
Qua quá trình điều tra nghiên cứu tìm ra được những tồn tại và đã đề xuất một
số biện pháp khắc phục, tôi đã tiến hành dạy 2 tiết Tập đọc ở lớp 2để khẳng địng
tính khả thi của đề tài
Tiết 1: lớp 2B Tập đọc
Mùa xuân đến
(1 tiết)


I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: đọc trơn cả bài.
Đọc đúng các từ: nắng vàng, rực rỡ, nảy lộc, khướu, ngắt ngủ hơi đúng sau
các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc bài vói giọng vui tươi, nhấn giọng ở các
từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2. kĩ năng: Hiểu nghĩa các từ : mận, nồng nàn, đỏm giáng, trầm ngâm.
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
Mùa xuân làm cho đất trời, cây cối, chim muông,… thay đổi tươi đẹp bội
phần.
3. Thái độ: Giáo dục các em lòng yêu cảnh đẹp của đất nước qua bốn mùa.
II/ Đồ dùng dạy - học.
Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa , phóng tỏtanh, bảng phụ ghi
câu văn dài .
- Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy- Học
1. Kiểm tra bài cũ :
Gọị 2 học sinh học sinh đọc bài : Ông Mạnh thắng Thần Gió
Hỏi : vì sao ông Mạnh chiến thắng Thần Gió ?
(Vì Ong Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động …)
Nhận xét cách đọc, cách trả lời câu hỏi và cho điểm.
1. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: tranh.
Hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
Mùa xuân về làm cho vạn vật thay đổi
các em thấy rõ hơn vẻ đẹp của mùa xuân,
sự thay đổi của đất trời, cây cối, chim
muông trong bài tập đọc: Mùa xuân đến.
b, Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu:
Giọng đọc vui tơi, nhấn giọng ở các từ


ngữ gợi tả, gợi cảm.
* Hướng dẫn cách đọc toàn bài.
Tranh vẽ cảnh đẹp mùa xuân có
hoa mận nở…
- Học sinh nghe và đọc thầm theo.
18
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
+ Hướng dẫn phát âm:
-Hướng dẫn cách đọc các từ: nắng
vàng, rực rỡ, nảy lộc, khướu, nồng
nàn.
+ Hướng dẫn ngắt câu văn dài:
-Giáo viên treo bảng phụ ghi câu văn.
-Giáo viên theo dõi sửa sai.
+ Luyện đọc đoạn:
+ Giải nghĩa các từ chú ý SGK.
+ Học sinh đọc bài theo nhóm. (nhóm 4)
- Giáo viên theo dõi và hỗ trợ các nhóm,
sửa sai học sinh đọc sai, ngọng,
- Giáo viên gọi các nhóm đọc thi trước
lớp và nhận xét.
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
c, Tìm hiểu bài:
- Giáo viên yêu cầu đọc thầm bài và các
câu hỏi - trả lời.
Hỏi:
+ Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến?
+ Hãy kể lại những thay đổi của bầu trời và
mọi vật khi mùa xuân đến?
* Chuyển ý:


Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 2.
+ Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm
nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa
xuân?
+ Vẻ đẹp riêng của mỗi loài chim được thể
hiện qua các từ ngữ nào?
* Chuyển ý:
- Gọi học sinh đọc câu hỏi 3.
+ Theo em qua bài văn này tác giả muốn
nói chúng ta điều gì?
- Học sinh đọc cá nhân, đồng
thanh.
- Học sinh nêu cách ngắt.
Vườn cây lại đầy tiếng chim/ và
bóng chim bay nhảy.//
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn.
- Học sinh đọc các từ chú giải.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn
đọc và sửa sai giúp bạn. (mỗi bạn
đọc 1 đạn)
- Học sinh thi đọc đoạn, cả bài.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh đọc từng câu hỏi và trả
lời.
+ Hoa đào, hoa mai nở, trời ấm
chim én bay về…
+ Bỗu trời ngày thêm xanh, nắng
vàng ngày càng rực rỡ, cây cối
đâm chồi nảy lộc, ra hoa, chim


chóc bay nhảy
- Học sinh đọc câu hỏi và trao đổi
nhóm. (nhóm 4)
+ Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn
ngọt, hoa cau thoang thoảng.
+ Chích chòe nhanh nhảu, khướu
lắm điều, chào mào đỏm dáng,
bác cú gáy trầm ngâm.
- Học sinh đọc và trao đổi cặp trả
lời.
+ Tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp
của mùa xuân. Xuân về đất trời,
cây cối, chim chóc như có thêm
sức sống mới.
19
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
* Giáo viên chốt toàn bài.
d, Luyện đọc lại bài.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Gọi học sinh đọc bài.
- Giáo viên tổ chức học sinh thi đọc.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò.
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và
chuẩn bị bài: Chim Sơn Ca và bông Cúc
trắng.
- 3 học sinh đọc nối tiếp bài
- học sinh nhận xét, bình chọn bạn


đọc tốt nhất.
* Nhận xét qua tiết dạy:
Qua 2 tiết dạy của hai lớp em có nhận xét như sau:
- Đối với tiết 1 lớp 2B, bài “Mùa xuân đến”.
-Trong giờ tập đọc này tôi nhận thấy rằng học sinh đọc nối tiếp câu to, ro
ràng, trôi chảy. Phần luyện đọc câu văn dài tôi để các em tự ngắt, tôi không hướng
dẫn cụ thể: học sinh tìm chỗ ngắt giọng còn lúng túng, khi đọc hiểu quả chưa cao,
các em chưa biết nhấn giọng ở chỗ nào, khi đọc bài giọng còn đều đều.
Tiết 2: Lớp 2B Tập đọc
Cò và Cuốc
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ khó: Cuốc, trắng phau phau,
thảnh thơi, lội ruộng.
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu giữa các cụm từ.
- Biết đọc giọng của Cuốc và Cò
2. Kĩ năng: Hiểu được nghĩa các từ mới: trắng phau phau, thảnh thơi.
- Hiểu nội dung bài: chuyện khuyên chúng ta phải lao động vất vả mới có lúc
thảnh thơi sung sướng.
3. Thái độ: giáo dục các em học tập tấm gương của Cò chăm chỉ học tập.
II/ Đồ dùng dạy - học.
- Tranh vẽ Cò và Cuốc - Bảng phụ ghi câu văn dài.
- Sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy - học:
20
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 học sinh đọc bài: Một trí
khôn hơn trăm trí khôn.
- Hỏi: + Trong truyện ai là người


khôn?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
- Giáo viên treo tranh hỏi:
+ Em có biết gì về loài chim trong
tranh?
- Cò và Cuốc là 2 loài chim cùng
kiếm ăn trên đồng ruộng nhưng chúng
lại có điểm khác nhau. Chúng ta cùng
đọc và tìm hiểu nội dung bài này.
b/ Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu:
- Đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng.
- hướng dẫn cách đọc toàn bài.
+ Giọng Cuốc: ngạc nhiên ngay thơ.
+ Giọng Cò: dịu dàng, vui vẻ.
- gọi sinh đọc nối tiếp câu.
- Giáo viên theo dõi cách ngắt nghỉ
h/s.
+ Hướng dẫn luyện đọc từ khó: Ghi
bảng các từ khó và hướng dẫn tỉ mỉ
cách phát âm phân biệt l/n, anh/ ăn: lội
ruộng nhìn lên, trắng tinh, thảnh thơi.
+ Hướng dẫn ngắt câu văn dài: nêu cách
ngắt nghỉ trong câu?
“Em sống trong bụi cây dưới đất,/
nhìn lên trời xanh,/ thấy các anh chị
trắng phau phau,/ đôi cánh dập dờn như


múa,/ không nghĩ/ cũng có lúc chị phải
khó nhọc thế này.//”
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
+ Luyện đọc đoạn.
- Yêu cầu đọc cacs từ chú giải trong
SGK.
Họat đông học
- 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- Nói lên sự thông minh của gà rừng…
+ Con Cò màu trắng rất đẹp. Chim
Cuốc màu đen hay ở dưới ruộng.
- Học sinh nghe và đọc thầm theo.
- Học sinh đọc nối tiếp câu.
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh.
- Học sinh nêu, đọc - cá nhân, đồng
thanh.
- Học sinh nhận xét, đọc lại (nếu sai).
- 1 em đọc.
21
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
- Chia lớp đọc theo nhóm 4.
- Giáo viên yêu cầu 2 đến 3 nhóm đọc
trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
+ Đọc đồng thanh: đọc toàn bài.
c. Tìm hiểu bài:
- Giáo viên yêu cầu đọc bài và rẻa lời.
+ Thấy Cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào?
+ Cò nói với Cuốc điều gì?
- Chuyển ý:


+ Vì sao Cuốc lại hỏi Cò như vậy?
+ Cò trả lời Cuốc như thế nào?
- Chuyển ý:
+ Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời
khuyên. Lời khuyên ấy là gì?
- Giáo viên chốt toàn bài.
d. Luyện đọc lại bài:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên hỏi:
+ Bài này có mấy nhân vật? Để phân
vai đọc lai bài này cần mấy bạn?
- Giáo viên yêu cầu đọc phân vai.
- Giáo viên tổ chức học sinh đọc thi.
- Giao viên nhận xét tuyên dương.
- Các nhóm đọc sửa sai lẫn nhau.
- Các nhóm đọc, học sinh nhận xét
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Học sinh đọc câu hỏi và trả lời.
+ Chị bắt tép vất vả thế chẳng sợ bùn
bắn bẩn hết áo trắng sao?
+ Khi làm việc ngại gì bẩn hở chị.
- Học sinh trao đổi cặp trả lời.
+ Vì hằng ngày Cuốc vẫn thấy Cò bay
trên trời cao, trắng phau phau.
+ Phải có lúc vất vả và lội bùn mới có
khi được thảnh thơi bay lên trời cao.
- Học sinh trao đổi nhóm trả lời.
+ Phải chịu khó lao động thì mới có
lúc được sung sướng.
- Học sinh nghe.


