So sánh marketing và quản trị kinh doanh năm 2024

Đây là thời điểm mà các bạn 2k4 đang tiến hành chọn ngành, chọn trường. Tuy nhiên, nhiều bạn đang phân vân rằng nên học quản trị kinh doanh hay Marketing. Để giúp bạn dễ dàng tìm được câu trả lời, Edumall sẽ giới thiệu về những thông tin liên quan đến ngành. Hơn nữa, là giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn bằng cách phân tích điểm mạnh và điểm yếu. Cùng tìm hiểu ngay với Edumall nhé!

Tìm hiểu về ngành Marketing

Đầu tiên, cùng tìm hiểu về khái niệm Marketing trước khi đưa ra lựa chọn, cùng với Edumall nhé! Có hai định nghĩa thường được sử dụng cho khái niệm Marketing:

  • Giáo sư Philip Kotler định nghĩa: “Marketing giống như nghệ thuật và khoa học để con người ta thỏa sức sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng sử dụng dịch vụ sản phẩm hay rộng hơn là toàn thị trường. Và mục tiêu cuối cùng của marketing giúp chủ thể thực hiện sau đó nâng cao lợi nhuận.”
  • Theo Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ, Marketing được hiểu như sau: “Marketing là cả một quá trình bao gồm công việc sáng tạo, đánh giá, quảng cáo. Sau đó cụ thể hóa ý tưởng thành sản phẩm dịch vụ cụ thể và hình thành chu trình trao đổi, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.”

Trên đây là hai định nghĩa nổi bật nhất về Marketing. Nhưng định nghĩa chính xác nhất về Marketing vẫn chưa thể thông nhất. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, Marketing giống như là một phương tiện kết nối giữa người có hàng hóa dịch vụ để cung cấp và người có nhu cầu cần đến những hàng hóa và dịch vụ đó.

Đôi lúc, người có nhu cầu vẫn không biết rằng có nơi cung cấp sản phẩm họ cần nên không thể mua. Hoặc người có phần cung nhưng lại không biết ai đang cần sở hữu. Marketing sẽ làm vai trò này. Nó hỗ trợ và giải quyết hai vấn đề đó nhanh chóng và chính xác.

Tóm lại, Marketing bao gồm tất cả mọi công việc có thể làm được. Nhằm mục đích giúp khách hàng biết đến, lựa chọn sản phẩm dịch vụ hay thương hiệu của mình. Đồng thời, nâng cao và duy trì sự quan tâm của khách hàng với hàng hóa dịch vụ được tiếp thị.

Tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh

So sánh marketing và quản trị kinh doanh năm 2024

Quản trị kinh doanh hay Business Administration là một ngành học đầy năng động. Đây là một lĩnh vực với nhiều tiềm năng việc làm trong thị trường trong nước và quốc tế.

Khái niệm về ngành nghề này được hiểu bởi sự kết hợp hai khái niệm “kinh doanh” và “quản trị”. Tức là thực hiện tất cả các nhiệm vụ quản lý, giám sát, điều hành, phân công để bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp, thương hiệu. Quá trình đó sẽ diễn ra trơn tru và đem lại hiệu quả tốt nhất nhờ vào người làm quản trị kinh doanh. Vì vậy, có thể hiểu ngành nghề này bao gồm cả kế toán, tài chính và tiếp thị, tức là Marketing.

Phân biệt Marketing và quản trị kinh doanh

Điểm giống

  • Hai ngành có khả năng bổ trợ qua lại vì đều có những kiến thức chung.

Điểm khác

  • Quản trị kinh doanh: Học chuyên về những kiến thức liên quan đến kinh doanh. Ví dụ, kiến thức về quản lý, vận hành doanh nghiệp, định hướng phát triển doanh nghiệp…
  • Marketing: Học chuyên về những kiến thức trong Marketing, quảng cáo, phát triển thị trường, tiềm năng sản phẩm, tiếp thị sản phẩm, khách hàng…

Nên học Marketing hay quản trị kinh doanh trong thời đại 4.0

Không có câu trả lời nào chính xác cho việc nên học Marketing hay quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, Edumall sẽ đưa ra một số gợi ý để bạn có thể tự lựa chọn câu trả lời cho mình nhé!

