Service Unavailable la gì

Trong quá trình vận hành Website, chắc hẳn bạn đã gặp trường hợp xuất hiện mã lỗi 503 Service Unavailable.

Service Unavailable la gì

Vậy mã lỗi 503 Service Unavailable là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn tổng quan về mã lỗi 503 Service Unavailable, cách khắc phục khi gặp mã lỗi này trên website bạn truy cập cũng như cách xử lý mã lỗi này trên website của chính bạn.

Đăng ký tên miền .VN tại BKHOST

BKHOST đang có chương trình khuyến mãi cực tốt dành cho khách hàng đăng ký tên miền .VN:

  • Giảm ngay 140k.
  • Miễn phí 100% dịch vụ khởi tạo tên miền .VN

Còn rất nhiều tên miền .VN đẹp đang chờ bạn. Nhanh tay sở hữu ngay hôm nay trước khi đối thủ của bạn nhắm tới.

kiểm tra tên miền .vn

Nội dung bài viết

  • Tìm hiểu các mã trạng thái HTTP
  • Mã lỗi 503 Service Unavailable là gì?
  • Khắc phục tình trạng mã lỗi 503 Service Unavailable như thế nào?
    • Khắc phục tình trạng lỗi 503 trong trường hợp bạn là người dùng cuối
      • Tải lại trang web mà bạn đang truy cập
      • Kiểm tra xem trang web còn hoạt động với người dùng khác không
      • Khởi động lại bộ định tuyến của bạn
    • Khắc phục tình trạng mã lỗi 503 trong trường hợp bạn là chủ trang web
      • Khởi động lại máy chủ
      • Kiểm tra nhật ký máy chủ
      • Kiểm tra xem có bảo trì tự động liên tục không
      • Kiểm tra cài đặt tường lửa của máy chủ của bạn
      • Kiểm tra code
  • Tổng kết về lỗi 503 Service Unavailable

Tìm hiểu các mã trạng thái HTTP

HTTP là các trạng thái mã khác nhau để máy chủ có thể phản hồi lại các máy client sau khi nhận được yêu cầu. Các mã trạng thái HTTP được chia thành nhiều lớp khác nhau và được kí hiệu bằng chữ số đầu tiên của mã:

  • 1xx: Mã thông tin, mã lỗi hiện ra khi yêu cầu đang được máy chủ xử lý.
  • 2xx: Mã thành công, đây là mã hiển thị khi máy chủ và trang (hoặc tài nguyên) có sự phản hồi, tương tác qua lại với nhau.
  • 3xx: Mã chuyển hướng, mã lỗi xảy ra khi máy chủ đang tìm kiếm dữ liệu của trang web bị chuyển đi. Máy chủ sẽ phản hồi lại khi tìm được vị trí mới của trang web (hoặc tài nguyên).
  • 4xx: Mã lỗi xảy ra ở máy client khi đưa ra yêu cầu.
  • 5xx: Mã lỗi của máy chủ, xảy ra khi máy chủ gặp lỗi.

Hai chữ số cuối của mã thể hiện tình trạng cụ thể hơn của mã lỗi. Ví dụ: trang web bạn truy cập có mã lỗi 301 nghĩa là dữ liệu đã bị chuyển đi vĩnh viễn, 302 có nghĩa là dữ liệu đã tạm thời được chuyển đi sang nơi khác.

Hầu hết mọi người không để ý đến các mã lỗi này vì chúng ít xuất hiện (không xuất hiện lỗi chứng tỏ mọi thứ vẫn bình thường). Nhưng khi gặp lỗi tại máy chủ hoặc máy client với mã lỗi 4xx hoặc 5xx thì bạn sẽ thấy màn hình hiển thị mã lỗi như sau:

Service Unavailable la gì
Trên đây là trang hiển thị mã lỗi 503 Service Unavailable điển hình

Trên đây là tổng quan về các mã lỗi HTTP. Tiếp theo ta sẽ đến với mã lỗi 503 Service Unavailable.

Mã lỗi 503 Service Unavailable là gì?