- Học sinh trao đổi cặp trả lời.
+ Bài có nhân vật Cuốc và Cò.
- Học sinh đọc theo nhóm 3, đại diện 2
đến 3 nhốm đọc trước lớp.
- Học sinh nhận xét bình chọn nhấm
đọc hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên hỏi: qua câu chuyện này em học được Cò điểm gì?
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về đọc lại bài và chuẩn bị bai: Bác sĩ Sói.
* Nhận xét tiết dạy.
Qua tiết dạy thu được kết quả như sau:
Học sinh đọc to rõ ràng, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy ở các
câu văn dài, biết nhấn giọng ở các từ đã gạch chân trên bảng phụ. Biết phân vai đọc
theo lời của nhân vật và lời dẫn chuyện, biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng. (hiệu
quả đọc cao hơn so với tiết trước).
22
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
LỜI CẢM ƠN
Trong sự nghiệp giáo dục nói chung thì giáo dục ở trường Tiểu học nói riêng
giữ một vai trò hết sức quan trọng Giúp học sinh củng cố và phát triển tư duy cho
chính bản thân các em Người giáo viên phải là những chiến sĩ cách mạnh trên mặt
trận tư tưởng, văn hóa, có trách nhiệm truyền bá kinh nghiệm cho thế hệ trẻ những
lý tưởng đạo đức trân chính Hệ thống các giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc, bồi
dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát
triển và tiến bộ của XH
Người giáo viên nói chung là lực lượng chủ chốt trong việc truyền bá văn
hóa tư tưởng, đạo đức, tình cảm cho học sinh Người giữ vai trò quan trọng nhất
phải nói đến chính là người giáo viên chủ nhiệm Đây chính là người có tác động
trực tiếp có hiệu quả tới mọi mặt của mỗi người học sinh Giáo viên chủ nhiệm là


một nhân tố quyết định không thể không có, để đảm bảo cho ổn định của một lớp
học, cho sự phát triển tư duy và sự hình thành nhân cách của học sinh cũng như sự
nghiệp giáo dục thì phải có trách nhiệm, bổn phận của mình Không phải bất cứ một
giáo viên nào cũng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà thực tế cũng không
ít giáo viên đã thất bại Điều đó yêu cầu người giáo viên ngoài tri thức, kỹ năng,
nghệ thuật trong công tác giảng dạy để học sinh có thể tiếp thu và nắng trắc bài Đặc
biệt tạo được hứng thú học tập cho các em
Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô Luyện Thị Chúc và các thầy cô giáo
trường Cao Đẳng sư phạm, trường Tiểu học Tiên Lãng đã giúp em đỡ nhiệt tình để
em hoàn thành đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn !
Tiên Lãng, ngày 14 tháng 5 năm 2009
Người viết đề tài
Hoàng Thị Duyên
23
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
MỤC LỤC
Các nội dung của đề tài Trang
Phần I: Phần mở đầu 1
I.1 Lí do chọn đề tài 1
I.2 Cơ sở thực tiễn 1
I.2 Mục đích nghiên cứu 2
I.3 Thời gian địa điểm 2
I.4 Phương pháp nghiên cứu 2
phần II nội dung 4
chương 1 tổng quan 4
II.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
II.1.2 cơ sở lí luận 4
Phần II: Nội dung đề tài 5
Chương II. Nội dung vấn đề nghiê n cứu 5


II.2.1 thực trạng 5
II.2.2. đánh giá thưc trạng 5
Chương III đề xuất giải pháp 10
II.3.1 biện pháp thực hiện 22-24
24
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………


………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
………………………………………………………………………………………
………
25

Sáng kiến kinh nghiệmRèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lời giới thiệu

Nền giáo dục Việt Nam đó trải qua nhiều năm đổi mới và thu được nhiều thành quả tốt đẹp. Tiếp tục phát huy những kết quả đó đạt được, từng bước thực hiện các mục tiêu của xã hội. Năm học ........-........ toàn ngành giáo dục cùng đẩy mạnh phong trào thi đua: Dạy tốt- học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất cần những con người có tri thức, có khoa học kỹ thuật. Trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế đó hội đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, cải tiến lại nội dung và phương pháp dạy học. Đó là việc làm rất bức xúc và cần thiết hiện nay.

Chính vì vậy, chất lượng dạy và học trong nhà trường đang là vấn đề được các nhà giáo dục hết sức quan tâm. Đây là một trong những việc làm quan trọng, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Vì thế, biết bao thầy cụ giáo ngày đêm miệt mài nghiên cứu để có những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay, nhằm cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với nhận thức của học sinh.

Trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng, môn học Tiếng Việt là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. Môn này có đặc trưng cơ bản là: Nó vừa là môn học cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ của từng bài học, vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Trẻ em muốn nắm được kỹ năng học tập, trước hết cần nghiên cứu tiếng mẹ đẻ chìa khóa của nhận thức, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn, nó cần thiết cho tất cả các em khi bước vào cuộc sống. Ở nước ta, môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng, là một môn học chính , trong đó không thể không kể đến môn Tập đọc.

Dạy môn Tập đọc trong các trường Tiểu học đang là một vấn đề được các trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hàng ngày trong xã hội. Thông qua việc đọc các tác phẩm văn chương, con người không những được thức tỉnh về nhận thức mà cũn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Tập đọc là một phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, này giữ vai trò rất quan trọng, trước hết giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng đọc (đọc đúng, diễn cảm) một văn bản. .

Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có hình ảnh, những kỹ năng này các em sẽ sử dụng suốt đời. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

Xuất phát từ quan điểm dạy tập đọc kết hợp dạy ngữ và rèn đọc cho các em. Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp bởi bên cạnh việc dạy đọc ta cũng trau dồi kiến thức tiếng việt, kiến thức về văn học đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh, phân môn tập đọc góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới .

Hiện nay ở nhà trường tiểu học việc rèn kỹ năng đọc đạt kết quả chưa cao, có thể có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng, thực tế nếu không có kỹ năng đọc tốt thì học sinh không có điền kiện học các môn khác, không thể tiếp thu nền văn minh. Chính vì vậy, việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa quan trọng. Thông qua môn học này góp phần đắc lực phục vụ mục tiêu đào tạo con người, con người phát triển toàn diện, có đủ đức, đủ tài tiếp cận nền khoa học kỹ thuật tiên tiến để đưa nước nhà tiến nhanh, tiến xa hơn nữa.

Đối với học sinh lớp 2 các em bắt đầu bước sang giai đoạn đọc nhanh đọc đúng đọc lưu loát, trôi chảy với các em học sinh lớp 3,4,5, cũng yêu cầu cao hơn đó là đọc diễn cảm, đọc phải thể hiện được nội dung, tình cảm của bài để từ đó các em bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc. Mỗi chúng ta phải làm thế nào? để thông qua môn tập đọc giúp học sinh không những đạt được vấn đề đọc thạo, mà phải hiểu nội dung của văn bản.Vậy người giáo viên phải tìm phương pháp tiếp cận làm sao? cho học sinh có cảm tình với bài tập đọc, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc. Trong thực tế hiện nay để thực hiện được vấn đề này người giáo viên phải thay đổi cách truyền thụ để các em có thể nắm bắt được tri thức, việc rèn đọc cho học sinh là hết sức cần thiết nhưng đọc như thế nào để người nghe hiểu được nguyên vẹn nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản, nôi cuốn được người nghe, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn bản. Học sinh không những đọc được nội dung văn bản, mà cũng phải đọc hay, đọc diễn cảm, đây là mục tiêu mà các thày cô giáo dạy lớp 2 cần phải rèn và là đích để đạt tới .

Trong thực tế hiện nay, dạy tiếng việt ở bậc tiểu học nói chung và dạy phân môn tập đọc ở lớp 2 nói riêng tôi nhận thấy đa số các em đó đọc to rõ ràng song cũng một số em đọc chưa lưu loát, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em phát âm chưa rõ phụ âm đầu l; n ; s; x; tr; ch đặc biệt là âm: l, n và kỹ thuật đọc đa số các em đọc chưa thể hiện được tình cảm nội dung văn bản, các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm từ chìa khoá, trong khi sắm vai, đọc đối thoại các em cũng lúng túng, các em cũng thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình ,một số em học sinh đọc yếu các em cũng chưa xác định được giới hạn của những câu đối thoại, khi đọc gặp phải đấu! thường chưa biết cách thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp. Để khắc phục những tồn tại trên nhà trường đó tổ chức các cuộc thi đọc diễn cảm, và thi kể chuyện.

Vì những lý do trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học tôi xin trình bày một vài quan điểm của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học: “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”. Thông qua môn tập đọc của trường ............................

2. Tên sáng kiến:

“Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”.

3. Tác giả:

- Họ và tên: ………………….………………

-Địa chỉ tác giả sáng kiến:…………………

- Số điện thoại: …………………………,....

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

…………………………………...................

Chủ đầu tư :…………………………………

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và bổ sung vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết cho bản thân. Từ đó giúp cho học sinh thực hiện bài thực hành trên lớp nhanh hơn, đạt hiệu quả học tập tốt hơn.

Lĩnh vực sư phạm . áp dụng vào giảng dạy phân môn: Tập đọc.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng: Tôi có kế hoạch áp dụng đề tài này vào phần dạy – học Tập đọc cho học sinh lớp 2 của năm học 2018 - 2019. Nếu kết quả khả quan thì tiếp tục áp dụng cho những năm học tiếp theo ( có bổ sung).

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

- Về nội dung của sáng kiến

1. Mục đích:

Khi tôi nghiên cứu sáng kiến này nhằm mục đích:

+ Tìm ra phương pháp và hướng đi, giúp học sinh đọc tốt hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh.

+ Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Tập đọc ở lớp 2.

2. khả năng áp dụng của sáng kiến

Sáng kiến được thực hiện trong các giờ Tập đọc với 20 học sinh ở lớp 2A, trường Tiểu học ............................, Năm học .............-.............. Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các lớp của khối 2.

Đề tài này được áp dụng trong các giờ học Tập đọc ở lớp 2A, trong thời gian một năm học, tại trường .............................

II. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận:

Giáo dục Việt Nam trong thập niên đầu tiên của thế kỉ 21 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục từ nội tại và cả sự tác động từ phía xã hội. Lộ trình đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp, thay sách giáo khoa như là một bước đột phá sống còn của giáo dục nhằm nâng cấp sản phẩm bắt kịp xu thế toàn cầu hóa của thời đại và bước đầu đã cho thấy những kết quả rất đáng ghi nhận. Cuộc chiến chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, việc nói không với hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp cho dù vẫn đang rất gian nan song bước đầu đã nhận được sự đồng thuận cao từ các thầy cô giáo, các em học sinh và cả dư luận xã hội.

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang từng bước tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, gắn bó và đáp ứng tối đa dự đòi hỏi của thực tiễn.Những năm gần đây Đảng, nhà nước, ngành đã dành những sự quan tâm đầu tư đáng kể cho giáo dục. Những chính sách, chủ trương mới liên tục được cập nhật đã mở ra những lối đi mới cho sự phát triển của giáo dục nước nhà. Chỉ thị 40CT/TW của Ban Bí thư Trung Ương Đảng về việc nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, Luật giáo dục 2005 được Quốc hội thông qua, các chỉ thị của chính phủ quan tâm đến đạo đức nhà giáo. Hay chỉ thị 40/2008/CT- BGDDT; kế hoạch liên ngành số 7575/ KHLN/BGDDT – Giữa bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch- Bộ GD-ĐT- Trung Ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai phong trào thi đua “Xây sựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là những minh chứng rõ nét nhất cho tham vọng đổi mới toàn diện nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, do hạn chế năng lực của người dạy, người học, hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất và môi trường dạy học nên công bằng mà nói để nhanh chóng đuổi kịp các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới thì sự nỗ lực tự vận động là điều chúng ta không thể không quan tâm. Trong đó, vai trò của người thầy được xác định như là yếu tố mấu chốt để giải quyết kịp thời những bức bách, mâu thuẫn đang hiện hữu trong nền giáo dục chúng ta. Vì vậy, sự trăn trở cho mỗi giờ dạy, mỗi môn học là điều mà mỗi giáo viên như chúng tôi không thể không quan tâm.

Phân môn Tập đọc có vị trí rất quan trọng trong chương trình học Tiểu học nói chung. Tập đọc là bài học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ (năng lực đọc, nghe, nói, viết) từ đó mở rộng cánh cửa cho học sinh nắm lấy kho tàng tri thức của loài người.

Quá trình dạy học gồm 2 mặt có quan hệ mật thiết với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Người học sinh là đối tượng (khách thể) của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức.

Hoạt động học tập của học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình mà không ai có thể làm thay được.

Dạy học là con đường thuận lợi nhất, giúp học sinh trong khoảng thời gian ngắn nhất, có thể nắm được một khối lượng kiến thức cần thiết. Nó được tiến hành một cách có tổ chức có kế hoạch. Giúp học sinh phát triển một cách có hệ thống, năng lực hoạt động trí tuệ và tư duy sáng tạo. Từ đó giúp học sinh có hành động đúng đắn trong học tập.

