So sánh người hà nội và sài gòn năm 2024

Tôi có dịp công tác ở Hà Nội khá nhiều lần. Ngoài công việc, thói quen mà cũng là niềm vui của tôi là dành thời gian quan sát con người và tập quán ở mỗi vùng miền mình đến. Tôi nghe nói đã từ lâu, đề tài so sánh sự khác biệt trong lối sống và tính cách giữa người Hà Nội và người Sài Gòn luôn có nhiều tranh luận rất sôi nổi và thú vị. Không chỉ với người trong nước, sự khác biệt này cũng rất rõ dưới mắt người nước ngoài.

Ở Hà Nội, luật bất thành văn là một cuộc họp lúc mười giờ sáng thường sẽ bắt đầu vào lúc mười giờ ba mươi phút. Lòng kiên nhẫn của bạn sẽ được dịp thử thách. Tuy thế, khách đến họp ở Hà Nội rất dễ thương. Họ đến với nụ cười và những cái nhăn mặt, nhíu mày rất dễ thông cảm với hàng tá lý do khách quan, nào là giao thông tệ quá, người lái xe taxi không biết đường, nào con ở nhà bị sốt, đồng hồ tự nhiên chạy chậm, cầu thang bộ lên tầng cao quá…

So sánh người hà nội và sài gòn năm 2024

Drew Taylor

Ở Sài Gòn, thường thì bạn sẽ biết khách của bạn sẽ đến trễ bao lâu vì họ đã gọi phone cho bạn từ sáng. Khi đến, khách chỉ ngắn gọn: “Xin lỗi, mình đến trễ!” và vào đề ngay lập tức. Không có lý do, không có trao đổi cá nhân ngoài lề.

Đi dọc các con đường và ngõ ngách của quán nhậu ở Hà Nội, ban sẽ thấy cánh đàn ông chuyện trò rôm rả không thua gì các phiên chợ buổi sáng của các bà. Ho nói chuyện đùa, chuyện tếu, chuyện phiếm, chuyện mặn chuyện lạt một cách say sưa và tự nhiên như thể chỉ có đàn ông là công dân danh dự trên quả đất này. Sau vài tuần bia và rượu, cánh đàn ông không hề trở nên đáng yêu hơn với gương mặt đỏ kè, giọng nói lè nhè hoặc the thé. Rồi họ chuyển sang chuyện chính trị, chuyện đấu đá ở cơ quan, hoặc bắt đầu lên giọng triết lý về các vụ scandal nóng nhất.

Không thua mà cũng chẳng kém, dân Sài Gòn cũng mê nhậu. Nhưng những cuộc nhậu của người Sài Gòn có phần nhẹ nhàng hơn, ngẫu hứng hơn. Họ bù khú kiểu bạn bè thư giãn sau một ngày làm việc chứ không “tới bến” hay “hết ga” như dân nhậu Hà Nội. Một điều đáng để ý là quán nhậu Sài Gòn không hề thiếu vắng những bóng hồng! Nữ giới cũng có nhu cầ đi ăn đi chơi thành nhóm và họ không ngần ngại thể hiện mình một cách có văn hóa và trách nhiệm.

Văn hóa bán buôn bán lẻ ở đất Hà Thành cũng có nhiều điều vừa thú vị, vừa hồi hộp. Chẳng hạn như sau khi chấm được món hàng vừa ý, bạn hỏi chủ tiệm :”Cái này bao nhiêu?”. Ngay lập tức bạn sẽ được chủ hàng kéo ghế mời ngồi. Khi bạn còn đang ngẩn ngơ với phép lịch sự ngoài tầm hiểu biết này thì chủ hàng đã bắt đầu bài diễn văn, nào là món hàng cực kỳ đặc biệt không tìm được ở đâu cái tốt hơn, nào cái này mới là đồ thật, còn cái của cửa hàng bên cạnh là đồ giả đồ nhái, nào bạn sắp sửa được nghe một cái giá phải chăng nhất, nào ngày mai trời có thể mưa, nào trận banh tối qua gay cấn thế nào…Câu chuyện cứ dài vô tận mà bạn vẫn chưa nghe được chuyện chính. Bạn hỏi lại: “Món này giá bao nhiêu?”. Chủ hàng dừng một lát, ngắm nghía món hàng vài lần rồi ngửng lên dò tình hình các cửa hàng bên cạnh, quay qua dò dò hăng hái trên mặt bạn, sau đó “quất” bạn bằng một cái giá cao khoảng ba lần giá thực tế. Kinh nghiệm không dưới hai lần của tôi là vậy.

