So sánh kinh tế tphcm với hà nội năm 2024

Theo kết quả công bố sơ bộ của Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,076 triệu đồng/người/tháng.

Hà Nội đứng thứ hai với 6,423 triệu đồng/người/tháng. TP. HCM ở vị trí thứ ba với 6,392 triệu đồng/người/tháng. Theo sau là các tỉnh có thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng là Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Nam Định.

So sánh kinh tế tphcm với hà nội năm 2024

Theo báo cáo, thu nhập bình quân tháng đầu người năm 2022 theo giá hiện hành cả nước đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021. Năm 2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư. Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.

Thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân tháng đầu người năm 2022 ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng (tăng 10,4 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021).

Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân tháng đầu người năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân tháng đầu người thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng).

So sánh kinh tế tphcm với hà nội năm 2024

So sánh kinh tế tphcm với hà nội năm 2024

Cơ cấu thu nhập bình quân tháng đầu người chia theo nguồn thu từ năm 2012-2022Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư

Năm 2022, thu nhập bình quân tháng đầu người từ tiền lương tiền công đạt 2,6 triệu đồng (tăng 8,2 điểm %), thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 0,47 triệu đồng (tăng 4,3 điểm %), thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1,1 triệu đồng (tăng 15,9 điểm %), thu từ các nguồn thu khác đạt 0,5 triệu đồng (tăng 24,7 điểm %).

Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày cảng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,1% năm 2022.

Ngược lại, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng so với năm 2019, 2020 và 2021 (34,7% so với 33,4%, 33,3% và 32,5%). Tỷ trọng các khoản thu từ tiền lương, tiền công có giảm nhẹ so với năm 2021 (giảm 1,5%) nhưng vẫn duy trì ở mức cao (55,2%). Điều này cho thấy rằng, sau đại dịch các hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự phục hồi nhanh chóng.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, GRDP của Hà Nội ước tính gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố đạt 3,82%.

Trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện vào năm 2020, tăng trưởng GRDP của TP.HCM có phần nhỉnh hơn Hà Nội. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2019, tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM (GRDP) tăng bình quân 7,72%/năm, còn ở Hà Nội là 7,36%.

So sánh kinh tế tphcm với hà nội năm 2024

Tuy nhiên, sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện vào năm 2020, đặc biệt là làn sóng dịch lần thứ 4 xảy ra vào năm 2021 đã khiến kinh tế của TP.HCM chịu thiệt hại nặng nề. Đại dịch Covid-19 đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 2021 của TP.HCM giảm đến 6,78% so với cùng kỳ năm 2020.

Song, mặc dù kinh tế TP.HCM đã dần có dấu hiệu phục hồi kể từ đầu năm 2022 nhưng tốc độ tăng trưởng của TP.HCM vẫn có phần thấp hơn so với Hà Nội trong quý 1 và quý 2/2022.

So sánh kinh tế tphcm với hà nội năm 2024

Nguồn: Cục Thống kê các địa phương

Cụ thể, tại buổi gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí trung ương và Hà Nội ngày 20/6, theo chia sẻ của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải về tình hình kinh tế - xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2022, GRDP của Hà Nội ước tính tăng 7,79% (trong đó riêng quý 2/2022 tăng 9,49%), gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước tăng 19,5% - gấp gần 5 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 (4,5%). Tổng mức bán lẻ ước tăng 21,8% - gấp 3 lần mức tăng cùng kỳ (7,2%)... Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 8,8% - cao hơn cùng kỳ (8,4%)... Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 56,8% dự toán được giao và tăng 20% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương ước đạt 31,2% dự toán, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

So sánh kinh tế tphcm với hà nội năm 2024

Tăng trưởng GRDP Hà Nội và TP.HCM từ quý 1/2021 - quý 2/2022 (Đơn vị: %)

Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố đạt 3,82%. Cụ thể, ở lĩnh vực thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm tăng 2,03%, thương mại dịch vụ tăng 4,83%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,77%; công nghiệp xây dựng tăng 2,23%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn 6 tháng năm 2022 đạt 140,275 tỷ đồng, tăng 8%.

Về cơ cấu GRDP của TP.HCM trong 6 tháng đầu năm, báo cáo cho biết, lĩnh vực thương mại - dịch vụ có tỷ lệ đóng góp cao nhất vào GRDP của thành phố, chiếm 64%. Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, chiếm 22% tỷ lệ đóng góp vào GRDP TP.HCM.

So sánh kinh tế tphcm với hà nội năm 2024

Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM

Riêng trong tháng 6/2022, ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ đạt 99.657 tỷ đồng, tăng 41,1% và 6 tháng đầu năm đạt 556.488 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ 2021… Kết quả tăng trưởng tích cực cho thấy các lĩnh vực, ngành nghề đang từng bước phục hồi tốt, nhất là nhóm ngành thương mại, dịch vụ.

Theo dữ liệu của Sở Du lịch TP.HCM, lượng khách quốc tế đến TP.HCM từ đầu tháng 6 đến nay đạt gần 216.000 lượt, tăng 100% so cùng kỳ năm 2021. Tính chung nửa năm 2022, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 478.000 lượt, tăng 100% so với cùng kỳ, đạt 13,7% so với kế hoạch năm 2022.

Đối với dòng khách du lịch nội địa, TP.HCM đón trên 2 triệu lượt trong tháng 6 và hơn 11 triệu lượt 6 tháng đầu năm 2022, tăng 43,1% so cùng kỳ năm trước, đạt 61,6% kế hoạch năm 2022. Tổng doanh thu du lịch từ đầu năm đến nay ước đạt 49.681 tỷ đồng, tăng 29,9% so với cùng kỳ và đạt 73,5% so với kế hoạch năm nay đề ra.