2. Thực trạng.

Nhiều năm giảng dạy và làm công tác dạy tiếng việt ở bậc tiểu học nói chung và dạy tập đọc ở lớp 2 nói riêng tôi nhận thấy: Khả năng tiếp thu môn học Tiếng Việt của các em cũng nhiều hạn chế so với các môn Toán hay Tự nhiên Xã hội, ở phân môn tập đọc lớp 2 đa phần các em đó đọc được, song một số em đọc cũng chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu l/n; tr/ch; s/x đặc biệt học sinh trường tôi đang công tác thì đa số các em đọc con ngọng phụ âm l/n, về kĩ thuật đọc chưa thể hiện được tình cảm, nội dung mà văn bản đề cập tới. Ví dụ như các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm, từ chìa khoá, trong những trường hợp sắm vai hay đối thoại các em cũng lúng túng, nhiều em cũng thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình. Đối với đối tượng học sinh trung bình và yếu các em chưa xác định được đâu là giới hạn những câu đối thoại của mình, với thực tế trên tôi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề rèn kỹ năng đọc cho học sinh khối 2 với mong muốn tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức và kinh nghiện chuyên môn nhằm đạt hiệu quả cao trong việc dạy và học

Khi tiến hành làm sáng kiến này tôi đã nghiên cứu sách giáo khoa phân môn tập đọc khối 2 để tìm hiểu nội dung cấu trúc của chương trình, tìm hiểu việc học của các em, tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn của ngành, nghiên cứu rút kinh nghiệm qua từng tiết dự giờ. Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến phân môn Tiếng Việt nhất là phân môn tập đọc.

Quan sát đội ngũ giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp gì? những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong quá trình rèn đọc cho học sinh .

Thường xuyên dự giờ của giáo viên dạy khối 2-3 để rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học, nhất là môn tập đọc.

2.1. Học sinh:

- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học còn nhỏ tự giác trong học tập chưa cao, trình độ đọc còn yếu (chưa rành mạch, còn ấp úng, phát âm không chuẩn xác một số phụ âm đầu: l/n; tr/ch; s/x)

- Đọc và dùng từ địa phương: thuyền/ thiền

2. 2. Giáo viên:

- Dạy sa vào giảng văn nhiều hơn là rèn đọc.

- Phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng. ở khâu này, giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kỹ thuật nhưng lại không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với từng khối lớp.

- Một hạn chế rất phổ biến ở giáo viên khi dạy Tập đọc là không phân biệt được sự khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc - học thuộc lòng. Nhiều giáo viên chỉ thấy sự khác nhau ở các lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc đồng thanh, mà quên rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân, còn nhiệm vụ của tiết Tập đọc- học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn trí nhớ, ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu nhiều giáo viên cố tình "bỏ quên" đối tượng này, coi như không có các em trong lớp.

- Có một số giáo viên tuổi cao, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhưng do phương pháp dạy học truyền thống đó tiềm tàng, khả năng nắm bắt phương pháp mới cũng hạn chế. Các bước lên lớp chưa linh hoạt. Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu. Các em học vẹt. Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm cho học sinh.

3. Các biện pháp giải quyết vấn đề.

3.1 Một số kinh nghiệm

Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ đó có nhu cầu được nghe lời ru của mẹ, của bà, đến lúc chập chững biết đi bé lại bi bô cất tiếng gọi những người thân thiết, tuy chưa rõ tiếng nhưng nghe thật cảm động dễ thương. Ở giai đoạn này bà và mẹ là những người thầy đầu tiên dạy dỗ bé, tiếp xúc làm quen với môi trường sống xung quanh, khi đến tuổi cắp sách đến trường, thì vấn đề giao tiếp đọc, nghe, nói, viết của bé đó trở thành nhu cầu thói quen không thể thiếu, lúc này người thầy giáo đóng vai trò quan trọng, trong việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng đọc, nói, nghe, viết. Góp phần vào việc phát triển nhân cách của trẻ.

Học sinh tiểu học là giai đoạn phát triển hết sức hồn nhiên đây là giai đoạn nhân cách đang hình thành đối với lứa tuổi từ 6-8 tuổi khả năng chú ý kém mải chơi, thích quan sát và khám phá thế giới xung quanh, vậy khi đến trường học các em phải tuân theo nội qui, qui định của trường, của lớp.

Trong ý thức của mình các em bắt đầu nhận thức được sự vật một cách chủ động, có mục đích nhằm đặt những yêu cầu của tư duy trực quan, từ quan sát trực quan chuyển sang tư duy ngôn ngữ lô gic, trìu tượng cách phát âm thiếu lập luận, chuyển sang ngôn ngữ có lập luận chặt chẽ. ở giai đoạn này nhận thức của các em mang nặng mầu sắc cảm tính, được củng cố và phát triển trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, chuẩn mực hơn các em đó tin vào lời giảng của các thầy cô, vào sách. Những điều kiện mà nhà trường, gia đình dạy giỗ giáo dục, học sinh tiểu học thường hiếu động dễ hưng phấn khó tập chung, hay hướng tới hoạt động cụ thể kết quả trực tiếp không thích hoạt động kéo dài, khó thấy kết quả. Nhất là kiến thức trìu tượng, ít hấp dẫn, lứa tuổi này các em hay bắt chước, các em ít hiểu tác dụng của việc mình làm, mà chỉ hiểu đơn giản là làm thầy cô và bố mẹ hài lòng.

Xuất phát từ thực tế tâm lý của trẻ, vậy chỉ có giờ dạy sinh động, trực quan, lời giảng dễ hiểu, hấp dẫn giúp trẻ tập trung cuốn hút vào bài giảng của giáo viên.

.........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc lớp 2

9 789 42

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tốt môn tập đọc thông qua cách rèn đọc cho học sinh lớp 2

9 491 34

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp và quy trình dạy môn tập đọc lớp 2

10 203 6

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho phân môn tập đọc lớp 2

10 149 5

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm trong việc dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2

30 86 1

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp luyện đọc khi dạy Tập đọc ở lớp 2

10 42 3

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới

43 160 5

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2

19 34 1

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2

14 89 8

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

15 48 7

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc

Biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ tập đọc skkn loại a cấp tỉnh

  • pdf
  • 24 trang

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Đây là bậc học tạo ra những cơ bản ban đầu và bền vững về tri thức,
về kĩ năng cho trẻ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giúp
các em học tốt ở bậc học tiếp theo. Chính vì vậy ở Tiểu học yêu cầu phải dạy đủ
9 môn học bắt buộc. Trong những môn học đó môn Tiếng Việt là môn học hết
sức quan trọng. Môn Tiếng việt giúp các em tiếp nhận những tri thức ban đầu,
sơ giản nhưng rất cần thiết về tiếng Việt phổ thông như: Ngữ âm, ngữ nghĩa,
ngữ pháp, từ vựng…Trên cơ sở đó rèn những kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và kĩ
năng giao tiếp. Phân môn Tập đọc được coi như môn khởi đầu để học tiếp các
môn khác. Lúc đầu trẻ học để biết đọc, qua đó dùng đọc để học các môn học
khác và để tiếp thu các tri thức của nhân loại.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2012-2013 là “nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục”. Những năm gần đây, cùng
với sự đầu tư và phát triển của giáo dục, chất lượng giáo dục ngày được nâng
cao. Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên không ngừng học tập nâng
cao nghiệp vụ chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong đó có
việc đổi mới phương pháp “rèn đọc” cho học sinh. Việc rèn kĩ năng đọc cho
học sinh bên cạnh những thành công còn một số hạn chế, nhất là đối với lớp 2,
các em mới chuyển từ lớp 1 lên, qua ba tháng nghỉ hè, nhiều em không thường
xuyên ôn luyện nên khi bắt đầu vào năm học lớp 2, kỹ năng đọc của một số em
còn yếu, dẫn đến kết quả “đọc” của một số lớp chưa cao, đặc biệt là các lớp
không phải là lớp chọn. Vì thế giáo viên cần phải dạy đọc bài Tập đọc với
giọng thế nào? làm thế nào chữa lỗi “đọc” cho học sinh, làm thế nào để các em
đọc đúng, đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn, phối hợp đọc thành tiếng và
đọc hiểu... để hiểu nội dung văn bản được đọc, để cho những gì đọc được tác
động vào chính cuộc sống của các em. Chính vì lí do trên đòi hỏi người giáo
viên phải có phương pháp dạy “đọc” như thể nào để giúp các em thực hiện được
nhiệm vụ phân môn Tập đọc. Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, nhất
là chúng ta đang sống trong thời kì bùng nổ công nghệ thông tin, nếu học sinh
đọc yếu, đọc chậm các em sẽ bị hạn chế nhiều trong việc tiếp cận với công nghệ
thông tin, các em sẽ thiệt thòi trong giao tiếp, trong việc học tập... Trong suốt
quá trình học tập học sinh sử dụng “đọc” rất nhiều, các em đọc bài học, đọc bài
ghi, đọc sách giáo khoa, đọc truyện…chính vì vậy, dạy tốt phân môn Tập đọc
không những rèn kĩ năng đọc mà còn phát triển những kĩ năng khác. Qua việc
học các bài Tập đọc học sinh được tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, bước đầu có
khái niệm cơ bản về nhân vật, hình ảnh, bố cục…góp phần hình thành và bồi
dưỡng cho các em những tình cảm tốt đẹp của con người như tình yêu quê
hương đất nước, tình thầy trò, tình bạn bè…, tình yêu Tiếng Việt.
Đối với học sinh Tiểu học nhất là đối với học sinh lớp 1, lớp 2 thì yêu
cầu đọc đến đâu hiểu - cảm nhận được đến đó thì quả là một điều cực kì khó,
muốn làm được điều đó thì giáo viên phải có những biện pháp để học sinh đọc
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

-1-

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

được lưu loát, rõ ràng, đọc trôi chảy. Sau đó tuỳ từng bài, từng thể loại giáo viên
tìm cách khai thác, hướng dẫn cho học sinh hiểu ý tứ, nội dung, nghệ thuật của
từng đoạn văn và cả bài để có thể đọc cho đúng, có đọc đúng rồi thì mới luyện
cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảm được (thực hiện mục tiêu rèn đọc cho học
sinh)
Thực trạng việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong các tiết Tập đọc ở một
số giáo viên trong trường còn gặp khó khăn, còn lúng túng, giờ Tập đọc ở một
số lớp còn nhiều gò ép, học sinh “đọc” chưa đạt được kết quả như mong muốn
đặc biệt là đối với Tập đọc lớp 2. Là một giáo viên trường Tiểu học Thị trấn
Than Uyên, một trong những trường luôn dẫn đầu về chất lượng giáo dục của
huyện Than Uyên, tôi luôn băn khoăn cần phải làm thế nào để góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục qua việc dạy Tập đọc, cần phải có biện pháp rèn đọc
cho học sinh lớp 2 như thế nào để đạt được hiệu quả như mong muốn, nhất là
học sinh lớp 2A5 là lớp mà đa số học sinh có học lực trung bình khá (do mục
tiêu giáo dục của nhà trường là nâng cao chất lượng mũi nhọn nên đã lựa chọn
học sinh khá và giỏi vào các lớp chọn A1, A2). Mặt khác, lớp 2A5 có số lượng
học sinh dân tộc nhiều hơn các lớp khác (có 7 học sinh khu 9), một số gia đình
học sinh, cha mẹ làm ruộng hặc buôn bán, làm nghề tự do ... nên các em ít được
sự quan tâm của bố mẹ về học tập, bởi vậy giáo viên phải cố gắng rất nhiều để
đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Biện
pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc”
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 2A5 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2A5 trường Tiểu học thị trấn
Than Uyên.
3. Thời gian nghiên cứu:
Bắt đầu từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013.
III. Mục đích nghiên cứu
1. Về phía giáo viên:
Tìm ra biện pháp giúp học sinh lớp 2 có kỹ năng đọc đúng trong giờ Tập
đọc, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm ở mỗi
học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 2.
2. Về phía học sinh:
Các em có kỹ năng đọc đúng, làm chủ được tốc độ đọc; học sinh say mê,
hứng thú khi học Tập đọc.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

-2-

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

1. Giáo viên:
- Hệ thống được một số lỗi phát âm, lỗi đọc sai của học sinh lớp 2A5
thường mắc.
- Đề xuất một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng trong giờ Tập đọc cho
học sinh lớp 2A5 trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên.
- Giúp học sinh nhận thấy việc sửa lỗi “đọc” là cần thiết và có ý thức tự
giác sửa lỗi (lỗi phát âm, lỗi diễn đạt) trong khi học trên lớp và cả trong giao tiếp
hàng ngày.
2. Học sinh:
- Biết lỗi mình thường mắc, biết tự sửa lỗi, tự rèn kỹ năng đọc đúng cho
bản thân trong giờ Tập đọc và trong các giờ học khác.
- Ý thức tự giác sửa lỗi phát âm, lỗi đọc ở tất cả các môn học và trong
giao tiếp hàng ngày.

Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

-3-

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
1. Đọc là gì?
Đọc là quá trình chuyển chữ viết sang lời nói có âm thanh và có ngữ điệu
- ứng với hình thức đọc thành tiếng, là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức
chữ viết thành các đơn nghĩa không có âm thanh - ứng với đọc thầm (Sổ tay
thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga của MR. Lô-vốp).
2. Ý nghĩa của việc đọc
Con người thật là hạnh phúc khi biết đọc. Chúng ta đã biết phần lớn
những tri thức, khái niệm của đời sống và những thành tựu văn hóa, khoa học, tư
tưởng, tình cảm của thế hệ trước và cả của thời đương đại được ghi lại bằng chữ
viết, nếu không biết đọc thì con người khó có thể tiếp thu được nền văn minh
của loài người, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc làm chủ xã hội hiện
đại. Không biết đọc con người không được hưởng thụ những thành tựu văn hoá
khoa học, tư tưởng, tình cảm của nhân loại qua ngôn ngữ viết. Đặc biệt là trong
thời kì bùng nổ thông tin thì đọc càng quan trọng, vì nó sẽ giúp người ta sử dụng
tốt các nguồn thông tin. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên
nhiều lần. Từ đây, con người mới tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức mối
quan hệ tự nhiên, xã hội. Biết đọc, con người có khả năng giao tiếp được với thế
giới bên trong của con người khác thông qua tác phẩm văn, thơ, bút kí... của họ.
Không biết đọc, con người sẽ khó có điều kiện hưởng thụ giáo dục mà xã hội
dành cho họ, khó có thể hình thành một nhân cách toàn diện. Đọc giúp các em
học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là
công cụ để học tập các môn học khác. Đọc một cách có ý thức cũng sẽ có tác
động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Đọc là một
kỹ năng quan trọng hàng đầu của con người. Nhờ biết đọc, con người có thể tự
học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Đó là một yêu cầu không thể thiếu được
của con người trong thời đại hiện nay. Biết đọc, ngắt câu, đổi giọng cho đúng
ngữ điệu vừa đảm bảo được diễn cảm, hấp dẫn người nghe, vừa đảm bảo đúng
ngữ pháp, ý nghĩa thông tin của tác giả muốn truyền đạt cho người nghe hiểu,
nhận thức được đúng cũng là góp phần làm trong sáng ngôn ngữ Tiếng Việt.
Chính vì vậy “đọc” có ý nghĩa to lớn ở bậc Tiểu học. Bước đầu trẻ học
“đọc”, sau đó trẻ “đọc” để “học”. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong
giao tiếp và học tập, nó là công cụ để học các môn học khác, đọc tốt giúp các
em kĩ năng giao tiếp có giáo dục.
Môn Tập đọc ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn
ngữ cho học sinh, thể hiện ở bốn chức năng: nghe, nói, đọc, viết. Đọc không
phải chỉ là công việc chuyển kí hiệu chữ viết thành âm thanh mà còn là quá trình
nhận thức để có kĩ năng thông hiểu những gì mình đọc được.
3. Nhiệm vụ của dạy Tập đọc lớp 2
3.1 Phát triển kĩ năng đọc và nghe cho học sinh.
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

-4-

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

a) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Phát âm đúng
- Đọc rõ ràng, liền mạch từng câu, đoạn, cả bài, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí
sau dấu câu, giữa các cụm từ, các phần trong bài tập đọc.
- Cường độ, tốc độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí).
- Tốc độ đọc vừa phải (không ê,a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu
khoảng 50 tiếng/phút.
b) Rèn kĩ năng đọc thầm và hiểu nội dung:
Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi.
Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội
dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc, trả lời được các câu hỏi ở cuối mỗi bài tập
đọc, tập nhận xét một số nhân vật, hình ảnh, chi tiết trong bài đọc.
c) Rèn kĩ năng nghe nói:
+ Nghe:
Nghe giáo viên đọc mẫu và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu,
đoạn, bài.
Nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô.
Nghe- hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.
+ Nói:
- Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc.
- Biết cách trả các câu hỏi về bài đọc.
d) Rèn tư thế đọc
Tư thế đứng đọc thoải mái, không gò ép, đứng thẳng, khoảng cách từ mắt
cách sách giáo khoa khoảng 25-30 cm.
3.2 Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự
hiểu biết của học sinh về cuộc sống.
Cụ thể là:
- Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, ngữ, vốn diễn đạt.
- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, hình
thành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân (như khai lí
lịch đơn giản, đọc thời khoá biểu, tra và lập mục lục sách, nhận và gọi điện thoại... )
- Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản ( Phân tích, tổng hợp)
3.3 Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn trong sáng, lành mạnh, tình
yêu cái đẹp, cái thiện, cách ứng xử đúng trong cuộc sống, từ đó các em say mê,
hứng thú đọc sách và thêm yêu Tiếng việt.

Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

-5-

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông
bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; vị tha, nhân hậu.
-Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.
- Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hình thành lòng ham muốn đọc sách,
khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vể đẹp của tiếng Việt và tình yêu tiếng
Việt.
4. Những yêu cầu cần đạt được sau khi học Tập đọc lớp 2
- Kĩ năng đọc thành tiếng phát âm đúng rõ ràng các tiếng có vần khó, có
phụ âm đầu, có dấu thanh dễ lẫn.
- Đọc rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo tốc độ theo quy định.
- Ngắt nhịp đúng câu văn, câu thơ, đọc trơn và lưu loát bài Tập đọc, biết
phân biệt lời nhân vật trong bài Tập đọc.
- Kĩ năng đọc hiểu: Hiểu được nội dung ý nghĩa bài Tập đọc.
5. Nội dung, chương trình phân môn Tập đọc lớp 2
Trong quá trình tìm hiểu sách giáo khoa lớp 2 tôi nhận thấy rằng: các bài
Tập đọc được phân bố vào từng tuần cùng với các phân môn khác. Các bài Tập
đọc được bố trí vào đầu mỗi tuần có vai trò làm cơ sở, chỗ dựa cho việc dạy các
phân môn khác như: Chính tả, Luyện từ và câu , Tập làm văn… Mỗi tuần có 3 bài
Tập đọc song học sinh được học 2 bài còn 1 bài các em tự đọc thêm, thường thì
các bài tập đọc đầu tuần được học trong 2 tiết. Các bài Tập đọc có đủ các thể
loại: Văn bản văn học, văn xuôi, thơ và một số văn bản nước ngoài. Trung bình
mỗi chủ điểm học trong 2 tuần, các em được học truyện vui ở kì 1, truyện ngụ
ngôn ở kì 2, những câu chuyện này vừa để giải trí vừa có tác dụng rèn luyện tư
duy và phong cách sống vui tươi, lạc quan cho các em.
Các văn bản khác gồm văn bản báo chí, hành chính (tự thuật, thời khoá biểu,
thời gian biểu, mục lục sách…). Thông qua văn bản này sách giáo khoa cung cấp
cho các em một số kiến thức kĩ năng cần thiết trong đời sống, bước đầu xác lập
mối quan hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội.
- Mỗi bài tập đọc lớp 2 khoảng 100 chữ, yêu cầu đọc trong thời gian 2 đến
3 phút. Đọc đúng, rõ ràng từng từ, từng câu trong một đoạn, bài văn, bài thơ ngắn,
biết ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm. Bước đầu biết đọc thầm, hiểu nội
dung bài đọc ở lớp. Cụ thể, hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ trong bài, nắm được
ý chính của từng câu, đoạn văn hay thơ đã học, trả lời được những câu hỏi về nội
dung của bài tập đọc.
Nhận xét về nội dung Tập đọc lớp 2
- Cấu tạo sách giáo khoa, nội dung bài Tập đọc phù hợp với đối tượng học sinh.
- Kênh hình đẹp hấp dẫn.
- Các bài tập đọc được trình bày khoa học và xếp theo chủ điểm.
6. Qua thực tiễn giảng dạy
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

-6-

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy chất lượng dạy Tập đọc ở một số lớp
2 (không phải là lớp chọn) trường Tiểu học thị trấn Than Uyên còn chưa đạt
được như mong muốn, một số giáo viên còn chưa linh hoạt về phương pháp,
hình thức dạy học. Một số ít giáo viên còn chưa chú ý về cách rèn đọc cho học
sinh, đặc biệt là học sinh lớp 2. Đọc đúng, đọc hay không hoàn toàn đồng nghĩa
với đọc nhanh, đọc to, vì nhiều em đọc xong không biết nội dung của đoạn văn,
bài thơ mình vừa đọc nói gì. Đọc đúng, đọc hay nghĩa là ngoài yêu cầu đọc đúng
chữ, rõ ràng, lưu loát còn phải đọc hiểu, đọc hay, hay - tức là thể hiện được nội
dung, sắc thái, cái hay, cái đẹp của bài Tập đọc hoặc của một tác phẩm. Kĩ năng
đọc được chia thành 4 mức độ: đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn
cảm. Đối với học sinh lớp 2 yêu cầu cơ bản là đọc đúng, đọc lưu loát, bước đầu
đọc hiểu, đó là nền tảng để các em đọc diễn cảm ở các lớp trên. Song một số
giáo viên không thành công ở tiết dạy Tập đọc, nguyên nhân quan trọng là
phương pháp dạy học của giáo viên chưa phù hợp.
Mặt khác trong quá trình giảng dạy đối với học sinh tiểu học nói chung,
đối với phân môn Tập đọc nói riêng, một sô giáo viên chưa đặc biệt chú ý rèn
cho học sinh một kỹ năng quan trọng - đó là “Kỹ năng đọc đúng”. Từ đó kỹ
năng đọc của học sinh trở nên hạn chế, học sinh đọc lướt lướt, không chú ý đọc
kỹ văn bản dẫn đến không hiểu nội dung văn bản và ảnh hưởng đến chất lượng
các môn học khác.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Đánh giá chung
Trường Tiểu học thị trấn là một trường luôn dẫn đầu về chất lượng giáo
dục, đa số giáo viên có trình độ chuyên môn khá và giỏi, giáo viên nhiệt tình,
trăn trở với công việc đặc biệt là việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đa số giáo
viên linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức, phương pháp dạy học, tích cực
tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Ban Giám hiệu nhà
trường phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực của mỗi giáo viên.
Giáo viên được phân công dạy chuyên khối nên có nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy. Nhà trường tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ
chức báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của những giáo viên thực hiện có hiệu quả
trong năm học... vì thế giáo viên đã tích luỹ, học tập được nhiều kinh nghiệm
của đồng nghiệp để áp dụng vào giảng dạy. Nhà trường được trang bị tương đối
đủ đồ dùng dạy học, giáo viên tích cực làm và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy
học, một số giáo viên có khả năng thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin hiệu
quả trong dạy Tập đọc.
Học sinh lớp 2 trường Tiểu học thị trấn học đúng độ tuổi, đa số các em
được cha mẹ quan tâm đến việc học tập. Các em được học 2 buổi/ngày, các em
được rèn đọc nhiều hơn ở buổi chiều. Các em được tiếp cận nhiều với công nghệ
thông tin, nhiều em thích đọc thơ, đọc truyện tranh ... nên nhiều em đọc thông
thạo, trôi chảy và có em còn biết đọc diễn cảm khi học hết lớp 1. Học sinh được
trang bị đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập, nhiều em thích học Tập đọc.

Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

-7-

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

2. Thực trạng của việc dạy Tập đọc lớp 2 ở trường Tiểu học Thị trấn
Than Uyên
2.1 Về phía giáo viên
Đã nhiều năm dạy Tiểu học và nhiều năm nghiên cứu về phương pháp dạy
Tập đọc, đặc biệt là Tập đọc lớp 2, tôi nhận thấy một số ít giáo viên còn phân
biệt chưa thật rõ ràng được mục tiêu chính của phân môn Tập đọc lớp 2. Học
sinh lớp 2 chỉ cần đọc đúng, phát âm chuẩn và đọc lưu loát một bài Tập đọc là
chính, còn phần đọc hiểu các em chỉ cần nắm được ý chính của đoạn, bài hoặc ý
nghĩa của bài Tập đọc, phần luyện đọc, giáo viên cần cho học sinh đọc bài nhiều
lần, luyện phát âm đúng, phát âm chuẩn, luyện đọc câu, đoạn, bài. Mỗi học sinh
trong giờ Tập đọc phải được đọc dưới mọi hình thức từ một, hai đến ba lần.
Một số giáo viên, phân bố thời gian trong tiết dạy chưa hợp lí, thời gian
dành cho luyện đọc còn ít, thời gian dành cho tìm hiểu bài nhiều hơn. Một số ít
giáo viên dạy các lớp không phải là lớp chọn hoặc giáo viên mới chuyển từ
vùng sâu, vùng xa về trường chưa thực sự đầu tư, đổi mới phương pháp dạy
học nhất là đối với phân môn Tập đọc, chỉ chú ý dạy đủ bước, dạy đều đều cho
đến hết bài, chưa biết cách sửa lỗi cho học sinh, chưa sử dụng linh hoạt các hình
thức dạy học trong khâu luyện đọc ... Cách thức tổ chức luyện đọc của một số ít
giáo viên còn tẻ nhạt, chưa tạo ra những “điểm mới” trong cách luyện đọc, việc
vận dụng nguyên tắc dạy học “Học mà chơi, chơi mà học” còn chưa thực sự
hiệu quả. Giáo viên chưa hệ thống được lỗi sai của học sinh để tìm biện pháp
sửa lỗi cho các em. Việc sửa lỗi cho học sinh chưa kiên trì, xuyên suốt tiết dạy
Tập đọc, chỉ sửa lỗi cho học sinh trong lúc luyện đọc câu, mà chưa chú ý sửa lỗi
khi đọc đoạn, bài, khi đọc lại hoặc khi luyện đọc thuộc lòng.
Một số giáo viên giọng đọc còn chưa đúng mẫu, chưa diễn cảm, có giáo
viên còn đọc ngọng, phát âm lệch chuẩn... vì thế chất lượng dạy Tập đọc chưa
đạt như mong muốn.
Một số ít giáo viên (dạy các lớp chọn) do đề cao quá mức yêu cầu cảm thụ
văn học nên đã biến giờ Tập đọc thành giờ giảng văn, cô giảng là chính, trò chỉ nghe,
dành ít thì giờ luyện đọc.
Trong khi giảng nội dung hầu hết giáo viên sử dụng câu hỏi sách giáo khoa là
chính, chưa biết bóc tách câu hỏi, chẻ nhỏ câu hỏi, đặt thêm câu hỏi cho phù hợp với
đối tượng học sinh, nên không gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Các nguyên nhân trên dẫn đến một số học sinh không thích học Tập đọc,
chất lượng “đọc” của học sinh chưa được cao. Vì vậy việc tìm ra biện pháp rèn
kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 tôi thấy là thiết thực
2.2 Về phía học sinh
Trong một lớp học có rất nhiều đối tượng học sinh. Một số học sinh phát
âm lệch chuẩn chữ viết ở một số âm đầu s/x; tr/ch; l/n; l/đ; ... một số vần anh/ăn;
uôi/ôi, ươn/ơn... Ngắt nghỉ hơi tuỳ tiện, tốc độ đọc còn chậm, đọc rời rạc, chưa
biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm; chưa cảm thụ được cái hay, cái đẹp
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

-8-

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

của bài văn, bài thơ. Kĩ năng đọc đúng, đọc hay của các em lớp 2 còn yếu, các
em đọc một cách thụ động. Nhiều học sinh khá hơn cố gắng đọc hay, đọc diễn
cảm song vì không có kĩ năng đọc đúng, không biết nên nhấn giọng chỗ nào,
ngắt nhịp thơ ra sao, giọng đọc các câu phân loại theo kiểu câu như câu kể, câu
hỏi, câu cảm... phải đọc như thế nào nên vẫn không đạt kết quả.
3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
3.1 Giáo viên:
- Chưa thực sự đầu tư vào tiết dạy Tập đọc, chưa biết hệ thống, phân loại
đối tượng học sinh để tìm biện pháp rèn đọc cho từng nhóm đối tượng.
- Chưa biết lựa chọn phương pháp, hình thức dạy đọc phù hợp, chưa đổi
mới hình thức luyện đọc dẫn đến học sinh nhàm chán, không hứng thú học tập
đọc. Giáo viên chưa kiên trì trong việc sửa lỗi cho học sinh.
- Chưa có biện pháp rèn kỹ năng đọc phù hợp, hiệu quả cho học sinh.
- Chưa xây dựng được thời gian biểu của tiết dạy cho hợp lí, xử lí các tình
huống trong giờ dạy chưa thật linh hoạt.
- Chưa tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học, hoặc sử dụng đồ dùng
dạy học chưa thật hiệu quả.
- Một số giáo viên phát âm lệch chuẩn (ngọng n/l) nên không phát hiện ra
học sinh phát âm sai để sửa lỗi cho các em.
- Một số giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm giảng dạy, số ít
giáo viên mới ở vùng khó khăn chuyển về chưa quen với đối tượng học sinh.
- Giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn học (9 môn học) nên việc tập
trung đầu tư cho phân môn Tập đọc chưa nhiều.
3.2 Học sinh:
Học sinh lớp 2, mới từ lớp 1 lên, các em còn nhỏ, hay quên, trí nhớ chưa
bền. Các em chưa có tính kiên trì trong sửa lỗi. Các em trong lớp có nhiều đối
tượng khác nhau, mỗi học sinh thường mắc những lỗi đọc khác nhau, một số em
mắc lỗi phát âm lẫn lộn từ giao tiếp trong gia đình (cha, mẹ nói ngọng). Ở lớp 1
các bài tập đọc còn ngắn, thường là dễ nhớ, dễ thuộc, và nội dung tìm hiểu bài
chỉ gồm những câu hỏi đơn giản, học sinh ít phải tư duy, thời gian dành cho
luyện đọc rất nhiều. Ở lớp 2, các bài Tập đọc thường dài hơn, những bài đầu
tuần thường dạy trong 2 tiết, nếu giáo viên không biết hướng dẫn luyện đọc thì
các em rất chóng chán, không tận dụng được thời gian để phát huy hết khả năng
đọc của mỗi học sinh.
Lớp 2A5 là lớp có nhiều học sinh dân tộc (nhiều nhất khối lớp 2), lớp có chất
lượng đầu năm thấp nhất khối (sau khi thi chọn học sinh khá giỏi vào lớp chọn, số
học sinh còn lại chia vào 3 lớp 2). Số lượng học sinh khảo sát đầu năm môn Tiếng
Việt chỉ đạt 21/26 em từ trung bình trở lên trong đó có 5 em yếu phần đọc.
III . Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

-9-

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

Xác định rõ nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên tôi đã tiến hành
một số biện pháp sau:
1. Biện pháp 1: Khảo sát thực tế phân loại đối tượng học sinh
Khảo sát kỹ năng đọc của học sinh lớp 2A5 đầu năm (khảo sát không tính
điểm)
Cụ thể, tôi đã khảo sát thực tế việc đọc của các em qua một đoạn văn.
Giáo viên chép lên bảng đoạn văn sau
Xuân về
Thế là mùa xuân mong ước đã đến! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa
hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh
lẽo mà đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những
cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan
khẳng khiu đương trổ lá, lại sắp buông toả ra những tán hoa sang sáng, tim tím.
Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
Giáo viên lần lượt gọi từng học sinh đọc bài, với thang điểm 10.
Cụ thể: Điểm giỏi (điểm 9-10): Học sinh đọc lưu loát, biết nhấn giọng
đúng chỗ, ngắt nghỉ phù hợp, bước đầu biết đọc diễn cảm.
- Điểm Khá (điểm 7- 8 ): Học sinh đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đôi chỗ còn
có thể chưa phù hợp.
- Điểm trung bình (điểm 5,6): Học sinh đọc đúng tiếng, từ đôi chỗ còn
chưa lưu loát, mắc 4 đến 5 lỗi.
- Điểm yếu (dưới 5): Học sinh đọc còn sai nhiều.
Sau khi cho học sinh trong lớp đọc bài, có một số lỗi như sau:
Xuân bề
Thế là mùa xuân mong ước lá lến! Lầu tên, từ trong vờn, mùi hoa hồng,
hoa huệ thơm lức. Trong không khí không còn ngựi tấy hơi nớc nạnh néo mà
đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng vì đã cợi bọ hết nhứng cái áo
đá già len tụi. Các cành cây đều đấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng
khiu đương chộ lá, lại sắp buông toả ra nhứng tán hoa sang sáng, tim tím. Ngoài
kia, dặng dâm bụt cúng sắp có lụ.
Đánh giá sau khảo sát cụ thể như sau:
Tổng số học
sinh
dự
kiểm tra

26

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

2

7,7

6

23,0

13

50,0

5

19,3

Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

- 10 -

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

Qua khảo sát thực tế, tôi tiến hành lập danh sách, phân loại học sinh mắc
lỗi theo nhóm như sau:
Tổng
số
học
sinh

Đọc ngọng
Ngọng âm
đầu

n/l

26

l/đ;
b/v;
t/th

Ngọng
vần
Ươc/ơc;
ươn/ơn;
iên/ên

Ngọng thanh

Sắc/ngã

Hỏi/nặng

Đọc
chậm, ê a

Đọc nhỏ

Đọc liến
thoắng

(đọc sai
âm đôi)