Đi shopping ở Sài Gòn có phần đỡ sợ hơn vì hình như quan điểm làm ăn của người miền Nam cũng trực tiếp, rõ ràng như tính cách người miền Nam. Ngắm được món đồ ban thích rồi thì chỉ việc hỏi giá. Chủ hàng sẽ nói giá cho bạn một lần thôi. Bạn cố kỳ kèo: “Có bớt không?”.Câu trả lời thường là: “Đúng giá, không thách!”. Bạn thấy món đồ phải chăng, móc tiền ra trả và đi về nhà, thế là xong, giao dịch chưa đầy hai phút.

Tính cách cũng phản ánh trong thói quen sưu tầm đồ xưa của dân chơi ở cả hai miền. Người Hà Nội sẵn sàng lùng sục các cửa hàng đồ cũ, các ngôi nhà xưa để tìm đồ cũ có giá trị như xe đạp, xe máy cổ, đồng hồ cổ, bàn gỗ cổ…Họ sẵn sàng chi tiền mua những món đồ hiếm ấy, mang chúng về nhà và để chúng nằm xếp xó ở góc nhà, dưới gầm cầu thang thêm…mươi, mười lăm năm nữa. Để đồ cổ chìm vào quên lãng cũng là môt cách nâng giá trị đồ cổ - thâm trầm và công hiệu hiếm thấy. Ấy vậy mà nếu bạn chỉ vào món đồ bị bỏ quên và xin mua lại thì câu trả lời thường là: “Nó còn zin trăm phần trăm đấy! Giá khoảng bốn ngàn đô la thôi!”.

Thú chơi của dân chơi Sài Gòn là thích chơi hơn thích ngắm. Lùng được món đồ nào thích là người biết chơi lập tức bị hút vào việc tân trang, thay cái này, sửa cái kia, đô cái nọ…sao cho món đồ cũ có giá trị lịch sử hay thẩm mỹ trở thành món đồ cổ có giá trị sử dụng. Cuối tuần lượn một vòng Sài Gòn, thế nào bạn cũng sẽ thấy vài nụ cười khoe khoang của mấy tay chơi đang lượn trên chiếc xe cổ được mọi người trầm trồ: “Ngộ quá ta!”.

Sự khác biệt trong tính cách con người tạo ra sự khác biệt trong văn hóa hay là ngược lại? Đó là câu hỏi chưa bao giờ làm tôi hết ngạc nhiên.

'Tôi cho Sài Gòn 2 điểm và Hà Nội 1 điểm', đó là phần cho điểm của một khách mời tham dự cuộc Tọa đàm Trực tuyến của BBC với các khách mời hôm 11/9/2014 với chủ đề "Hà Nội hay Sài Gòn, ở đâu đáng sống hơn?".

Từ Sài Gòn, hôm thứ Năm, khi được hỏi ở đâu dễ sống, dễ làm ăn, dễ thở và đáng sống hơn giữa hai đô thị này, Tiến sỹ Alan Phan, blogger và nhà phân tích kinh tế, tài chính, nhận xét với Bàn tròn của BBC rằng cả hai thành phố với ông đều 'xấu xí' từ kiến trúc, đến cơ sở hạ tầng và 'tệ hại' về môi trường sống.

"Thực tình mà nói về văn hóa hay về bất cứ điều gì khác của hai thành phố này, tôi thấy nó rất là xấu xí, từ vấn đề kiến trúc, cho tới vấn đề con người, cho đến vấn đề hạ tầng cơ sở.

"Nghĩa là môi trường sống có thể nói rất là tệ hại," người cho điểm khá thấp cả Hà Nội và Sài Gòn trên thang điểm từ một tới mười nói.

