Số hiệu gói thầu là gì

Xếp hạng nhà thầu là một bước quan trọng trong khâu lựa chọn nhà thầu, việc xếp hạng nhà thầu dựa theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu. Tuy theo hình thức mời thầu mà có bảng tiêu chuẩn năng lực riêng, tham khảo tại các văn bản mà pháp luật quy định. 

Căn cứ pháp lý:

Luật đấu thầu năm 2013.

Nghị định 63/2014/NĐ-CP;

Nội dung tư vấn:

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Thế nào là xếp hạng nhà thầu?
  • 2 2. Quy định về xếp hạng nhà thầu:
    • 2.1 2.1. Nguyên tắc chung trong xếp hạng nhà thầu:
    • 2.2 2.2. Quy định về xếp hạng nhà thầu:

Hiện nay, theo quy định của Luật đấu thầu năm 2014 và các văn bản hướng dẫ liên quan thì không có khái niệm cụ thể như thế nào là xếp hạng nhà thầu hay xếp hạng nhà thầu là gì? Tuy nhiên, dựa vào quy trình thủ tục có thể hiểu xếp hạng nhà thầu là một bước quan trọng trong quá trình phê duyệt  các nội dung lựa chọn nhà thầu. Là cơ sở để bên chủ đầu tư lựa chọn đơn vị dự thầu đáp ứng được tất cả các tiêu chí của gói thầu mà bên mời thầu đưa ra.

2. Quy định về xếp hạng nhà thầu:

2.1. Nguyên tắc chung trong xếp hạng nhà thầu:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 106 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì nguyên tắc chung trong xếp hạng nhà thầu được xác định như sau:

“a) Kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt;

b) Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ chỉ tiến hành thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;

Xem thêm: Hướng dẫn đấu thầu qua mạng, quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng

c) Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ phải thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước khi phê duyệt;

d) Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, không tiến hành thẩm định trong giai đoạn một, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;

đ) Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, giai đoạn một chỉ tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ và tương ứng với những nội dung được hiệu chỉnh về kỹ thuật so với giai đoạn một;

e) Không tiến hành thẩm định danh sách xếp hạng nhà thầu trước khi phê duyệt, danh sách xếp hạng nhà thầu được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu;

g) Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.”

Do đó, theo quy định trên thì việc thẩm định danh sách xếp hạng nhà thầu không được thực hiện trước khi phê duyệt, danh sách xếp hạng nhà thầu được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu. Và vì thế để xếp hạng nhà thầu thì trước tiên bên mời thầu phải tiến hành kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.

Thêm vào đó trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu để xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:

“a) Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

Xem thêm: Quy định về hợp đồng thầu phụ, sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu

b) Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;

c) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

d) Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý.”

2.2. Quy định về xếp hạng nhà thầu:

Hiện nay theo quy định của pháp luật thì có 03 (ba) phương pháp để đánh giá xếp hạng nhà thầu là cơ sở để đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và xét duyệt trúng thầu. Cụ thể:

Phương pháp thứ 1:Phương pháp giá thấp nhất:

a) Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy định tại điểm b khoản này thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Xem thêm: Quy định về việc đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên mạng đấu thầu

Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng khi đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp, gói thầu cung cấp dịch vị tư vấn và gói thầu hỗn hợp khi đảm bảo các tiêu chuẩn về: Giá; Sửa lỗi; Hiệu chỉnh sai lệch; Trừ giá trị giảm giá (nếu có); Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có); Xác định giá trị ưu đãi (nếu có); So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất. Để chọn ra những nhà thầu đưa ra giá thấp nhất những vẫn đảm bảo các tiêu chí khác để được thực hiện gói thầu

Phương pháp thứ 2: Phương pháp giá đánh giá:

Là phương pháp giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.

a) Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.

Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Phương pháp này được áp dụng đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp, gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp. Công thức áp dụng giá đánh giá được xác định theo như sau:

Xem thêm: Các hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu mới nhất 2022

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆g + ∆ƯĐ

Trong đó:

– G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) – giá trị giảm giá (nếu có);

– ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của công trình bao gồm:

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;

+ Chi phí lãi vay (nếu có);

+ Tiến độ;

Xem thêm: Mẫu quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất năm 2022

+ Chất lượng;

+ Các yếu tố khác (nếu có).

– ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

Phương pháp 4:  phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá

Đây là phương pháp được áp dụng đối với tất cả các gói thầu, tuy nhiên, lại bị hạn chế với phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ trong lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP: “Không sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ.”

a) Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng tương ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

Xem thêm: Gói thầu quy mô nhỏ là gì? Lựa chọn nhà thầu cho gói thầu nhỏ?

Tiêu chuẩn đánh giá được xác định như sau:

Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp áp dụng đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, cụ thể như sau:

1. Xác định điểm giá:

Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1.000 thống nhất với thang điểm về kỹ thuật để xác định điểm giá. Điểm giá được xác định như sau:

Điểm giáđang xét =

Gthấp nhất x (100 hoặc 1.000)

Gđang xét

Trong đó:

– Điểm giáđang xét: Là điểm giá của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét;

– Gthấp nhất: Là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất trong số các nhà thầu được đánh giá chi tiết về tài chính;

– Gđang xét: Là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét.

Xem thêm: Các loại hợp đồng đối với nhà thầu áp dụng trong đấu thầu

2. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:

Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Tùy theo quy mô, tính chất của từng gói thầu cần xác định tỷ trọng điểm về kỹ thuật và tỷ trọng điểm về giá cho phù hợp bảo đảm tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%, cụ thể như sau:

a) Đối với gói thầu xây lắp: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 15%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 85% đến 90%;

b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 70% đến 90%;

c) Đối với gói thầu mua thuốc: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 20% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 70% đến 80%;

d) Xác định điểm tổng hợp

Điểm tổng hợpđang xét = K x Điểm kỹ thuậtđang xét + G x Điểm giáđang xét

Trong đó:

Xem thêm: Hướng dẫn quy định chi tiết về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

– Điểm kỹ ` xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật;

– Điểm giáđangxét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;

– K: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định trong thang điểm tổng hợp;

– G: Tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp;

– K + G = 100%. Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) và về giá (G) phải được xác định cụ thể trong hồ sơ mời thầu.

Nếu nhà thầu đáp ứng được các quy định nêu trên thì sẽ được xem xét và đánh giá theo thang điểm, đơ vị dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu chủ đầu tư đưa ra được chấm điểm với điểm số cao nhất thì nhà thầu đó có khả năng sẽ trúng thầu.