Sau sinh ăn tôm có tốt không

Theo dân gian từ xa xưa, phụ nữ sau sinh sẽ phải kiêng khem nhiều thứ như thịt bò, tôm vì sợ bị sẹo lồi, ngứa… Nhưng thực tế, bà đẻ ăn tôm được không? Ăn như thế nào mới đúng và tốt cho sức khỏe? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng của tôm

Tôm là một trong những thực phẩm có hàm lượng Protein, vitamin B12 rất lớn giúp giảm nguy cơ đột quỵ và phòng chống ung thư hiệu quả. Trung bình cứ trong 100g tôm tươi có đến 18,4g protein và 11.5μg vitamin B12. Ngoài ra trong tôm còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cung cấp cho cơ thể như canxi, sắt hình thành mô xương, hệ xương chắc khỏe cùng với chất béo Omega 3 giúp đẩy lùi quá trình lão hóa của cơ thể.

Sau sinh ăn tôm được không?

Hàm lượng protein dồi dào trong tôm đặc biệt hữu ích cho phụ nữ sau sinh,  giúp mẹ nhanh lành vết thương, hồi phục cơ thể. Không chỉ vậy, canxi có trong tôm tươi sẽ được cung cấp cho con qua đường sữa mẹ giúp thúc đẩy hệ xương của trẻ phát triển, tăng sức đề kháng, giúp bé bú ngon hơn. Do đó mẹ nên tăng cường tôm trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Sau sinh ăn tôm có tốt không

Vậy sau sinh ăn tôm thế nào cho đúng?

Tuy mẹ sau sinh có ăn được tôm nhưng cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều. Bởi không sẽ dễ gây ra tình trạng ngộ độc, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn đang khá yếu của các mẹ.

Vì thế các mẹ sau sinh có thể tham khảo một số lưu ý ăn tôm sau khi sinh dưới đây để mang lại hiệu quả cao nhất cho mình:

– Sau sinh, chỉ nên ăn tôm một lượng vừa phải và đúng cách, 1 tuần các mẹ  nên duy trì 2 – 3 ngày thực đơn có tôm là tốt nhất.

– Cần lựa chọn những con tôm tươi, còn sống, lưu ý không lựa chọn tôm đông lạnh để chế biến cho mẹ sau khi sinh. Nấu chín kỹ, có thể cho thêm một chút gừng để giảm tính lạnh của tôm.

– Hầu hết tôm và các loại hải sản khác thường rất dễ bị giun sán kí sinh gây ra tình trạng ngộ độc. Vì thế chị cần đảm bảo sơ chế kỹ, ngâm muối trắng từ 10 – 15 phút trước khi chế biến.

– Không nên ăn tôm khi đang có dấu hiệu ho, cảm cúm.

– Không ăn tôm cùng các loại rau củ, trái cây giàu vitamin C. Nếu ăn 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến chị dễ bị ngộ độc vô cùng nguy hiểm.

– Ngoài ra, khi ăn tôm trong giai đoạn cho con bú, các mẹ cần theo dõi phản ứng của cơ thể bé để xem bé có dị ứng với tôm không, để có phương pháp điều chỉnh lượng tôm sao cho phù hợp nhất.

Hi vọng với những thông tin trên đây, sẽ giúp các mẹ sau sinh có cho mình câu trả lời sau sinh ăn tôm được không cũng như cách ăn tôm mang lại hiệu quả cao nhất. Chúc mẹ luôn lựa chọn thông minh thực phẩm phù hợp để mẹ và bé cùng khỏe nhé!

Tôm là loại thực phẩm bổ dưỡng, dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng bà mẹ sau khi sinh ăn tôm bị mất sữa. Vậy điều này có đúng không? Cùng Mabio theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Sau sinh ăn tôm có tốt không
Sau sinh ăn tôm có làm mất sữa không?

Tôm có giá trị dinh dưỡng như thế nào?

Tôm là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng khá cao. Trong đó phải kể đến:

  • Hàm lượng protein cao: 100 gam tôm có đến 18,4 gam Protein
  • Lượng vitamin B12 dồi dào. Loại vitamin này rất quan trọng, giúp cho quá trình chuyển hóa năng lượng được diễn ra linh hoạt và nhanh chóng hơn.
  • Omega 3 trong tôm khi chuyển hóa vào cơ thể giúp mẹ bổ sung thêm lượng chất cho trẻ, giúp não bộ của trẻ được phát triển.
  • Tôm chứa lượng lớn canxi, trong đó canxi giúp các mẹ giảm đau lưng, mỏi khớp. 
  • Lượng Selen trong tôm giúp loại bỏ độc tố, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần thoải mái, giảm mệt mỏi.
  • Ngoài ra, tôm còn chứa photpho, axit béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. 

Tóm lại, tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp bồi bổ cho cơ thể, đặc biệt là với những bà mẹ sau sinh sức khỏe còn yếu. Tuy nhiên, sản phụ đang cho con bú ăn tôm có làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa không? Nhiều người cho rằng ăn tôm mất sữa. Vậy thực hư thông tin này như thế nào? Có đúng không?