"Một trong những nơi tệ hại so sánh như những quốc gia mà tôi đã từng đi qua, mà tệ nhất là Nigeria hay là Bangladesh, còn tất cả những nơi khác đều có môi trường sống tốt hơn là Sài Gòn và Hà Nội."

Tuy nhiên, khi đưa ra nhận định chung và so sánh hai thành phố, mở đầu, Tiến sỹ Alan Phan nói:

"Hiện nay Sài Gòn tương đối cởi mở hơn, có nhiều cơ hội làm ăn hơn. Tuy nhiên, Hà Nội là thành phố rất năng động và đang cố gắng bắt kịp Sài Gòn, nhất là họ (Hà Nội) đang được dành cho những ưu đãi rất tốt.

"Xây dựng hạ tầng cơ sở, họ đã đầu tư rất nhiều. Tôi nghĩ trong vòng 10 năm nữa thì Hà Nội có thể bắt kịp Sài Gòn về môi trường sống."

Bản sắc

Khi nói về phương diện giữ gìn, phát huy 'bản sắc' cũng như về môi trường sống mà cả hai thành phố được cho là đang chịu sự cạnh tranh với một số thành phố, đô thị khác ở Việt Nam, blogger này nhận xét:

"Khi tôi nói về văn hóa, tôi vẫn thích thành phố Huế, hay là thành phố Hội An hơn là Sài Gòn với Hà Nội.

"Về môi trường sống, tôi nghĩ thành phố Đà Nẵng tương đối được hơn, đây là so giữa Việt Nam với nhau.

"Hay là về sống trong một cộng đồng, thì những nơi như Cần Thơ, Vĩnh Long là những nơi khá là hấp dẫn. Và nói thêm nữa là những thành phố trên vùng Tây Nguyên, là những thành phố mà tôi rất thích.

"Bởi vì nó gần với thiên nhiên rất nhiều, dù rằng việc phá rừng gần như đã làm suy kiệt vấn đề này."

So sánh về 'bản sắc' giữa Sài Gòn và Hà Nội, ông Alan Phan nói thêm:

"Vấn đề mỗi bản sắc, phải có một bản sắc riêng, đây là so sánh giữa Sài Gòn và Hà Nội. Theo tôi, Sài Gòn và Hà Nội, bản sắc gần giống nhau."

'Đồng hóa'?

So sánh người hà nội và sài gòn năm 2024

Nguồn hình ảnh, Getty

Chụp lại hình ảnh,

Sài Gòn ngày càng bị 'đồng hóa' bởi Hà Nội, theo TS. Alan Phan.

Và blogger này đưa ra lời giải thích:

"Bởi vì người Hà Nội vào Sài Gòn rất đông. Và sự đồng hóa, từ hồi di cư năm 1954, là đã có một sự thay đổi lớn về văn hóa, nhưng mà sau đó đến thời 1975, có thể nói văn hóa Sài Gòn bị biến đổi hàng ngày, hàng giờ.

"Và cho đến ngày hôm nay, như tôi nói chừng 10 năm nữa, có lẽ không phân biệt được giữa Sài Gòn với Hà Nội. Sài Gòn lúc nào cũng ảnh hưởng Âu - Mỹ nhiều. Hà Nội rất ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng hai cái đấy đang trở thành một hỗn hợp."

Hôm thứ Năm, một khách mời khác của tọa đàm trực tuyến, nhà báo Phạm Tường Vân cho điểm Hà Nội 7/10 và Sài Gòn 8/10.

Bình luận với BBC về một bài báo gần đây trên tờ Bloomberg vốn gợi ý rằng Sài Gòn vượt xa Hà Nội trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, du lịch tới môi trường sống v.v..., nhà báo Tường Vân nói:

"Bài báo đó thích hợp với những người nước ngoài muốn dành thời gian khoảng 5 tới 10 phút để biết về một đất nước mà không phải trong mối quan tâm thường xuyên.

"Tôi nghĩ đó là concept (quan niệm) của tờ Bloomberg. Còn dưới góc độc của người trong cuộc thì tôi nghĩ có một cái nhìn rất là khác..."