Mã lỗi 503 Service Unavailable là một lỗi liên quan đến máy chủ. Khi màn hình hiển thị lỗi 503 Service Unavailable thì có nghĩa là tài nguyên truy cập không khả dụng. Nguyên nhân dẫn đến việc này có thể do máy chủ đang bảo trì, lỗi mã máy chủ hoặc có quá nhiều lượt truy cập cùng một lúc dẫn đến quá tải.

Các máy chủ khác nhau sẽ có những thông báo lỗi khác nhau, dưới đây là một số lỗi có phổ biến mà bạn có thể gặp khi với mã lỗi 503 Service Unavailable trên các máy chủ khác nhau.

  • 503 Service Unavailable
  • 503 Service Temporarily Unavailable
  • HTTP Server Error 503
  • HTTP Error 503
  • Error 503 Service Unavailable
  • The server is temporarily unable to service your request due to maintenance downtime or capacity problems. Please try again later.

Lỗi này có thể có nhiều nguyên nhân nhưng hầu như tất cả đều chỉ xảy ra tạm thời. Khi máy chủ reset, mọi thứ sẽ hoạt động lại bình thường.

Khắc phục tình trạng mã lỗi 503 Service Unavailable như thế nào?

Khắc phục tình trạng mã lỗi 503 Service Unavailable chia làm 2 trường hợp:

  • Trường hợp đầu tiên đó chính là bạn là người dùng cuối và bạn đang tiến hành các thao tác truy cập trang web không phải của bạn.
  • Trường hợp thứ 2 trang web bị lỗi chính là trang web của bạn, mã lỗi này làm cho người dùng khác không thể truy cập vào web được.

Khắc phục tình trạng lỗi 503 trong trường hợp bạn là người dùng cuối

Mã lỗi 5xx là mã lỗi do máy chủ nên bạn không thể khắc phục tình trạng này bởi lỗi gây ra là do máy chủ. Thường đây là các lỗi tạm thời, dưới đây là một số thao tác bạn có thể làm trong khi máy chủ khởi động lại

Tải lại trang web mà bạn đang truy cập

Các mã lỗi 5xx là các mã lỗi tạm thời nên bạn chỉ cần tải lại trang web. Thao tác tải lại trang web rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn Ctrl+R đối với hệ điều hành Windows và Linux, với hệ điều hành macOS thì ấn tổ hợp phím Cmd+R

Kiểm tra xem trang web còn hoạt động với người dùng khác không

Bạn có thể kiểm tra bằng dịch vụ Is It Down Right Now? hoặc Down For Everyone Or Just Me. Đây là dịch vụ giúp bạn xem lỗi này có xảy ra tương tự với những người khác hay không.

Sử dụng các dịch vụ trên và nhập vào URL của trang web bạn muốn truy cập. Dịch vụ sẽ tự động ping địa chỉ đó để kiểm tra nó có phản hồi hay không. Sau đó, một số thông tin sẽ hiển thị cho bạn biết rõ, ví dụ như dưới đây.

Service Unavailable la gì
Kiểm tra freeCodeCamp trên có phải nó đang hoạt động không?

Bạn cũng có thể kéo xuống để xem những người khác như thế nào. Thông thường, mọi người sẽ cho biết khu vực họ đang ở và một số thông tin khác. Với cách này, bạn có thể biết được có phải lỗi đang xảy ra cho một số khu vực hoặc thiết bị nhất định hay không.

Khởi động lại bộ định tuyến của bạn

Sự cố xảy ra khi liên quan đến lỗi máy chủ DNS. DNS là hệ thống tên miền đóng vai trò dịch URL và IP. Việc truy cập từ các máy client đến máy chủ thường sẽ cần phải sử dụng địa chỉ IP. Nhưng việc nhớ một dãy số dài thật sự không phải đơn giản nên bạn có thể sử dụng các địa chỉ URL. Công việc của DNS sẽ là dịch những URL này qua địa chỉ IP.

Ví dụ: bạn có thể truy cập Google bằng cách nhập trực tiếp địa chỉ URL www.google.com. Lúc này DNS sẽ chuyển đổi địa chỉ URL đó thành địa chỉ IP 172.217.25.206 để máy của bạn gửi yêu cầu truy cập đến máy chủ của Google.