2/26

4/26

4/26

2/26

2/26

5/26

8/26

3/26

7,7

=15,3

=15,3%

=7,7%

=7,7,5%

=19,1%

=30,6%

=11,5%

Cụ thể:
+ Về lỗi phát âm: Các em chủ yếu ngọng về âm đầu và thanh, ngọng vần
ít hơn. Cụ thể: học sinh chủ yếu lẫn âm l/n: 2 em (phần nhiều ảnh hưởng do
phát âm từ gia đình bố mẹ học sinh); có 4 em người dân tộc Thái phát âm ngọng
v/b; đ/b; t/th (ngọng phát âm địa phương), trong 4 em ngọng âm đầu còn có 2
em ngọng thanh sắc/ngã; hỏi/nặng; còn 2 em ngọng vần ươn/ơn, ươc/ơc; iên/ên
+ Về lỗi diễn đạt: Cả lớp có 2 học sinh đọc trôi chảy, mạch lạc, bước đầu
có diễn cảm, 6 em đọc rõ ràng, ngắt nghỉ tương đối phù hợp, 13 em đọc được
bài tuy nhiên đôi khi vẫn còn ngắt, nghỉ chưa đúng chỗ, chưa biết ngắt câu dài,
vẫn ngọng âm, còn 5 em vừa đọc vừa đánh vần, đọc chậm và còn mắc cả lỗi
phát âm (ngọng âm đầu và thanh), trong lúc đọc còn dừng lại để đánh vần,
không đảm bảo tốc độ. Còn 3 em đọc được bài nhưng đọc liến thoắng, ngắt nghỉ
không đúng chỗ, đọc ào ào cho hết bài, còn 8 em đọc nhỏ.
Sau khi khảo sát, phân loại đối tượng tôi tiến hành lập danh sách theo dõi,
tập trung các nhóm học sinh mắc lỗi để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng riêng. Lập
bảng theo dõi mức độ tiến bộ trong phát âm, những ưu khuyết điểm còn mắc
phải trong từng bài, từng tuần để từng bước dứt điểm.
Thông qua bảng thống kê giáo viên nắm được mức độ mắc lỗi của học
sinh trong lớp từ đó có kế hoạch sửa lỗi cho từng nhóm học sinh trong từng tiết
học, bài học, theo từng loại lỗi khác nhau.
Tóm lại: Bước khảo sát thực tế việc đọc của học sinh nhằm tìm ra để
phân loại các nhóm mắc lỗi khác nhau để biềm biện pháp khắc phục, sửa lỗi
cho học sinh. Đây là bước rất quan trọng để thực hiện tốt việc “rèn kĩ năng
đọc” cho học sinh.
2. Biện pháp 2: Yêu cầu đối với giáo viên
2.1 Chuẩn bị bài trước khi lên lớp

Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

- 11 -

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

2.1.1 Tập đọc mẫu
Trước khi lên lớp, giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài Tập đọc: Xác định
chuẩn kiến thức kỹ năng của bài, nắm chắc nội dung và ý nghĩa bài Tập đọc, đặc
biệt là thể loại bài Tập đọc, từ đó hình thành cách đọc, giọng đọc, cách ngắt hơi,
nghỉ hơi, cách ngắt nhịp câu thơ, cách lên giọng, xuống giọng ... cho phù hợp.
Đọc bài thành tiếng ít nhất hai đến ba lần để tự kiểm tra giọng đọc, cách ngắt
hơi, nghỉ hơi, ... của mình đã phù hợp chưa để kịp thời điều chỉnh cho bước đọc
mẫu của giờ Tập đọc. Giáo viên phải tập cho bản thân mình có giọng đọc mẫu
thật chuẩn. Đọc mẫu cho các em trong giờ Tập đọc là vô cùng quan trọng nó
góp phần quyết định đến chất lượng đọc của các em trong giờ Tập đọc đó.
Giáo viên đọc mẫu phải đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đảm bảo tốc độ và
diễn cảm, vì đây chính là cái đích về kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Qua
bài đọc mẫu của giáo viên còn diễn đạt được đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác
giả muốn gửi gắm trong bài tập đọc (đây chính là phương pháp trực quan tốt
nhất đối với học sinh lớp 2)
Nếu giáo viên còn phát âm chưa chuẩn nên gạch dưới những tiếng từ
mình hay mắc lỗi để khi đọc chú ý uốn nắn kịp thời tiến tới đọc chuẩn khi đọc
mẫu trước học sinh.
2.1.2 Phân tích nội dung bài Tập đọc qua hệ thống câu hỏi cuối bài
Giáo viên phải trả lời được các câu hỏi vì các câu trả lời này sẽ giúp cho
giáo viên xác định được mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy bài
Tập đọc. Trong một số bài Tập đọc giáo viên có thể dùng thêm một số câu hỏi
dẫn dắt trước khi vào các câu hỏi chính, có thể chia câu hỏi trong sách giáo khoa
thành các câu hỏi nhỏ, sắp xếp, hệ thống lại các câu hỏi cho phù hợp (tránh
những câu hỏi vụn vặt).
2.1.3 Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học - đặc biệt là lựa chọn
biện pháp rèn đọc cho học sinh
Tuỳ từng bài Tập đọc, giáo viên lường trước các từ khó, phát âm dễ lẫn
để lựa chọn nhóm đối tượng luyện đọc nhiều hơn. Ví dụ bài tập đọc có nhiều âm
đầu khó, hay có vần dễ lẫn để chọn nhóm học sinh hay mắc lỗi đó luyện đọc kĩ
hơn. Lựa chọn hình thức luyện đọc ở phần đọc đoạn, bài hay phần đọc lại sau
tìm hiểu nội dung, có thể chọn các hình thức dạy học như: Trò chơi, thi đọc tiếp
sức, thi đọc đối đáp... để học sinh không nhàm chán. Cách luyện đọc nhóm cũng
cần linh hoạt, không nhất nhất cứ nhóm đôi. Bài có 3 đoạn chúng ta có thể luyện
đọc nhóm ba, bốn đoạn thì luyện đọc nhóm 4. Đến phần thi đọc nhóm trước lớp
cũng cần thay đổi linh hoạt, có thể thi chọn mỗi nhóm một em thi đọc, cũng có
thể thi đọc đồng thanh cả nhóm ... Tóm lại là giáo viên phải linh hoạt để tiết học
sinh động.
2.1.4 Bước soạn bài
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài Tập đọc bám sát Chuẩn kiến thức
kỹ năng cơ bản.
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

- 12 -

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

- Lập thời gian biểu cụ thể cho từng phần của bài Tập đọc (chú ý thời gian
dành cho luyện đọc của từng bài). Phần luyện đọc phải dành 20 - 25 phút/tiết
Ví dụ: Phần đọc mẫu: khoảng 2 phút
Luyện đọc từng câu (học sinh đọc nối tiếp mỗi em 1 câu) (từ 5-7 phút):
phần này tuỳ bài dài hay ngắn, tuỳ số lượng học sinh phải sửa lỗi nhiều hay ít để
phân bố thời gian cho hợp lí. Thường thí dành nhiều thời gian hơn ở kỳ I và chú
ý sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Luyện đọc từng đoạn trước lớp (từ 5-7 phút): rèn lỗi ngắt, nghỉ câu dài,
cách đọc câu hỏi, câu cảm, ...
Đọc đoạn trong nhóm (từ 2-3 phút): học sinh tự sửa lỗi cho nhau.
Thi đọc nhóm trước lớp (5-7) phút: Có thể tổ chức trò chơi luyện đọc: đọc
thi cá nhân các nhóm, thi đồng thanh nhóm, thi đọc tiếp sức đoạn trong nhóm,
đọc “truyền điện”...
- Lựa chọn nhóm đối tượng hay mắc lỗi trong từng bài để dành thời gian
sửa lỗi cho nhóm này nhiều hơn.
- Lựa chọn hình thức luyện đọc cho bài, tránh trùng lặp gây nhàm chán
cho học sinh.
2.1.5 Bước chuẩn bị đồ dùng dạy học
Đây là bước quan trọng phục vụ cho giờ dạy, các tranh ảnh, sưu tầm các
câu thơ, ca dao, tục ngữ… để hỗ trợ thêm bài giảng thêm phong phú, phải lựa
chọn, sắp xếp, đưa ra lúc nào cho phù hợp để phục vụ cho mục đích tiết dạy, tận
dụng tranh minh họa trong sách giáo khoa và đồ dùng dạy học một cách thiết
thực có hiệu quả nhất. Khi dạy trình chiếu, có thể lựa chọn tranh ảnh phục vụ
cho việc giải nghĩa từ, giảng nội dung, cảm thụ bài văn, bài thơ... hoặc cho học
sinh nghe giọng đọc diễn cảm của bài Tập đọc.
2.2 Giảng bài.
Giáo viên cần dạy đúng quy trình của bài Tập đọc, đảm bảo về mặt thời
gian và khối lượng kiến thức cần truyền tải đến học sinh.
Chú ý trong khi giảng bài việc khen, động viên học sinh phải đúng lúc, kịp
thời, không khen nhiều quá, hay ít khen quá làm tiết học buồn tẻ, không nên chê học
sinh mà chọn lời nói phù hợp để khuyến khích học sinh, các em rất hiếu động vì thế
mỗi lời khen, chê của giáo viên đều phải cân nhắc kĩ lưỡng, không được tuỳ tiện.
2.3 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Phải có sự chuẩn bị bài trước ở nhà. Học sinh lớp 2 chưa có thói quen đọc
trước bài ở nhà. Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị
một bài Tập đọc, để hình thành phương pháp học bộ môn này.
Bước1: Đọc thầm một lần bài Tập đọc để làm quen mặt chữ, để cảm nhận
ban đầu về bài văn. Nếu học sinh đọc ngọng thì dùng bút chì gạch chân những
tiếng bản thân hay đọc ngọng để khi đọc chú ý để sửa.
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

- 13 -

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

Bước 2: Đọc thành tiếng hai lần, đầu tiên đọc đúng, rõ ràng từng từ, từng
câu (biết ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm) để sau đó tiến tới đọc diễn
cảm, đọc hay.
Bước 3: Đọc kỹ phần chú giải (có thể hỏi cha mẹ, anh chị những từ nào
chưa hiểu trong bài Tập đọc).
Bước 4: Tập trả lời câu hỏi dưới bài Tập đọc.
Trước khi trả lời nên đọc toàn bộ câu hỏi một lần, suy nghĩ động não trả
lời từng câu sao cho gọn, đủ ý (Có thể viết vào vở chuẩn bị bài).
Bước 5: Đọc thành tiếng lần cuối sao cho đúng, giọng đọc phù hợp với
nội dung của bài Tập đọc.
2.4 Kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Sau mỗi bài Tập đọc, giáo viên ra bài tập và hướng dẫn học sinh học ở
nhà theo yêu cầu, giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra việc học ở nhà đối với
các em.
Sau mỗi tiết, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kì giáo viên cần đánh giá kiểm tra
trình độ của học sinh rồi ghi lại vào bảng theo dõi, từ đó giáo viên điều chỉnh lại
phương pháp giảng dạy hoặc giúp học sinh điều chỉnh lại cách học sao cho việc
dạy và học đạt hiệu quả cao.
Mặt khác xuất phát từ đặc điểm của lứa tuổi học sinh tiểu học: rất thích
được cô giáo khen, thích gần gũi, vui vẻ cùng cô giáo, luôn cố gắng làm nhiều
việc tốt để được cô giáo chú ý, khen ngợi nên việc động viên, khen ngợi kịp thời
có tác dụng khuyến khích học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn. Giáo viên cần
hạn chế việc chê bai học sinh một cách lộ liễu trước cả lớp. Đối với những em
chậm tiến bộ nên nhẹ nhàng nhắc nhở, tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách khắc
phục chứ không phê bình gay gắt, không xúc phạm đến học sinh, không để học
sinh chán nản, không thích học Tập đọc.
2.5 Dự giờ đồng nghiệp.
Trong trường có rất nhiều giáo viên có kinh nghiệm dạy Tập đọc, những
giáo viên mới về trường nên tích cực đi dự giờ, học hỏi đồng nghiệp. Sau mỗi
tiết dự giờ rút kinh nghiệm với giáo viên trực tiếp giảng dạy, bổ sung kiến thức,
phương pháp cho bản thân mình. Phần nào chưa rõ, chưa hiểu có thể trực tiếp
hỏi giáo viên giảng dạy để hiểu thấu đáo hơn.
Tóm lại: Giáo viên phải chuẩn bị bài kĩ lưỡng, chi tiết, dự phòng được
một số tình huống sư phạm khi giảng dạy và hướng giải quyết, xây dựng được
kế hoạch dạy học phù hợp với bài tập đọc, phù hợp với đối tượng học sinh
của lớp, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Tích cực tự
học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
3. Biện pháp 3: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong giờ Tập đọc
cho cho học sinh lớp 2A5.
3.1 Luyện đọc đúng (dùng cho nhóm lỗi phát âm ngọng)
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