'Thiếu cân bằng'

Về sự khác biệt của Hà Nội với Sài Gòn, cũng như căn nguyên của nó, nhà báo nữ nêu quan điểm:

"Ở một đất nước tưởng vậy mà không phải vậy thì sự khác biệt rất là dài về văn hóa. Một cuộc giao thoa văn hóa giữa đông và tây, một lộ trình lịch sử có nhiều biến động, chiến tranh, tác động của chính sách quản lý những cuộc di dân...

"Hà Nội sau năm 1954 và Sài Gòn sau năm 1975... có một sự khác biệt rất lớn, trước và sau giai đoạn lịch sử này."

"Trong cái nhìn của tôi, tôi thấy Hà Nội có một cái gì đó giống nước Pháp, còn Sài Gòn giống với nước Mỹ. Nhưng Hà Nội sau năm 1954, có một sự thay đổi về xã hội, văn hóa.

"Tôi nhìn thấy ở Hà Nội, từ thời điểm đó đến bây giờ luôn luôn thiếu một sự cân bằng, tôi thấy ở Hà Nội những thành tố văn hóa phát sinh từ sự cực đoan, từ sự phản biện, loại trừ.

"Và bản thân mỗi thành tố khi sinh ra nó đã chứa đựng một sự cực đoan nhất định. Và điều đó làm cho bản thân thành tố đó phải đối diện với một sự cực đoan mới, khởi sinh sau nó, giống như một phản ứng cân bằng."

"Nhưng mà cái sinh sau nó cũng bị quá, nó cũng cực đoan, cho nên nó cũng cần có những mảng đối lập mới khác với nó, cho nên luôn tôi thấy Hà Nội là một sự thiếu cân bằng, nhưng nó cũng thú vị, sự thiếu cân bằng đó cũng thú vị."

'Tan biến'

So sánh người hà nội và sài gòn năm 2024

Nguồn hình ảnh, AP

Chụp lại hình ảnh,

Một nam thanh niên theo dõi bóng đá qua TV bày bán tại một siêu thị ở Bangkok.

Từ Bangkok, khách mời Phó Giáo sư, Tiến sỹ Montira Rato, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa Việt Nam tại Đại học Chulalongkorn, nêu nhận xét về hai thành phố mà chị từng biết ở Việt Nam và so sánh với Bangkok.

"Nói thật lòng cả hai thành phố, kể cả Bangkok nữa, đều không phải là thành phố lý tưởng để làm ăn và sinh sống. Nhưng giữa hai thành phố này thì mình hơi nghiêng về Hà Nội dù nhiều người cho là không khí làm việc ở Sài Gòn thoáng hơn," nhà nghiên cứu người Thái Lan chia sẻ với BBC sau cuộc tọa đàm trong một email viết bằng tiếng Việt.

"Với tư cách là một người nước ngoài từ một thành phố nóng và nắng, tôi thấy Hà Nội thu hút và quyến rũ hơn, nhất là về mặt thời tiết, ẩm thực và văn hóa.

"Trong bài thơ "Nghe rét đến nhớ về Hà Nội", nhà thơ Xuân Quỳnh kết thúc với câu thơ này "Em muốn mang một chút nắng về quê nhà". Nhưng tôi lại ước Bangkok sẽ có những ngày mát lạnh như Hà Nội.

"Tôi cũng rất thích nét cổ kính bên cạnh những sắc màu hiện đại của thủ đô này. Hình ảnh của Hà Nội mà tôi nhìn thấy qua văn học, nhạc và họa là Hà Nội của trí tuệ và văn minh với phong cách riêng cả nếp sống và nếp nghĩ.

"Nhưng tôi cũng biết rõ là Hà Nội không thể là mãi mãi như vậy được. Với quá trình đô thị hóa, tòa nhà cao tầng mới mọc lên và cả toàn cầu hóa nữa, Hà Nội của tôi cũng có thể tan biến theo thời gian."

'Quyến rũ hơn'

So sánh người hà nội và sài gòn năm 2024

Nguồn hình ảnh, thinkstock

Chụp lại hình ảnh,

Hà Nội có bốn mùa nên phụ nữ có nhiều cơ hội trưng diện áo ấm, theo nhà nghiên cứu Thái Lan.