Các bộ định tuyến sẽ phản hồi bộ nhớ cache từ máy chủ DNS. Nhưng đôi khi bộ nhớ đệm này có thể bị hỏng và gây ra lỗi. Để khắc phục lỗi này, cách đơn giản nhất là đặt lại hoặc xóa bộ nhớ cache bằng cách khởi động lại bộ định tuyến. Sau đó khởi động lại máy là tất cả các thiết bị đang kết nối sẽ tự động kết nối lại. Sau khi khởi động lại, hãy thử truy cập lại trang web.

Khắc phục tình trạng mã lỗi 503 trong trường hợp bạn là chủ trang web

Trong trường hợp trang web bị lỗi 503 Service Unavailable là do bạn quản lý hoặc xây dựng, bạn có thể xử lý theo những cách dưới đây:

Khởi động lại máy chủ

Service Unavailable la gì

Cách đơn giản nhất để xử lý những lỗi sự cố như thế này luôn là khởi động lại hệ thống máy chủ. Mỗi máy chủ có thể sẽ có cách khởi động lại khác nhau nhưng thông thường sẽ là sử dụng bảng điều khiển từ phía nhà cung cấp hoặc đăng nhập vào máy chủ từ xa và khởi động lại. Sau vài phút, máy chủ sẽ khởi động lại. Bạn hãy định dạng lại mọi cấu hình và truy cập lại trang web một lần nữa.

Kiểm tra nhật ký máy chủ

Cách tiếp theo đó là kiểm tra nhật ký máy chủ. Tùy vào mỗi máy chủ mà bạn có thể tìm kiếm nhật ký theo cách khác nhau. Tuy nhiên thường là bạn sẽ tìm được trong thư mục /var/log/...

Nếu không tìm được, hãy xem qua hướng dẫn sử dụng các chương trình của bạn. Nếu không, hãy chạy lệnh man program_name để xem hướng dẫn sử dụng cho các chương trình của bạn.

Kiểm tra xem có bảo trì tự động liên tục không

Một số nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các bản cập nhật và gói bảo trì tự động. Thông thường đây là một điều tốt. Chúng thường xảy ra trong thời gian máy chủ ngừng hoạt động và giúp đảm bảo mọi thứ đều được cập nhật. Đôi khi lỗi 503 Service Unavailable là do các phiên bảo trì theo lịch trình này.

Ví dụ: một số nhà cung cấp dịch vụ chuyên về lưu trữ WordPress tự động cập nhật WP bất cứ khi nào có bản phát hành mới. WordPress tự động trả về lỗi dịch vụ 503 Không khả dụng trong những đợt cập nhật này. Bạn hãy thử kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ để xem lỗi 503 có phải do vấn đề bảo trì theo lịch trình gây ra hay không.

Kiểm tra cài đặt tường lửa của máy chủ của bạn

Đôi khi lỗi 503 Service Unavailable là do tường lửa bị cấu hình sai. Tường lửa của bạn cũng có thể cần cài đặt đặc biệt cho CDN. Trong đó nhiều kết nối từ một số ít địa chỉ IP trả về có thể bị hiểu sai thành những cuộc tấn công gây nguy hiểm cho máy bạn.

Phương pháp chính xác để điều chỉnh cài đặt tường lửa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy xem đường dẫn và bảng điều khiển của nhà cung cấp dịch vụ để xem bạn có thể định cấu hình tường lửa ở đâu.

Kiểm tra code

Lỗi bugs của trang web cũng có thể là nguyên nhân. Trong lúc lập trình web có thể một số bugs vẫn còn tồn tại và gây ra lỗi 503 Service Unavailable. Bạn cần phải kiểm tra lại thật kỹ code của trang web vì dù chỉ là một lỗi nhỏ thôi cũng có thể khiến cho cả trang web gặp vấn đề.

Tổng kết về lỗi 503 Service Unavailable

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về lỗi 503 Service Unavailable và cách khắc phục nó. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

Đăng ký dịch vụ Email Sever chỉ từ 15k/tháng

BKHOST đang có chương trình khuyến mãi cực tốt dành cho khách hàng đăng ký dịch Email Server:

  • Giảm giá lên đến 30%.
  • Chỉ từ 15k/tháng.

Đăng ký ngay:

dịch vụ mail server