So sánh máu và nước tiểu đầu

Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu ?

  1. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết
  1. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu
  1. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn
  1. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng

Đáp án đúng là C.

Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu: không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn, sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận, kết thúc quá trình hấp thu lại và bài tiết tiếp ở ống thận → nước tiểu chính thức → thải nước tiểu.

Giải thích vì sao chọn C là đáp án đúng:

Tạo thành nước tiểu

– Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.

– Sự hình thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

– Kết thúc quá trình hấp thu lại và bài tiết tiếp ở ống thận → nước tiểu chính thức → thải nước tiểu.

– Thành phần máu khác với thành phần nước tiểu: ở máu có các tế bào máu và protein còn ở nước tiểu đầu không có.

– Nước tiểu đầu khác với nước tiểu chính thức.

Đặc điểmNước tiểu đầuNước tiểu chính thứcNồng độ các chất hòa tanLoãngĐậm đặcChất độc, chất cặn bãCó ítCó nhiềuChất dinh dưỡngCó nhiềuGần như không có

→ Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là: lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định của môi trường trong.

Thải nước tiểu:

– Quá trình thải nước tiểu diễn ra như sau:

Nước tiểu chính thức → bể thận → ống dẫn nước tiểu → bóng đái → ống đái → thải ra ngoài.

– Mỗi ngày, cầu thận người trưởng thành lọc 1440 lít máu và tạo ra khoảng 170 lít tiểu đầu. Nhờ quá trình hấp thu lại mà chỉ có khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức được tạo ra.

– Chỗ thông giữa bóng đái và ống đái có cơ vòng bịt chặt nằm bên ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn.

Khi nước tiểu tích ở bóng đái lên đến 200ml → căng bóng đái → tăng áp suất thẩm thấu trong bóng đái → cảm giác thèm đi tiểu → cơ vòng mở ra → nước tiểu được thải ra ngoài.

Đánh dấu đã đọc

- Nước tiểu đầu: được tạo thành ở cầu thận. Ở đây có quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu. Vì vậy, ở nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin.

- Máu: có chứa các tế bào máu và prôtêin.

*nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức khác nhau:

-Nước tiểu đầu:

+ Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn + Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn + Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng

- Nước tiểu chính thức + Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn + Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn + Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng

- Nước tiểu đầu: được tạo thành ở cầu thận. Ở đây có quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu. Vì vậy, ở nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin.

- Máu: có chứa các tế bào máu và prôtêin. *Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức khác nhau:

-Nước tiểu đầu:

+ Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn. + Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn. + Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.

- Nước tiểu chính thức. + Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn. + Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn. + Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng.

Câu 3: Nêu cấu tạo và chức năng của da?

- Da cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

+ Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan.

+ Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ.

*Chức năng của da:

- Bảo vệ cơ thể: chống các yếu tố gây hại của môi trường như: sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước thoát nước. Đó là do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiét ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.

- Điều hoà thân nhiệt: nhờ sự co dãn của mao mạch dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ dưới da chống mất nhiệt.

- Nhận biết kích thích của môi trường: nhờ các cơ quan thụ cảm.

- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.

- Da còn là sản phẩm tạo nên vẻ đẹp của con người.

Câu 4: Cho biết cấu tạo của hệ thần kinh? Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?

* Cấu tạo của hệ thần kinh :

- Hệ thần kinh được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh.

- Hệ thần kinh bao gồm :

+ Phần trung ương : não và tủy sống.

+ Phần ngoại biên : các dây thần kinh và hạch thần kinh.

* Ta nói dây thần kinh tủy là dây pha vì :

Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm :

+ Các bó sợi thần kinh li tâm (rễ vận động) nối với tủy sống bằng rễ trước.

+ Các bó sợi thần kinh hướng tâm (rễ cảm giác) nối với tủy sống qua rễ sau.

Câu 5: Vitamin và muối khoáng có vai trò quan trọng như thế nào với con người? Kể tên 1 số loại vitamin và muối khoáng cùng tác dụng với nó?

* Vitamin

- Nguồn gốc:

+ Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

Vai Trò với cơ thể con người là:

+ Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.

+ Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.

+ Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

+ Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.

+ Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

+ Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.

+Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm cường sức khỏe cho cơ thể.

* Muối khoáng

- Vai trò:

+ Đối với sức khỏe, khoáng chất có vai trò quan trọng tương tự như vitamin. Khoáng chất cũng tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh.

- Nguồn gốc

+ Cũng giống như vitamin, chất khoáng là chất mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Chất khoáng được cung cấp chủ yếu qua đường ăn uống. Một chế độ ăn khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo được sức khỏe.

Câu 6: Nêu cấu tạo của hệ bài tiết?

Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.