Là người duy nhất trong số các khách mời cho điểm Hà Nội cao hơn Sài Gòn, nhà nghiên cứu từ Thái Lan bình luận:

"Đối với tôi, một người nước ngoài nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, tôi cho Sài Sòn 7 điểm và Hà Nội 9 điểm.

"Sài Gòn hơn Hà Nội về mặt vật chất như hạ tầng cơ sở, môi trường quốc tế, nhiều quán cà phê đẹp hơn.

"Còn Hà Nội hơn Sài Gòn về mặt an ninh, tôi cảm thấy an toàn hơn, văn hoá đặc sắc hơn như không khí Tết vui và mang tính truyền thống hơn,

"Khí hậu (Hà Nội) có 4 mùa nên các cô gái được mặc áo ấm quàng khăn lung linh và xinh xắn, ẩm thực đa dạng và đại diện Việt Nam hơn, trung tâm của khoa học nên rất tiện cho việc học tập của tôi.

"Tôi thấy Hà Nội quyến rũ hơn vì màu sắc riêng với nét văn hoá Việt, nhưng vẫn thấy ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc và văn hoá Pháp.

"Sài Gòn nhìn chung cũng như các thành phố khác trong ASEAN như Bangkok, Manila," Phó Giáo sư Montira Rato nêu quan điểm.

'Cái nhìn thoáng hơn'

Cho điểm Sài Gòn 8/10 và Hà Nội 6/10 là doanh nhân Nam Phạm, khách mời tham gia chương trình từ Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.

Khi được hỏi thành phố nào có đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Việt Nam sau hàng thập niên chấm dứt chiến tranh, kể từ diễn biến 30/4/1975, ông Nam nói:

"Con người Sài Gòn cởi mở, có những cái nhìn thoáng hơn con người Hà Nội. Vì vậy Sài Gòn từ xưa đến giờ vẫn là động cơ chính để thúc đẩy đất nước Việt Nam mình từ Bắc chí Nam đi lên.

So sánh người hà nội và sài gòn năm 2024

Nguồn hình ảnh, ho chi minh

Chụp lại hình ảnh,

Một lễ kéo quốc kỳ của binh sỹ Việt Nam trước lăng cố Chủ tịch VN, ông Hồ Chí Minh.

"Hà Nội với những sự cực đoan như là nhà báo Tường Vân nói, với quyền lực chính trị nhiều hơn Sài Gòn rất là nhiều.

"Nhưng nếu con người Hà Nội không có được một cái nhìn thoáng, không du nhập được những cái hay, cái lạ ở những vùng khác đến, thì tôi nghĩ rằng Sài Gòn lúc nào cũng đi trước Hà Nội, nhất là về vấn đề kinh tế.

"Và Hà Nội chắc còn lâu lắm mới bắt kịp Sài Gòn, nếu như con người Hà Nội vẫn giữ, vẫn ôm lấy cái cực đoan, và dựa vào cái quyền lực chính trị của mình để mà cứ thế mà đi."

'Cơ hội cho người trẻ'

Từ Sài Gòn, một nhà báo tự do đang làm cố vấn quảng cáo cho một công ty, người cho Hà Nội 6/10 điểm và Sài Gòn 9/10 điểm, so sánh hai thành phố từ góc độ cơ hội phát triển cho thanh niên.

Nhà báo Hoài Nam nói với BBC:

"Bản thân tôi, tôi thích sống ở Sài Gòn, bởi vì Sài Gòn đơn giản là chúng tôi rất thờ ơ với chính trị... Con người Sài Gòn đơn giản và khoáng đạt, con người Sài Gòn muôn mặt và đa dạng.

"Vì thế cơ hội đến với những người trẻ như chúng tôi ngay tại đất Sài Gòn rất là cao. Nếu như bạn giỏi, bạn có cơ hội để tồn tại và điều đó là lý do tôi thích ở Sài Gòn."

Từ Hà Nội, kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn trước hết bình luận về ý kiến của các vị khách mời khác.