Sự khác nhau giữa Marketing và quản trị kinh doanh

So sánh marketing và quản trị kinh doanh năm 2024
Sự khác nhau giữa quản trị kinh doanh và Marketing

  • Quản trị kinh doanh là một ngành học đa lĩnh vực. Học quản trị kinh doanh là học đa kiến thức về nhiều mảng như kinh doanh, quản lý, điều hành… Do đó, cần người có tư duy tổng hợp, phân tích cao. Hơn nữa là người có tầm nhìn chiến lược và kỹ năng làm việc nhóm tốt.
  • Marketing là ngành học chỉ chuyên sâu về những nội dung liên quan đến thị trường, khách hàng, chiến lược quảng bá thương hiệu… Kiến thức có phân khúc hẹp hơn so với Quản trị kinh doanh. Marketing là học tư duy, phân tích, tổng hợp thông qua các công cụ như PR, quảng cáo, truyền thông…

Nhu cầu công việc của Marketing và quản trị kinh doanh

So sánh marketing và quản trị kinh doanh năm 2024
Nhu cầu công việc của hai ngành trong tương lai

Theo thống kê nghề nghiệp, sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh thường trở thành nhân sự ở một trong hai phòng ban: Phòng Marketing hoặc Phòng bán hàng. Thường thì nhân sự hai ngành này đều có nhu cầu tuyển dụng lớn. Bởi họ mang lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp, thương hiệu. Sau đó, quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu năm có thể phát triển lên vị trí đúng ngành: Quản trị kinh doanh của thương hiệu.

Đối với quan điểm tuyển dụng, nếu cùng là sinh viên mới tốt nghiệp tại trường đại học thì cơ hội tuyển dụng trở thành ứng viên ngành Marketing sẽ cao hơn ứng viên quản trị kinh doanh. Bởi ứng viên ngành Marketing được học chuyên sâu về kiến thức Marketing nên cơ hội làm việc đúng ngành cao hơn. Còn ứng viên quản trị kinh doanh thường học tổng hợp rất nhiều kiến thức của nhiều ngành nghề.

Việc biết nhiều thứ nhưng không chuyên sâu thứ gì thì cần phải thêm thời gian đào tạo. Từ đó thêm để tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc. Từ đó mới tiến hành “quản trị” được. Nên bạn học QTKD sẽ có chút rủi ro hơn so với ngành Marketing. Để khắc phục điều này, bạn cần phải tự xác định thêm một hướng chuyên sâu cho mình. Tăng cường học trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Trong khi đó vẫn học mở rộng thêm những lĩnh vực khác.

Nếu đọc kỹ phần nội dung trên của Edumall, bạn sẽ thấy rằng trong quá trình đào tạo quản trị kinh doanh cũng được học cả kiến thức ngành Marketing. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ là sơ khai nhất về Marketing.

So sánh marketing và quản trị kinh doanh năm 2024
Yêu cầu của người làm quản trị kinh doanh

Người học quản trị kinh doanh là người mang tham vọng lớn. Người đó phải liên tục học hỏi, trau dồi. Càng nhiều kiến thức, càng nhiều kinh nghiệm càng tốt. Việc tích lũy kiến thức không phải ngày một ngày hai nên chắc chắn sẽ không dễ dàng. Chiến trường dành cho những người học quản trị kinh doanh không phải tầm thường. Chắc chắn sẽ rất khốc liệt, căng thẳng hơn so với những người học Marketing. Do đó, hãy chuẩn bị sẵn tâm lý nếu bạn chọn ngành này.

Marketing và quản trị kinh doanh đều là hai ngành học cực kỳ hot. Bạn nên xem xét nhiều yếu tố cá nhân của mình khi lựa chọn ngành. Yếu tố đó bao gồm: Chi phí học tập, tiềm năng bản thân, kỹ năng, kinh nghiệm… để đưa ra quyết định đúng nhất.

Ngoài ra, trên Edumall đang có rất nhiều khóa học về Marketing và một số kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Do đó, nếu bạn muốn trau dồi thêm kiến thức, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Edumall nhé. Bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn và sở hữu khóa học cần thiết và phù hợp nhất với mình. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Edumall về Marketing nha.

Marketing khác Quản trị kinh doanh như thế nào?

Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo nhà quản trị cho tương lai nên kiến thức có được rất rộng. Do đó, bạn khó mà nghiên cứu chuyên sâu bất cứ phòng ban nào. Marketing là hệ thống các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, phân phối, xúc tiến, đặt giá theo nhu cầu của thị trường để đạt mục tiêu đề ra.

Ngành kinh doanh và Marketing là gì?

Quản trị Kinh doanh Marketing là những hoạt động chăm sóc khách hàng, hướng tới người tiêu dùng với mục tiêu làm “cầu nối” giữa doanh nghiệp với khách hàng đồng thời phát triển sản phẩm, quảng bá và định vị thương hiệu cho doanh nghiệp.

Quản lý kinh doanh và marketing ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các tổ chức và các lĩnh vực sau đây: + Chuyên viên kinh doanh, marketing tại các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn trong nước như Viettel, Coca Cola... + Chuyên viên nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng tại các công ty nghiên cứu thị trường như: AC Niesen, TNS…

Học quản trị kinh doanh ở đâu tốt nhất?

Top 18 các trường có ngành Quản trị kinh doanh tốt nhất hiện nay.

Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐH Quốc Gia TPHCM..

Trường Đại học Quốc tế – ĐH Quốc Gia TPHCM..

Trường Đại học Ngoại Thương..

Trường Đại học Thương Mại..

Trường Đại học FPT..

Trường Đại học Tài chính – Marketing..

Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM..

Trường Đại học RMIT..