Sau sinh ăn tôm mất sữa không?

Theo quan niệm truyền thống từ xưa cho rằng, bà đẻ sau khi sinh ăn tôm hay ăn hải sản nào có mùi tanh (cua, cá, ốc…) đều dễ bị cảm lạnh, đau bụng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng bà đẻ thì không được ăn tôm hoặc ăn tôm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 

Quá trình sản xuất sữa mẹ chịu sự tác động của 4 hormone là estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin.

  • Estrogen có chức năng làm tăng kích thước và số lượng ống dẫn sữa.
  • Progesterone giúp phát triển nang và thùy tuyến sữa.
  • Prolactin giúp sản xuất sữa.(phản xạ tiết sữa) Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Porlactin.
  • Oxytocin giải phóng sữa khỏi bầu ngực, làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa khỏi nang, đi vào các ống sữa, di chuyển tới núm vú và chảy vào miệng bé.

Việc mẹ ăn tôm không hề ảnh hưởng đến hoạt động của 4 loại hormone này. Vì vậy, thông tin sau khi sinh ăn tôm mất sữa là HOÀN TOÀN SAI LẦM. Ngược lại, mẹ vẫn có thể ăn tôm để bổ sung dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe, giúp cơ thể nhanh phục hồi.  

Sau sinh ăn tôm có tốt không
Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng, mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn mà không lo mất sữa

Lưu ý khi ăn tôm dành cho mẹ sau sinh

Như đã nói ở trên thì sau sinh ăn tôm không làm mất sữa, bà mẹ hoàn toàn có thể ăn, không cần kiêng cữ quá nhiều. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý:

– Ăn liều lượng vừa phải, không ăn quá nhiều vì dù sao tôm cũng là hải sản, có tính hàn mà hệ tiêu hóa của mẹ mới sinh thì còn yếu. Ăn nhiều dễ gây lạnh bụng, đi ngoài. Tuần mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 bữa. 

– Không lựa chọn tôm đông lạnh để chế biến cho mẹ sau khi sinh, hãy chọn những con tươi, sống, đảm bảo vừa ngon vừa chất lượng.

– Ăn tôm không làm mất sữa nhưng mẹ cần nấu chín kỹ để tránh bị đau bụng, có thể cho thêm một chút gừng để giảm tính lạnh của tôm.

– Hầu hết tôm và các loại hải sản khác thường rất dễ bị giun sán kí sinh gây ra tình trạng ngộ độc. Vì thế chị cần đảm bảo sơ chế kỹ, ngâm muối trắng từ 10 – 15 phút trước khi chế biến.

– Không nên ăn tôm khi đang có dấu hiệu ho, cảm cúm.

– Không ăn tôm cùng các loại rau củ, trái cây giàu vitamin C. Nếu ăn 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến chị dễ bị ngộ độc vô cùng nguy hiểm.

– Ngoài ra, mẹ sau khi sinh ăn tôm cần theo dõi phản ứng của cơ thể bé để xem bé có dị ứng với tôm không. Nếu bé có biểu hiện dị ứng như nổi mẩn, đau bụng, quấy khóc thì nên dừng lại.

Kết luận: Sau sinh ăn tôm KHÔNG mất sữa nên mẹ có thể yên tâm bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình vì tôm chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, giúp bồi bổ cơ thể mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Mẹ chỉ cần thực hiện đúng theo những hướng dẫn chúng tôi nói bên trên để đảm bảo an toàn nhé. 

Sau mổ bao lâu thì được ăn tôm?

Bởi lượng protein dồi dào trong hải sản có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc táo bón. Do vậy, mẹ chỉ nên ăn hải sản sau sinh mổ từ 2-3 tháng.

Sau sinh bao lâu ăn được tệp?

Theo dân gian thì phụ nữ sau khi sinh không nên ăn tôm hoặc tép vì dễ gây lạnh bụng, đau bụng. Những người sinh mổ nếu ăn sẽ dẫn đến sẹo lồi. Nhưng thực tế lại không có nghiên cứu nào chứng minh điều này hoàn toàn đúng. Tôm, tép là thực phẩm có hàm lượng đạm tương đương với các loại thịt động vật khác.

Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn hải sản?

Đối với mẹ bầu sinh mổ, tốt nhất nên kiêng ăn hải sản trong 3 tháng sau khi sinh và chỉ nên ăn những loại tốt cho cơ thể của mẹ. Bên cạnh đó, các mẹ hạn chế ăn các loại hải sản như ốc, ngao, sò... vì đây là nhóm thức ăn có tính hàn cao, dễ dây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu... ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Phụ nữ sau sinh không nên ăn gì?

Sau khi sinh, người mẹ không nên ăn những thức ăn có hại cho sức khỏe của mẹ và bé:.
Tránh thực phẩm cay..
Tránh đồ uống có cồn, caffein..
Tránh đồ ăn có hàm lượng thủy ngân cao..
Tránh đồ ăn lạnh..
Tránh các loại đồ ăn chưa chín..
Tránh các loại đồ ăn, uống có vị chua..
Tránh các loại đồ uống có ga..
Nên ăn thăm dò các loại hạt..