Anh Tuấn nói với BBC:

So sánh người hà nội và sài gòn năm 2024

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Một tuyến đường mới bắc qua sông Sài Gòn với vốn đầu tư của nước ngoài.

"Trước hết tôi đồng ý với ý kiến của anh Nam Phạm đó là nếu như người Hà Nội cứ tiếp tục khư khư giữ chặt cái lối của mình mà cứ thế mà đi, thì quả thật chắc chắn là Hà Nội sẽ không bao giờ bắt kịp Sài Gòn...

"Chị Hoài Nam có nói ở Sài Gòn mọi người sống thoải mái hơn, vui vẻ hơn, cởi mở hơn, nhất là trong giới trẻ, thanh niên, bởi vì người Sài Gòn chỉ làm những gì mà họ muốn và họ ít quan tâm chính trị."

'Mùi của chính trị'

Theo kiến trúc sư trẻ này, có một sự khác biệt rõ rệt giữa Hà Nội và Sài Gòn, với một bên 'thiên về 'chính trị' còn bên kia thiên về 'thú vui, vô tư' nhiều hơn.

Anh Tuấn nói với BBC: "Cũng phải nói luôn là ở Hà Nội, đấy chính là điều khác.

"Đấy là cái mật độ và tỷ lệ những người quan tâm đến chính trị và có một thái độ giống như chị Tường Vân có nói, đó là sự cực đoan về chính trị theo mặt này hay mặt khác thì nhiều hơn ở Sài Gòn, theo quan sát của tôi.

"Sự khác biệt đó có thể nói lên là giữa một bên chúng ta để ý đến những cái diễn ra hàng ngày về mặt chính trị, và một bên là chúng ta để ý đến những cái chỉ thuần túy là cho niềm vui cho cuộc sống của mình, thì nó làm nên sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn.

"Nếu như chỉ để tìm một niềm vui hàng ngày trong cuộc sống, thì tôi, bản thân tôi là người sống ở Hà Nội, tôi cũng rất thích sống ở Sài Gòn, tôi cũng chọn Sài Gòn.

"Nhưng để phục vụ cho những mong muốn khác của bản thân, đúng như chị Tường Vân có nói, đó là về mục đích, hay như chị Nam có nói là trong cơ quan nhà nước, hay vị trí chính trị, thì không hẳn, nhưng để có thể quan sát những hoạt động về mặt chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, hay là của chính quyền thì tôi cảm thấy ở Hà Nội, tôi có thể tìm được điều đó rõ hơn.

"Và nó giống như một cái mùi trong cuộc sống mà chúng ta có thể ngửi thấy nó rõ hơn ở Hà Nội," kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn, người cho Sài Gòn 8 điểm và Hà Nội 6 điểm, nói với cuộc tọa đàm trực tuyến của BBC từ Hà Nội.

Hà Nội với Sài Gòn ai lớn hơn?

Hà Nội và TP HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội rộng hơn 3.358 km2 với dân số hơn 8,2 triệu người. TP HCM rộng 2.095 km2, dân số gần 10 triệu người (theo Tổng cục Thống kê, năm 2021).

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ai giàu hơn?

HCM cao hơn Hà Nội nhưng sang giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng bình quân của Hà Nội cao hơn TP. HCM. Xét về GDP bình quân đầu người, sau giai đoạn phát triển không ngừng từ 2011 - 2015, GDP bình quân của Hà Nội đạt khoảng 3.613 USD vào năm 2015, tăng 2,3 lần năm 2010 và gấp 1,9 lần bình quân cả nước.

Sài Gòn và thành phố Hồ Chí Minh khác nhau như thế nào?

Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi chính thức từ tháng 7 năm 1976 khi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đổi tên từ Sài Gòn – Gia Định. Hiện nay, tên gọi Sài Gòn vẫn được dùng phổ biến và được nhắc đến như tên bán chính thức của thành phố này.

Hà Nội với Hồ Chí Minh ở đâu đông dân hơn?

Năm 2021, địa phương đông dân nhất Việt Nam hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh với 9,17 triệu người, chiếm 9,3% dân số cả nước. Thành phố Hà Nội đứng thứ hai với 8,33 triệu người, chiếm 8,46% dân số cả nước.