- 14 -

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

- Học sinh đọc đúng tức là đọc một cách chính xác, không có lỗi, nghĩa là
không đọc thừa, thiếu tiếng, không đọc theo cách phát âm địa phương, lệch
chuẩn, đọc đúng chính âm.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh có tâm thế để đọc: Tư thế đứng đọc
ngay ngắn, hít sâu, thở ra chậm để lấy hơi.
+ Luyện cho học sinh biết đọc đúng chính âm:
- Rèn đọc đúng là rèn cho học sinh thể hiện chính xác âm vị Tiếng Việt.
- Đọc đúng các phụ âm đầu: lạnh lẽo chứ không phải nạnh nẽo; thơm
nức chứ không phải thơm lức; lấm tấm, đen thủi, rì rào không đọc thành đấm
tấm; len tủi; đì đào…
- Đọc đúng vần: phân việt và đọc đúng các vần có âm đôi ươ, uô, iê. Ví
dụ: vườn, nước, đầu tiên... chứ không đọc là vờn, nơc, lầu tên…,
- Đọc đúng thanh: phân biệt giữa thanh sắc với thanh ngã; thanh nặng với
thanh hỏi. Ví dụ: Những ≠ nhứng; đỏ ≠ đọ, cởi bỏ ≠ cợi bọ…
Biện pháp:
Trước tiên giáo viên cần luyện cho học sinh nói, đọc đúng chính âm càng
sớm càng tốt, tiếp đó chúng ta cần nắm các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm:
+ Chữa lỗi phát âm theo mẫu: Rèn cho học sinh kỹ năng nghe. Học sinh
phát âm sai, giáo viên phát âm chuẩn, yêu cầu học sinh nghe và đọc lại chính
xác theo mẫu. Giáo viên cho học sinh quan sát khẩu hình miệng cách bật âm
thanh, rồi học sinh làm theo mẫu. Giáo viên có thể để học sinh có giọng đọc
chuẩn đọc mẫu để học học phát âm sai đọc lại theo, cho học sinh gạch chân
tiếng có âm mình hay lẫn để luyện phát âm riêng những tiếng đó.
+ Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: cho học sinh phân tích cấu tạo
tiếng: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối từ đó đánh vần đủ để đọc đúng,
không bỏ âm cuối hoặc âm đệm, hoặc lẫn các âm cuối (có thể cho học sinh vẽ
lại mô hình cấu tạo vần, đưa vần vào mô hình đã học ở lớp 1)
+ Chữa lỗi bằng âm trung gian, chữa lỗi phát âm bằng cách tìm tiếng, từ
có chứa âm dễ lẫn: ví dụ: “no” khác với “ lo” bằng cách tìm từ có tiếng “no”,
“lo”: ăn no, no nê, .. lo lắng, lo sợ, “đỏ” khác với “đọ”: màu đỏ, hoa đỏ ... khác
với đọ sức, so đọ ..., cũng có thể giáo viên dùng tranh ảnh (hoặc hình ảnh khi
dạy giáo án điện tử) để học sinh phân biệt, ví dụ phân biệt vần ơn/ươn: hình ảnh
vườn rau, vườn cây với hình ảnh đàn bướm vờn hoa...
+ Chữa lỗi theo nhóm: Khi học đến bài tập đọc nào có nhóm học sinh mắc
lỗi nhiều trong bài thì giáo viên phải tập trung vào nhóm học sinh đó để sửa lỗi
ngay, cố gắng, kiên trì với từng học sinh, có thể cho học sinh gạch chân chữ mình
hay đọc sai để khi đọc đến đó nhớ đọc cho đúng. Giáo viên cần chú ý kiên trì chữa
lỗi phát âm sai cho học sinh trong lớp ở tất cả trong các tiết học khác, trong khi
giao tiếp hàng ngày.

Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

- 15 -

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

Tóm lại: Để hướng dẫn học sinh đọc đúng giáo viên phải luyện cách phát
âm đúng. Giáo viên phải kiên trì, liên tục có hệ thống. Nhiều học sinh phát âm
ngọng ngại không muốn đọc sợ các bạn cười, giáo viên phải giải toả tâm lí, phân
tích để các bạn cùng giúp đỡ, giáo viên nên lựa chọn hình thức sửa lỗi trong đọc
nhóm đôi, học sinh tự phát hiện tự sửa lỗi cho nhau.
3.2 Luyện đọc nhanh - đọc lưu loát (dùng cho nhóm học sinh đọc nhỏ,
đọc chậm - đọc ê, a, nhóm học sinh đọc liến thoắng)
Theo thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng tốc độ đọc cần đạt ở mỗi học kì
khác nhau:
Giữa học kì I: khoảng 35 tiếng / phút.
Cuối học kì I: khoảng 40 tiếng / phút.
Giữa học kì II: khoảng 45 tiếng / phút.
Cuối học kì II: khoảng 50 tiếng / phút.
Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, đọc trôi chảy, đọc nhanh là nói đến mức
độ đọc về mặt tốc độ. Vấn đề đọc nhanh chỉ xảy ra sau khi đọc đúng. Mức độ thấp
nhất của đọc nhanh là đọc trơn, không đọc ê a, ngắc ngứ vừa đọc vừa đánh vần.
Song đọc nhanh không phải là đọc ào ào, liến thoắng, không thể hiện được nội
dung, tình cảm của bài Tập đọc. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc
thành tiếng trùng với tốc độ của lời. Khi đọc thầm tốc độ sẽ nhanh hơn. Khi đọc
cho người khác nghe thì phải đọc tốc độ kịp thời cho người nghe hiểu được. Đọc
nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc.
Biện pháp: Hướng dẫn học sinh nắm được tiêu chí cường độ đọc:
Đọc to: là đọc đủ nghe, rõ ràng, không có nghĩa là gào lên. Những học
sinh đọc quá nhỏ cần yêu cầu học sinh đọc sao cho các bạn ở xa nhất lớp vẫn
nghe rõ. Giáo viên cần rèn cho học sinh ngay cả khi nói, khi trả lời câu hỏi cũng
phải to đú nghe, rèn trong mỗi bài Tập đọc, trong các bài học khác, trong giao
tiếp.... đến khi học sinh có thói quen đọc to.
Luyện cho học sinh không đọc ê a, ngắc ngứ, đọc lặp lại. Tốc độ đọc đảm
bảo theo yêu cầu, không đọc nhanh quá hay chậm quá. Muốn vậy phải luyện cho
học sinh làm chủ tia mắt khi đọc: Trước hết phải luyện cho học sinh đọc không bỏ
sót tiếng, bỏ sót dấu thanh; không thêm tiếng, bớt tiếng; không lạc dòng. Để làm
được điều này giáo viên phải yêu cầu học sinh thật kiên trì, bước đầu có thể cho các
em dùng que chỉ để chỉ vào từng chữ đọc cho chính xác, khi đã quen mặt chữ rồi thì
chỉ dùng mắt để nhìn chữ đọc cho đúng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu đúng,
chính xác để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị đọc nhanh là cụm từ, câu,
đoạn, bài. Giáo viên điều khiển tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc (có thể gõ thước
làm nhịp cho học sinh giữ nhịp đọc). Đối với những em còn đọc ê a hoặc đọc liến
thoắng giáo viên cần chỉ ra chính xác lỗi đọc sai của các em rồi từ từ hướng dẫn
các em sửa theo mẫu của giáo viên. Phần luyện đọc này thường thực hiện khi các
em luyện đọc thành tiếng. Đối với học sinh đọc liến thoắng giáo viên tập cho học
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

- 16 -

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

sinh có thói quen đọc đúng nhịp bằng cách cho các em đọc theo nhịp gõ thước
của cô giáo, còn đối với học sinh đọc chậm (đọc ê,a) thì giáo viên sẽ cho học sinh
đọc từng câu, từng đoạn nhanh dần lên cho kịp bắt nhịp với các bạn khác.
Ngoài ra cần sử dụng triệt để hình thức đọc thành tiếng nối tiếp trên lớp,
đọc thầm có sự kiểm tra của thầy của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc. Giáo viên đo
tốc độ đọc bằng cách đọc bài Tập đọc trước và dự tính sẽ đọc trong thời gian
mấy phút. Định tốc độ đọc như thế nào còn phụ thuộc và độ khó của bài đọc.
Ví dụ: Bài: Bím tóc đuôi sam (Tuần 4) học sinh có thể đọc trong vòng 2
đến 3 phút. Tốc độ đọc nhanh dần lên, đến bài “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” (Tuần
25) bài này chỉ yêu cầu đọc trong gần 2 phút.
2.3 Luyện đọc hiểu (dùng cho tất cả các nhóm học sinh trong lớp)
- Dạy học sinh đọc hiểu là dạy học sinh đọc có ý thức, hiệu quả đó đo
được bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản.
- Kết quả của đọc hiểu là giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của từ, cụm từ,
câu, đoạn, bài, tức là gồm toàn bộ những gì mình đọc được. Muốn đọc hiểu
được văn bản thì học sinh phải biết ngắt, nghỉ đúng.
Ví dụ: Bài: “Trên chiếc bè” (Tiếng Việt 2-Tập 1)
Một học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm đoạn: “Mùa thu …mặt nước”
Giáo viên yêu cầu học sinh tự phát hiện những câu dài:
- Mùa thu mới chớm/ nhưng nước đã trong vắt/ trông thấy cả hòn cuội
trắng tinh/ nằm dưới đáy.//
- Những anh gọng vó đen sạm,/ gầy và cao/ nghênh cặp chân gọng vó/
đứng trên bãi lầy/ bái phục nhìn theo chúng tôi//
Sau đó giáo viên treo những câu dài đã viết trên bảng phụ (hoặc trên màn
hình nếu dạy trình chiếu) Học sinh tự xác định cách ngắt hơi, nghỉ hơi, nhấn giọng
ở các từ ngữ của các câu đó. Giáo viên hướng dẫn và tổng kết lại cách đọc rồi cho
học sinh gạch dưới các từ ngữ cần nhấn giọng và gạch chéo giữa các cụm từ cần
ngắt nghỉ. Sau đó cho học sinh luyện đọc lại. Điều này đã giúp học sinh nắm bài
một cách có ý thức, chủ động và phát huy khả năng cảm thụ văn học của các em.
Hoặc bài: “ Mẹ” (Tiếng Việt 2-Tập 1): Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ
theo nhịp 2/4 và 4/4, đến câu thơ 7 và 8 học sinh giỏi tự phát hiện ra cách ngắt
nhịp câu thơ khác những câu trước.
Những ngôi sao/ thức ngoài kia (3/3)
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.(3/5)
Biện pháp: Người giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu được nội
dung bài tập đọc bắt đầu phải hiểu được các từ trong bài đọc. Giáo viên phải biết
hướng dẫn học sinh đọc tiếng từ khó, câu khó bằng cách đọc mẫu chính xác rồi
cho học sinh luyện đọc lại sau đó mới yêu cầu các em đọc hoàn chỉnh câu, đoạn,
bài. Những học sinh khá giỏi có thể sau khi giáo viên đọc tự phát hiện ra cách
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

- 17 -

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

ngắt, nghỉ, cách nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng, ở những từ ngữ nào để đọc
đúng và hay, và biết cách phân biệt lời nhân vật. Sau đó giáo viên là người tổng
kết lại cách đọc giúp học sinh nắm chắc cách đọc để phát huy tính chủ động
sáng tạo của các em. Nếu học sinh chưa phát hiện được cách đọc giáo viên có
thể đọc mẫu câu văn, khổ thơ, từ đó giúp học sinh nhận ra cách đọc phù hợp, sau
đó các em được đọc lại những câu, đoạn giáo viên đã hướng dẫn để học sinh
nắm chắc cách đọc của câu, đoạn, bài đó.
Với học sinh lớp 2 việc Luyện đọc hiểu được coi là yêu cầu cần thiết
của tiết học Tập đọc vì vậy nếu chúng ta bỏ qua hoặc là thực hiện đại khái
không thực hiện tốt thì lên lớp trên các em sẽ khó có khả năng đọc diễn cảm,
đọc phân vai…việc cảm thụ văn học của các em sẽ bị hạn chế rất nhiều. Đối với
học sinh đọc yếu ngoài việc rèn đọc đúng chúng ta cũng nên dần hướng dẫn các
em tập đọc hiểu. Muốn vậy giáo viên phải hết sức kiên trì phù đạo thêm, không
nên nôn nóng, không bỏ qua mà cần có sự quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện
cho các em đó được đọc nhiều hơn. Ngoài ra giáo viên có thể phối hợp với cha
mẹ các em để hướng dẫn các em tự học thêm ở nhà.
Trong giờ Tập đọc để các em hiểu được nội dung, ý chính của đoạn, bài
ngoài việc đọc đúng, đọc lưu loát các em cần phải có kĩ năng đọc hiểu, vì có hiểu
nội dung thì mới đọc đúng được. Ngay từ đầu năm học cần xây dựng cho học sinh
ý thức đọc thầm. Đó là phải chú tâm vào việc đọc và đã suy nghĩ về nghĩa của từ,
cụm từ, câu, đoạn, bài. Phải hiểu được thì mới đọc đúng, đọc hay được. Khi
hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài giáo viên đưa ra các câu hỏi theo từng nội dung
đoạn cần tập cho các em có thói quen đọc thầm rồi suy nghĩ câu trả lời sao cho
thoát li sách giáo khoa, không phải là đọc lại nội dung trong sách. Giáo viên có
thể chia nhỏ câu hỏi ra để các em đọc yếu hơn có thể trả lời được, không nên hoàn
toàn lệ thuộc vào các câu hỏi trong sách giáo khoa mà có thể có thêm những câu
hỏi dẫn dắt các em đến những câu hỏi đó. Tuy nhiên giáo viên cũng không nên sử
dụng hệ thống câu hỏi quá vụn vặt mà vẫn cần có những câu hỏi đòi hỏi khả năng
tư duy của những học sinh khá giỏi. Từ chỗ hiểu nội dung bài, học sinh xác định
được cách đọc hiểu để rồi tiến tới đọc diễn cảm, đọc phân vai…
2.4 Luyện đọc diễn cảm (dùng cho nhóm học sinh đọc lưu loát, rõ ràng,
mạch lạc - nhóm học sinh khá, giỏi)
Luyện đọc diễn cảm là luyện cho học sinh nâng cao hơn. Luyện đọc diễn
cảm chính là rèn năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Muốn vậy, giáo viên
phải có trách nhiệm giúp học sinh nâng cao cảm xúc, cảm nhận được cái hay, cái
đẹp của bài Tập đọc. Đọc diễn cảm ở lớp 2 có nhiều mức độ khác nhau nhưng
tôi chỉ dừng lại ở mức độ biết phân biệt lời tác giả, lời nhân vật, biết đọc đối
thoại, đọc phân vai.
Bài: Chuyện bốn mùa (Tuần 19)
Tôi phân nhóm sáu em đọc: Người dẫn chuyện, bốn nàng Xuân, Hạ, Thu,
Đông và Bà Đất.
Bài: Bác sĩ Sói (tuần 23)
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

- 18 -

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

Tôi phân nhóm 3 em đọc: Người dẫn chuyện, Sói, Ngựa.
Phân tích giọng đọc các nhân vật theo văn cảnh, giọng người dẫn chuyện,
từ đó học sinh nhập vai để đọc.
Việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học thị trấn
Than Uyên là khả thi, bởi qua quá trình luyện đọc có nhiều em đọc được bài lưu
loát, trôi chảy, nhiều em còn có giọng đọc hay. Bởi vậy trong khi dạy Tập đọc
tuỳ từng bài tôi chú ý rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
Biện pháp: Muốn các em đọc diễn cảm, phân vai được thì giáo viên phải
làm tốt phần đọc hiểu. Từ đó học sinh nhập được vai, thể hiện giọng đọc đúng
vai mình đóng. Giáo viên tiến hành bước đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc các
nhân vật, giọng người dẫn chuyện (cũng có bài để phát huy tính tích cực của học
sinh, giáo viên để học sinh tự nêu ra cách đọc diễn cảm của mình, giáo viên có
thể bổ sung thêm), học sinh luyện đọc theo nhóm để tự sửa theo vai mình đóng.
Học sinh thể hiện trước lớp. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đọc diễn
cảm trước lớp để các em thể hiện tài năng của mình. Phần luyện đọc diễn cảm
chỉ dành cho học sinh khá, giỏi.
Phần luyện đọc diễn cảm tôi cũng có thể tổ chức dưới dạng trò chơi: Thi
Ai có giọng đọc giống phát thanh viên; thi thả thơ hay nhất, thi đọc đối đáp...
Tuỳ từng bài Tập đọc mà lựa chọn các hình thức luyện đọc diễn cảm cho phù
hợp, tránh nhàm chán. Cũng có những bài Tập đọc không có thời gian để luyện
đọc diễn cảm mà giáo viên phải hướng dẫn về nhà đọc.
Tóm lại: Năng lực sư phạm của giáo viên là vai trò quyết định sự thành
công trong dạy học vì thế đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tự học tự bồi
dưỡng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh,
phù hợp với vùng miền, phù hợp với tiết dạy, bài dạy…điều đó đòi hỏi người
giáo viên phải lao động nghiêm túc, tận tâm với nghề nghiệp.
VI. Hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2.
Sau gần một năm thực hiện đề tài tôi đã dần dần khắc phục được các lỗi đọc
chưa đúng của học sinh, bước đầu xây dựng cho các em thói quen biết tự sửa lỗi để
đọc đúng và có hứng thú khi học phân môn Tập đọc, bước đầu biết cảm nhận được
cái hay, cái đẹp trong mỗi bài Tập đọc. Từ đó các em thêm yêu Tiếng Việt.
Sau khi nghiên cứu, xây dựng đề tài sáng kiến tôi thực hành áp dụng vào
dạy Tập đọc ở lớp 2A5. Tôi thấy từng bước đạt được kết quả.
Kết quả qua ba lần khảo sát sau khi dạy thực nghiệm: Dạy lớp 2A5
Tiết 1: Bài Người mẹ hiền (tuần 8)
Ở bài này giáo viên chú ý nhóm học sinh mắc lỗi phát âm ngọng âm đầu,
ngọng thanh trong phần đọc câu nối tiếp (biện pháp rèn đọc đúng), luyện nhóm
nhóm đọc nhỏ, đọc chậm, đọc ê a trong phần đọc đoạn, bài và phần đọc lại.
Tiết 2: Bài Tìm ngọc (tuần 17)

Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

- 19 -

Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc-

Ở bài này giáo viên chú ý nhóm học sinh đọc ngọng vần ươn/ương, uôn/
ôn; ay/ai trong phần luyện đọc câu; sửa lỗi nhóm đọc liến thoắng, giữ nhịp đọc
cho học sinh đọc đúng nhịp trong phần đọc đoạn, bài và phần đọc lại.
Tiết 3: Bác sĩ Sói (tuần 23)
Bài này giáo viên rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh và luyện đọc diễn
cảm (vẫn kết hợp sửa lỗi cho học sinh).
Kết quả cụ thể:
1. Lớp dạy thực nghiệm (áp dụng sáng kiến)
Tổng
số
học
sinh

26

Đầu năm
Các
lỗi
Ngọng
âm
đầu
Ngọng
vần
Ngọng
thanh
Đọc
chậm,
êa
Đọc
nhỏ
Đọc
liến
thoắng

Tuần 8

Tuần 17

Tổng
số

Tỉ lệ
%

Tổng
số

Tỉ lệ
%

Tổng
số

6

23,1

6

23,1

4

4

15,3

4

15,3

3

4

15,3

4

15,3

5

19,1

4

8

30,6

3

11,5

Tỉ lệ
%

Tuần 23
Tổng
số

Tỉ lệ
%

2

7,7

11,5

2

7,7

2

7,7

1

3,8

15,3

3

11,5

2

7,7

7

26,9

5

19,1

3

11,5

3

11,5

3

11,5

0

15,3

Đánh giá:
Kết quả lớp thực nghiệm: Ở lớp 2A5 (lớp thực nghiệm) qua từng thời kỳ
học sinh có chuyển biến về chất lượng đọc. Song nhóm học sinh mắc lỗi về diễn
đạt thì có hiệu quả hơn, còn nhóm sai về lỗi phát âm, nhất là ngọng âm đầu còn
chưa có chuyển biến nhiều.
Đầu năm: Tỉ lệ học sinh đọc lưu loát ít, còn nhiều học sinh đọc ngọng, phát âm
lẫn lộn, đặc biệt còn nhiều học sinh đọc ê a, có một số em cả học sinh đọc liến thoắng.
Giữa kỳ 1: Nhiều học sinh thích học phân môn Tập đọc hơn. Tỉ lệ học
sinh đọc ngọng đã giảm, học sinh đọc lưu loát hơn, số học sinh đọc ê a, hoặc
đọc liến thoắng giảm. Các em bước đầu biết đọc đúng và đọc hiểu, bên cạnh đó
vẫn còn học sinh đọc ê a, ngắc ngứ, đánh vần.
Cuối học kỳ I: Học sinh thích học phân môn Tập đọc nhiều hơn. Số học
sinh đọc ngọng giảm, học sinh đọc lưu loát hơn, số học sinh đọc ê a, hoặc đọc
Thái Thị Thanh – Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên

- 20 -

Tải về bản full

Tổng Hợp 113 Mẫu Đề Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Lớp 2 Chọn Lọc

Trang chủ » Tài Liệu Sáng Kiến Kinh Nghiệm » Tổng Hợp 113 Mẫu Đề Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Lớp 2 Chọn Lọc

  • 12/09/2021
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc
    Trần Khánh Ngân

4.7 / 5 ( 4 bình chọn )

Để có thể chọn được đề tài sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 chất lượng và đạt điểm cao, các bạn cần thực hiện nhiều yêu cầu khác nhau. Với bài viết này, Best4team sẽ gửi đến các bạn những mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 hay nhất để các bạn có thể tham khảo. Cùng theo dõi nhé!

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2

[NEW]Đề tài: “Biện pháp giúp tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả tại trường tiểu học

>DOWNLOADTẠI ĐÂYMÃ SỐ SKKN_00150